TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC<br />
ĐÁP ỨNG NHU CẦU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA TIỀN GIANG<br />
Th.S Võ Văn Sơn <br />
<br />
Th.S Lương Hồng Thanh <br />
<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ có nghĩa<br />
quyết định đến sự thành bại của chiến lược phát triển Đồng bằng Sông Cửu<br />
Long trở thành một vùng trọng điểm về phát triển nông nghiệp hàng hóa của cả<br />
nước. Sau gần 13 năm hình thành và phát triển, Trường Đại học Tiền Giang<br />
được xem là đơn vị đào tạo nguồn nhân lực lớn nhất của tỉnh Tiền Giang và trở<br />
thành một trong trường trọng điểm về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao<br />
cho Đồng bằng Sông Cửu Long. Bài viết đánh giá thực trạng công tác đào tạo<br />
nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh<br />
Tiền Giang.<br />
Từ khóa: nguồn nhân lực, nông nghiệp, Tiền Giang.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đ<br />
ất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá;<br />
nông nghiệp, nông thôn cũng đang trong tiến trình này. Các<br />
nguồn lực đều được ưu tiên cho công cuộc công nghiệp hoá,<br />
hiện đại hoá đất nước, trong đó có nguồn nhân lực giữ vị trí then chốt, quyết<br />
định cho sự thành bại của công cuộc đổi mới này. Để nông nghiệp, nông thôn<br />
phát triển tốt, tương xứng với kỳvọng phát triển đất nước, phấn đấu đến năm<br />
2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp, nghĩa là khi đó nông nghiệp,<br />
nông thôn đạt mức độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá cơ bản, lực lượng lao động<br />
trong nông nghiệp và ở nông thôn phải đảm bảo là động lực duy trì và phát<br />
triển.<br />
Trong nhiều năm qua, Trường Đại học Tiền Giang được xem là đơn vị<br />
“đầu tàu” đào tạo nguồn nhân lực lớn nhất của tỉnh Tiền Giang và trở thành một<br />
<br />
<br />
<br />
Thạc sĩ, Trường Đại học Tiền Giang.<br />
<br />
Thạc sĩ, Trường Đại học Tiền Giang.<br />
<br />
<br />
<br />
512<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
trong những trường trọng điểm về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho<br />
Đồng bằng sông Cửu Long, với sứ mạng: “Trường Đại học Tiền Giang đào tạo<br />
nguồn nhân lực có chất lượng và nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ<br />
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long, mang<br />
đến cho người học cơ hội nghề nghiệp để thăng tiến”.<br />
<br />
<br />
1. Từ Viện Đại học Cộng đồng đến Trường Đại học Tiền Giang<br />
Tháng 8/1971, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa cho thành lập Viện<br />
Đại học Cộng đồng đầu tiên ở miền Nam đặt tại tỉnh Định Tường (Tiền<br />
Giang) với 2 khoa Sư phạm (có 5 ngành: Việt Văn, Anh Văn, Pháp văn,<br />
Toán, Lý - Hóa) và khoa Canh Nông (có 2 ngành Nông Học, Chăn Nuôi -<br />
Thú Y).<br />
Tính đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước<br />
(30/4/1975), Viện Đại học Cộng đồng Tiền Giang đào tạo được 3 khóa với 323<br />
sinh viên ngành Sư phạm (Việt Văn, Toán, Lý – Hóa), 121 sinh viên ngành<br />
Nông học và 37 sinh viên ngành Chăn nuôi - Thú y. Sinh viên ra trường được<br />
bổ nhiệm công tác khắp các tỉnh miền Nam, đáp ứng nhu cầu khai hoang, khôi<br />
