Trượt
lượt xem 3
download
Sau mười năm sống như một con gián nem nép trong nhà, hoang mang đến ngẩn ngơ, tưởng chừng mình đã gục ngã, tôi lại đột ngột vác ba lô lên cao nguyên trốn hết những công việc không dính gì tới văn chương để tiếp nối cái nghiệp viết của mình. Trong tôi đang có sự thay đổi, những ý nghĩ nên viết về bầu trời sương hay viết về giọt sương đã biến mất, giờ tôi chỉ muốn viết sự thật, thật như hơi thở của núi, của cây, của lá, thật như những suy tư đang kéo...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Trượt
- Trượt TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HIỆP Sau mười năm sống như một con gián nem nép trong nhà, hoang mang đến ngẩn ngơ, tưởng chừng mình đã gục ngã, tôi lại đột ngột vác ba lô lên cao nguyên trốn hết những công việc không dính gì tới văn chương để tiếp nối cái nghiệp viết của mình. Trong tôi đang có sự thay đổi, những ý nghĩ nên viết về bầu trời sương hay viết về giọt sương đã biến mất, giờ tôi chỉ muốn viết sự thật, thật như hơi thở của núi, của cây, của lá, thật như những suy tư đang kéo trĩu “con gián” tôi xuống từng đêm, từng ngày. Tôi ngộ ra một điều đơn giản: Bản thân của các sự thật quanh ta đã thật đáng để viết, bất kể nó là gì. Trong đề cương nộp cho tổ chức sáng tác tôi chỉ ghi vài ý tưởng chứ cũng chưa biết mình sẽ viết gì trong thời gian ở trại, những trang viết của tôi luôn gắn với những bất ngờ, luôn chờ đợi những bất ngờ. Đài truyền hình địa phương đến đặt vấn đề quay một đoạn tư liệu về tôi để giới thiệu trong chương trình văn nghệ, lưỡng lự một chút nhưng tôi cũng nhận lời và mỉm cười với ý nghĩ người ta đang tốn thời gian cho một con gián. Chính cô đạo diễn người dân tộc Chu Ru đã làm cho tôi phải lang thang nhiều lần trên các triền dốc dựng đứng, mờ ảo huyền hoặc và những lùm dã quỳ lấp lóa vàng nâu. Tôi viết gì đây? Vì sao tôi viết? Chất liệu nào sẽ giúp tôi viết những trang sự thật cân đối và đạo đức? Những câu hỏi ấy cứ bám riết vào tôi. Trong buổi phỏng vấn cuối cùng, tôi có ngồi lại trò chuyện với đạo diễn Srí (tên cô ấy) và tôi bị cuốn đi, háo hức, xúc động. Đêm ấy, giữa khuya, tôi bật dậy như chiếc lò so, người nóng ran với quyết định viết về chính những trải nghiệm có thật của Srí và triền dốc dựng đứng bên kia Nhà sáng tác. …- Ông chọn đi! Long tu, Hoàng thảo, Tiên hài…? Thanh đạm hay Giáng hương?
