intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trường hợp áp xe gan vỡ vào khoang màng phổi tại khoa Nhi BVĐKKV tỉnh An Giang năm 2017

Chia sẻ: Manoban Lisa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

34
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Áp xe gan Amíp gây ra sự tràn dịch trong khoang màng phổi thông qua sự kích ứng cơ hoành hoặc khi áp xe vỡ mủ qua cơ hoành vào trong khoang màng phổi. Trong trường hợp này, dịch màng phổi được mô tả là "sốt sô cô la" hoặc "bột cá cơm". Biến chứng trong lồng ngực của áp xe gan amíp không phải là hiếm gặp nhưng gây ra viêm mủ màng phổi là hiếm gặp. Vì vậy, chúng ta nên giữ chẩn đoán phân biệt của áp xe gan vỡ ngay cả trong trường hợp viêm mủ màng phổi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trường hợp áp xe gan vỡ vào khoang màng phổi tại khoa Nhi BVĐKKV tỉnh An Giang năm 2017

  1. Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật 2017 TRƢỜNG HỢP ÁP XE GAN VỠ VÀO KHOANG MÀNG PHỔI TẠI KHOA NHI BVĐKKV TỈNH AN GIANG NĂM 2017 BS NGUYỄN THỊ KIM LIÊN BS. ĐẶNG ĐỨC TRÍ Tóm tắt: Chúng tôi báo cáo một trường hợp Áp xe gan vỡ vào khoang màng phổi phải. Bệnh nhi 16 tháng tuổi này nhập viện với tình trạng sốt, đau bụng, ho nhiều, khó thở và ăn uống kém 3 ngày trước nhập viện. Thăm khám trên bệnh nhân có thở nhanh, giảm phế âm bên phải, gan to kèm theo dấu hiệu thiếu máu. Chụp X-quang ngực cũng đã được thực hiện cho thấy hình ảnh tràn dịch màng phổi phải kèm theo mờ đồng nhất nữa dưới phổi phải. Siêu âm bụng ngực cho thấy hình ảnh Áp xe gan phải vỡ vào khoang màng phổi phải, đông đặc vùng đáy phổi phải và có cả dịch màng phổi phải. Bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp hỗ trợ hô hấp, truyền máu, kháng sinh phổ rộng kết hợp kỵ khí, nuôi ăn đường tĩnh mạch, dẫn lưu màng phổi thoát mủ và các biện pháp bảo tồn khác. Bệnh nhân đáp ứng với các biện pháp điều trị và được xuất viện sau 24 ngày điều trị. Chúng ta nên lưu tâm đến các trường hợp nhập viện với bệnh cảnh tràn dịch màng phổi phải có đau bụng và gan to, nếu ko sẽ rất dễ bỏ sót các trường hợp Áp xe gan phải vỡ vào khoang màng phổi và để lại hậu quả nặng nề cho bệnh nhân. I. Giới thiệu Áp xe gan là do tế bào gan bị viêm và hoại tử, tạo nên những ổ mủ trong gan. Người ta chia ra 2 loại áp xe gan dựa vào tác nhân gây bệnh đó là áp xe gan do Amíp (E. histolityca) (amoebic) và do vi khuẩn (pyogenic). Vi khuẩn thường thấy là Staphilocoque, Streptocoque, trực khuẩn đường ruột Salmonella, có lúc thấy cả vi khuẩn kỵ khí. Có tác giả thấy cả nấm tóc (Leptothix)[1]... Áp xe gan Amíp phổ biến ở các nước đang phát triển, Áp xe gan do vi khuẩn thường xảy ra ở nước phát triển. Áp xe gan do vi khuẩn thường xảy ra thứ phát sau nhiễm trùng đường mật hoặc đường ruột, gây nhiễm trùng máu hoặc nhiễm trùng các vùng tiếp giáp; tỷ lệ tử vong 20-60% ngay cả khi có những điều trị phù