phục sản xuất và khắc phục hậu quả chiến tranh.<br />
Năm 1976, trước yêu cầu chuẩn bị nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế -<br />
xã hội các tỉnh, thành phía Nam, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định<br />
240/CP ngày 06-12-1976 thành lập Trường Dự bị Đại học Tiền Giang trên cơ<br />
sở tiếp nhận trang thiết bị, nhân lực của Viện Đại học Cộng đồng. Từ năm 1976<br />
đến năm 1981, Trường Dự bị Đại học Tiền Giang đào tạo 6 khóa với hơn<br />
14.000 học sinh diện chính sách các tỉnh, thành phía Nam. Lớp sinh viên này<br />
sau đó được tuyển chọn đào tạo đại học để trở thành nguồn nhân lực trình độ<br />
cao, góp phần cho công cuộc xây dựng đất nước.<br />
Năm 1981, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp có Quyết định 470/TCHC<br />
ngày 26-6-1981 đổi tên Trường Dự bị Đại học Tiền Giang thành Cơ sở II Trường Đại<br />
học Cần Thơ tại Tiền Giang, nhằm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho các hợp tác xã,<br />
nông trường đã và sẽ được thành lập trong nông thôn vùng của Đồng bằng sông Cửu<br />
Long, nhất là các tỉnh Tiền Giang, Long An và Bến Tre. Từ năm 1981 đến 1984,<br />
trường đào tạo hơn 1.000 cán bộ khoa học kỹ thuật hệ tại chức các ngành: Kinh tế, Tài<br />
chính, Trồng trọt, Chăn nuôi, Thú y. Ông Dương Công Minh, Phó Hiệu trưởng Trường<br />
Dự bị Đại học thành phố Hồ Chí Minh nhận xét: “Ngay sau ngày miền Nam hoàn toàn<br />
<br />
<br />
513<br />
giải phóng 30/4/1975, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp giao nhiệm vụ cho<br />
Trường tiếp tục đào tạo 444 sinh viên. Viện Đại học Tiền Giang (tiền thân của Trường<br />
Dự bị Đại học thành phố Hồ Chí Minh) cho đến cuối năm 1977, số sinh viên này tốt<br />
nghiệp và được phân công về công tác tại các cơ quan, các tỉnh của Đồng bằng sông<br />
Cửu Long. Đây được xem là nguồn nhân lực rất cần cho miền Nam ở thập niên 70 của<br />
thế kỷ XX, những năm đầu sau giải phóng” 1<br />
Năm 1984, Cơ sở II Trường Đại học Cần Thơ tại Tiền Giang được đổi tên<br />
thành Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng tại chức liên tỉnh hệ đại học theo Quyết<br />
định 95/QĐ-TCHC ngày 15/2/1984 của Bộ Đại học và Trung học chuyên<br />
nghiệp. Hơn 15 năm hoạt động, Trung tâm đã đào tạo cho các tỉnh Tiền Giang,<br />
Long An, Bến Tre và Đồng Tháp hơn 3.500 cán bộ các ngành: Luật, Kinh tế,<br />
Tài chính, Quản lý đất đai, Trồng trọt, Bác sĩ thú y, Công nghệ sinh học,... cho<br />
các tỉnh của Đồng bằng Sông Cửu Long.<br />
Đến năm 2000, trước yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trẻ phục vụ công<br />
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Quyết<br />
định 3635 ngày 30/8/2000 thành lập Trường Cao đẳng Cộng đồng Tiền Giang<br />
trên cơ sở hợp nhất Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng tại chức liên tỉnh và<br />
Trường Công nhân Kỹ thuật Tiền Giang. Từ năm 2001 đến năm 2005, Trường<br />
Cao đẳng Cộng đồng Tiền Giang đã đào tạo cho tỉnh Tiền Giang và vùng Đồng<br />
bằng sông Cửu Long hơn 13.000 học sinh, sinh viên trình độ cao đẳng, trung<br />
cấp và liên kết đào tạo trình độ đại học, với các ngành: Kinh tế, Tài chính,<br />
Công nghệ thông tin, Kỹ thuật ô tô, Trồng trọt, Chăn nuôi và Quản lý kinh tế…<br />
