intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiến thức lớp 12 Nghị luận xã hội-phần85

Chia sẻ: Motsach Tran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

259
lượt xem
49
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong tài liệu hướng dẫn học sinh (HS) ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2009 của một tỉnh miền Trung có câu hỏi: “Anh chị hãy viết bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ về câu nói: “Học vấn có những chùm rễ đắng nhưng hoa quả lại ngọt ngào” (Ngạn ngữ Hi Lạp).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiến thức lớp 12 Nghị luận xã hội-phần85

  1. Kiến thức lớp 12 Nghị luận xã hội-phần85 Nghị luận xã hội về mục đích của việc học ngày nay MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC HỌC NGÀY NAY Trong tài liệu hướng dẫn học sinh (HS) ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2009 của một tỉnh miền Trung có câu hỏi: “Anh chị hãy viết bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ về câu nói: “Học vấn có những chùm rễ đắng nhưng hoa quả lại ngọt ngào” (Ngạn ngữ Hi Lạp).
  2. Và đây là “Hướng dẫn làm bài” của tài liệu: Làm việc gì có mục tiêu đúng đắn thì thường dẫn tới thành công. Việc phấn đấu học hành trong suốt đời người, nhất là giai đoạn tuổi trẻ tập trung cho việc học càng cần xác định rõ mục đích thì mới đem lại kết quả mong muốn. Việc học ở thời đại văn minh ngày nay có ý nghĩa rộng lớn và được Tổ chức Giáo dục-Khoa học-Văn hóa (UNESCO) của LHQ xác định rõ bốn mục tiêu cơ bản: Học để biết; Học để làm; Học để chung sống; Học để tồn tại với tư cách là Con Người của thời đại ngày nay (learning to be). Đấy vừa là mục tiêu vừa là nhu cầu thiết yếu của mỗi con người cũng như của cộng đồng xã hội. Xác định mục tiêu của việc học thời nay như UNESCO đã xác định quả là có ý nghĩa sâu sắc và toàn diện. Quá trình phấn đấu thực hiện bốn mục tiêu đó cũng là quá trình không ngừng tự hoàn
  3. thiện bản thân, để tự khẳng định sự tồn tại của mình ở thời đại văn minh ngày nay. Dân tộc ta có truyền thống hiếu học. Thế nhưng câu hỏi “Học để làm gì?” vẫn còn là một nỗi băn khoăn của không ít người và có nhiều cách trả lời khác nhau. “1.Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: - Học vấn có những chùm rễ đắng cay: việc học đầy gian khổ, phải thức khuya dậy sớm, suy nghĩ tìm tòi, khổ luyện, nhiều khi mệt mỏi… đó là chưa kể đến những lúc thi hỏng. - Hoa quả ngọt ngào: kết quả của sự học: sự học thành công - có sự vẻ vang, có cuộc sống hạnh phúc, được mọi người quý mến… 2.Câu ngạn ngữ này gợi cho chúng ta bài học gì?
  4. - Phải kiên trì, vượt mọi gian khổ, có khi là cay đắng để học tập, rèn luyện, chuẩn bị hành trang cho một tương lai tốt đẹp…”. Đáp án của người ra đề khiến chúng tôi ngạc nhiên. Như vậy, theo quan điểm của tác giả tài liệu, mục đích duy nhất của việc học là “hoa quả ngọt ngào”, là thành công, vẻ vang, hạnh phúc, được mọi người quý mến. Mục đích ấy khiến người ta có thể chịu đựng gian khổ để học hành, rèn luyện. Cách trả lời ấy rất phiến diện, chỉ hướng vào mục tiêu thực dụng có phần hẹp hòi của việc học. Đặc biệt, tác giả tài liệu trên đã mắc sai lầm khi cho rằng việc học là gian khổ, cay đắng mà không biết rằng bản thân việc học đã là hạnh phúc, cái “hoa quả ngọt ngào” nằm ngay chính trong quá trình học tập. Phân biệt rạch ròi giữa “chùm rễ đắng” (học tập) và “hoa quả ngọt
  5. ngào”(thành công) cũng không đúng. Nói thế nghĩa là người ta chỉ dành một khoảng thời gian nhất định để học tập, rồi sau đó chỉ việc hưởng những thành quả ngọt ngào của nó? Giả sử nếu không có “hoa trái ngọt ngào” mang màu sắc thực dụng như trên thì người ta không chịu học chăng? Như vậy, cách trả lời của tài liệu trên tưởng như đúng nhưng thực chất đã gieo vào trí óc học sinh những quan niệm sai lầm, lệch lạch về vai trò, vị trí của học vấn đối với đời sống con người. Phải chăng những tiêu cực trong giáo dục hiện nay cũng xuất phát từ những quan niệm sai lầm về mục đích của việc học? Quan niệm học chỉ vì những mục tiêu lợi ích trước mắt sẽ gây ra những hậu quả hết sức nặng nề. Trở về cội nguồn của triết học của phương Đông, người xưa quan niệm học vấn, giáo dục có vai trò thiêng liêng đối với việc
  6. giúp con người hoàn thiện nhân cách, trí tuệ. “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý” (ngọc không mài giũa chẳng nên hình, người không học không biết đạo lý). Đạo lý ở đây là chân lý của vũ trụ, trời đất, và đặc biệt là đạo lý làm người, cách ứng xử tốt đẹp giữa con người với nhau. Người xưa quan niệm “Tiên học lễ, hậu học văn”, nghĩa là mục tiêu đạo lý, lễ nghĩa được đặt lên hàng đầu. Ca dao có câu: “Học là học để làm người. Biết điều hơn thiệt, biết lời thị phi”. Các nhà giáo luôn chú trọng giáo dục đạo đức cho học trò, và dùng chính mình để nêu gương cho học trò. Người dân Việt Nam đặc biệt coi trọng việc học, cho rằng được học hành là một hạnh phúc lớn lao. “Thương con cho bạc cho tiền-Không bằng cho bút cho nghiên học hành”. Học là một hành trình không có điểm dừng vì “bể học vô bờ”, như Khổng Tử đã dạy “Học nhi bất yếm” (học không biết chán). Bậc học giả chân chính tìm thấy niềm vui vô bờ bến ngay trong chính hành trình vô tận của việc học. Ngạn ngữ có câu “Rất vui chẳng gì bằng đọc
  7. sách…”. Vì vậy, việc học hành đối phó, chạy theo bằng cấp, học chỉ để tìm kiếm danh vọng, lợi lộc là hoàn toàn xa lạ với đạo học chân chính. Giai thoại danh nhân kể rằng C.R.Darwin dù đã được mệnh danh là nhà bác học nhưng vẫn miệt mài học tập, nghiên cứu. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về ý thức, tinh thần học hỏi không ngừng. Có nhiều cụ tuổi gần đất xa trời vẫn đăng kí tham gia các chương trình học Thạc sỹ, Tiến sỹ… Chính niềm đam mê học vấn đã tạo nên những bộ óc vĩ đại của nhân loại. Quan niệm về “học” cũng không chỉ bó hẹp trong quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường, hay chỉ là những quá trình đào tạo chính quy, bài bản mà mở rộng tới tất cả những hoạt động mang tính chất tiếp thu tri thức, kĩ năng, hoàn thiện nhân cách vô cùng phong phú trong cuộc sống. Theo quan niệm của chúng tôi, đối
  8. với những người có ý thức hoàn thiện mình thì phần lớn những hoạt động của người ấy ít nhiều đều có tính chất “học”. Những con người đó sẽ luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm vui trong cuộc sống. Dĩ nhiên việc học trước hết nhằm hướng tới mục đích giúp con người có điều kiện xây dựng một cuộc sống vật chất, tinh thần đầy đủ, tốt đẹp hơn. “Nên thợ nên thầy vì có học. No ăn no mặc bởi hay làm” (Nguyễn Trãi). Giáo dục, học vấn cũng là nhân tố quan trọng để xây dựng quốc gia văn minh, giàu mạnh như Hoàng đế Quang Trung quan niệm “Dựng nước lấy việc học làm đầu. Muốn thịnh trị lấy nhân tài làm gốc”. Học giả Thân Nhân Trung cũng có một câu nổi tiếng “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Bác Hồ cũng viết “Vì lợi ích trăm năm trồng người”. Hiền tài chỉ có được từ một nền giáo dục phát triển, từ những cá nhân biết coi trọng, chăm lo việc học. Muốn phát triển nền giáo dục, thiết nghĩ trước hết mỗi cá nhân cần xác định đúng mục đích của việc học.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2