- - Không, củ lan có tấm hình kèm theo kia. - Cây lan đen này đang ngủ. - Thuần hay lai, cô? - Thuần. - Tôi lấy. - Ông nhìn gì thế? - à… không… Nhẫn đẹp quá! Lâu ngày cô không đánh bóng cặp nhẫn? - Tôi không biết bằng cách nào - Đun nước bồ kết cho sôi… Srí nghe một hơi thở nhẹ từ người đàn ông đang bối rối. Sao ông ta lại nhìn cặp nhẫn? Tay Srí tự dưng mân mê mặt nhẫn trống đính hạt cây kơ nia đỏ, rồi lại mân mê nhẫn mái mặt đính hạt cây rừng màu xanh. Cô ra đời vào thời điểm cái lạnh chui vào tận nong tằm của người Chu Ru, cô là kết quả của một chuyện tình buồn có gắn với cái tên mẹ đặt cho là Chiếc Nhẫn này đây. Mẹ đã trốn khỏi nhà Dài trong mùa bắt chồng năm đó. Dòng tộc bị bồi thường một con trâu mộng nên bà lớn tiếng mắng: Đàn ông Chu Ru cả vạn: ở Pró, R’Lơm, Cam Butta, K’Dơn… mầy thích ai thì nói! “Người ấy có… vợ rồi.” Không được! Pô Plây không cho mà. Mẹ trốn khỏi Đơn Dương với một gùi đá lấp lánh, mẹ âm thầm giấu được những khi đi hái dâu trên nương. “Mẹ bán những thứ lấp lánh để nuôi một đứa lấp lánh của, mỗi lần nựng nịu Srí mẹ thường nói vậy. Da chỉ hơi ngăm, tóc duỗi dài thẳng mượt, dáng cao ráo, học hành tới nơi tới chốn. Một thời, người con gái Chu Ru quàng chiếc khăn lụa vàng, đi chiếc SH trên dốc đá trở thành biểu tượng mới của cao nguyên, ai đó đã nói về Srí như thế. Giàng đã cho Srí tất cả, mẹ đã cho Srí tất cả, trừ hạnh phúc. Chiếc Ford đen trườn lên dốc đá. Srí chồm người theo: “Ông ơi, nó không thích chậu chật”. Nhưng khối đen bo cạnh thật đẹp mắt ấy đã quặc sang phía rừng thông. Srí ngẩn ngơ. Vậy là cặp lan đen của cô đã bị tách đôi. Đau lòng sao đem ra bán? Bán sao còn
- đau? Srí phẩy tay quay lưng, cô đổ người xuống chiếc ghế xếp. Cả cao nguyên chỉ mình cô có cặp lan quý này, Srí định đưa ra giới thiệu nó để dễ bán những loại lan đại trà, không ngờ chủ nhân chiếc ford đen này mua nó vô điều kiện như vậy làm cô không kịp phản ứng. Mà ông ta là chủ chiếc Ford đen hay chỉ là người làm công? Hay xe thuê? Biển số trắng. Chắc là của ông ta. Mà cũng có thể là thuê. Thời buổi này, không ai dám chắc điều gì. Dám mua một cây lan đang ngủ. Hơi thở nhẹ của người đàn ông này ám ảnh thật, có gì như một làn hơi trên miệng núi lửa đã ngủ. Ông ta là ai? Không phải dân địa phương, nước da sậm nâu tích nắng lẽ nào là người xứ lạnh. Mắt trong veo giữa sương mù. Srí nhấc vội giò lan còn lại đặt sâu vào bên trong. Ông ta là ai? Câu hỏi lại vang lên trong đầu Srí lần nữa. Xe đen. áo da đen. Thích lan đen. Gu này ở đâu ra vậy? Xứ này? Không phải xứ này? Quen? Lạ? Srí đóng cửa quầy sớm, cô định lao về Đài truyền hình, trưa nay cô có chương trình dở dang. Sau thời gian làm phát thanh viên tiếng Chu Ru ở Đài Trung ương, cô được tập huấn, được đưa về quê làm chương trình Văn nghệ dân tộc thiểu số, rồi chung cả chương trình. Nhân vật của cô là một nhà văn biến mất hơn mười năm qua vừa xuất hiện trở lại, đang đến ở Trại sáng tác. Một nhà văn dân tộc thiểu số nhưng trông rất “Kinh”. Srí khẽ cười với cách nghĩ chơi chữ của mình. Thật ra công việc ở Đài truyền hình cũng đã làm cô kiệt sức. Nhưng từ ngày biết mình bị bệnh thì cô đã ẩn náu trong quầy bán hoa này. Srí tạo thêm công việc để chạy trốn trong công việc, đây là vương quốc nhọc nhằn của mình, cô lao đi lao về để quên đi câu nói của tay bác sĩ: “Phẫu thuật bảo tồn và sau đó xạ trị hay cắt bỏ tuyến vú là những việc có thể”. Có thể… Srí rụng rời tay chân khi nghe cái từ “có thể” ấy. Chợt Srí sựng người lại. Một tiếng sạt thật mạnh bên kia chỗ quặt sang phía rừng thông. Srí đứng tim. Có điều gì đó khủng khiếp vừa xảy ra. Ông ta? Ông ta đã bị… Srí hổn hển thở. Cửa quầy đã đóng nhưng Srí không tài nào dắt được xe. Tay chân Srí lập cập run. Đôi môi Srí lập cập run. Cây lan đen xui xẻo?! Srí cố xua cái ý nghĩ nặng nề ấy ra khỏi đầu. Ông ta có sao không? Tiếng sạt mạnh như thế chắc chiếc xe đã lộn đầu xuống đèo. Làm sao đây? Đi chẳng được thì ở. Srí cố dồn sức vào đôi bàn tay run run, đôi đầu gối run run để chống được cửa quầy hoa. Mình đâu có làm gì được. Điện thoại không có. Srí
- là người duy nhất ở khu này không có điện thoại. Từ ngày mất điện thoại, mỗi lần Srí có ý đi mua chiếc điện thoại mới là anh chồng lại lên tiếng: Mẹ mày làm sao rồi í, thế là thôi, ý định tắt ngấm. Làm sao kêu người đến cứu đây? Mồ hôi lạnh túa ra hai bên thái dương. Tay chân bủn rủn. Đầu Srí nặng trịch, bao nhiêu suy nghĩ trong đầu đông cứng lại. Srí bị dán xuống chiếc ghế xếp, bị lún vào chiếc ghế xếp. Srí cố đứng lên để chồm người ra đoạn được quặt sang phía rừng thông. Gió thông hú ghê quá. Srí lắng nghe động tĩnh, nghiêng đầu, nghiêng tai, chẳng có gì ngoài tiếng thình thịch của trái tim trong lồng ngực mình. Sao thấy ông ta quen quen. Srí cố mường tượng lại khuôn mặt ông ta. Mắt trong veo giữa sương mù. Sao đôi mắt quen quen? Đôi mắt trong veo này Srí đã gặp đâu đó. Nhân vật ở Đài? Nhà văn? Nhà thơ? Chịu, không nhớ nổi. Trại sáng tác này một năm dăm chục đoàn nhà văn nhà thơ làm sao nhớ nổi. Đất nước này sao mà lắm nhà văn nhà thơ thế? Srí phụ trách chương trình văn nghệ nên thường xuyên chọn nhà văn nhà thơ để phỏng vấn, giới thiệu. Chắc không phải, nhà văn không giàu có, không đi xe ford. Quen quen. Nhưng có moi óc cũng không tài nào nhớ nổi người này. Đôi mắt trong veo giữa sương mù. Hơi thở, hình như khung xương sườn hay phổi gì đó có vấn đề, có thể đơn giản là lớn tuổi, hơi thở dài buồn và hiền như làn hơi núi lửa đã già, đã lạnh. Srí nhấc được cơ thể ra khỏi ghế. Chiếc ghế gập lại bật ngửa. Srí lảo đảo, cố đưa chân tránh chậu lan đen còn lại. Srí vung tay vào khoảng không giữ thăng bằng. Srí thầm trách tính hay ghen của chồng mình, chính vì bị ghen quá sức mà cô không có điện thoại. Biết kêu cứu bằng cách nào đây? Srí vịn một tay vào lùm giáng hương làm gẫy một vòi hoa nâu viền tím. Srí thở gấp. Tim vẫn đang muốn nhảy khỏi lồng ngực. Chắc là máu