cho cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. TS. Ngô Tấn Lực (Nguyên Hiệu<br />
Trưởng Trường Đại học Tiền Giang), cho biết: “Trong 5 năm tồn tại, Trường<br />
Cao đẳng Cộng đồng Tiền Giang đã là trung tâm văn hóa, khoa học của tỉnh.<br />
Mỗi ngày có vài ngàn người đến học tập, làm việc, hàng đêm thường có khoảng<br />
năm trăm sinh viên đến học tin học, ngoại ngữ. Cũng từ đây, vào dịp nghĩ hè<br />
mỗi năm, từng đoàn SV tình nguyện về vùng xâu, vùng xa làm vệ sinh kênh<br />
mương, xây lại các chiếc cầu, sửa chữa nhà cho bà con diện chính sách, hộ<br />
nghèo, tuyên truyền nếp sống văn hóa mới, dạy tin học,…Hơn thế nữa, hàng<br />
ngàn sinh viên các hệ tốt nghiệp mỗi năm về các cơ quan, doanh nghiệp, khu<br />
công nghiệp làm việc. Chúng làm tăng thêm sức mạnh cho nền kinh tế - xã hội<br />
<br />
<br />
1<br />
Ngô Tấn Lực (2015), Từ Viện Đại học Cộng đồng Tiền Giang đến Trường Đại học Tiền<br />
Giang - Bộ máy tổ chức và phương thức đào tạo: tr.26.<br />
<br />
<br />
<br />
514<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
của tỉnh nhà. Đặc biệt, lần đầu tiên Trường hợp tác quốc tế để phục vụ công<br />
đồng qua Chương trình phát triển Mê kong (MPDF). Khu dân cư nơi Trường<br />
đóng trở thành thị tứ với nhiều loại dịch vụ, ngày càng tấp nập. Nhiều hộ gia<br />
đình trở nên giàu có hơn. Trường Cao đẳng Cộng đồng Tiền Giang đã phát triển<br />
nhanh chóng từ đội ngũ, đến cơ sở vật chất và số lượng sinh viên; Chất lượng<br />
đào tạo ngày càng được nâng cao. Đến năm thứ 5 (2005), Trường đã hoàn thành<br />
nhiệm vụ và là nhân tố quan trọng hợp thành Trường Đại học Tiền Giang” 1.<br />
Ngày 6/6/2005, bước ngoặt mới được mở ra, được Thủ tướng Chính phủ<br />
ký Quyết định 132/QĐ-TTg thành lập Trường Đại học Tiền Giang trên cơ sở<br />
hợp nhất Trường Cao đẳng Sư phạm và Cao đẳng Cộng đồng Tiền Giang. Tính<br />
đến hiện tại (4/2018), Trường Đại học Tiền Giang hiện có có 9 khoa, 8 phòng,<br />
4 trung tâm, 1 tổ bộ môn trực thuộc Ban Giám hiệu và 30 tổ bộ môn trực thuộc<br />
khoa. Tính đến tháng 4/2018, Trường có 469 viên chức (01 phó giáo sư, 29 tiến<br />
sĩ, 262 thạc sĩ), trong đó 30% cán bộ được đào ở nước ngoài. Trường đang đào<br />
tạo gần 10.000 sinh viên thuộc các lĩnh vực: kinh tế, kĩ thuật, nông nghiệp,<br />
khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, sư phạm. Hầu hết các ngành<br />
đào tạo đều đạt tỷ lệ trên 85% sinh viên và có việc làm sau 01 năm tốt nghiệp<br />
(năm 2017, tỷ lệ này đạt trên 89%).<br />
Trong vòng 13 năm, Trường đào tạo, bồi dưỡng trên 5 vạn lao động góp<br />
phần đáng kể vào việc nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo và cơ cấu lại lao<br />
động tỉnh Tiền Giang và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Góp phần tích cực<br />
vào công cuộc xây dựng nông thôn mới. PGS.TS. Võ Ngọc Hà (Bí Thư Đảng<br />
ủy, Hiệu Trưởng Trường Đại học Tiền Giang), cho biết: “Nhà trường đã đào tạo<br />
đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực đa cấp, đa ngành theo nhu cầu xã hội. Trong<br />
13 năm qua, Trường Đại học Tiền Giang đã có 23.000 sinh viên trúng tuyển<br />
nhập học các bậc học và nhà trường đã cấp bằng chính quy cho 17.000 sinh<br />
