intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trò chuyện với Bàng Nhất Linh. Phần 3: Về chọn sắp đặt hay giá vẽ…

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

83
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đồng hồ thóc - Sắp đặt trong solo thứ 2 của Nhất Linh (tại L’Espace, 2010) VỀ CÁC HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT NT: Tôi nhận thấy một điều, khi tiếp xúc với một vài nghệ sỹ trẻ thì họ thường nhấn mạnh rằng nghệ thuật sắp đặt, trình diễn là loại hình cấp .tiến, có người nói rằng họ không vẽ nữa. Trong khi có những họa sỹ khác phủ nhận và cho rằng hội họa giá vẽ mới là nghệ thuật thực sự? Nhất Linh: Tôi không nghĩ như vậy. Hội họa giá vẽ hay sắp đặt, trình diễn… chỉ là...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trò chuyện với Bàng Nhất Linh. Phần 3: Về chọn sắp đặt hay giá vẽ…

  1. Trò chuyện với Bàng Nhất Linh. Phần 3: Về chọn sắp đặt hay giá vẽ… Đồng hồ thóc - Sắp đặt trong solo thứ 2 của Nhất Linh (tại L’Espace, 2010) VỀ CÁC HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT NT: Tôi nhận thấy một điều, khi tiếp xúc với một vài nghệ sỹ trẻ thì họ thường nhấn mạnh rằng nghệ thuật sắp đặt, trình diễn là loại hình cấp
  2. tiến, có người nói rằng họ không vẽ nữa. Trong khi có những họa sỹ khác phủ nhận và cho rằng hội họa giá vẽ mới là nghệ thuật thực sự? Nhất Linh: Tôi không nghĩ như vậy. Hội họa giá vẽ hay sắp đặt, trình diễn… chỉ là công cụ, ngôn ngữ trong tay người làm thôi, khác biệt cơ bản là chúng được sinh ra trong những niên biểu thời gian khác nhau. Sau khi có bút lông và giấy, thì người ta có sơn dầu và toan. Có lẽ sắp đặt sinh ra vì người ta muốn dùng những chất liệu đa dạng hơn và chiếm dụng không gian một cách mạnh hơn. Mỗi công cụ này đều có thế mạnh riêng, tùy vào mục đích sử dụng chúng khi xây dựng tác phẩm. Để dùng trong những trường hợp khác nhau, “tùy loại phú thái” mà thôi. Ví dụ sắp đặt có khả năng chiếm không gian tốt, kích thước không giới hạn, và chất liệu của nó khá đa dạng, từ gỗ, sắt… hay cả những chất liệu tự nhiên như hạt giống, phấn hoa, nước… những chất liệu này gợi lên những cảm giác rất phong phú. NT: Tôi hiểu rồi, khi xem cái”Đồng hồ thóc”bày ở L’Espace của anh, nhìn nó rất “đểu”, nó mang mùi vị Kitsch, một vật rất to lớn, cầu kì, phức tạp, bóng bẩy nhưng nó cứ rởm rởm, đồ sộ, nhưng nó… hoàn toàn vô dụng. Có sự giễu nhại ở đó. Cái ô tô thóc cũng rất gợi cảm từ vô số hạt thóc.