ông ấy phải ra nhiều lắm? Chắc là bị bắn ra khỏi xe, đập đầu vào gốc thông? Đôi mắt trong veo giữa sương mù đã đập vào gốc thông. Chắc là đau đớn? Hay đã tắt thở. Có nhiều kiến đang bò trên khuôn mặt bất động của ông ấy? Srí rùng mình. Gió thông hú ghê quá. Sương càng lúc càng dày. Chắc là ông ấy đã tắt thở? Câu hỏi ấy vang lên một lần trong đầu Srí, nó cứ vang lên mãi. Srí cố xua nó càng vang lên, vang lên lần nữa, rồi lần nữa. Srí đưa tay bịt tai, ôm đầu, nó càng vang lên rõ hơn nữa. Lẽ nào đôi mắt trong veo giữa sương mù ấy đã chết?! Đôi chân Srí đã lên được tới đỉnh dốc. Srí thấy được đôi chân
- mình đã tới đỉnh dốc vì nó đã dẫm phải một phiến đá nhọn. Người ở đây mà hồn ở đâu? Hồn mình hay hồn ông ấy? Hồn ông ấy chắc là bay đi rồi. Hồn mình cũng đang muốn bay đi. Hồn mình dường như đã gẫy như vòi hoa giáng hương nâu viền tím. Srí loạng choạng nhưng cũng đã đến chỗ đoạn đường quặt sang phía rừng thông. Một đám dã quỳ gẫy nát. Đường dã quỳ gẫy nát kéo dài xuống dưới lưng đèo. Dấu đất mới bị cày xới. Srí chụm hai tay lại bắt đầu hú. Tiếng hú khản quá. Nghẹn. Srí hắng giọng rồi hú lần nữa, lần nữa. Gió thông hú át. Tiếng hú của Srí lọt thỏm giữa tiếng hú gió thông. Srí bất lực ngã phịch xuống đám dã quỳ gẫy nát. Giàng ơi! Có phải là người ấy không? Có phải là tình yêu tuyệt vọng của mẹ tôi đây không? Có phải là khoảng trống lớn lao trong con người tôi đây không? Đúng là người làm ra những chiếc nhẫn cưới, những chiếc srí tín vật tình yêu. Đúng rồi, đôi mắt trong veo giữa sương mù. Do không nghe được mùi sáp ong và phân trâu nên Srí chưa nhận ra. Ông ấy, vua nhẫn của mình đây mà. Mắt buồn. Hơi thở buồn. Srí chợt hiểu lý do tại sao mùa bắt chồng năm đó mẹ mình bỏ trốn khỏi làng. Dốc đứng. Độ cao. Nghĩ tới mấy cái tiếng ấy thôi là người Srí đã nổi hết gai ốc. Có một dòng điện lạnh buốt cứ dợn dợn quanh hai thái dương và dọc theo sống lưng. Tay chân cứ như bị rút gân. Những đóa sáng nhờ nhờ lấp lóa trên ngọn thông nhợt nhạt. Sương vốc được cả trên tay. Ông ấy! Đó là một xác nhận trực giác đồng thời cũng là mệnh lệnh đang vang vang trong đầu Srí. Cô nắm tay vào một thân dã quỳ còn lại và đưa chân. Hai chân Srí líu quíu trượt theo đường gẵy nát của dã quỳ. Sợ. Một nỗi sợ bao trùm lên mọi suy nghĩ, làm tê liệt mọi suy nghĩ. Hu…ú! Vừa chạy vừa hú. Có lẽ hú sẽ đỡ sợ hơn. Srí căng ngực hú hét. Những cây dã quỳ khô quất liên tiếp vào người. Srí ra sức thắng người lại nhưng không được, cơ thể cô đã lao đi mà không cách gì kiểm soát. Cô chết điếng, nước mắt sống tràn ra làm mờ mắt, cũng không cách gì lau được. Nước mắt Srí dầm dề đôi má. Srí mất đà té nhào xuống, lộn vòng, lộn vòng. Nổ đom đóm mắt. Srí thấy mình bay lên lơ lửng. Một vùng sáng ngũ sắc trước mặt. Lung linh. Những đôi cánh ánh sáng nhảy múa. Xứ sở của cái đẹp, của thiên đường chăng? Cô chợt muốn lao vào đó, cô nghĩ nơi đó mình sẽ thanh thản, nhưng cứ lơ lửng, tay chân không cử động được. Cô bị treo ở đó. Srí tự biết căn bệnh ung thư của mình nên nơi này không dung chứa. Cái đẹp