viên hệ đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp; Liên kết đào tạo và cấp<br />
6.000 bằng sinh viên hệ cao đẳng, đại học không chính quy; Liên kết đào tạo<br />
cao học, có 400 bằng thạc sĩ và bồi dưỡng ngắn hạn và đã cấp trên 20.000 giấy<br />
chứng chỉ và chứng nhận, với các khối ngành Sư phạm, Kỹ thuật nông nghiệp,<br />
Công nghệ thực phẩm, Kỹ thuật công nghiệp, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế và<br />
Xây dựng,… đã đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh<br />
<br />
<br />
1<br />
Ngô Tấn Lực (2015), Từ Viện Đại học Cộng đồng Tiền Giang đến Trường Đại học Tiền<br />
Giang - Bộ máy tổ chức và phương thức đào tạo: tr.72.<br />
<br />
<br />
515<br />
Tiền Giang nói riêng và cho vùng cho Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung.<br />
Những người lao động qua đào tạo nhất định có những đóng góp thiết thực,<br />
hiệu quả hơn cho nông thôn mới, cho quê hương, xứ sở mình và sẵn sàng hội<br />
nhập để phát triển. Nói chung, nhà trường đã đổi mới hoạt động đào tạo đúng<br />
hướng, phù hợp với thực tiễn vùng Bắc sông Tiền, rộng hơn cho vùng Đồng<br />
bằng Sông Cửu Long”1.<br />
Thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng<br />
Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm<br />
2020”; Quyết định 814/QĐ-UBND ngày 24/3/2011 của UBND tỉnh Tiền Giang<br />
phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Tiền Giang đến<br />
năm 2020”. Mục tiêu của Đề án là nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp<br />
ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.<br />
Trường Đại học Tiền Giang đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển<br />
Nông thôn Tiền Giang mở nhiều lớp đào tạo nghề cho nhân dân nông thôn. Kết<br />
quả, Nhà trường đã tổ chức nhiều lớp dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông<br />
thôn: Kỹ thuật trồng cây ăn quả (sầu riêng, vú sữa), kỹ thuật trồng, chọn giống<br />
và sản xuất giống lúa, kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm kỹ thuật nuôi và sản<br />
xuất giống thủy sản nước ngọt,…<br />
Sau 13 năm xây dựng và phát triển, trường đã thực hiện có hiệu quả<br />
phương thức đào tạo đa ngành, đa cấp, với nhiều loại hình đào tạo phù hợp với<br />
nhu cầu người học; cơ bản hoàn tất chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ;<br />
chất lượng đào tạo từng bước được cải thiện, đảm bảo cung cấp nhân lực chất<br />
lượng, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Tháng<br />
4/2017, Trường Đại học Tiền Giang đã được Trung tâm kiểm định chất lượng<br />
giáo dục (Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) tiến hành kiểm định và đạt<br />
chuẩn kiểm định chất lượng.<br />
<br />
<br />
2. Tiếp tục nâng chất đào tạo và tăng cường liên kết quốc tế để đáp<br />
ứng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng nông thôn mới<br />
PGS.TS. Võ Ngọc Hà (Bí thư Đảng Ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Tiền<br />
Giang), cho biết: Nhà trường luôn chú trọng đào tạo những ngành học liên quan<br />
<br />
1<br />
Ngô Tấn Lực (2015), Từ Viện Đại học Cộng đồng Tiền Giang đến Trường Đại học Tiền<br />
Giang - Bộ máy tổ chức và phương thức đào tạo: tr.193.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
