intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Võ sư Trung quốc - Lương Tán

Chia sẻ: Nhi Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

224
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lương Tán (梁贊) (1826-1901), mệnh danh Phật Sơn Lương Tán tiên sinh (佛山贊先生) và Vịnh Xuân quyền vương, là một người theo dòng Vĩnh Xuân Cổ Lao, tên lúc sinh là Lương Đức Vinh (梁德榮), sinh ra trong một gia đình làm nghề Đông y tại Phật Sơn và ông thừa kế tiệm thuốc của gia đình tại phố Kuasi sau khi cha ông qua đời. Do nghề nghiệp nên ông còn được dân làng gọi là Tán Sinh. [sửa] Võ nghiệp Lương Tán bắt đầu học Vĩnh Xuân khoảng thập niên 1850 dưới sự chỉ dẫn của Lương...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Võ sư Trung quốc - Lương Tán

  1. Lương Tán Lương Tán (梁贊) (1826-1901), mệnh danh Phật Sơn Lương Tán tiên sinh (佛山贊先生) và Vịnh Xuân quyền vương, là một người theo dòng Vĩnh Xuân Cổ Lao, tên lúc sinh là Lương Đức Vinh (梁德榮), sinh ra trong một gia đình làm nghề Đông y tại Phật Sơn và ông thừa kế tiệm thuốc của gia đình tại phố Kuasi sau khi cha ông qua đời. Do nghề nghiệp nên ông còn được dân làng gọi là Tán Sinh. [sửa] Võ nghiệp Lương Tán bắt đầu học Vĩnh Xuân khoảng thập niên 1850 dưới sự chỉ dẫn của Lương Nhị Tỉ và sau đó là Hoàng Hoa Bảo (theo Pan Nam Vĩnh Xuân thì ông học của Hoàng sư phụ trước sau đó mới học từ Lương sư phụ sau khi Hoàng Hoa Bảo quay lại đoàn Hông thuyền). Theo dòng Diệp Vấn thì Lương Tán cũng trao đổi côn pháp với Phùng Tiểu Thanh tại một tiệm trà trong vùng. Lương Tán nổi tiếng vào khoảng cuối thế kỉ 19 về võ công của mình cho đến tận đầu thế kỉ 20 do sự xuất hiện của truyện và phim võ hiệp vào lúc đó, truyền bá tên tuổi của Vĩnh Xuân Quyền Vương như một anh hùng trong dân địa phương.
  2. [sửa] Truyền thuyết Những truyện về Lương Tán thường có nhiều dị biệt. Trong một số truyện thì ông có một người con nhưng chết vì tai nạn khi còn trẻ. Trong đa số các phiên bản khác thì ông có hai người con, Lương Bích (Leung Bik) và Lương Xuân (Leung Chun). Còn trong một số truyện khác thì ông có tới ba con hoặc là năm con. Việc hấp thụ Vĩnh Xuân quyền của những người con này cũng tùy thuộc vào từng truyện, cái thì cho rằng họ họ được rất ít, cái thì kể là họ đạt được trình độ khá cao về quyền thuật. Đệ tử nổi tiếng nhất của Lương Tán là Trần Hoa Thuận, người kế thừa võ đường tại Phật Sơn. Những đệ tử khác thì thường là những thương nhân giàu có bao gồm Leung Kay, Leung Wah, Lo Kwai, Fung Wah và người làm tại tiệm thuốc như Ngau Shu. Lúc 73 tuổi Lương Tán về nghỉ tại làng Cổ Lao thành phố cấp địa khu Hạc Sơn ngày nay, tại đó ông dạy Vĩnh Xuân cho một vài đệ tử như Wong Sum-Wah, Yik Ying, Lương Bác Trù (Leung Bak-Cheung), và Nghiêm Nhị (Yim Sei) trước khi mất lúc 76 tuổi.
  3. Lương Bích ŋ b k˦˥/; 梁璧) là con của Lương Tán ở Phật Sơn Lương Bích (/l cùng em trai là Lương Xuân cùng tập võ nối nghiệp cha. Lương Bích khi xưa bướng bỉnh, kiêu ngạo nhưng do sự việc (Lương Tán giả chết để con trai tu tỉnh bỏ tính kiêu ngạo của mình) nên Lương Bích đã quyết tâm học võ tại võ đường của Tán Sinh Đường cùng Hoàng Hoa Bảo (Sư tổ) sau này khi đã thành danh Lương Bích chu du thiên hạ và có một lần, khi ở tại một công ty nọ Lương Bích nghe tin Diệp Vấn (một sư môn của môn phái Vịnh Xuân) võ nghệ cao cường nên đã gởi lời thách đấu. Diệp Vấn một thanh niên kiêu ngạo nên đã nhận lời. Khi trên sàn đấu Lương Bích nói "ta không dùng tay hay chân để đấu với cậu" nghe vậy Diệp Vấn tưởng bở nên lao vào đánh. Quả nhiên Lương Bích chỉ tránh né những cú đánh vũ bảo của Diệp Vấn, và cuối cùng Diệp Vấn đã bại trận dưới tay Lương Bích. Sau này Diệp Vấn đã theo Lương Bích học võ và trở thành trưởng môn võ nghệ của Vịnh Xuân Quyền cùng việc ông có một đệ tử lừng danh Lý Tiểu Long đã làm rạng danh môn phái Vịnh Xuân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2