intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Truyền hình: "Làm sao để gà lại đẻ trứng vàng?"

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

109
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Truyền hình: "Làm sao để gà lại đẻ trứng vàng?" Có thể nói 2009 là năm thất bát của làng báo hình trong những năm trở lại đây. Lợi nhuận suy giảm theo chiều thẳng đứng và được dự đoán sẽ còn giảm sâu hơn nữa. Mời đọc kỳ 1: Vật tế thần trong cuộc săn tìm xu hướng truyền thông mới Cuộc khủng hoảng hiện tại khiến các ông trùm truyền hình không khỏi bận tâm. Họ hiện đang phải đối mặt với những gì mà giới báo in phải chịu đựng cách đây mười năm lợi nhuận từ những...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Truyền hình: "Làm sao để gà lại đẻ trứng vàng?"

  1. Truyền hình: "Làm sao để gà lại đẻ trứng vàng?" Có thể nói 2009 là năm thất bát của làng báo hình trong những năm trở lại đây. Lợi nhuận suy giảm theo chiều thẳng đứng và được dự đoán sẽ còn giảm sâu hơn nữa. Mời đọc kỳ 1: Vật tế thần trong cuộc săn tìm xu hướng truyền thông mới Cuộc khủng hoảng hiện tại khiến các ông trùm truyền hình không khỏi bận tâm. Họ hiện đang phải đối mặt với những gì mà giới báo in phải chịu đựng cách đây mười năm lợi nhuận từ những hoạt động vốn là "con gà đẻ trứng vàng" sụt giảm không cách gì cứu vãn. Lượng tiêu thụ báo hình được dàn mỏng cho hàng trăm kênh truyền hình cáp, vô số mạng di động, các trang web như YouTube và các đơn vị kỹ thuật số của chính nhà đài như Hulu hay BBC iPlayer.
  2. Tất cả đều "góp một tay" đẩy ngành này đến thời khắc quyết định. Quảng cáo nguồn máu nuôi sống truyền hình bắt đầu đông cứng. Lãnh đạo các nhà đài buộc phải xác định lại định hướng kinh doanh nếu muốn tìm lại vinh quang thủa nào. Trong truyền hình, "mô hình kinh doanh chỉ dựa vào quảng cáo không hiệu quả," Chase Carey, Giám đốc điều hành của News Corp, nhận định. Đồng tình với quan điểm trên, Gerhard Zeiler, Tổng giám đốc RTL, tập đoàn phát thanh – truyền hình lớn
  3. nhất châu Âu, cũng nhấn mạnh: "Trong tương lai, quảng cáo sẽ không ‘bao’ tất cả các chi phí truyền hình nữa." Đi xuống nhưng không biến mất Theo PwC, trong năm 2010 này, doanh thu quảng cáo truyền hình trên toàn thế giới sẽ giảm 13%. Riêng ở Mỹ, dự kiến, chi phí cho quảng cáo trên báo hình sẽ giảm 9% xuống còn 44,7 tỉ đô la khi các doanh nghiệp chuyển hướng đầu tư sang quảng cáo mạng và tài trợ. "Ngành công nghiệp này đang đi xuống, nhưng chúng tôi không cho là nó sẽ biến mất hoàn toàn," Jim Rutherfurd, Giám đốc của Veronis Suhler, nhận định. Tuy nhiên, những biến cố xảy ra gần đây trong ngành truyền hình quả thực đáng lo ngại. Dự đoán, doanh thu trả trước hàng năm từ quảng cáo của Mỹ sẽ giảm 15% trong mùa phát sóng sắp tới.Không chỉ dừng lại