516<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
đến sự phát triển kinh tế và xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói<br />
chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng. Do Tiền Giang là vùng chuyên về nông<br />
nghiệp nên bên cạnh những ngành chủ chốt về nông lâm - thủy sản - khoa học<br />
môi trường, Nhà trường còn hướng tới mở rộng đào tạo các ngành về kỹ thuật<br />
nhằm thực hiện tốt công nghiệp hóa trong nông nghiệp và hướng tới phát triển<br />
nông nghiệp công nghệ cao, như: Khoa học cây trồng, Công nghệ sinh học,<br />
Dịch vụ thú y, Phát triển nông thôn, Nuôi trồng thủy sản, Công nghệ thực<br />
phẩm,…<br />
TS Lê Văn Hưởng (Chủ tịch tỉnh Tiền Giang, Chủ tịch Hội Đồng Trường<br />
Đại học Tiền Giang), cho biết tỉnh đã có chủ trương giao cho Trường Đại học<br />
Tiền Giang đào tạo nguồn nhân lực ở các ngành đào tạo, nhất là nguồn lực khối<br />
ngành nông nghiệp để hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới của<br />
tỉnh nhà nói riêng và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. “Thời gian<br />
tới, trường hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo chứ không mở rộng đào tạo.<br />
Bên cạnh đó, nhà trường còn là đơn vị đi đầu trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ<br />
ngành nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn<br />
của tỉnh Tiền Giang thời gian tới”, PGS.TS. Võ Ngọc Hà cho biết thêm.<br />
Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông<br />
nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân tỉnh Tiền Giang đang là một<br />
trong những công tác nổi bật của trường. Trong những năm qua, trường triển<br />
khai nhiều đề tài mới các cấp; cán bộ viên chức của nhà trường có hàng trăm<br />
bài báo trong và ngoài nước được xuất bản... Đặc biệt, Nhà trường đã có nhiều<br />
đề tài khoa học thiết thực phục vụ đổi mới giáo dục đào tạo, phát triển kinh tế -<br />
xã hội và xây dựng nông thôn mới. “Từ năm 2010 đến năm 2017, Trường đã<br />
triển khai thực hiện 150 đề tài các cấp, trong đó cấp Bộ: 1, cấp tỉnh: 11, cấp<br />
trường: 137. Đã tổ chức nghiệm thu 150 đề tài, trong đó loại xuất sắc (A): 40,<br />
loại tốt (B): 80. Các đề tài nghiên cứu khoa học của viên chức đều tập trung<br />
phục vụ cho hoạt động giảng dạy và giải quyết những vấn đề cụ thể về kinh tế,<br />
văn hóa, xã hội trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và khu vực đồng bằng Sông Cửu<br />
Long. Trường thực sự trở thành một địa chỉ đáng tin cậy được các địa phương,<br />
các tổ chức và doanh nghiệp lựa chọn ký kết các hợp đồng nghiên cứu khoa<br />
học. Hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ viên chức nhà trường đã có<br />
những đóng góp đáng kể vào thành tích chung của hoạt động nghiên cứu khoa<br />
học của tỉnh Tiền Giang. Nhiều đề tài được triển khai, nhiều kết quả nghiên cứu<br />
được ứng dụng vào các lĩnh vực đã tạo ra hiệu quả nhất định trong đời sống<br />
<br />
<br />
517<br />
kinh tế-xã hội của địa phương như: Nghiên cứu phát triển các vật liệu nano tổ<br />
hợp nano composite trên cơ sở hạt từ nano ferit và hạt bạc nano kim loại<br />
(MF@Ag) cấu trúc lõi/vỏ nhằm ứng dụng trong các công nghệ diệt khuẩn và<br />