  3. Cận cảnh những hạt thóc trên ô tô - sắp đặt của Nhất Linh tại L’Espace 2010 Nhất Linh: Vâng, những trường hợp đó ngôn ngữ sắp đặt đáp ứng tốt ý đồ của tác phẩm. Nhưng trong những trường hợp khác một bức tranh gây ra những ám ảnh mà một sắp đặt đồ sộ chưa chắc mang lại. Chị đã xem những bức tranh của họa sỹ Nguyễn Quốc Hội chưa? Đó là họa sỹ mà tôi rất yêu thích. Xem tranh của anh ấy có cảm giác gần giống như khi đọc truyện của Dazai Osamu. Không khí buồn bã được truyền từ nội tâm chân thật của tác giả. Những bức tranh dùng màu rất “đắng”, xem tranh thấy lặng người và cảm nhận được cả nỗi buồn, cơn bệnh của người đã vẽ ra chúng, thậm chí cả bối cảnh của chúng, không khí của cái thời sau đêm đổi mới, nó trống trải, đọng đọng, rất không rõ ràng nhưng rất quen thuộc…
  4. Một tác phẩm sắp đặt có thể áp chế tâm trí người ta, nhưng một bức tranh đưa lại những cảm giác, cảm xúc theo cách rất khác, nó trực tiếp hơn. Điều này cũng tương tự trong âm nhạc, một vài ví dụ quen thuộc: sắp đặt giống như một bản hòa tấu của Yani hay Kitaro với hàng trăm nhạc cụ đem lại một cảm giác khác với khi xem một bức tranh – tương tự khi bạn nghe một bài hát. “Tear in heaven” chẳng hạn, chị hãy nghe bản phối dạng unplug, chỉ với giọng hát da diết từ tâm can khi mất con của Eric… Cảm giác chúng mang lại là rất khác nhau. Trong khi “Bản hòa tấu câm lặng” John Cage, 4’33” chẳng hạn, lại giống như một tác phẩm ý niệm để người ta soi vào những trải nghiệm của bản thân… NT: Với những sắp đặt. Hình như anh rất chú tâm vào việc xây dựng tạo hình tác phẩm. Tôi từng đọc trong statement anh viết rằng anh muốn tạo ra những tác phẩm gây ấn tượng về mặt thị giác. Anh nghĩ thế nào về hình thức một tác phẩm? Nhất Linh: Hình thức của tác phẩm, tức là tạo hình, chất cảm, cấu trúc… của nó, chắc chắn là một trong những điều tôi quan tâm nhất. Đơn giản bởi mỗi loại hình nghệ thuật có ngôn ngữ của nó. Lý lẽ tồn tại duy nhất của tiểu thuyết là nói ra cái điều chỉ tiểu thuyết mới nói được. Vậy một tác phẩm tốt hơn hết nên mang vẻ đẹp của cái ngôn ngữ của chính nó. Nghệ thuật tạo hình cũng vậy, trước hết phải đạt được hiệu quả về mặt thị giác. Ý nghĩa, cấu tứ của nó và tạo hình của nó quan trọng như nhau, chúng bổ trợ cho nhau. Khi làm việc với một số trong các sắp đặt của mình, tôi đã cố gắng bù đắp lại việc nó quá trực tiếp, hay nó thiếu sự uyển chuyển, đa nghĩa… bằng việc không tiếc sức để
  5. chăm chút cho cái tạo hình, tức là bù đắp lại cho nó bằng ngôn ngữ của chính nó. Tôi luôn nghĩ rằng, trong trường hợp xấu nhất, những thứ mình làm ra có thể không chạm tới được trái tim người xem, thì ít nhất cũng phải cố gắng lấy được những cảm xúc từ con mắt của họ. Sự thực là khi vào một nhà hàng và gọi món, tức là bạn chuẩn bị đón nhận một sản phẩm ẩm thực. Cái quan trọng nhất nó phải ngon, mọi cái đều sau cái sự “ngon” đó. Bạn sẽ không chấp nhận việc một món ăn dở ẹc mà tay đầu bếp đứng bên cạnh phân bua, “Ồ, lát cà rốt kia màu đỏ, là dương, lát su hào xanh kia là âm. Món bác đang dùng tượng trưng cho đất trời giao hòa, âm dương hòa hợp đó...”, rồi gì gì nữa… Vì khi món ăn đã dọn ra, thì chỗ của tay đầu bếp là ở trong