  4. đó, có nguy cơ các nhà đài cũng không thể tăng giá cao hơn ngay cả khi nền kinh tế hồi phục. Trong không khí này, có thể hiểu tại sao NBC Universal, với hệ thống mạng luôn chạy theo sau các đối thủ trong giờ cao điểm, phải định hướng lại theo hướng sử dụng hệ thống cáp là chủ yếu. Ngay cả ông trùm của News Corp cũng phải bóng gió rằng đài Fox TV của hãng này có thể sẽ thiên về truyền hình cáp nhiều hơn và sẽ yêu cầu các nhà phân phối trả phí khi phát lại các chương trình truyền hình của mình.“Tất cả các hãng phát sóng miễn phí sẽ buộc phải tính đến phương án thu phí truyền hình, mở rộng các dịch vụ trực tuyến hay làm video theo yêu cầu,” người đứng đầu RTL cho biết. Thử nghiệm
  5. Do doanh thu từ dịch vụ truyền thống giảm, nên cuộc săn tìm tăng trưởng của truyền hình kỹ thuật số cho đến nay mang lại mức doanh thu thấp hơn nhiều so với phiên bản trực tuyến của báo giấy hay mảng kinh doanh nhạc kỹ thuật số. Video trực tuyến chỉ chiếm 2% trong toàn bộ khối lượng xem truyền hình, Brian Wieser, một giám đốc của Interpublic lưu ý. Ông gọi đây là hiện tượng “Web 2.0 %”. Các nhà đài không chỉ chạy theo người anh em của mình là truyền hình cáp. Đa phần đều theo đuổi thêm cả các chiến lược kinh doanh trực tuyến. CBS, mạng truyền hình phát sóng miễn phí, hiện đang tham gia cuộc thử nghiệp TV Everywhere của Time Warner. Với sáng kiến này, các hãng truyền hình cáp hy vọng sẽ phát triển được các dịch vụ kỹ
  6. thuật số, từ đó, đưa hàng trăm kênh truyền hình lên mạng và thu tiền từ các thuê bao sử dụng dịch vụ. Những mạng truyền hình khác ở Mỹ lại đặt cược vào Hulu, một hãng video sống dựa vào quảng cáo đã thu hút được 40 triệu lượt xem trong tháng Tư. Thế nhưng cho đến nay hãng này mới chỉ có thể cho ra đời những sản phẩm kỹ thuật số thường thường, vì vậy, không bù được khoản tiền mà các nhà đài vẫn thu được từ truyền hình. Hiện tại, Hulu chỉ bán được khoảng ¼ lượng không gian quảng cáo. Với con số khiêm tốn này, mặc dù một quảng cáo đơn lẻ trên Hulu có chi phí cao gấp hai đến ba lần quảng cáo truyền hình, nhưng, doanh thu tính trên đầu khán giả vẫn chẳng thấm tháp vào đâu.
  7. Dự án thử nghiệm TV Everywhere của Comcast cũng cho chạy trên mạng những quảng cáo tương tự như trên truyền hình, nhằm thuyết phục các nhà quảng cáo tin rằng video trực tuyến chỉ làm tăng chứ không có chuyện xé nhỏ khối lượng khán giả. Cơ hội Tuy nhiên, để những cuộc thử nghiệm như thế này thành công, không thể thiếu một hệ thống theo dõi số lượng người xem trên tất cả các nền truyền thông. Thế nhưng, dự tính, phải đến năm 2011, hệ thống này mới chính thức đi vào hoạt động. Đó là chưa kể đến nguy cơ dự án này không dùng đến những tính năng hướng mục tiêu chỉ có ở Internet. Ngay cả những người ủng hộ cũng coi mô hình quảng cáo của dự án này chỉ là giải pháp tạm
  8. thời trong hai năm trước khi họ tìm ra một phương tiện mới có hiệu quả cao hơn. Theo eMarketer, kẻ chuyên tạo ra những cú huých trong ngành truyền thông, đến năm 2011, sẽ có một nửa người dân Mỹ xem các video trực tuyến. Với nội dung chuyên nghiệp thay thế cho nội dung tự phát theo kiểu YouTube, video trực tuyến sẽ làm nên điều kỳ diệu.Rất có thể, đây chính là cơ hội tăng trưởng hứa hẹn nhất cho tương lai của ngành truyền hình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1