diệt nấm mốc; Thiết kế, chế tạo phương tiện thủy chuyên dụng để xử lý cỏ dại,<br />
lục bình trên sông, kênh rạch trên địa bàn tỉnh Tiền Giang; Chuyển giao quy<br />
trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh cho nông dân huyện Châu Thành; Xác định<br />
chỉ số thu hoạch và các phương pháp xử lý, bảo quản sapoche mặc bắc; Sản<br />
xuất thử rượu Cẩm đóng chai; Xây dựng quy trình chế biến dừa sấy, xoài sấy<br />
dạng bảng mỏng; Chọn giống lúa chống chịu mặn, năng suất cao, phẩm chất<br />
tốt, kháng đổ ngã và rầy nâu thích nghi cho tỉnh Tiền Giang...<br />
Bên cạnh đó, nhận thức tầm quan trọng của nhu cầu nguồn nhân lực chất<br />
lượng cao, nhất là nguồn nhân lực khối ngành nông nghiệp (Khoa học Cây<br />
trồng, Nuôi trồng thủy sản, Dịch vụ thú y, Quản lý đất đai, Công nghệ sinh học,<br />
Công nghệ thực phẩm,..) và sự cạnh tranh mạnh mẽ về chất lượng đào tạo, Nhà<br />
trường thường xuyên đổi mới và hội nhập trong đào tạo, gắn lý thuyết với thực<br />
hành để trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cho người học khi ra trường đạt<br />
hiệu quả cao trong công việc, có năng lực lãnh đạo và thích ứng với thay đổi.<br />
Chính vì thế, sinh viên sau tốt nghiệp của Trường Đại học Tiền Giang luôn<br />
được các công ty đánh giá cao và tỷ lệ sinh viên ra trường tìm được việc làm<br />
luôn đạt 80 - 90%.<br />
PGS. TS Võ Ngọc Hà, Bí thư Đảng bộ, Hiệu trưởng Trường Đại học Tiền<br />
Giang, cho biết thêm: “Trường đặt sứ mệnh đào tạo phải gắn với thực tiễn.<br />
Trong nhiều năm qua, trường đã ký hợp tác với hơn 200 công ty, doanh nghiệp<br />
trong và ngoài tỉnh. Chẳng hạn như trường đã ký hợp tác với: Công ty TNHH<br />
Royal Foods, Viện Cây ăn quả Miền Nam, Công ty TNHH Esuhai, CLB Doanh<br />
nhân Tiền Giang tại thành phố Hồ Chí Minh,… đưa sinh viên về thực tập, từ đó<br />
nhiều sinh viên của trường khi ra trường được các công ty tuyển dụng, nhiều<br />
sinh viên chưa ra trường đã có việc làm ổn định. Nhiều doanh nghiệp đã tặng<br />
máy móc cho sinh viên nghiên cứu, học tập. Từ đó, sinh viên vừa được học lý<br />
thuyết vừa được thực hành trên các phương tiện máy móc hiện đại”.<br />
Đồng thời với thế mạnh truyền thống hợp tác quốc tế, những năm qua<br />
trường không ngừng duy trì và thiết lập quan hệ hợp tác với các trường, các<br />
viện, tổ chức quốc tế ở nhiều nước trên thế giới như: Đức, Pháp, Hàn Quốc,<br />
Nhật Bản, Úc, Thái Lan, Indonexia... Tiến sĩ Mary Dorling, giảng viên của tổ<br />
chức tình nguyện Úc-AVI, viết: “Làm việc tại Trường Đại học Tiền Giang là<br />
<br />
<br />
518<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
một trong những thời gian vui nhất của tôi vì nhiều lý do. Trước tiên, tôi đã tìm<br />
thấy một trường đại học nhằm vào mục đích cung cấp chất lượng giáo dục tốt<br />
nhất cho sinh viên. Có một môi trường đại học tuyệt vời tại Trường Đại học<br />
Tiền Giang và lãnh đạo tập trung với mục đích không chỉ cung cấp sự giáo dục<br />
tốt nhất có thể cho người dân của tỉnh Tiền giang, mà còn cung cấp giáo dục<br />
phù hợp với sự phát triển xã hội, kinh tế và cải thiện tỉnh nhà nói chung. Vì lý<br />
do này Trường Đại học Tiền Giang là một tài sản lớn cho tỉnh Tiền Giang”. 1<br />