- đã từ chối cô. Srí chợt mường đến những tế bào xù xì gớm ghiếc đang phình to trong thân xác. Srí cay đắng. Không! Mình không có tội lỗi gì cả! Srí muốn hét lên như vậy nhưng lời của cô đã thành vô thanh trước vùng sáng ngũ sắc lộng lẫy này. Srí thèm một giọt nước mắt lúc này nhưng má cô cứ ráo hoảnh. Tại sao mình không phải là cô gái Chu Ru khỏe mạnh, trong sáng, “lấp lánh” như ao ước của mẹ? Tại sao? Nước mắt sẽ làm mình nhẹ lòng hơn. Nước mắt hóa giải chứ không phải là sự phán xét. Srí ghét sự phán xét. Không… Srí cố gào nhưng không được gì, không có chút âm thanh nào vang lên. Cô kiệt sức dần, xuống thấp dần rồi về nhập lại vào cái xác còng queo trong đám cỏ tranh. Cái xác nhúch nhích. Srí chớp mắt, lồm cồm bò dậy. Lại trượt. Trượt dài. Tóc bay móc vào cành cây. Da đầu nhói lên. Loáng thoáng trong đầu hình ảnh cái hộp sọ trọc lóc sau khi xạ trị. Lại trượt. Các ý nghĩ biến mất. áo bay móc vào cành cây. Cả da thịt cũng móc vào cành cây. Cả người nhói lên. Vẫn trượt. Không sợ nhưng hai chân không còn làm chủ, bị cuốn, đẩy, va móc vào nhau có lúc chúi nhủi phía trước, lúc ngã nghiêng mất thăng bằng, loạng choạng, những bông dã quỳ khô quệt ngược vào mạnh như cú tát tai, nổ đom đóm nhưng vẫn chạy. Không có gì để bấu víu, những cây dã quỳ lỏng chỏng như bèo, đụng vào là tuôn theo cả gốc cả rễ. Đến gần một góc thông, định vòng tay ôm để thắng lại nhưng nghĩ cây sẽ đập mặt vào, lại né, lại chạy. Không cưỡng được. Không thắng được. Không dám làm điều gì khác thường được. Chỉ nhào theo thứ lực hút ma quỷ nào đó dưới chân đồi. Mấy ngón chân đập vào đá. Chắc là mấy cái móng chân đã tróc gẫy, biết vậy nhưng không dám nhìn. Hình như mấy ngón chân mất cảm giác? Cứ đưa đi, đưa đi về phía trước như hai cây que tự động. Chắc là hai bàn chân đã nát bét. Phải cúi xuống nhìn thử! Không, lỡ đập mặt vào gốc thông thì sao? Nhưng… giá nào cũng phải nhìn thử nó bị bầm dập ra sao… ầm! Ngay lúc Srí vừa cúi xuống chỉ kịp thấy những cọng cỏ tranh thì đã bị một cú trời giáng. Nổ đom đóm. Rạt! Mặt, ngực, bụng chà vào lớp vỏ cứng sần sùi. Một vòng. Hai vòng. Srí tuột tay khỏi cây thông ngã bật ra. Lăn. Lăn tròn. Người rúm lại nhưng vẫn lăn. Móng cỏ tranh đâm cả vào sườn nhói đau, nhức nhối. Hai tay co lại ôm đầu, che mặt. Qua cái hụp cạn, lộn quăng cả người lên. Đổ phịch xuống. Lại lộn quăng lần nữa, tưởng gãy cổ. Lăn tròn. ầm! Không
- còn biết gì nữa. Không còn biết gì nữa trong bao lâu thì chịu. Khi tỉnh lại chỉ biết là từ nãy giờ mình không còn biết gì nữa. Đây là đâu? Có lẽ hướng đã bị lệch? Không! Hướng đi lên thì nhiều nhưng đi xuống chỉ có một, làm sao mà lệch được. Chắc là không còn đúng vị trí chiếc xe. Nhúc nhích ngón tay. Nhúc nhích khuỷu tay. Đau nhưng vẫn còn cử động. Mở mắt. Gốc thông đen sậm. Gốc thông giống người có hai cái miệng. Chắc là hai vết sẹo trên thân