hợp. Ngược lại, Áp xe do Amíp đáp ứng tốt với hóa trị liệu và ít khi cần dẫn lưu[2]. Tràn dịch màng phổi phát sinh bởi hai cơ chế liên quan với áp xe gan Amíp. Việc đầu tiên xảy ra khi một áp xe gan Amíp gây ra kích thích cơ hoành và hệ thần kinh giao cảm gây nên tràn dịch màng phổi theo cách tương tự như thấy với áp xe gan do vi khuẩn. Áp xe gan Amíp cũng tạo ra sự tràn dịch màng phổi khi áp xe vỡ ra qua cơ hoành vào trong khoang màng phổi. Trong trường hợp này, dịch màng phổi được mô tả là "sốt sô cô la" hoặc "bột cá cơm". II. Báo cáo trƣờng hợp Bệnh nhân nam 16 tháng tuổi nhập viện vì sốt kéo dài 10 ngày, ho và khó thở. Thăm khám lúc nhập viện thì bệnh nhân tỉnh, vẻ mặt mệt mỏi, da niêm hồng nhợt, nhiệt độ 38.90C, mạch 120 l/p, HA 100/70 mmHg, nhịp thở 40 l/p co kéo liên sườn, SpO2 92% với khí trời. Khám phổi nghe có ran ẩm phổi trái và hội chứng 3 giảm bên phổi phải. Khám bụng thấy chướng nhẹ và gan to 2-3cm dưới bờ sườn phải. Kết quả xét nghiệm máu cho biết BC 65.400tb/mm3, Neu Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang 153
  2. Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật 2017 51.770tb/mm3; Hb 6.6g/dL, Hct: 23%; TC 364.000tb/mm3; CRP 27.18 mg/dL; Ion đồ có hạ Natri và Kali máu; Protein: 3,86 g/dL; AST 29 U/L; ALT 12 U/L; Procalcitonin: 77.17 ng/ml; TQ 14.2s; TCK 35.4s; Fib: 5.48g/L. Chụp X-quang ngực cho thấy hình ảnh tràn dịch màng phổi phải kèm theo mờ đồng nhất nữa dưới phổi phải. Siêu âm bụng ngực thấy hình ảnh Áp xe gan phải vỡ vào khoang màng phổi phải, đông đặc vùng đáy phổi phải và có cả dịch màng phổi phải. Bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp hỗ trợ hô hấp Oxy qua cannula, thở NCPAP; truyền 2 đơn vị máu; kháng sinh Imipenem 90mg/kg/ngày, Vancomycin 60mg/kg/ngày, Metronidazole 30mg/kg/ngày; nuôi ăn đường tĩnh mạch và điều chỉnh các rối loạn khác. Sau 4 ngày điều trị, bệnh nhân được chọc dò dẫn lưu màng phổi thoát mủ, dịch màng phổi theo ODL ra ngoài khoảng 100ml màu cà phê sữa sậm. Sau điều trị tích cực 9 ngày và sau đặt ODL 5 ngày, chụp X-Quang phổi kiểm tra thì thấy hình ảnh tràn mủ màng phổi không cải thiện; đáp ứng điều trị chậm nên người nhà xin chuyển bé đến Bệnh viện Sản Nhi AG điều trị tiếp. Tại Bệnh viện Sản Nhi AG, bệnh nhi được điều trị với thở 0xy, kháng sinh Cefotaxim 150mg/kg/ngày, tiếp tục dùng Vancomycin và Metronidazole thêm 14 ngày, tập thổi bong bóng. Tình trạng bệnh nhân cải thiện tốt, ngưng thở 0xy, được rút ống dẫn lưu và cho xuất viện. Tổng thời gian điều trị của bện nhân là 23 ngày. Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang 154
