Trung Đông Tiền-Hồi Giáo 4
lượt xem 14
download
Trung Đông Tiền-Hồi Giáo 4 Chuyên viên về Hồi giáo Edward Mortimer phân tích dị biệt giữa Sunnah và Shi''a: Hồi giáo Sunnah là giáo điều quyền lực và thành tựu. Shia là giáo điều phản kháng. Khởi điểm của Shia là bại trận: việc bại trận của Ali và gia tộc của ông... Sự hấp dẫn căn bản của nó do đó là đối với những người thất bại và bị đàn áp. Vì thế nó thường là tiếng kêu tập hợp những kẻ thất thế trong thế giới Hồi giáo... nhất là người nghèo và người bị chiếm hữu (Faith...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Trung Đông Tiền-Hồi Giáo 4
- Trung Đông Tiền-Hồi Giáo 4 Chuyên viên về Hồi giáo Edward Mortimer phân tích dị biệt giữa Sunnah và Shi''a: Hồi giáo Sunnah là giáo điều quyền lực và thành tựu. Shia là giáo điều phản kháng. Khởi điểm của Shia là bại trận: việc bại trận của Ali và gia tộc của ông... Sự hấp dẫn căn bản của nó do đó là đối với những người thất bại và bị đàn áp. Vì thế nó thường là tiếng kêu tập hợp những kẻ thất thế trong thế giới Hồi giáo... nhất là người nghèo và người bị chiếm hữu (Faith & Power). G.H. Jansen nhận định: Các dị biệt giáo điều giữa Hồi giáo Sunni và Shiah là: Shiah dĩ nhiên chấp nhận Muhammad và Koran, nhưng trong khi nguồn gốc của luật Sunni là Koran, Hadith của Ngôn sứ, sự đồng thuận của cộng đồng và "tương đương", bốn căn bản của luật Shiah là Koran, Hadith của Ngôn sứ và các imam, sự đồng thuận của các imam và "lý trí". Vậy Shiah có bộ luật Hadith của riêng họ và trường phái luật của họ là Jaafari. Người Shiah hành hương Mecca nhưng sự sùng bái thực sự của họ đổ dồn về mồ mả của các con Ali là Hassan và Hussein tại Najaf và Kerbela [Karbala] ở Iraq (Militant Islam, 27). Năm 1844 Mirza Ali Muhammad t ự nhận là Mahdi đang được mong đợi, sáng lập đạo Bahai như là một nhánh của Hồi giáo Shi''a nh ưng bị chính giáo phái này coi như phản đạo vì những chủ trương cải cách.
- Năm 908 Ubaydallah theo cánh Ismail lên ngôi caliph ở Bắc Phi và năm 969 một người khác, al-Mu''izz chiếm Ai Cập và kiến thiết Cairo làm thủ đô. Năm 1094 khi caliph al-Mustansir chết, cánh Ismail lại chia làm hai nhóm. Một nhóm theo con thứ và là người kế nghiệp ông tại Cairo. Nhóm kia theo con lớn của ông là Hasan-i Sabbah, lúc đó đã kiểm soát được vùng núi Alamut ở Bắc Ba Tư, sửa đổi các giáo điều và chống lại nhà Seljuk. Theo tên của lãnh tụ (hashish), họ còn có tên là "assassin"(kẻ ám sát), rất cuồng tín, nhân danh một Imam vô hình, chuyên reo rắc khủng bố bằng cách ám sát các vua và hoàng gia, các chính khách và tướng lãnh Hồi giáo, cho đến khi bị người Mông Cổ xâm lăng vào tk XIII Sau khi Ali bị ám sát năm 661, con cả ông là Hassan (về sau bị bỏ thuốc độc chết), không biết có bị áp lực hay