intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TRƯỞNG THÀNH TRỨNG NON TRONG ỐNG NGHIỆM-IVM

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

127
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kỹ thuật IVM là một trong những kỹ thuật phức tạp và khó trong các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Hiện nay, kỹ thuật này được đánh giá là một kỹ thuật nhiều triển vọng trong thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) đối với bệnh nhân bị hội chứng buồng trứng đa nang, trong đó, không cần phải sử dụng phác đồ kích thích buồng trứng thông thường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TRƯỞNG THÀNH TRỨNG NON TRONG ỐNG NGHIỆM-IVM

  1. TRƯỞNG THÀNH TRỨNG NON TRONG ỐNG NGHIỆM-IVM Kỹ thuật IVM là một trong những kỹ thuật phức tạp và khó trong các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Hiện nay, kỹ thuật này được đánh giá là một kỹ thuật nhiều triển vọng trong thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) đối với bệnh nhân bị hội chứng buồng trứng đa nang, trong đó, không cần phải sử dụng phác đồ kích thích buồng trứng thông thường. Kỹ thuật trưởng thành trứng non trong ống nghiệm (IVM) nhằm nuôi cấy và trưởng thành các trứng non ở giai đoạn túi mầm (germinal vesical - GV) lấy được từ buồng trứng không kích thích bằng thuốc đến giai đoạn metaphase II (M II). Tỉ lệ thành công khi thực hiện IVM cho những trường hợp bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang, phải thực hiện IVF, là khỏang 15-20%. GIỚI THIỆU Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một trong những rối loạn nội tiết sinh sản thường gặp nhất ở phụ nữ trong tuổi sinh sản. Các phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang bị vô sinh chủ yếu do không phóng no ãn. Kích thích phóng noãn ở
  2. những bệnh nhân PCOS là phương án điều trị vô sinh cho những bệnh nhân này. Clomiphene citrate là một loại thuốc uống thường được chọn đầu tay để kích thích phóng noãn ở những bệnh nhân này, tuy nhiên, một tỉ lệ lớn các bệnh nhân PCOS có biểu hiện kháng clomiphene citrate (CC). Kích thích buồng trứng (KTBT) bằng tiêm thuốc FSH thường sẽ gây được phóng noãn ở 75% các trường hợp kháng CC (Healy và cs, 1980), tuy nhiên, theo dõi s ự phát triển nang noãn cần hết sức chặt chẽ, bởi vì nguy cơ quá kích buồng trứng luôn cao hơn các bệnh nhân bình thường (Mac Dougall và cs, 1993). Gần đây, kỹ thuật chọc hút lấy trứng non sau đó trưởng thành trứng non trong ống nghiệm để tạo phôi (IVM) được nghiên cứu thành công và bắt đầu đưa vào điều trị cho những bệnh nhân vô sinh do hội chứng buồng trứng đa nang. Phương pháp này hứa hẹn là một chọn lựa thay thế cho phương pháp IVF để điều trị vô sinh cho bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang do tránh được nguy cơ quá kích buồng trứng, tiết kiệm chi phí cho kích thích buồng trứng và đơn giản hóa qui trình điều trị ở những bệnh nhân này. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT IVM Kỹ thuật IVM thành công ở người đầu tiên được báo cáo năm 1991 bởi Cha và cs. bằng cách phẫu thuật xẻ mô buồng trứng để lấy trứng non. Trouson và cs (1994) đã phát triển kỹ thuật chọc hút trứng non ở n hững bệnh nhân PCOS qua ngả âm đạo, dưới hướng dẫn của siêu âm đầu dò âm đạo. Bé gái đầu tiên từ phương pháp
  3. này đã ra đời từ năm 1996. Từ đó, chọc hút trứng non qua ngả âm đạo d ưới hướng dẫn siêu âm trở thành thường qui cho kỹ thuật IVM. QUI TRÌNH THỰC HIỆN KỸ THUẬT IVM 1. Chọn lựa bệnh nhân: thông thường kỹ thuật IVM dược thực hiện ở những bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang vì những bệnh nhân này có số nang noãn thứ cấp nhỏ nhiều hơn bình thường (Chian và cs, 2004). 2. Theo dõi siêu âm và chọn lựa thời điểm để chọc hút lấy trứng: thông thường khi có khoảng 10 nang < 10 mm ở 2 buồng trứng và NMTC dày từ 7 mm trở lên. 3. Chọc hút trứng non từ buồng trứng không kích thích của bệnh nhân qua ngả âm đạo, 36 giờ sau tiêm hCG 5000 đơn vị. 4. Chuẩn bị NMTC thường sử dụng estradiol ngoại sinh bắt đầu sau khi chọc hút trứng. 5. Trưởng thành trứng trong ống nghiệm bằng cách cấy trứng trong môi trường chuyên biệt, tủ cấy 370C, 5% CO2 trong 24 giờ. 6. Kiểm tra sự trưởng thành của trứng. 7. Thụ tinh trứng bằng phương pháp ICSI.
  4. 8. Cấy phôi. 9. Chuyển phôi vào buồng tử cung (thường vào ngày 3 sau chọc hút trứng non). CÁC ƯU ĐIỂM CỦA KỸ THUẬT IVM Do IVM được thực hiện ở các chu kỳ không kích thích buồng trứng, nên IVM có những ưu điểm như: - Tránh quá kích buồng trứng, nhất là bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang. - Tiết kiệm chi phí tiêm thuốc kích thích buồng trứng. - Giảm thời gian điều trị và thời gian theo dõi bệnh nhân. Ngoài ra, khả năng phân lập trứng non từ mô buồng trứng và trữ lạnh trứng non ở những bệnh nhân ung thư cần hóa hay xạ trị là một phương pháp hứa hẹn trong tương lai. KẾT QUẢ CỦA KỸ THUẬT IVM Hiện nay, chỉ có một số trung tâm hỗ trợ sinh sản lớn trên thế giới mới có đủ điều kiện thực hiện thành công kỹ thuật IVM. Số liệu từ các trung tâm này cho thấy tỉ
  5. lệ có thai từ 15% đến 40%, tùy theo trung tâm và đối tượng bệnh nhân. Các báo gần đây có khuynh hướng cho tỉ lệ thành công ngày càng cao. SỰ AN TOÀN CỦA KỸ THUẬT IVM Theo y văn, đã có hơn 400 em bé ra đời từ kỹ thuật IVM trên toàn thế giới. Không có báo cáo nào ghi nhận có sự gia tăng tỉ lệ bất thường hay rối loạn phát triển ở các trẻ này (SV Otte, 2005). KẾT LUẬN Kỹ thuật IVM có nhiều ưu điểm so với kỹ thuật IVF cổ điển có kích thích buồng trứng cho bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang. Kết quả từ kỹ thuật IVM cho thấy IVM hứa hẹn là một chọn lựa trong tương lai để điều trị bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang thay thế cho kỹ thuật IVF cổ điển có kích thích buồng trứng. Tài liệu tham khảo 1. Fertility and Sterility (2000); 73: 978-983. 2. Reproductive BioMedicine Online (2004); 8: 148-166. 3. Reproductive BioMedicine Online (2005); 10: 75-82. 4. Reproductive BioMedicine Online (2006); 13: 340-348.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2