cây. Không. Chắc là một vết mà mình nhìn thành hai. Có lẽ hai cái miệng thật. Mình vừa nghe tiếng rên hư hử, tiếng rên sao như tiếng gọi tên mình, Srí…Sr…i…i…. Cả tiếng thở nhẹ. Đúng là tiếng thở nhẹ đó. Nhưng sao lại phát ra từ cây thông? Hình như phát ra từ người hai miệng. Một miệng rên hư hử. Một miệng thở nhẹ. Cỏ tranh trắng xanh dài dài nhòe nhoẹt sát bên mắt. Tất cả nghiêng chao, dâng lên, hạ xuống. Cố giữ chúng yên để nhìn cho rõ nhưng xanh vẫn chao, trắng vẫn nghiêng. Lại nhắm mắt. Rùng mình. Đầu ê ẩm. Mình mẩy ê ẩm. Tay chân ê ẩm. Xanh vẫn chao. Trắng vẫn nghiêng. Sr…í…í…Srí…Sr…í…í…í… Người hai miệng lại gọi mình. Không. Là cái miệng kia gọi. Một miệng chỉ có tiếng thở nhẹ. Nhẹ và dài. Đúng là tiếng thở đó! Một tiếng thở nhẹ và dài. Tiếng- thở- ra. Srí đột ngột hú, vừa hú vừa chạy như một thây ma lao trong sương mù. Chiếc váy đã bị rách toạc, một mảnh vải lớn đã móc lại đâu đó, Srí biết về chiếc váy là do thấy lạnh ở hai đùi. Bông quỳ vàng nát vụn dính bết khắp cơ thể. Srí lại mất đà lần nữa. Srí lăn nhanh xuống, đầu óc tối tăm, choáng váng. Tỉnh lại cạnh chiếc xe đen. Mùi sơn. Mùi sắt. Và mùi máu. Srí nhúch nhích bàn tay mình rồi mở mắt từ từ. Bàng hoàng. Rùng mình. Tất cả đã đông cứng trong sương mù. Srí lết người tới vuốt đôi mắt trong veo giữa sương mù. Đôi mắt đã đông cứng. Chậu lan đen ngả cạnh ngực. Srí nghe mùi sáp ong và phân trâu. Srí rút hai chiếc nhẫn từ tay mình rướn người mò mẫm trong sương mù đeo vào ngón tay đầy máu. Máu nhầy nhụa. Srí ráng sức đẩy hai chiếc nhẫn từng chút một cắt qua những nhầy nhụa máu vào sâu trong ngón tay. Rồi tay cô chợt buông xuôi. Đuối. Cô muốn gọi một tiếng ‘Cha ơi” bằng tất cả sức lực còn lại nhưng chỉ thều thào. Cô biết đây chính là cha mình, người đã bỏ làng ra đi, mẹ cũng bỏ làng ra đi trong mùa bắt chồng năm đó, nhưng họ không gặp nhau. Điều gì làm cô chắc chắn như vậy? Cũng không biết nữa. Có
- lẽ chính là hơi thở ấy. Cô quá đuối sức, máu không biết từ đâu lan khắp người. Ráng khóc. Khóc nấc từng hơi chậm, cô hình dung những giọt nước mắt của mình cũng đông cứng như những giọt thủy tinh, như những giọt máu khô trên má. Trong sương mù, tất cả đều đông cứng, chỉ máu đang lan ra và gió thông là hú mãi. Hú hú hú… hú…huuu…uu… Srí lại hoàn hồn. Hóa ra cuộc gặp kia chỉ là ảo giác hay mộng mị gì đó. Cơ thể đang bị quật qua quật lại, bị lao đi không kiểm soát được. Sương đục như sữa, có lúc Srí nghĩ nếu sương đông đặc lại có thể giữ được mình. Lại “có thể”, mình sợ cái từ có thể ấy. Rào! Roẹt! Bục! Cơ thể Srí như món đồ chơi bầm dập trong tay của dốc đá. Trượt! Nghe nhiều nhưng lần đầu tiên cô thốt lên nó trong ý nghĩ rõ ràng về tình trạng của mình. Trượt có nghĩa là trượt mãi không có điểm dừng… Rào! Roẹt! Bục! Cô ân hận vì khởi đầu ý định của mình là cứu người, còn bây giờ nó mang ý nghĩa là cùng chết. Srí chết điếng vì sự nhận biết ấy. Bàn tay phải của Srí chợt chụp lấy bàn tay trái, Srí cố giữ chặt