không nhưng không nhận kế vị, lui về tư dinh ở Medina, đề cử Muawiya ibn Abi Sufyan, thống đốc Syria (lúc ấy kinh đô của Hồi giáo là Damascus) và là tùng đệ của caliph Uthman đã bị ám sát, thuộc danh gia Umayyad ở Mecca. Triều đại của nhà Umayyad (660-750) bắt đầu từ đây, tiếp nối với Yazùd là con của Muawiya và sẽ kéo dài gần một thế kỷ, vẫn đóng đô tại Syria. Theo truyền thống thì tên cổ của Syria là Aram, theo tên dân tộc Aramaean định cư tại Syria và Mesopotamia. Vì thế Syria được gọi là "Aram của Damascus" và Mesopotamia là "Aram của Lưỡng Hà" (Aram Naharayim, hay Aram của Zoba, hay của Aleppo, theo Thánh Kinh Samuel 8:6 và 10:8). Herodotus giải thích rằng tên Syria là do tên Assyria viết tắt. Người Hồi giáo gọi nó là Sham và đô thị chính của nó là Damascus. Người Ả Rập gọi Syria là Sóriya. Ðế quốc Ottoman năm 1865 công nhận tên Syria và người Pháp khi nhận làm nước ủy trị của nó sau đệ nhất thế chiến cũng giữ tên ấy. Năm 680 là một niên đại tối quan trọng trong lịch sử Hồi giáo. Năm ấy Hussein, con thứ của Ali và là cháu ngoại của Ngôn sứ - được hỗ trợ bởi hai giáo phái Shi''a
- và Khawarij lúc đó tạm quên cựu hiềm để chống kẻ thù chung - nổi lên ở Iraq, tố cáo nhà Umayyad không có tư cách gì để làm caliph, hơn nữa lại còn là một caliph bất công và độc ác. Ông bị Ubayd Allah ibn Yazid lãnh đạo nhà Umayyad đánh bại ở Karbala, ở phía nam Baghdad ngày nay, bị chặt đầu; toàn gia của ông cũng bị giết, trừ có đứa con nhỏ sống sót. Những người theo ông cũng bị giết hết, tất cả là 70 người. Ðối với phái Shi''a, đây là một ngày lịch sử đánh dấu: 1/việc tuẫn tiết của gia đình Ngôn sứ cho lý tưởng công bình; 2/ ác tính của những kẻ đã giết họ; 3/ tội lỗi của những ai không bảo vệ họ. Biến cố này cũng thay đổi Shi''a từ một tổ chức lỏng lẻo thành một giáo phái. Tín đồ từ khắp nơi, Ấn Ðộ, Hồi Quốc, Iran, Iraq, Lebanon kéo về Karbala khóc cho Ali và Hussein, tự nguyện sẽ giống Ali, sẽ sống như Ali và sẽ chết như Ali. Tính bất công của nhà Umayyad rõ rệt nhất ở cách kỳ thị chủng tộc, coi Hồi giáo là của Ả Rập và coi những người không phải là Ả Rập, dù có theo Hồi giáo cùng không được cư xử ngang hàng với người Ả Rập. Dù có những sở đoản, nhà Umayyad đã có công đóng góp rất nhiều cho văn hóa Ả Rập, nhất là nghệ thuật và kiến trúc, ảnh hưởng sang cả Âu Châu Ki tô giáo. Năm 691-2 caliph Abd al-Malik (685-705) của nhà Umayyad xây, ngay tại Núi Ðền Jerusalem, đền "Vòm trên tảng đá" (the Dome on the Rock) là đền Hồi giáo lớn đầu tiên. Năm 711, nhà Umayyad băng qua eo biển Gibraltar (do chữ Jebel ul-Tarik nghĩa là Núi của Tarik) tràn vào chiếm Y Pha Nho nhưng bị vua Charles Martel của Pháp đánh bại tại trận Poitiers năm 732, nếu không thì cả Âu Châu đã lọt vào tay Hồi giáo Ả Rập.
