Truyện cười dân gian - 2
lượt xem 62
download
Tham khảo tài liệu 'truyện cười dân gian - 2', giải trí - thư giãn, truyện cười phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Truyện cười dân gian - 2
- Sưu Tầm: Đặng Hoành TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN BẮT TRỘM DÊ Có một người đàn bà tham lam, thấy nhà hàng xóm có đàn dê đẹp và thỉnh thoảng bán dê lại có tiền mua sắm các thứ, nảy ra ý định bắt trộm một con dê con của nhà hàng xóm. Bắt trộm được dê rồi người đàn bà này trói con dê và đút xuống gầm giường và dặn con: - Đừng có nói cho ai biết đấy nhé! Đứa con gật đầu và ra đứng ở ngoài cổng. Một lát sau, nhà hàng xóm đi tìm dê. Người hàng xóm vừa đi vừa chủi, đào gốc bốc rể đứa nào tham lam bắt trộm con dê con. Khi người hàng xóm mất dê vừa đi vừa chui qua cổng nhà người đàn bà tham lam, đứa con nhà tham lam nói: - Mẹ cháu không bắt trộm dê của bác đâu, bác đừng có đến nhà cháu để tìm dê! Người đàn bà tham lam liền chạy ra cổng, lôi tuột đứa con vào sân mà quát: - Ai bảo mày bép xép? Người hàng xóm nghe thấy như vậy, liền đi vào nhà người tham lam để tìm dê vì đã có ý nghi ngờ nhà này. Thấy người hàng xóm vào, người tham lam hoảng hốt, hai mắt đảo lia lịa. Đứa con nói với người hàng xóm: - Bác ơi, hôm nay, mắt mẹ cháu không giống mắt con dê đang nhốt ở gầm giường nhà cháu đâu! QUAN HUYỆN DỎM L ão Tạ và lão Nghiêm là hàng xóm của nhau, thỉnh thoảng vẫn chè đi thuốc lại, xem chừng cũng thân thiện đấy. Một hôm, lão Tạ nói với lão Nghiêm: - Tôi sẽ mua tất cả hơn trăm mẫu ruộng của làng ta để cho thuê và phát canh thu tô. Lão Nghiêm nói: - Cánh đồng làng ta xưa nay là chỗ chăn vịt của tôi, nay tôi sẽ thả một nghìn con vịt cho nó ăn hết thóc của ruộng ông. www.vuilen.com 25
- Sưu Tầm: Đặng Hoành TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN Hai người bất đồng với nhau, lúc đầu con vừa phải, càng về sau càng gay gắt, cuối cùng là đưa nhau lên quan huyện để kiện cáo nhau. Cũng vì cả hai người chưa lần nào đến huyện đường, cho nên khi đi qua một trường học lớn, có cổng ra vào to cao, hai người cho rằng đây là huyện đường, liền dắt nhau vào trình bẩm. Sau khi nghe thủng câu chuyện và biết hai người này quá thật thà, quá vô tâm, ông giáo có cái đầu hói cao mà hai người nhầm là quan huyện, làm ra dáng đường bệ, nói: - Bản quan tha tội cho các ngươi, vì chuyện này đáng lẽ ra phải trình báo lý trưởng, nếu lý trưởng thấy cần phải lên huyện thì lý trưởng sẽ cho người giải các ngươi lên đây, không được tự ý vào “huyện đường” như thế này. Còn chuyện đó thì không có gì là khó xử cả, chỉ có điều là hiện nay bản quan chưa có sắc phong bổ nhiệm làm tri huyện. Lão Tạ hỏi ngay: - Vậy thì bây giờ chúng tôi phải làm gì ạ? Quan huyện đầu hói nói: - Thì lão Tạ cứ về làm ruộng, lão Nghiêm cứ về chăn vịt! LINH HOẠT C ó một người bố dạy con cách ăn nói sao cho có tính linh hoạt, không nên cứng nhắc là khẳng định hay phủ định. Người bố bảo con: - Trong giao tiếp hàng ngày, ngôn ngữ là thể hiện trình độ của mọi người, cho nên con nên học cách nói linh hoạt, đừng nên nói dứt khoát như đinh đóng cột, ví dụ nóng - lạnh, có - không, vui - buồn, gầy - béo v.v... Người con chưa rõ, hỏi lại: - Thế nghĩa là thế nào, con chưa hiểu? Vừa lúc đó, có một người hàng xóm sang mượn cái cuốc. Người bố nói với người hàng xóm: - Nhà tôi có cái cuốc nhưng lúc có lúc không! www.vuilen.com 26
