Đề bài: Trình bày suy nghĩ về câu nói: "Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ <br />
mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người"<br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
Đã bao giờ, bạn cảm thấy buồn khi nhìn những cuốn sách bị vứt bừa bãi, bị xé, bị vò, đém <br />
đốt, bị coi thường? Đã bao giờ bạn cảm thấy như bị xúc phạm khi chứng kiến cảnh <br />
người ta ngang nhiên hủy hoại thứ tài sản đáng giá nhất của nhân loại – những cuốn <br />
sách?<br />
<br />
Nếu bạn trả lời là có thì hoàn toàn hợp lý, bởi những hành động trên của một số người <br />
thật đáng lên án.. Dường như người ta vẫn chưa hiểu rằng mọi hành động đốt sách, phá <br />
sách cũng đồng nghĩa với việc người ta đang tự tay huỷ hoại vốn kiến thức ít ỏi của mình <br />
của họ trong cuộc sống. Từ chối đọc một cuốn sách hoặc đọc sách một cách vội vàng, <br />
cẩu thả cũng có nghĩa là bạn đang từ chối một cơ hội để nâng cao hiểu biết , tiếp thu tinh <br />
hoa, kinh nghiệm của bao người đi trước để lại, để trở thành con người đúng nghĩa , <br />
tức là con người có khả năng tư duy vượt trội¬.Hành động “ngược đãi”, coi thường sách <br />
là tự phủ nhận, tự từ bỏ cái quyền được hiểu biết, được trau dồi tri thức của chính mình.<br />
<br />
Một nhà văn đã từng nói: “Mỗi cuốn sách là một nấc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách <br />
khỏi con thú để tới gần con người hơn.” Con người cũng là một phần của tự nhiên, cũng <br />
đã từng sống man rợ không hơn những loài động vật khác. Nhưng tại sao, hàng triệu năm <br />
sau, con người có thể kiêu hãnh ngẩng cao đầu thống trị thế giới? Lý do của sự khác biệt <br />
đó là: Con vật chỉ biết sinh tồn, biết sống theo bản năng, còn con người biết tìm tòi, khám <br />
phá, không bao giờ thỏa mãn với tầm hiểu biết của mình.<br />
<br />
Cái gì giúp cho con người ngày càng thông minh hơn, tri thức của con người ngày càng vô <br />
tận hơn? Trợ thủ đắc lực của con người trong việc lưu trữ và tìm kiếm thông tin, không <br />
gì khác, chính là sách. <br />
<br />
Ta không thể phủ nhận, con người có bộ óc tiến hoá hơn động vật. Trải qua hàng triệu <br />
năm tiến hóa, con người đã tách hẳn khỏi động vật để trở thành thứ sinh vật thông minh <br />
bậc nhất trên trái đất. Liệu, con người có được gọi là con người hay không nếu như <br />
không biết tìm tòi, khám phá? Và liệu những tìm tòi khám phá của con người có còn cho <br />
đời sau nếu không có sách? Sách cung cấp cho ta tri thức. Tri thức giúp ta tìm tòi, khám <br />
phá những điều mới lạ. Những cái mới lạ ấy lại được ghi lại và tạo nên sách. Chính sách <br />
là người bạn đồng hành của con người trên con đường tìm kiếm và phát triển tri thức.<br />
<br />
Sách đưa ra những phương pháp tối ưu, những cách làm hay và sáng tạo của những người <br />
đi trước. Nếu ta biết áp dụng linh hoạt những kiến thức trong sách vở vào thực tiễn, mọi <br />
việc sẽ trở nên thật đơn giản. Nhờ sách, ta biết cách để nấu một món ăn ngon, vá một <br />
chiếc áo khéo, sửa một cái xe hỏng hay đơn giản chỉ là mẹo giúp lau nhà nhanh khô. Nhờ <br />
đọc sách mà ta có kiến thức về sinh học, hiểu biết thêm về sinh vật và môi trường xung <br />
quanh, cũng như hiểu biết thêm về đặc điểm sinh học của chính bản thân, từ đó biết cách <br />
phòng chống bệnh tật, bảo vệ chính mình khỏi tác nhân gây hại.. Không chỉ đưa ra những <br />
kiến thức đơn giản trong cuộc sống hàng ngày, Sách còn là một nguồn vô tận những kiến <br />
thức phong phú và phức tạp về nhiều lĩnh vực chuyên ngành như sử học, toán học, lý học, <br />
khoa học… Những hình vẽ được chạm khắc trên các hang động hay các chữ viết trên <br />
những thẻ tre của người Trung Hoa cổ, những văn tự bằng đất sét của người Babylon tồn <br />
tại đến ngày nay là minh chứng cho khao khát được khám phá và lưu trữ thông tin cho đời <br />
sau, là hình thức sơ khai nhất của sách. Trải qua bao thăng trầm, do điều kiện bảo quản <br />
hay chiến tranh, sách có thể không được lưu giữ thật đầy đủ và có thể thất lạc, mất mát <br />
nhiều. Nhưng, không thể phủ nhận công lao của sách trong việc phát triển tri thức của <br />
nhân loại. Rõ ràng, những công trình về số học, hình học, đại số, giải tích… của người <br />
xưa để lại qua sách vở đã trở thành nền tảng và là tiền đề cho sự phát triển tri thức của <br />
loài người.<br />
<br />
Bài làm 2<br />
<br />
Sách là kho tàng tri thức vô tận của nhân loại một tài sản tinh thần vô giá vì nó cung cấp <br />
cho chúng ta những hiểu biết về phong tục tập quán, văn học lịch sử của tất cả các dân <br />
tộc trên thế giới làm cho tâm hồn ta phong phú thêm, trí óc ta mở mang, văn minh hơn và <br />
ta thấy đời sẽ ý nghĩa và đáng yêu biết bao!<br />
Trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất đế con người tiếp <br />
cận thông tin, văn hóa và tri thức. Ngày nay, ngoài sách, con người còn tiếp thu thông tin <br />
qua các phương tiện thông tin đại chúng như Truyền hình, phim ảnh, Internet... Văn hóa <br />
đọc vì thế có những bước thay đổi về chất... Các phương tiện nghe nhìn tỏ ra có nhiều <br />
ưu thế hơn, hấp dẫn hơn so với sách, và thực tế chúng đang có xu hướng cạnh tranh lấn <br />
át văn hóa đọc. Nếu trước đây, đọc sách là một thú vui, một thói quen của rất nhiều người <br />
thì ngày nay thói quen ấy đang có nguy cơ bị mất dần đi. Tất nhiên đối với các nhà nghiên <br />
cứu khoa học, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, sinh viên, học sinh... đọc sách vẫn là một công <br />
việc bắt buộc thường xuyên mà nếu thiếu nó người ta rất khó để có được một chuyên <br />
môn tốt, một khối lượng kiến thức đủ rộng để phục vụ công việc, nhưng đông đảo quần <br />
chúng đang có xu hướng giải trí bằng phim ảnh, băng đĩa nhiều hơn.<br />
<br />
Mặc dù vậy, đọc sách vẫn luôn được khẳng định là một nhu cầu thiết yếu với những thế <br />
mạnh riêng của chính nó, một cách thưởng thức văn hóa sang trọng và có chiều sâu; là <br />
phương cách tốt nhất để làm giàu có vốn liếng ngôn từ của con người. Những thuộc tính <br />
đi liền với việc đọc là suy nghĩ, suy ngẫm, tra cứu, tìm tòi... là cơ sở hữu ích cho việc <br />
nâng cao tri thức, hiểu biết, tạo dựng những tầng sâu sắc trong toàn bộ hệ thống kiến <br />
thức, nhận thức của mỗi con người. Không thể hình dung nếu một ai đó trong suốt cuộc <br />
đời mình không coi trọng việc đọc mà có thể có được một trữ lượng thông tin, kiến thức <br />
lớn. Khối lượng kiến thức thu thập được từ việc đọc chính là một thước đo đánh giá tầm <br />
vóc tri thức của mỗi người. Nhiều ông bố bà mẹ mong muốn tạo cho con mình một thói <br />
quen tốt là ham mê đọc sách từ thuở ấu thơ. Không chỉ dừng lại ở việc thu nhận thông tin, <br />
người ta đến với sách để thưởng thức vẻ đẹp của kiến thức thông qua lăng kính sáng tạo <br />
của tác giả. Trong một bài viết mới đây, giáo sư Trần Bạch Đằng nêu một ý kiến rất xác <br />
đáng, rằng: “Không thể lấy lăng kính “hàn lâm” để nhìn việc đọc sách của công chúng, <br />
mà phải lấy lăng kính của công chúng soi lại việc viết sách của chúng ta...”. Rõ ràng, khi <br />
nêu ra khái niệm văn hóa đọc có nghĩa là chúng ta đang ngày một đề cao tính nghệ thuật, <br />
tính thưởng thức văn hóa đích thực trong việc đọc sách, vượt lên trên khái niệm đọc đơn <br />
thuần.<br />
Tóm lại, “Không có sách thì không có tri thức”, ngoài việc học ở ngoài đời, thực tế, từ <br />
mọi người xung quanh sách là người bạn không thể thiếu của con người. Đó là nguồn tri <br />
thức vô giá mà mỗi chúng ta có thể tự tìm tòi trong suốt cuộc đời của mình. Sách là nguồn <br />
kiến thức vô tận của nhân loại, khi đọc sách bạn bè sẽ có cảm giác như mình như đang <br />
được dẫn vào thế giới trong sách, bạn sẽ thấy hiểu rõ hơn, biết thêm nhiều điều hay. M. <br />
Gorki từng nói rằng: “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách <br />
khỏi con thú và đến tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và <br />
về sự thèm khát cuộc sống”. Vì vậy, ta rất cần đọc sách nhưng nhất thiết phải chọn cho <br />
mình những loại sách có giá trị thật sự làm giàu tri thức và hoàn thiện nhân cách.<br />