bếp, quan sát người ta ăn, hay tiếp tục làm các món khác. Tôi đến đây để thưởng thức ẩm thực, hay tới xem một tác phẩm thị giác, chứ không phải văn học. Julia Kristeva, nhà phê bình văn học mang hai dòng máu Bulgari- Pháp có đưa ra một so sánh, bà gọi là nền văn hóa chữ viết và nền văn minh hình ảnh. Bà giúp tôi nhìn ra một sự thực, chỉ 25 năm trước thôi, tôi còn nhỏ và xem những chương trình tivi đen trắng. Mọi thông tin con người trao đổi, lưu trữ, xem, học… đều rất chân phương, báo giấy đầy sức mạnh và internet thì chưa phổ cập. Khái niệm máy quay cầm tay riêng thật xa vời. Bây giờ tôi nhìn ra xung quanh. Một thế giới phong phú hơn nhiều về mặt “nhìn”. Công nghệ điện tử, in ấn, hay xây dựng đều bung ra. Một cách vô thức, con mắt người ta nhận được những hình ảnh đa dạng hơn hàng nghìn lần hồi tôi còn nhỏ. Và trong tương quan
  6. đó, tôi nghĩ rằng một tác phẩm thị giác phải tạo ra một điểm nhìn, một scene nhất định. NT: Một câu hỏi nữa, anh nghĩ thế nào về tính Việt Nam trong các tác phẩm nghệ thuật. Khi thực hiện các sắp đặt, anh có cố gắng để nó có bản sắc Việt Nam không? Nhất Linh: Rất xin lỗi nếu tôi có làm chị phật lòng. Nhưng theo tôi đây là một câu hỏi sáo rỗng và mang tâm lý yếm thế. “Chất Việt Nam”, nếu nó hữu hình đến vậy, thì nó đang chảy trong mạch máu của tôi, của chị và cả trong thằng bé đang chạy đằng kia, chứ nó không thể nằm nơi đầu lưỡi của những người làm công việc tuyên truyền văn hóa. Nếu chị hỏi những người hay nhắc tới nó nhất, tôi chắc rằng họ sẽ chẳng thế nói một cách ngắn gọn nó là cái gì? Tại sao lại nói nó xuất phát từ tâm lý yếm thế. Những con cá vì sao phải băn khoăn mình có mang đủ mùi vị của dòng nước mà mình, tổ tiên mình đã chìm trong nó từ khi mới chào đời? Những họa sỹ biểu hiện trừu tượng Mỹ khi băn khoăn về Thiền, họ bỏ sang Nhật vài năm để “ngấm” nó. Và không ai thắc mắc về “tính Mỹ” trong tranh họ, hay nghi ngờ “tính Pháp” trong tranh Gauguin vì ông bỏ sang Tahiti và vẽ những bức tranh rực rỡ… Khi thực hiện các sắp đặt, điều tôi lo lắng hơn cả là chất lượng công việc. Đơn giản thế này, một cầu thủ Braxin muốn thi đấu chuyên nghiệp, thì đầu tiên là phẩm chất cơ bản của anh ta. Kỹ thuật, thể lực
  7. anh ta như thế nào? Lực anh có thể sút là bao nhiêu, di chuyển được bao nhiêu mét trong 90 phút… Tóm lại là kỹ năng cơ bản của anh ta ra sao. Trước hết anh ta phải là một cầu thủ tốt, có khả năng đáp ứng được việc thi đấu trong một hệ thống tốt. Khi đó thì trong một thoáng nào đó, một cú giật gót, hay một động tác vô thức, người ta sẽ nhận ra và không thể chối cãi, hắn là một tay Braxin! Ngược lại, nếu một cầu thủ cứ nhăm nhăm chứng minh anh ta là Braxin chính hiệu, có thể anh ta sẽ mãi mãi chỉ là một tay Braxin hạng xoàng. NT: Ý anh là sự chuyên nghiệp trong việc xây dựng, thi công các tác phẩm? Nhất Linh: Cá nhân tôi nghĩ như vậy, đôi khi chưa nên nghĩ tới những thứ quá cao xa khi chưa giải quyết những thứ trước mắt. Chị có thấy là đất nước chúng ta cái gì phong trào cũng tốt không. Đội bóng phong trào của chúng ta đã đứng thứ 2 thế giới khi thi đấu ở một giải bóng đá phong trào do một hãng bia tổ chức ở Anh, nhưng bóng đá chuyên