- Sưu Tầm: Đặng Hoành TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN Ngườí hàng xóm nghe nói giọng đó là có ý không muốn cho mượn, chẳng nói chẳng rằng ra về. Người bố bảo con: - Đấy nói linh hoạt là nói như vậy, lúc có lúc không. Người con mới vỡ lẽ ra và lẩm bẩm đọc cho nhớ: “Lúc có lúc không”. Một hôm, một người khách đến nhà hỏi người con: - Bố cháu có nhà không? Nhớ lời bố dặn là phải ăn nói linh hoạt, người con trả lời khách: - Lúc có lúc không! VẪN KHÔNG THUÊ M ột ông nhà giàu nọ, tiền của nhiều nhưng không thuê người làm. Việc lớn việc nhỏ, nên ngày nào cũng mệt mỏi, vất vả quá. Bạn bè khuyên ông nhà giàu thuê người làm, còn mình chỉ nên làm những việc nhẹ nhàng trong nhà cho phù hợp với sức khỏe để còn sống được lâu mà hưởng phú quý. Ông nhà giàu bĩu môi: - Nói dễ nghe nhỉ? Thuê người là mất tiền công, mất cơm ăn, tôi cố làm một tí thì chả mất gì cả gì cả Mọi người đều biết tính keo kiệt, chi li quá đáng của ông nhà giàu. Một hôm, có một người bạn muốn trêu chọc ông nhà giàu, nhưng làm ra bộ rất chân tình và thông cảm, nói với ông nhà giàu. Đúng như ông nói, mất tiền, mất cơm, tốn kém quá! Tôi sẽ giúp ông cho người hầu của tôi sang đây để cho ông sai bảo làm việc. Người này làm rất khỏe và chắc chắn, không ăn cơm không lấy tiền công, được chưa nào? Ông nhà giàu suy nghĩ một lát rồi hỏi: - Tiền công không lấy thì còn được, chứ cơm cũng không ăn thì nó chết đói à? Người bạn giải thích: - Thế mời gọi là đặc biệt, thế mới gọi là chân tình của tôi muốn giúp đỡ ông. Người hầu này đã được tu luyện nhiều năm, chỉ há mồm hút gió mà sống rất khỏe mạnh và làm việc rất hăng. www.vuilen.com 27
- Sưu Tầm: Đặng Hoành TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN Người này có một nhược điểm nhưng tôi đã rèn luyện và khác phục được rồi. Ông nhà giàu hỏi ngay: - Nhược điểm gì vậy? Người bạn nói giọng nhỏ hơn nhưng có ý hơi thẹn: Vì hắn chỉ hút gió mà sống cho nên việc đại tiện của nó thải ra toàn là khói đen, tôi đã tập cho nó đại tiện vào ban đêm cho nên chẳng ai biết cả. Ông nhà giàu lại suy nghĩ một lát rồi nói: - Vẫn không thuê! Người bạn ngạc nhiên: - Sao vậy? Ông nhà giàu cười ranh mãnh: - Không lấy tiền công, được? Không ăn cơm, được! Nhưng đại tiện mà chỉ ra toàn khói thì tôi lấy phân đâu để bón ruộng? CHIM SẺ SẮP CỔ M ột ngày xuân đẹp trởi, chim Sẻ sắp cỗ mời chim Sáo và chim Thúy đến dự. Họ hàng và bạn bè đến đủ, chủ sự là chim Sẻ trịnh trọng mời từng thành viên vào mâm theo thứ tụ sắp sửa. Chim Sẻ nói với chim Thúy: - Thưa anh, vì tình bằng hữu mà anh bớt chút thời gian quý báu đến dự cuộc vui này, rất cám ơn! Anh là người mặc bộ đồ đẹp nhất sang trọng nhất, xin mời anh ngồi lên mâm trên. Đến lượt chim Sẻ mời chim Sáo: - Anh tuy rằng là bậc trên tôi, nhưng anh mặc bộ đồ xoàng xỉnh quá, tối màu quá, mời anh ngồi mâm dưới đây? Chim sáo mắng ngay: www.vuilen.com 28
- Sưu Tầm: Đặng Hoành TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - Đồ mất dạy, thì ra mày nhìn người bằng quần áo chứ không phải vì đạo lý và tình cảm hả! Tao nhầm là đã giao du với mày! Chim Sẻ bị mất mặt trước mọi người, ghé sát tai chim Sáo, thanh minh: - Trời sinh ra tôi như vậy mà! Thế đấy, thời nào cũng có, ở' đâu cũng có những người chỉ nhìn vào trang phục mà đánh giá họ cao hay thấp. CÁI BÀN HAI CHÂN Nhà Ông Hàn chưa có cái bàn nào để đặt bộ ấm chén uống nước hoặc đêm trăng sáng mang ra sân ngồi ngắm trăng. Muốn đóng cái bàn, nhưng ông Hàn lại tiết kiệm gỗ, chỉ đưa cho thợ số gỗ của cái mặt bàn và hai cái chân. Thợ nêu ý kiến, ông Hàn gạt đi, nói: - Xưa nay vẫn có câu “Mưu thầy, mẹo thợ” mà lị, cái giỏi hơn tôi là ở chỗ chỉ có hai chân mà vẫn đóng được cái bàn! Thợ mộc suy nghĩ một lát rồi nói: - Tôi nghĩ ra rồi, làm được! Tôi sẽ đóng cái bàn có hai chân, còn hai chân kia không cần thiết vì cái bàn này sẽ dựa sát vào tường nhà. Như vậy là tiết kiệm được gỗ. Ông Hàn phấn