intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TRỒNG CÀ CHUA GHÉP KHÁNG BỆNH

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

110
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TRỒNG CÀ CHUA GHÉP KHÁNG BỆNH, HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO NỀN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ks. Nguyễn Hữu Dùng– Trung tâm ứng dụng TBKH&CN Vĩnh Long Cà chua Lycopesium Esculentum có nguồn gốc xuất xứ từ Nam Mỹ, là lọai rau ăn quả thuộc họ càSolanaceae, sinh trưởng hữu hạn và vô hạn, có khả năng tự thụ phấn, khi chín màu vàng hoặc đỏ, trái nhiều dạng: tròn,

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TRỒNG CÀ CHUA GHÉP KHÁNG BỆNH

  1. TRỒNG CÀ CHUA GHÉP KHÁNG BỆNH, HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO NỀN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ks. Nguyễn Hữu Dùng– Trung tâm ứng dụng TBKH&CN Vĩnh Long Cà chua Lycopesium Esculentum có nguồn gốc xuất xứ từ Nam Mỹ, là lọai rau ăn quả thuộc họ càSolanaceae, sinh trưởng hữu hạn và vô hạn, có khả năng tự thụ phấn, khi chín màu vàng hoặc đỏ, trái nhiều dạng: tròn, dẹt, có cạnh, có múi … Cà chua thường dùng để ăn tươi hoặc chế biến, có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều vitamin C. Việc canh tác cà chua lâu nay của bà con nông dân gặp nhiều khó khăn bởi các dịch bệnh gây hại như: Nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng … Đặc biệt là bệnh héo rũ vi
  2. khuẩn Ralstonia solanacearum và bệnh khãm do rầy phấn trắng Bemisia tabaci truyền virus gây ra, đây là hai bệnh hại nguy hiểm gây thiệt hại rất lớn mà bà con trồng cà chua rất sợ. Phương pháp ghép cây để có sức sinh trưởng mạnh, khả năng kháng bệnh cao trên rau màu đã được ứng dụng ở một số nước tiên tiến trên thế giới như: Nhật bản, Đài Loan, Hàn Quốc … Tại Việt Nam cũng đã ứng dụng kỹ thuật ghép để tăng khả năng kháng bệnh trên rau màu như: cà chua, dưa hấu, dưa leo ... Đặc biệt là cà chua ghép kháng bệnh héo rũ, bệnh khãm rất thành công và hiệu quả cao tại một số nơi như: Viện rau quả Hà Nội, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam, Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam và
  3. Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ Vĩnh Long. * Ưu điểm: cây cà chua ghép có nhiều lợi thế do gốc và ngọn ghép là những giống kháng được chọn lọc, tiếp hợp tốt, khả năng sinh trưởng phát triển mạnh, cho năng suất cao hơn so với cây không ghép. Đặc biệt là khả năng kháng bệnh héo rũ, bệnh khảm khá cao đây là ưu điểm quyết định cho năng suất và sự tồn tại phát triển của cây cà chua ghép trong thời gian qua. Mặt khác, sử dụng cây cà chua ghép kháng bệnh đã hạn chế lượng thuốc bảo vệ thực vật đáng kể đồng thời góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường và cũng là hướng phát triển cho một nền nông nghiệp bền vững. * Một số lưu ý và kỹ thuật trồng: có thể trồng cà chua ghép trên nhiều
  4. lọai đất khác nhau như: đất sét, đất thịt, đất cát pha … độ PH từ 6 - 6.5, đất không bị ngập nước thường xuyên đều có thể trồng được. Thời vụ: có thể trồng được quanh năm, thuận lợi nhất trong năm có 2 vụ chính: vụ đông xuân trồng vào tháng 11-12; Vụ mùa mưa trồng tốt nhất là tháng 6-7 (vào đầu mùa mưa). Giống: giống sử dụng làm gốc ghép (giống cà kháng Đài Loan) có sức sống mạnh, khả năng kháng bệnh héo rũ vi khuẩn cao (>95%); Giống sử dụng làm ngọn ghép là giống lai F1 có khả năng kháng bệnh khãm do virus gây ra khá tốt (80 - 90%), cho năng suất cao hơn so với cà chua không ghép. Chuẩn bị đất: có điều kiện cấp, thoát nước tốt, chuẩn bị đất trước khi
  5. trồng từ 15-20 ngày, cuốc lên liếp phơi khô cho đất tơi xốp thoáng khí. Mùa mưa trồng liếp đơn, mùa nắng trồng liếp đôi, có sử dụng màng phủ nông nghiệp giúp giữ ẩm độ đất, phân bón, sạch cỏ dại và hạn chế côn trùng gây hại … Mật độ và khoảng cách trồng: cây x cây: 45-50cm, hàng x hàng: 0,7- 1,1m, mật độ cây từ 15.000 - 18.000cây/ha (1.500 - 1.800 cây/1.000m2). Sử dụng phân bón: (diện tích 1.000m2) - Bón lót: phân chuồng (1.000- 1.500kg), super lân 50kg, vôi bột 100kg, rãi Basudin hoặc Furadan 3- 5kg, bón lót và xử lý thuốc trước khi trồng 3-5 ngày. - Bón thúc: chia theo 4 lần bón Lần 1: sau khi trồng (SKT) 7-
  6. 10ngày bón urê 4kg, Kcl 5kg, nitrat calcium 2kg, NPK (20.20.15) 15kg.Lần 2: SKT 20-25 ngày bón urea 6kg, Kcl 5kg, nitrat calcium 4kg, NPK (20.20.15) 15kg. Lần 3: SKT 40 ngày bón urea 6kg, Kcl 5kg, nitrat calcium 4kg, NPK (20.20.15) 15kg. Lần 4: sau lần thu hoạch trái đầu tiên (khoảng 60-65 NSKT) bón urea 4kg, Kcl 5kg, nitrat calcium 2kg, NPK (20.20.15) 15kg. Chăm sóc cà chua ghép: tỉa bỏ các chồi dại, các chồi dưới bông đầu tiên, tỉa bớt trái chỉ để 4-5 trái/chùm. Đảm bảo ẩm độ trong đất và thoát nước tốt, tránh bị ngập kéo dài. Giai đoạn cây ra bông (3 tuần SKT) bắt đầu làm giàn, chiều cao 1,5-2m để cây phát triển và cho năng suất đạt tối đa. Phòng trừ sâu bệnh: xử lý vệ sinh
  7. đất thật tốt trước khi trồng bằng cách phơi đất, xử lý thuốc diệt các trứng, côn trùng gây hại và mầm bệnh trong đất. Một số sâu hại thường gặp: sâu xanh, sâu khoang, sâu đục trái…phun thuốc phòng trị như: Centari, Delfin, Vertimec, Sokubi … Nhóm chích hút có: bọ trĩ, nhện đỏ, rầy xanh, rầy phấn trắng … sử dụng thuốc Admine, Trebon, Actara, Confidor, Regent … Bệnh hại thường gặp như: chết cây con, mốc sương, thán thư, thối đít trái…phun xịt các loại thuốc như: Validacin, Tilt, Folpan, Champion, Bavistin, Antracol, Scor, Topsin M ….
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2