Trong chiến lược phát triển của mình, Trường Đại học Tiền Giang xác<br />
định đến năm 2020 phải đạt 4 định hướng cơ bản: (1) Hoàn thành cơ bản dự án<br />
xây dựng tại cơ sở mới với cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu<br />
chuẩn chất lượng đào tạo; (2) Đạt chuẩn kiểm định chất lượng của Bộ Giáo dục<br />
và Đào tạo và các tiêu chí, tiêu chuẩn quy định của Điều lệ trường đại học; (3)<br />
Trở thành đầu tàu trong hệ thống các cơ sở đào tạo nhân lực có chuyên môn kỹ<br />
thuật của tỉnh; (4) Là cơ sở đào tạo tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động<br />
về tài chính, nhân sự, chương trình đào tạo, học thuật... theo lộ trình phân<br />
quyền quản lý giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND tỉnh<br />
Tiền Giang.<br />
Với những định hướng và chiến lược phát triển của Trường Đại học Tiền<br />
Giang trong đào tạo nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực có ngành nông<br />
nghiệp nói riêng sẽ góp phần quan trọng phục vụ cho công cuộc công nghiệp<br />
hoá, hiện đại hoá và xây dựng nông thôn mới của tỉnh Tiền Giang nói riêng và<br />
Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung.<br />
<br />
<br />
3. Kết luận<br />
Trường Đại học Tiền Giang được thành lập là kết quả của sự phát triển đã<br />
chín muồi của các cơ sở tiền thân cận kề trong tình hình mới, khi nhu cầu<br />
nguồn nhân lực xã hội, nhất là nguồn nhân lực về khối ngành nông nghiệp đã<br />
xuất hiện sự thừa thiếu rất nghiêm trọng, nhất là thiếu nhân lực có trình độ đại<br />
học cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.<br />
Trải qua 13 năm xây dựng và phát triển với nhiều lần chuyển đổi tên<br />
trường, các thế hệ nhà giáo và học viên, sinh viên các trường tiền thân và<br />
<br />
<br />
1<br />
Ngô Tấn Lực (2015), Từ Viện Đại học Cộng đồng Tiền Giang đến Trường Đại học Tiền<br />
Giang - Bộ máy tổ chức và phương thức đào tạo: tr. 192.<br />
<br />
<br />
519<br />
Trường Đại học Tiền Giang hôm nay luôn kế thừa, phát huy các giá trị truyền<br />
thống đã dày công vun đắp. Các giá trị truyền thống ấy là nền tảng vững chắc<br />
cho việc xây dựng và phát triển Trường Đại học Tiền Giang theo định hướng<br />
“Nghề nghiệp - Ứng dụng”, đã cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên<br />
môn kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Tiền<br />
Giang, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhà.<br />
TÀI LIỆU TAM KHẢO<br />
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000), Chiến lược phát triển<br />
nông nghiệp, nông thôn thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến năm 2010<br />
2. Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang (2015), Niên giám thống kê 2014, Tiền Giang.<br />
3. Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về<br />
chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.<br />
4. Ngô Tấn Lực (2015), Từ Viện Đại học Cộng đồng Tiền Giang đến<br />
Trường Đại học Tiền Giang - Bộ máy tổ chức và phương thức đào tạo, Trường<br />
Đại học Tiền Giang.<br />
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang (2015), Kế hoạch phát triển<br />
Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2016-2020.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
520<br />