Lời tựa<br />
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br />
Nhà văn Việt Nam, người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc Thanh<br />
Miện, Hải Dương. Thuộc dòng dõi khoa hoạn, từng ôm ấp lý tưởng hành<br />
đạo, đã đi thi và có thể đã ra làm quan. Sau vì bất mãn với thời cuộc, lui về<br />
ẩn cư ở núi rừng Thanh Hóa, từ đó "trải mấy mươi sương, chân không bước<br />
đến thị thành". Chưa rõ Nguyễn Dữ sinh và mất năm nào, chỉ biết ông sống<br />
đồng thời với thầy học là Nguyễn Bỉnh Khiêm, và bạn học là Phùng Khắc<br />
Khoan, tức là vào khoảng thế kỷ XVI và để lại tập truyện chữ Hán nổi tiếng<br />
viết trong thời gian ở ẩn, Tryền kỳ mạn lục (in 1768, A. 176/1-2) . Truyện<br />
được Nguyễn Bỉnh Khiêm phủ chính và Nguyễn Thế Nghi sống cùng thời<br />
dịch ra chữ nôm. Truyền kỳ mạn lục gồm 20 truyện, viết bằng tản văn, xen<br />
lẫn biền văn và thơ ca, cuối mỗi truyện thường có lời bình của tác giả, hoặc<br />
của một người cùng quan điểm với tác giả. Hầu hết các truyện xảy ra ở đời<br />
Lý, đời Trần, đời Hồ hoặc đời Lê sơ từ Nghệ An trở ra Bắc. Lấy tên sách là<br />
Truyền kỳ mạn lục (Sao chép tản mạn những truyện lạ) , hình như tác giả<br />
muốn thể hiện thái độ khiêm tốn của một người chỉ ghi chép truyện cũ.<br />
Nhưng căn cứ vào tính chất của các truyện thì thấy Truyền kỳ mạn lục không<br />
phải là một công trình sưu tập như Lĩnh Nam chích quái, Thiên Nam vân<br />
lục... mà là một sáng tác văn học với ý nghĩa đầy đủ của từ này. Đó là một<br />
tập truyện phóng tác, đánh dấu bước phát triển quan trọng của thể loại tự sự<br />
hình tượng trong văn học chữ Hán. Và nguyên nhân chính của sự xuất hiện<br />
một tác phẩm có ý nghĩa thể loại này là nhu cầu phản ánh của văn học.<br />
Trong thế kỷ XVI, tình hình xã hội không còn ổn định như ở thế kỷ XV;<br />
mâu thuẫn giai cấp trở nên gay gắt, quan hệ xã hội bắt đầu phức tạp, các tầng<br />
lớp xã hội phân hóa mạnh mẽ, trật tự phong kiến lung lay, chiến tranh phong<br />
kiến ác liệt và kéo dài, đất nước bị các tập đoàn phong kiến chia cắt, cuộc<br />
sống không yên ổn, nhân dân điêu đứng, cơ cực. Muốn phản ánh thực tế<br />
phong phú, đa dạng ấy, muốn lý giải những vấn đề đặt ra trong cuộc sống<br />
đầy biến động ấy thì không thể chỉ dừng lại ở chỗ ghi chép sự tích đời trước.<br />
Nhu cầu phản ánh quyết định sự đổi mới của thể loại văn học. Và Nguyễn<br />
Dữ đã dựa vào những sự tích có sẵn, tổ chức lại kết cấu, xây dựng lại nhân<br />
vật, thêm bớt tình tiết, tu sức ngôn từ... tái tạo thành những thiên truyện mới.<br />
Truyền kỳ mạn lục vì vậy, tuy có vẻ là những truyện cũ nhưng lại phản ánh<br />
sâu sắc hiện thực thế kỷ XVI. Trên thực tế thì đằng sau thái độ có phần dè<br />
dặt khiêm tốn, Nguyễn Dữ rất tự hào về tác phẩm của mình, qua đó ông bộc<br />
lộ tâm tư, thể hiện hoài bão; ông đã phát biểu nhận thức, bày tỏ quan điểm<br />