- Từ năm 715, các caliph ngày càng trụy lạc trong những nhà tắm và hoàng cung lộng lẫy, quên rằng Ngôn sứ Muhammad của họ không bao giờ bỏ thói quen ngồi ở sân sau căn nhà tranh vách đất vá lấy quần áo rách. Sự xa hoa và kiêu ngạo của họ là mầm mống của sự suy tàn của triều đại Umayyad. Với caliph thứ 12, Marwan II (744-750), con một phụ nữ nô lệ người Kurd, nó cáo chung khi ông này bị người theo Abbas (Abbasid) đuổi đánh phải chạy sang Ai Cập, trốn trong một nhà thờ Ki tô giáo và bị chém đầu. Dân chúng ở Damascus đào mả các caliph Umayyad vứt xương ra đường để rửa hận. Trận Yarmouk Năm 633, quân Arab bắt đầu bành trướng ra ngoài bán đảo Arab. Họ tiến lên chinh phục Syria dưới sự cai trị của Byzantium. Quân hai bên gặp nhau tạ Yarmouk, vài nghìn kỵ binh Arab đánh bại 4 vạn quân Byzantium. Trận này cả trẻ em và phụ nữa Arab cũng ra trận. Ngày 9.6.747, Abu Muslim phất cờ đen khởi nghĩa ở Khurasan, một tỉnh đông bắc Iran, chống lại nhà Umayyad và tôn hậu duệ của ak-Abbas, một thúc phụ của Ngôn sứ, lên làm minh chủ; công dân không phải là Ả Rập theo rất đông, tràn khắp Iran rồi kéo sang Iraq, đến năm 749 đã qua được sông Euphrates. Lãnh tụ Abul-Abbas được tôn lên làm caliph ở Kufa với tước hiệu al-Saffah chiếm nốt Iraq và Syria, dứt nhà Umayyad, lập ra triều đại Abbasid, trị vì khắp đế quốc Hồi giáo. Ðiều đáng chú ý là khi còn là Abul-Abbas thì theo Shi''a, đến khi đã thành al- Saffah thì theo Sunnah. Al-Saffah tạm đóng đô gần sông Euphrates, em ông là al-Mansur (754-775) thiên đô từ Damascus sang bờ sông Tigris, gần vị trí cố đô Ctesiphon của triều đại Ba Tư Sassanid; thủ đô mới lấy tên là Madĩnat al-Salãm (nghĩa là "Ðô thị Hòa Bình"), nhưng dân vẫn quen gọi là Baghdad (nghĩa là "Trời cho") và trở thành trung tâm
- dịch thuật các tác phẩm y khoa, toán học, hóa học, luyện kim, triết học viết bằng tiếng Hi Bá Lai, Ba Tư, Hi Lạp, Phạn. Tại đây hoàng cung được kiến thiết theo kiểu mẫu giống Ba Tư hơn là Ả Rập; y phục và nghi thức triều đình cũng vậy. Vì thế có người cho rằng đây là cuộc đảo chính của Ba Tư chống lại Ả Rập, nhưng cuộc cách mạng này cũng được nhiều người Ả Rập theo. Chính mẹ al-Saffãh cũng là Ả Rập, al-Mansũr có mẹ là nô lệ người Berber. Dù sao thì cuộc cách mạng này cũng đã thay đổi cục diện Hồi giáo một cách sâu đậm. Quý tộc Mecca và Medina lu mờ dần. Caliph nay lấy tước hiệu là "Bóng Thượng Ðế nơi Trần gian". Cũng như người La Mã đã chiếm đoạt Ki tô giáo, người Iran lại chiếm đoạt Hồi giáo. Các caliph nhà Abbasid trị vì đế quốc Hồi giáo trong 5 thế kỷ, nhưng từ khi al- Mansur trao quyền tể tướng cho Khalid al-Barmaki, gốc tu sĩ Phật giáo của đô thị Balkh ở Ba Tư, thì quyền hành ngày càng bị mất vào tay ông này để rồi cha truyền con nối