intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tắc ruột là gì ?

Chia sẻ: Xu Ka | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

171
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tắc ruột là sự ngưng trệ lưu thông từ trên xuống dưới của các chất chứa đựng trong lòng ruột. Nguyên nhân của sự tắc ruột như thế nào ? Lòng ruột bị bít do một vật chướng ngại. - Nhiều giun đũa trong lòng ruột dồn lại tạo thành một búi nút kín lòng ruột. - U bã đồ ăn do trong đồ ăn có nhiều chất xơ, u tóc ở những người phụ nữ có thói quen nhai tóc. - Sỏi mật - Phân su đóng quánh ở trẻ sơ sinh. Lòng ruột bị bít do thương tổn ở thành ruột. - Ung thư...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tắc ruột là gì ?

  1. Tắc ruột là gì ? Tắc ruột là sự ngưng trệ lưu thông từ trên xuống dưới của các chất chứa đựng trong lòng ruột.
  2. Nguyên nhân của sự tắc ruột như thế nào ? Lòng ruột bị bít do một vật chướng ngại. - Nhiều giun đũa trong lòng ruột dồn lại tạo thành một búi nút kín lòng ruột. - U bã đồ ăn do trong đồ ăn có nhiều chất xơ, u tóc ở những người phụ nữ có thói quen nhai tóc. - Sỏi mật - Phân su đóng quánh ở trẻ sơ sinh. Lòng ruột bị bít do thương tổn ở thành ruột. - Ung thư đại trực tràng. - Lao góc hồi manh tràng. - Các loại u lành.
  3. Từ phía ngoài. - Dây chằng chẹn ngang một quai ruột. - Gập ruột. Thoát vị nghẹt. - Một quai ruột non chui qua một lỗ tự nhiên của cơ thể và mắc nghẹt ở đó. - Quai ruột non có thể mắc nghẹt ở một lỗ tạo ra do phẫu thuật hay do chấn thương. Dây chằng - Một dây chằng ngắn và chắc được tạo thành sau phẫu thuật chẹn một quai ruột và mạc treo của nó. Xoắn ruột Một hay nhiều quai ruột non hay đại tràng chậu hông xoắn quanh trục của nó, xoắn một hay nhiều vòng, xoắn cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ.
  4. Lồng ruột Ðoạn ruột trên lồng vào đoạn ruột dưới hay đoạn dưới lồng vào đoạn ruột trên.
  5. Tắc ruột do bã thức ăn Triệu chứng và điều trị Đây là loại cấp cứu ngoại khoa thường gặp ở người già và trẻ nhỏ, có thể gây mất nước và điện giải do nôn, hạ huyết áp, trụy mạch sớm. Trong những trường hợp này, tính mạng bệnh nhân bị đe doạ nếu không được khám và xử trí kịp thời.
  6. Những người dễ bị tắc ruột do bã thức ăn là: người già răng rụng (làm giảm sức nhai), người đã phẫu thuật cắt dạ dày hoặc mắc bệnh viêm tụy mạn (khả năng tiêu hóa thức ăn kém), người ăn hoa quả nhiều chất xơ (măng, mít, cam) hoặc nhiều chất tanin (quả hồng, hồng xiêm), trẻ ăn quá nhiều hoa quả như sim, ổi... Những thức ăn này dính lại thành cục trong lòng ruột, không tiêu được, gây tắc ruột. Hầu hết các trường hợp tắc ruột do bã thức ăn phải được phẫu thuật để lấy khối bã. - Đau bụng: Cơn đau có thể mau hay thưa tùy vị trí khối bã cao hay thấp, to hay nhỏ, gây tắc hoàn toàn hay không. Đau xuất hiện đột ngột một vài ngày sau khi ăn các thức ăn gây tắc, đau quanh rốn hay lan toàn bụng. Hết cơn, bệnh nhân lại cảm thấy dễ chịu hay vẫn còn đau âm ỉ. - Nôn: Là phản xạ tự vệ làm giảm áp lực lòng ruột khi bị ứ trệ. Thường nôn sớm và nhiều do tắc ở ruột non. - Bí trung đại tiện: Đôi khi bệnh nhân có thể vẫn trung tiện được do khối bã chưa gây tắc hoàn toàn, hoặc lúc đầu vẫn đi ngoài được do tắc trên cao nên phân vẫn còn ở đại tràng. Những khối bã tắc nhỏ có thể tự đẩy xuống và bệnh nhân đi ngoài được. Trường hợp người bệnh đau nhiều và liên tục, nôn nhiều, kèm bí trung đại tiện thì phải mổ. Phẫu thuật viên phải tìm cả khối bã thức ăn trên dạ dày để tránh bỏ sót, gây tắc trở lại. Nếu khối thức ăn nhỏ, nằm ở đoạn ruột non gần sát đại tràng, ruột
  7. không quá giãn, bác sĩ có thể bóp nhỏ và đẩy nó xuống đại tràng để bệnh nhân đi ngoài, tránh phải mở ruột vì có nguy cơ bục khi khâu. Trường hợp khối bã ở trên cao, không đẩy xuống được thì phải mở ruột lấy ra, sau đó khâu lại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2