  3. Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật 2017 III. Thảo luận Áp xe gan phổ biến ở vùng nhiệt đới. Các tác nhân gây bệnh thông thường là E. histolytica (Amíp), vi khuẩn (pyogenic), Mycobacterium tuberculosis, và các loại nấm khác nhau. Trong số đó, Áp xe gan do Amíp phần lớn là bệnh của các nước đang phát triển. Bệnh có xu hướng ảnh hưởng đến dân số trẻ hơn nam giới. Do sự di chuyển vào và ra khỏi các khu vực có điều kiện vệ sinh kém, nhiều trường hợp áp xe gan Amíp và biến chứng ngực của nó đang được phát hiện ở những quốc gia mà trước đây chưa gặp[3]. Nó phát sinh từ sự lây lan thể trophozoites của Entameba histolytica từ niêm mạc ruột vào gan thông qua tĩnh mạch cửa. Bệnh nghi ngờ lưu hành ở vùng những người có sốt, đau bụng và đau gan. Thỉnh thoảng Áp xe vỡ ra vào khoang màng phổi được báo hiệu bởi cơn đau dữ dội đột ngột, đôi khi là một cảm giác bị xé rách, tiếp theo là bệnh suy hô hấp tiến triển nhanh và nhiễm khuẩn huyết, thỉnh thoảng bị sốc. Những bệnh nhân này có biểu hiện đau vùng bụng trên, đau ngực phải và khó thở, đây là triệu chứng thường gặp ở hầu hết các nghiên cứu. Mức độ phoshphatase kiềm tăng lên ở hơn 75% bệnh nhân, trong khi mức transminases tăng 50%. Bệnh nhân của chúng tôi không có tăng transminases. Áp xe gan amíp xảy ra phổ biến nhất ở nhóm tuổi từ 20 đến 45 tuổi. Nó cũng thỉnh thoảng được ghi nhận ở các lứa tuổi khác như trường hợp của chúng tôi; nam giới bị bệnh này nhiều hơn, tỷ lệ nam và nữ được báo cáo là khoảng 10:1. Trường hợp của chúng tôi cũng rất hiếm gặp vì Ổ áp xe gan vỡ gây tràn dịch toàn bộ khoang màng phổi phải . Chẩn đoán áp xe gan Amíp được gợi ý qua dịch dẫn lưu trong màng phổi ra có màu sôcôla dù tỉ lệ tìm thấy Amíp trong dịch này là dưới 10% nhưng ở bệnh nhân của chúng tôi không được chứng minh trong dịch màng phổi. Việc tháo bớt dịch mủ ra ngoài có lợi cho việc điều trị cũng như hồi phục của bệnh nhân sau này, điều này có thể thấy rõ ở bênh nhân của chúng tôi. IV. Phần kết luận Áp xe gan Amíp gây ra sự tràn dịch trong khoang màng phổi thông qua sự kích ứng cơ hoành hoặc khi áp xe vỡ mủ qua cơ hoành vào trong khoang màng phổi. Trong trường hợp này, dịch màng phổi được mô tả là "sốt sô cô la" hoặc "bột cá cơm". Biến chứng trong lồng ngực của áp xe gan amíp không phải là hiếm gặp nhưng gây ra viêm mủ màng phổi là hiếm gặp. Vì vậy, chúng ta nên giữ chẩn đoán phân biệt của áp xe gan vỡ ngay cả trong trường hợp viêm mủ màng phổi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Việt Dũng (2015), Áp xe gan, Bài giảng Ngoại Bụng, Bệnh viện Quân Y 103. 2. Blessmann J, Binh HD, Hung DMet al.(2003), Treatment of amoebic liver abscess with metronidazole alone or in combina-tion with ultrasound-guided needle aspiration: a comparative, prospective and randomised study .Tropical Medicine and International Health 8, 1030–1034. 3. Dr. Deependra Kumar Rai, Dr. Siddharth Singh, Dr. Shyama Kumari (2015), A Rare Case of Massive Pleural Effusion Due To Ruptured Liver Abscess, IOSR Journal of Dental and Medical Sciences (IOSR-JDMS), 73-75. Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang 155
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2