làm wazir (giống nhà Chúa ở VN và tướng quân shogun ở Nhật) cho đến đời Harun al-Rashid (786-809). Dưới triều ông này, Tây Ban Nha và Bắc Phi đã gần như độc lập (756-800). Năm 868, một cận vệ người Thổ được Baghdad bổ nhiệm làm thống đốc Ai Cập tên là Ahmad ibn Tulun tuyên bố độc lập và sát nhập luôn Syria vào Ai Cập. Vùng biên thùy Syria-Iraq bỏ ngỏ, các bộ lạc Ả Rập Bedouin từ sa mạc tràn vào đòi lại nền độc lập bị mất. Có khi họ đánh phá các vùng đông dân ở Syria và Lưỡng Hà, chiếm cứ các đô thị và lập ra các triều đại vắn số. Khi Harun chết, hai con ông tranh ngôi, al-Amin có thế lực ở kinh đô Baghdad và Iraq, al-Mamun có thế lực ở Iran. Năm 820 tướng Tahir người Iran của al-Mamun, chiếm Khurasan, lập ra một triều đại mới; nhiều tướng khác bắt chước. Tuy phản loạn, họ vẫn công nhận các caliph là thủ lãnh tối cao của Hồi giáo Sunni, tuy là caliph hữu danh vô thực. Vào thời al-Mutasim (833-842) và al- Wathiq (842-847), các wazir thao túng tri ều đình, tùy ý phế lập các caliph lúc nào cũng được. Thực quyền đã chuyển từ Ả Rập sang Iran.
- Các vua Omayyad ăn chơi sa đoạ và tàn ác. Vua Suleiman đem 400 tù binh ra thử gươm. Vua Walid đổ đầy rượu trng một cái hồ bơi rồi bơi trong đó. Vị vua cuối cùng nhà Omayyad chạy đến Ai Cập, trốn vào một nhà thờ Ky Tô giáo, nhưng bị bắt và chém đầu. Abdullar, chú của Abul-Abbas làm tổng trấn Syria hứa khoan hồng cho các thủ lãnh nhà Omayyad. 80 người được Abdullar mời đến dự tiệc. Lúc sau quân đao phủ đổ ra chém giết hết không chừa một người. Bọn sát nhân lấy thảm phủ lên xác chết tiếp tục liên hoan. Một hoàng tử nhà Umayyad bơi qua sông Euphrat, cải trang chạy thoát sang Y Pha Nho dựng nên một đế quốc Hồi giáo phương Tây ở đây. HồI Giáo BA TƯ: ARYANAM Có lẽ cách nay năm ngàn năm, các sắc dân du mục, gốc Ả Rập, Thổ và Mông Cổ, từ các vùng phụ cận, đã xâm nhập vùng cao nguyên ngày nay là trung tâm của Iran. Vào cuối thiên niên kỷ III TK, dân tộc Elam tản ra từ đồng bằng Lưỡng Hà, leo lên rặng núi Zagros, đem theo nền văn hóa của họ pha trộn phần n ào với văn hóa Sumer, vào giữa tk XI TK đã đạt đến một trình độ mỹ thuật phi thường, nhưng họ bị những đoàn người thuộc một giống Ấn-Âu gọi là A Lỵ A (Aryan) di cư từ Trung á, đông ngạn Biển Caspian, tiến vào đánh phá. Ðầu tiên, người giống Media (tức là người Mede) đến vào khoảng tk IX TK, định cư tại rặng núi Zagros; rồi độ một thế kỷ sau đến lượt người Persia (Ba Tư) dừng chân tại Pars (hay Fars) ở trung tâm cao nguyên, lấy nơi đó để phát triển văn hóa của họ và đặt tên đất nước của họ là Iran, do chữ aryanam nghĩa là đất của người A lỵ a. Cho đến năm 1935, Tây phương gọi Iran là Persia hay Persis (Ba Tư), do tên Pars.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn