intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trồng rau muống nước an toàn

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

288
lượt xem
46
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trồng rau muống nước chi phí thấp, dễ chăm sóc. Rau ăn giòn, ngọt và đậm hơn rau muống cạn, rau muống nước được người tiêu dùng ưa chuộng và tiêu thụ mạnh ở thị trường nội địa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trồng rau muống nước an toàn

  1. Trồng rau muống nước an toàn Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Trồng rau muống nước chi phí thấp, dễ chăm sóc. Rau ăn giòn, ngọt và đậm hơn rau muống cạn, rau muống nước được người tiêu dùng ưa chuộng và tiêu thụ mạnh ở thị trường nội địa. Giống và thời vụ Căn cứ vào màu sắc của thân, chia làm 2 loại: Giống rau thân trắng (xanh) và giống thân đỏ. Dựa vào kích thước lá chia làm 3 loại rau muống: Rau muống lá to, lá nhỡ và lá nhỏ. Trồng từ tháng 3-8. Thu hái từ tháng 5-11 hàng năm. Trồng và chăm sóc Làm đất bón phân: Chọn đất thịt nhẹ, cát pha có độ pH: 5,5-6,5, chủ động nước, cách li khu vực có chất thải công nghiệp từ 1-2km, với chất thải thành phố ít nhất 200m, cách xa đường quốc lộ ít nhất 100m, không tồn dư hóa chất độc hại, dư lượng kim loại nặng rất nhỏ. Làm đất nhỏ, nhuyễn. Phân bón cho 1 sào/lứa: Phân chuồng hoai mục 5-7 tạ; lân 12-15kg; đạm 15-20kg; kali 3-5kg. Bón lót toàn bộ phân chuồng, lân và 1/2 lượng kali. Các loại phân trộn lẫn với nhau rồi rải đều trên ruộng cày bừa kỹ, trộn đều phân với đất. Hái giống ở ruộng nhân giống vụ trước, hom giống dài 15-20cm có 5-6 lá thật. Đem cấy ở ruộng có nước săm sắp, cấy với khoảng cách 20 x15cm; mỗi khóm cấy 3-4 cây. Sau khi cấy 12-15 ngày thì cho nước vào, thường xuyên để ngập 3-5cm. Cấy được 10-15 ngày thì bón thúc. Có thể dùng phân lợn ngâm ngấu hoặc đạm để bón thúc; khoảng 5-7 ngày bón thúc/lần; đạm bón thúc rắc trực tiếp vào ruộng rau khi trời khô sương.
  2. Tưới nước: Dùng nước sạch, nước giếng khơi, giếng khoan, nước sông ngòi chưa bị ô nhiễm để tưới cho rau muống an toàn. Tuyệt đối không dùng nước bẩn, nước thải sinh hoạt, khu công nghiệp, bệnh viện. Sau khi cấy 45-50 ngày thì thu hoạch. Nếu chăm sóc tốt thì 20-25 ngày được thu một lần. Sau khi hái được 2-3 lứa thì bón nốt 1/2 lượng kali còn lại. Năng suất toàn bộ có thể đạt 3-5 tạ/sào/lứa hoặc 10-15 tạ/sào/năm. Rau muống ít gặp bệnh hại mà thường gặp nhiều loài sâu hại như sâu khoang, sâu ba ba, bọ ban miêu đầu đỏ tập trung phá hại nặng từ tháng 3 trở đi. Khi có sâu bệnh, tháo nước vào ruộng rồi thả vịt vào bắt hết các loại sâu. Cần phát hiện kịp thời khi sâu còn nhỏ, dùng nứa đập cho sâu rơi xuống nước, sau đó rắc vôi bột và bồ hóng bếp vừa diệt được sâu hại vừa làm cho rau hồi phục nhanh. Đối với bọ ban miêu đầu đỏ nên trừ bằng mẹo, cách trừ như sau: giết chết 7-10 con, cài vào que, đem cắm rải rác xung quanh ruộng, những con còn lại "sợ", sẽ di chuyển đi nơi khác. Sử dụng một số loại thuốc trừ sâu mới ít độc hại với người và môi trường như: Sokupi 0,36 AS; Karate 2,5 EC; Dipen 3,2 WP; Denfil WP; hạt Neem... phun trừ kịp thời khi sâu mới nở, còn nhỏ tuổi 1-2. Chú ý: Nồng độ, liều lượng và thời gian cách li thực hiện đúng hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Tuyệt đối không được dùng các loại thuốc BVTV đã cấm sử dụng tại VN.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2