nghiệp của chúng ta thì chị biết rồi đấy… Có lần người bạn kể tôi nghe một câu chuyện khi một đội tuyển bóng chuyền hay bóng ném gì đó của Việt Nam sang thi đấu ở một nước nào đó, và họ yêu cầu đội Việt Nam đổi giày vì loại giày đó có thể làm hỏng sàn. Nghệ thuật thì có lẽ cũng vẫn cần quan tâm từ đôi giày như vậy… Một người thầy đã dạy tôi những bài học đầu tiên khi tôi mới lần đầu cầm cây bút chì nhưng tác động rất nhiều đến quá trình làm việc của tôi sau này, dù đã hàng chục năm nay bọn tôi không còn gặp nhau, ông tên
  8. là Trần Vũ Hoàng. Có lần ông cho tôi xem một bức tranh vẽ con kì nhông rất thú vị để chứng minh rằng khi làm việc thì cái tối quan trọng là làm ra một thứ sạch, từ điều này người ta mới xem đến cái gì mình làm. Chữ “sạch” này không phải là sạch sẽ, mà nó nghĩa là làm sao để thật chỉn chu, những khuyết điểm kỹ thuật phải được loại bỏ. Tôi luôn cố gắng thực hiện điều đó trong công việc của mình. Đôi khi có những thứ tôi làm ra không đạt được sự “sạch” này ở một mức chấp nhận được, tôi thấy rất xấu hổ. Một vài hình ảnh trong quá trình làm việc ở xưởng của Linh: Gạch được dùng để làm phần lõi của ô tô, dùng gạch sẽ tránh được việc phải nhào một lượng đất lớn.
  9. Đất được nhào nhuyễn với nước cho dẻo để sau đó phủ bên ngoài khối gạch và tạo hình ô tô. Đất dẻo sẵn sàng và được chuyển vào trong.
  10. Có sự phân chia công việc nên việc của nghệ sỹ sẽ nhẹ nhàng hơn, chỉ phải tập trung vào việc tạo hình cho chiếc Camry. Chiếc ôtô đất hoàn thành.
  11. Việc tiếp theo là áp khuôn bằng thạch cao. Việc này cần đến một đội thợ chuyên làm khuôn. Khuôn thạch cao sau đó lại được dỡ ra.
  12. Để lấy được khuôn, phần ruột bằng gạch và đất bên trong phải chuyển đi. Lấy khuôn.
  13. Khuôn này sau đó được dùng để đổ ra chiếc ô tô trưng bày. Do khối lượng nặng nên nó phải được chia thành nhiều tấm. Những tấm này được phủ thóc lên sau đó ghép lại ở phòng triển lãm thành một chiếc ô tô bằng thóc.
  14. . NT: Mục tiêu lớn nhất mà một tác phẩm có thể đạt tới là gì? Nhất Linh: Tôi rất thích Kenzo Tange. Những công trình của ông ấy thật cuốn hút. Công trình tôn giáo duy nhất trong đời ông ấy làm là nhà thờ St Mary. Trước đây tôi không nghĩ đó là công trình xuất sắc nhất của ông ấy, có thể nó chỉ là một công trình làm cho chính phủ, nhưng cũng tò mò về nó. Cách đây vài năm, tôi có một người bạn là kỹ sư vi sinh, anh có một chuyến đi học ngắn. Tôi nhờ anh ấy chụp cho tôi vài tấm bên trong nhà thờ, và muốn biết anh ấy cảm thấy thế nào khi bước vào nó. Sau đó anh ấy nói rằng, khi bước vào bên trong, trên nóc mái có một khe sáng hình chữ thập. Ánh sáng đó bám theo lòng mái, tạo ra một cảm giác rất khó tả, cảm giác như là có Chúa ở đó vậy. Nhiều người cũng có cảm giác đó. Có lẽ đó là điểm đặc biệt của công trình ấy chứ không phải cấu trúc hay vật liệu đặc biệt của nó. Tôi nghĩ rằng sau tất cả những vấn đề về cấu trúc, tạo tác, kỹ thuật…, một cuốn tiểu thuyết, một công trình kiến trúc, hay một tác phẩm tạo hình… nếu cuối cùng nó không chạm được tới cảm xúc của con người thì nó chỉ là một khối vật liệu, khối câu chữ… vô nghĩa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0