khởi: . - Đúng lắm, thợ mộc giỏi có khác? Chiếc bàn đóng xong, dựa sát tường, chủ và thợ cùng ngồi uống chè Tam Bảo. Một đêm trăng sáng, ông Hàn muốn bê cái bàn ra sân ngồi uống chè ngắm trăng. Đem bàn ra giữa sân rồi mà không biết dựa vào đâu, ông Hàn phát bực, bảo vợ đi gọi người thợ mộc tới. Khi người thợ mộc tới, ông Hàn vẫn đang đặt cái bàn giữa sân, một bên là hai chân bàn, một bên là ông Hàn đang đứng dựa. Ông Hàn thấy thợ mộc đến, đang bực sẵn vì nãy giờ phải đứng giữ cho cái bàn hai chân khỏi đổ, ông Hàn mắng ngay: - Thợ thuyền đồ phọt phẹt, mất cơm ăn rượu uống, mất tiền mất gỗ mà bây giờ không có cái bàn để ngắm trăng à! Người thợ mộc cười vui: www.vuilen.com 29
- Sưu Tầm: Đặng Hoành TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - Xin ông bớt nóng? Đấy, bà Hàn nhìn xem hiện giờ cái bàn chẳng đứng thẳng bằng bốn chân rồi đó sao! Ông Hàn vỡ lẽ: - Nhưng mà... bên đấy là hai cái chân bàn còn bên này là hai cái chân tao! Người thợ mộc càng vui hơn: - Trăng đêm nay đẹp quá! Tôi cũng về ngắm trăng đây! CHÂN MỌC NHỌT C ó một người mọc nhọt ở bắp chân. Cái nhọt mỗi ngày một to, từ cứng rồi chuyển sang mềm, từ màu ửng đỏ chuyển sang màu đỏ tím, thỉnh thoảng cái nhọt lại nhói một cái buốt tận tim. Người này đau đớn lắm, có lần vì nhịn nén cơn đau mà ứa nước mắt. Tự nhiên, người này nghĩ ra một kế để giảm cơn đau. Người này bảo vợ đục một cái lỗ ở bức tường hậu. Nguời vợ ngạc nhiên: - Bức tường đang lành lặn, tại sao lại đục lỗ? Người chồng nhăn nhó, quát: - Làm đi! Người vợ hí hoáy mãi rồi cuốí cùng cũng đục được cái lỗ to bằng quả bưởi. Người chồng đỡ nhăn nhó, nằm ở giường và gác cái chân mọc nhọt qua cái lỗ đó cho từ đùi trở xuống thò ra ngoài, chỉa về phía nhà hàng xóm phía sau. Người vợ đứng nhìn mà không hiểu chồng làm như vậy là có tác dụng gì. Người em trai đến thăm anh, thấy lạ, hỏi: - Sao lại làm như thế, anh? Người anh nói nhỏ: - Tao muốn đổ cái đau sang cho nhà thằng hàng xóm! Lần trước tao đi qua ngõ nhà hắn, thấy hắn đang uống rượu, tao chào hắn mà hắn không mời tao vào cùng uống. Tao trút cái đau cho hắn cho bỏ ghét! Người em xen vào: www.vuilen.com 30
- Sưu Tầm: Đặng Hoành TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - Chuyện lạ kỳ, ác ý! Người anh hơi mỉm cười: - Có đỡ đau thật mà! Người em thấy anh xấu chơi, lặng lẽ bỏ ra về. Bỗng, trời đổ cơn mưa rào. Người đau chân vội vàng lút chân vào. Chỉ sau đó giây lát, cái nhọt lại nhói đau, người này kêu vợ: - Mình ơi, đau lắm, nó lại giật, nhói đau hơn trước! - Người vợ, hai tay chống nạnh, nghiêm nét tmặt, nói: - Tường chỏng, tật mang nhé! www.vuilen.com 31
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Truyện cười dân gian Việt Nam
89 p | 9306 | 8478
-
Truyện cười dân gian Việt Nam toàn tập
87 p | 2369 | 1483
-
Những câu truyện cười dân gian Việt Nam
90 p | 952 | 632
-
Tuyển tập truyện cười dân gian phần 1
31 p | 403 | 137
-
Truyện cười dân gian-p2
0 p | 277 | 91
-
Truyện cười dân gian-p4
0 p | 266 | 87
-
Truyện cười dân gian-p3
0 p | 252 | 84
-
Tuyển tập truyện cười dân gian phần 3
18 p | 291 | 82
-
Truyện cười dân gian-p6
0 p | 237 | 79
-
Truyện cười dân gian - 4
0 p | 328 | 78
-
Truyện cười dân gian-p5
0 p | 229 | 76
-
Truyện cười dân gian - 3
0 p | 359 | 72
-
Tuyển tập truyện cười dân gian
33 p | 217 | 35
-
99 truyện cười dân gian - phần 1
44 p | 125 | 25
-
Truyện cười dân gian (4)
0 p | 115 | 22
-
Truyện cười dân gian (3)
0 p | 127 | 20
-
truyện cười dân gian việt nam: phần 1 - nxb kim Đồng
25 p | 121 | 17
-
truyện cười dân gian việt nam xiển bột: phần 1 - nxb thanh hóa
13 p | 107 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn