intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trò chuyện với trẻ khi nào và như thế nào?

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

149
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giao tiếp là một hoạt động cơ bản và đặc trưng của con người. Giao tiếp giúp trẻ phát triển trí tuệ và các kĩ năng xã hội. Làm thế nào để người lớn giao tiếp tốt với trẻ, giúp trẻ phát triển khi mà ngôn ngữ nói của trẻ còn hạn chế. Sau đây là những lời khuyên dành cho quý phụ huynh. Nói chuyện với trẻ và tìm hiểu ngôn ngữ cử chỉ của trẻ Ngay từ khi mới sinh ra, người lớn đã giao tiếp với trẻ như là một người hiểu biết, tuy rằng trẻ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trò chuyện với trẻ khi nào và như thế nào?

  1. Trò chuyện với trẻ khi nào và như thế nào?
  2. Giao tiếp là một hoạt động cơ bản và đặc trưng của con người. Giao tiếp giúp trẻ phát triển trí tuệ và các kĩ năng xã hội. Làm thế nào để người lớn giao tiếp tốt với trẻ, giúp trẻ phát triển khi mà ngôn ngữ nói của trẻ còn hạn chế. Sau đây là những lời khuyên dành cho quý phụ huynh. Nói chuyện với trẻ và tìm hiểu ngôn ngữ cử chỉ của trẻ Ngay từ khi mới sinh ra, người lớn đã giao tiếp với trẻ như là một người hiểu biết, tuy rằng trẻ chưa có nhu cầu giao tiếp: trò chuyện, hỏi trẻ, âu yếm trẻ. Việc trò chuyện với trẻ không nhằm mục đích giúp trẻ biết nói sớm, mà nhằm kích thích nhu cầu giao tiếp của trẻ phát triển, giúp bộ não của trẻ thu nhận các thông tin phong phú, đa dạng bên ngoài. Điều đó sẽ góp phần hình thành ở trẻ hệ thống các phản xạ có điều kiện, hình thành các mối liên hệ giữa âm thanh ngôn ngữ với cử chỉ, điệu bộ, hình ảnh và động tác… Ví dụ, khi cho trẻ bú sữa, tay vừa cầm bình sữa cho trẻ bú vừa nói “mẹ cho con bú sữa nhé! Cho con mẹ mau lớn này!… Từ “ sữa” được lặp đi lặp lại nhiều lần cùng với vị sữa trẻ cảm nhận, hình dáng màu sắc của sữa mà trẻ nhìn sẽ được ghi nhớ.
  3. Sau này, khi cơ quan phát âm phát triển, trẻ sẽ sử dụng các thông tin đã thu nạp đó một cách dễ dàng như trò chơi vậy. Dần dần, chính người lớn đã kích thích nhu cầu giao tiếp của trẻ xuất hiện. Trẻ sẽ có những phản ứng phù hợp đáp trả : nhìn chăm chú, ngừng cử động , ngừng khóc khi người lớn cất tiếng nói hay đến gần, cười, hóng chuyện, gẫu chuyện, đưa mắt nhìn theo, hoặc ra những âm thanh đáp trả lời trò chuyện của người lớn. Mới đầu trẻ còn thụ động, nhưng dần dần trẻ chủ động lôi kéo sự chú ý , kích thích người lớn phải nói chuyện, quan tâm đến trẻ : Đầu tiên bằng tiếng khóc, bằng các cử chỉ giơ tay, nhoài người theo, đưa tay chỉ đối tượng trẻ muốn lôi kéo…sau bằng các âm thanh, tiếng kêu, cuối cùng là bằng lời nói. Mặc dù chưa biết nói, nhưng trẻ hoàn toàn biết được chúng muốn gì và chúng tìm cách biểu lộ, tức là tìm cách giao tiếp với người lớn xung quanh để trẻ truyền đạt những gì chúng muốn nói mà chưa nói được . Mọi việc xảy ra ở thế giới xung quanh đều được quan sát và ghi nhận. Trẻ dùng ngôn ngữ riêng để diễn đạt nhận thức và cảm xúc của mình. Người ta gọi những ngôn ngữ và cử chỉ mà trẻ sử dụng là ngôn ngữ hình tượng.
  4. Người lớn có nhiệm vụ tìm cách giải mã những thông điệp trẻ muốn thể hiện, cố gắng hiểu xem chúng muốn gì, sau đó diễn tả lại bằng ngôn ngữ nói. Hay nói cách khác, người lớn học ngôn ngữ của trẻ, đồng thời giúp trẻ học ngôn ngữ của người lớn. Sử dụng đồ chơi để giao tiếp với trẻ Người lớn có thể dùng đồ chơi để giao tiếp và trò chuyện với trẻ. Chính sự có mặt của người lớn làm trẻ chú ý đến đồ chơi. Trẻ nhìn theo sự chuyển động của đồ chơi, lắng nghe âm thanh, đưa tay quờ, chụp lấy, trườn tới đồ chơi. Dần dần, khi nghe người lớn hỏi: Búp bê đâu, ô tô đâu? Trẻ đã có những phản ứng đáp trả. Các trò chơi ú òa, trốn tìm, giấu đồ chơi rồi lại cho chúng thình lình xuất hiện sẽ làm cho trẻ vô cùng thích thú. Những con thú nhồi bông sẽ giúp hình thành và rèn luyện ở trẻ những kĩ năng giao tiếp xã hội- cử chỉ âu yếm: ôm ấp, vỗ về, ru ngủ, bế, cho ăn… Sử dụng sách tranh để nói chuyện với trẻ
  5. Khi trẻ được 2 tháng tuổi, chúng ta nên cho trẻ làm quen với sách, giở sách cho trẻ xem khi ta bế trẻ trên tay, đồng thời trò chuyện với trẻ. Khi trẻ được 6 tháng tuổi, ta có thể vừa chỉ vào tranh vừa nói chuyện, hoặc ta có thể hỏi trẻ câu hỏi:” ….đâu?” để trẻ tìm và chỉ vào tranh. Lớn hơn nữa, ta dạy trẻ tự mình lật giở những trang sách tranh. Tóm lại, giữa người lớn và trẻ ngay khi còn nhỏ, cần có sự tương tác tốt để tạo nên những khởi đầu tốt đẹp. Chúng ta nên trò chuyện với trẻ càng sớm càng tốt. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng: cách tốt nhất để giúp trẻ phát triển khả năng tư duy là hướng dẫn cho chúng thể hiện thế giới xung quanh bằng các kí hiệu, bằng các âm thanh khác nhau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
18=>0