chiếc nhẫn trống và chiếc nhẫn mái, giữ chặt ngón tay đeo nhẫn của mình. Trong lúc còn nghĩ được thì... Cả ý nghĩ của mình cũng đang trượt. Rào! Roẹt! Trượt… Trượt mãi… Trượt mãi… Trượt mãi… Phần còn lại của buổi nói chuyện giữa tôi và đạo diễn Srí là những tình tiết cô ấy được cứu sống và những bàng hoàng, hoảng hốt, giật mình. Đổi thay nhiều nhưng căn bệnh ung thư vẫn còn trong cơ thể. Cho đến khi tôi viết đến những dòng này, Srí vẫn chưa bị xạ trị, cô ấy sợ nhất là mất mái tóc chứ không sợ một cơn trượt đi vào cõi mộng mị nào đó. Srí cũng nghĩ như tôi: bản thân cuộc sống là phù sinh thì trượt nhanh và đau đớn như Srí chỉ là một bước phù sinh cuối cùng. Tôi định đưa cho Srí xem bản thảo này, chắc cô ấy cũng muốn dừng ở đây mà không muốn viết thêm về những hệ lụy. Vứt bỏ hết những thừa thãi để trượt nhanh hay mang thật nặng để trượt cho nhanh hơn? Tôi đang phân vân như vậy thì nhận được tin Srí đột ngột qua đời vì căn bệnh ung thư, căn bệnh thật ác nghiệt, khi người ta vừa nhận ra mình là bệnh nhân thì cũng là lúc chấm hết mọi chuyện. Tôi lưu truyện này vào máy như một tập tin đã đi vào quên lãng. Đúng hơn là tôi không dám đụng tới. Mãi năm sau, mùa dã quỳ khác đã thay áo mới, tôi quay lại cao nguyên.
- Mưa. Cơn mưa đã vô hiệu hóa chiếc áo da, hai bàn tay tôi thọc sâu trong túi mà vẫn run lập cập. Chợt tôi nghĩ về Srí. Dưới lòng đất lạnh, chắc mái tóc của Srí đã dài thêm chút nữa, chắc là máu đã khô kiệt và rã mục. Đôi mắt luôn khao khát về cội nguồn của mình chắc giờ đã rữa ra cùng đất đỏ ba dan của cao nguyên. Tôi hình dung trong một mảng đất đỏ nhói nào đó đang hiển hiện đôi mắt của Srí và hai bàn tay cố giữ chặt chiếc nhẫn trống và chiếc nhẫn mái, những tín vật cội nguồn của mình. Tự dưng tôi chóng mặt, đất chao nghiêng và tôi thấy mình đang trượt đi, một con gián huơ huơ cặp râu bất lực đang trượt ngay chính trong cái hốc bé nhỏ. Ngón tay đeo nhẫn của tôi chợt lạnh buốt, đau quặn trong tim, tôi hú một tiếng đến vỡ giọng rồi tiếp tục trượt đi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Truyện tranh đội quân nhí nhố_Chapter 10: Nhà vô địch trượt tuyết
148 p | 149 | 54
-
Kỹ thuật và thực hành Patanh
75 p | 92 | 26
-
Kinh nghiệm đi xe máy khi đường trơn trượt
4 p | 113 | 15
-
Phát Súng Trượt
180 p | 55 | 10
-
Trượt tuyết mùa hè và những điểm đến thú vị
11 p | 97 | 9
-
CÁC CÁCH TRƯỢT PATIN CƠ BẢN
7 p | 122 | 7
-
Đôi điều lưu ý khi trượt cát tại Phan Thiết
3 p | 121 | 7
-
Kỹ thuật và thực hành Patanh: Phần 1
51 p | 59 | 6
-
Đến Thụy Sĩ trượt tuyết
6 p | 64 | 5
-
Trượt Đại Học
4 p | 76 | 5
-
Mùa trượt tuyết ở Hokkaido
10 p | 83 | 4
-
phát súng trượt: phần 1
92 p | 49 | 4
-
phát súng trượt: phần 2
114 p | 39 | 4
-
Con...trượt rồi bố ạ
4 p | 85 | 4
-
Thiên đường của môn trượt tuyết
7 p | 52 | 3
-
Trượt băng – niềm vui mùa đông ở Bắc Kinh
6 p | 61 | 3
-
Chiếc xe trượt tuyết
6 p | 68 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn