intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trung bình tấn

Chia sẻ: Nhi Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

435
lượt xem
58
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trung bình tấn là một trong những tấn pháp (bộ pháp) cơ bản của võ thuật cổ truyền Á Đông. Ở các môn phái khác nhau thì nó có các tên gọi khác nhau: Thiếu Lâm của Trung quốc gọi nó là Mã bộ hay Tứ bình bộ, Karate của Nhật bản thì gọi nó là Kiba Dachi (Tấn kỵ mã) hoặc Naihanchi dachi, Taekwondo của Triều Tiên thì gọi nó là Annin Sogi, Vịnh Xuân Quyền thì gọi nó là Chính Thân Kiềm Dương Mã, một số môn phái cổ truyền của Việt Nam thì gọi nó là...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trung bình tấn

  1. Trung bình tấn thế Naihanchi Dachi trong võ Karate
  2. Trung bình tấn là một trong những tấn pháp (bộ pháp) cơ bản của võ thuật cổ truyền Á Đông. Ở các môn phái khác nhau thì nó có các tên gọi khác nhau: Thiếu Lâm của Trung quốc gọi nó là Mã bộ hay Tứ bình bộ, Karate của Nhật bản thì gọi nó là Kiba Dachi (Tấn kỵ mã) hoặc Naihanchi dachi, Taekwondo của Triều Tiên thì gọi nó là Annin Sogi, Vịnh Xuân Quyền thì gọi nó là Chính Thân Kiềm Dương Mã, một số môn phái cổ truyền của Việt Nam thì gọi nó là Hổ tấn, Hùng tấn,... Mục lục [ẩn] 1 Kỹ thuật  1.1 Karate o 2 Lưu ý  3 Ý nghĩa  4 Xem thêm  [sửa] Kỹ thuật Hai bàn chân mở rộng sang hai bên, cách nhau khoảng hai lần vai (tức là khoảng 4 bàn chân), đặt trên cùng một trục thẳng ngang. Gập đầu gối, hạ thấp người cho hai đùi gần song song mặt đất. Lòng bàn chân áp chắc xuóng đất, phần phía ngoài gót chân hơi nhẹ hơn. Không được xiêu đầu gối về phía trước mũi bàn chân, không được ngả người ra sau quá gót chân. Hai tay nắm chặt quyền, đặt hai bên hông, ngực ưỡn cao, lưng thẳng, mắt nhìn thẳng, hít thở đều.
  3. [sửa] Karate Trung bình tấn Kiba-dachi được nhiều số võ phái Karate sử dụng, võ phái Gōjū- ryū không có thế võ này. Hai bàn chân song song nhau, trọng lượng cơ thể đặt trên hai cạnh ngoài của hai bàn chân. Tên gọi cũ của thế võ Kiba-dachi là Naihanchi- dachi (hay Naifanchi-dachi), có từ tên bài quyền Naihanchi (hay Naifanchi) của võ phái Shuri (hay Shorei). Về sau Funakoshi Gichin đổi tên bài quyền thành Tekki. Bài quyền Tekki mang nội dung của Naihanchi, trong đó gần như cả bài được thực hiện trong thế Kiba-dachi. [sửa] Lưu ý Người tập luyện lần đầu tiên sẽ rất nhanh chóng chán nản, mỏi mệt, cần cố gắng thật nhiều. [sửa] Ý nghĩa Luyện tập tấn này giúp cho chúng ta nâng cao sức khỏe, tốt cho gân cốt.  Tạo thăng bằng cơ thể, tăng cường ý chí bước đầu cho môn sinh.  Là một trong những thế võ cơ bản. 
  4. Đinh tấn Đinh tấn là một thế võ cơ bản. Trong võ Thiếu Lâm nó có tên là Cung Bộ (hình dáng tựa như cánh cung đang giương lên, sẵn sàng bắn), Karatedo gọi là Zenkutsu Dachi, Taekwondo gọi là Gunnun sogi, phái Vịnh Xuân Quyền gọi là Trực Tuyến Phiên Mã, một số môn phái cổ truyền của Việt Nam thì gọi với các tên như: Long Tấn, Âm Dương Tấn, Mã Tấn, Tý Ngọ Tấn,... [sửa] Kỹ thuật Hai chân mở, trước, sau, đặt hai bàn chân trên một trục tuyến, cách nhau khoảng hơn 2 lần vai (tức là khoảng 5 bàn chân). Chân sau duỗi thẳng, bàn chân sau đặt gót trên trục tuyến và xoay ngang bàn chân cho mũi chếch về trước. Chân trước gập gối cho ống chân vuông góc với mặt đất. Bàn chân trước đặt trên trục tuyến, mũi chếch vào độ 15-20o. Hai tay nắm thành quyền (nắm đấm thường), đặt sát vào hông sườn. Thân hình xoay về phía chân trước theo hướng trục tuyến, mắt nhìn thẳng. [sửa] Phân loại Nếu chân trước là chân phải thì gọi là Đinh tấn phải (Hữu cung bộ)  Nếu chân trước là chân trái thì gọi là Đinh tấn trái (Tả cung bộ)  [sửa] Ý nghĩa Rèn luyện cảm giác thăng bằng cho võ sinh, có cảm giác về trọng tâm cơ  thể. Rèn luyện cho cơ gân. 
  5. Là một trong những thế võ cơ bản nhất của các môn phái võ thuật phương  Đông.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2