của mình về những vấn đề lớn của xã hội, của con người trong khi chế độ<br />
<br />
phong kiến đang suy thoái.<br />
Trong Truyền kỳ mạn lục, có truyện vạch trần chế độ chính trị đen tối, hủ<br />
bại, đả kích hôn quân bạo chúa, tham quan lại nhũng, đồi phong bại tục, có<br />
truyện nói đến quyền sống của con người như tình yêu trai gái, hạnh phúc<br />
lứa đôi, tình nghĩa vợ chồng, có truyện thể hiện đời sống và lý tưởng của sĩ<br />
phu ẩn dật... Nguyễn Dữ đã phản ánh hiện thực mục nát của chế độ phong<br />
kiến một cách có ý thức. Toàn bộ tác phẩm thấm sâu tinh thần và mầu sắc<br />
của cuộc sống, phạm vi phản ánh của tác phẩm tương đối rộng rãi, khá nhiều<br />
vấn đề của xã hội, con người được đề cập tới. Bất mãn với thời cuộc và bất<br />
lực trước hiện trạng, Nguyễn Dữ ẩn dật và đã thể hiện quan niệm sống của<br />
kẻ sĩ lánh đục về trong qua Câu chuyện đối đáp của người iều phu trong núi<br />
Nưa. ở ẩn mà nhà văn vẫn quan tâm đến thế sự, vẫn không quên đời, vẫn<br />
nuôi hy vọng ở sự phục hồi của chế độ phong kiến. Tư tưởng chủ đạo của<br />
Nguyễn Dữ là tư tưởng Nho gia. Ông phơi bày những cái xấu xa của xã hội<br />
là để cổ vũ thuần phong mỹ tục xuất phát từ ý thức bảo vệ chế độ phong<br />
kiến, phủ định triều đại mục nát đương thời để khẳng định một vương triều<br />
lý tưởng trong tương lai, lên án bọn "bá giả" để đề cao đạo "thuần vương",<br />
phê phán bọn vua quan tàn bạo để ca ngợi thánh quân hiền thần, trừng phạt<br />
bọn người gian ác, xiểm nịnh, dâm tà, để biểu dương những gương tiết<br />
nghĩa, nhân hậu, thủy chung. Tuy nhiên Truyền kỳ mạn lục không phải chỉ<br />
thể hiện tư tưởng nhà nho, mà còn thể hiện sự dao động của tư tưởng ấy<br />
trước sự rạn nứt của ý thức hệ phong kiến. Nguyễn Dữ đã có phần bảo lưu<br />
những tư tưởng phi Nho giáo khi phóng tác, truyện dân gian, trong đó có tư<br />
tưởng Phật giáo, Đạo giáo và chủ yếu là tư tưởng nhân dân. Nguyễn Dữ đã<br />
viết truyền kỳ để ít nhiều có thể thoát ra khỏi khuôn khổ của tư tưởng chính<br />
thống đặng thể hiện một cách sinh động hiện thực cuộc sống với nhiều yếu<br />
tố hoang đường, kỳ lạ. Ông mượn thuyết pháp của Phật, Đạo, v. v. để lý giải<br />
một cách rộng rãi những vấn đề đặt ra trong cuộc sống với những quan niệm<br />
nhân quả, báo ứng, nghiệp chướng, luân hồi; ông cũng đã chịu ảnh hưởng<br />
của tư tưởng nhân dân khi miêu tả cảnh cùng cực, đói khổ, khi thể hiện đạo<br />
đức, nguyện vọng của nhân dân, khi làm nổi bật sự đối kháng giai cấp trong<br />
xã hội. Cũng chính vì ít nhiều không bị gò bó trong khuôn khổ khắt khe của<br />
hệ ý thức phong kiến và muốn dành cho tư tưởng và tình cảm của mình một<br />
phạm vi rộng rãi, ông hay viết về tình yêu nam nữ. Có những truyện ca ngợi<br />
tình yêu lành mạnh, chung thủy sắt son, thể hiện nhu cầu tình cảm của các<br />
tầng lớp bình dân. Có những truyện yêu đương bất chính, tuy vượt ra ngoài<br />
khuôn khổ lễ giáo nhưng lại phản ánh lối sống đồi bại của nho sĩ trụy lạc, lái<br />
buôn hãnh tiến. Nguyễn Dữ cũng rất táo bạo và phóng túng khi viết về<br />
những mối tình si mê, đắm đuối, sắc dục, thể hiện sự nhượng bộ của tư<br />
tưởng nhà nho trước lối sống thị dân ngày càng phổ biến ở một số đô thị<br />
<br />
đương thời. Tuy vậy, quan điểm chủ đạo của Nguyễn Dữ vẫn là bảo vệ lễ<br />
giáo, nên ý nghĩa tiến bộ toát ra từ hình tượng nhân vật thường mâu thuẫn<br />
với lý lẽ bảo thủ trong lời bình. Mâu thuẫn này phản ánh mâu thuẫn trong tư<br />
tưởng, tình cảm tác giả, phản ánh sự rạn nứt của ý thức hệ phong kiến trong<br />
tầng lớp nho sĩ trước nhu cầu và lối sống mới của xã hội. Truyền kỳ mạn lục<br />
có giá trị hiện thực vì nó phơi bày những tệ lậu của chế độ phong kiến và có<br />
giá trị nhân đạo vì nó đề cao phẩm giá con người, tỏ niềm thông cảm với nỗi<br />
khổ đau và niềm mơ ước của nhân dân. Truyền kỳ mạn lục còn là tập truyện<br />
có nhiều thành tựu nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân<br />
vật. Nó vượt xa những truyện ký lịch sử vốn ít chú trọng đến tính cách và<br />
cuộc sống riêng của nhân vật, và cũng vượt xa truyện cổ dân gian thường ít<br />
đi sâu vào nội tâm nhân vật. Tác phẩm kết hợp một cách nhuần nhuyễn, tài<br />
tình những phương thức tự sự, trữ tình và cả kịch, giữa ngôn ngữ nhân vật và<br />
ngôn ngữ tác giả, giữa văn xuôi, văn biền ngẫu và thơ ca. Lời văn cô đọng,<br />
súc tích, chặt chẽ, hài hòa và sinh động. Truyền kỳ mạn lục là mẫu mực của<br />
thể truyền kỳ, là "thiên cổ kỳ bút", là "áng văn hay của bậc đại gia", tiêu biểu<br />
cho những thành tựu của văn học hình tượng viết bằng chữ Hán dưới ảnh<br />
hưởng của sáng tác dân gian.<br />
BÙI DUY TÂN<br />
Nguyễn Dữ là con trai cả Nguyễn Tường Phiêu, Tiến sĩ khoa Bính Thìn, niên<br />
hiệu Hồng Đức thứ 27 (1496) , được trao chức Thừa chánh sứ, sau khi mất<br />
được tặng phong Thượng thư. Lúc nhỏ Nguyễn Dữ chăm học, đọc rộng, nhớ<br />
nhiều, từng ôm ấp lý tưởng lấy văn chương nối nghiệp nhà. Sau khi đậu<br />
Hương tiến, Nguyễn Dữ thi Hội nhiều lần, đạt trúng trường và từng giữ chức<br />
vụ Tri huyện Thanh Tuyền nhưng mới được một năm thì ông xin từ quan về<br />
nuôi dưỡng mẹ già. Trải mấy năm dư không đặt chân đến những nơi đô hội,<br />
ông miệt mài "ghi chép" để gửi gắm ý tưởng của mình và đã hoàn thành tác<br />
phẩm "thiên cổ kỳ bút" Truyền kỳ mạn lục. Nguyễn Dữ sinh và mất năm nào<br />
chưa rõ, nhưng căn cứ vào tác phẩm cùng bài Tựa Truyền kỳ mạn lục của Hà<br />
Thiện Hán viết năm Vĩnh Định thứ nhất (1547) và những ghi chép của Lê<br />
Quý Đôn trong mục Tài phẩm sách Kiến văn tiểu lục có thể biết ông là người<br />
cùng thời với Nguyễn Bỉnh Khiêm, có thể lớn tuổi hơn Trạng Trình chút ít.<br />
Giữa Nguyễn Dữ và Nguyễn Bỉnh Khiêm tin chắc có những ảnh hưởng qua<br />
lại về tư tưởng, học thuật... nhưng e rằng Nguyễn Dữ không thể là học trò<br />
của Nguyễn Bỉnh Khiêm như Vũ Phương Đề đã ghi. Đối với nhà Mạc, thái<br />
độ Nguyễn Dữ dứt khoát hơn Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông không làm quan với<br />
nhà Mạc mà chọn con đường ở ẩn và ông đã sống cuộc sống lâm tuyền suốt<br />
quãng đời còn lại. Truyền kỳ mạn lục được hoàn thành ngay từ những năm<br />
đầu của thời kỳ này, ước đoán vào khoảng giữa hai thập kỷ 20-30 của thế kỷ<br />
<br />
XVI.<br />
Theo những tư liệu được biết cho đến nay, Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm<br />
duy nhất của Nguyễn Dữ. Sách gồm 20 truyện, chia làm 4 quyển, được viết<br />
theo thể loại truyền kỳ. Cốt truyện chủ yếu lấy từ những câu chuyện lưu<br />
truyền trong dân gian, nhiều trường hợp xuất phát từ truyền uyết về các vị<br />
thần mà đền thờ hiện vẫn còn (đền thờ Vũ Thị Thiết ở Hà Nam, đền thờ Nhị<br />
Khanh ở Hưng Yên và đền thờ Văn Dĩ Thành ở làng Gối, Hà Nội) . Truyện<br />
được viết bằng văn xuôi Hán có xen những bài thơ, ca, từ, biền văn, cuối<br />
mỗi truyện (trừ truyện 19 Kim hoa thi thoại ký) đều có lời bình thể hiện rõ<br />
chính kiến của tác giả. Hầu hết các truyện đều lấy bối cảnh ở các thời LýTrần, Hồ, thuộc Minh, Lê sơ và trên địa bàn từ Nghệ An trở ra Bắc. Thông<br />
qua các nhân vật thần tiên, ma quái, tinh loài vật, cây cỏ..., tác phẩm muốn<br />
gửi gắm ý tưởng phê phán nền chính sự rối loạn, không còn kỷ cương trật tự,<br />
vua chúa hôn ám, bề tôi thoán đoạt, bọn gian hiểm nịnh hót đầy triều đình;<br />
những kẻ quan cao chức trọng thả sức vơ vét của cải, sách nhiễu dân lành,<br />
thậm chí đến chiếm đoạt vợ người, bức hại chồng người. Trong một xã hội<br />
rối ren như thế, nhiều tệ nạn thế tất sẽ nảy sinh. Cờ bạc, trộm cắp, tật dịch,<br />
ma quỷ hoành hành, đến Hộ pháp, Long thần cũng trở thành yêu quái, sư sãi,<br />
học trò, thương nhân, nhiều kẻ đắm chìm trong sắc dục. Kết quả là người<br />
dân lương thiện, đặc biệt là phụ nữ phải chịu nhiều đau khổ. Nguyễn Dữ<br />
dành nhiều ưu ái cho những nhân vật này. Dưới ngòi bút của ông họ đều là<br />
những thiếu phụ xinh đẹp, chuyên nhất, tảo tần, giàu lòng vị tha nhưng luôn<br />
luôn phải chịu số phận bi thảm. Đến cả loại nhân vật "phản diện" như nàng<br />
Hàn Than (Đào thị nghiệp oan ký) , nàng Nhị Khanh (Mộc miên phụ truyện)<br />
, các hồn hoa (Tây viên kỳ ngộ ký) và "yêu quái ở Xương Giang" cũng đều<br />
vì số phận đưa đẩy, đều vì "nghiệp oan" mà đến nỗi trở thành ma quỷ. Họ<br />
đáng bị trách phạt nhưng cũng đáng thương.<br />
Dường như Nguyễn Dữ không tìm được lối thoát trên con đường hành đạo,<br />
ông quay về cuộc sống ẩn dật, đôi lúc thả hồn mơ màng cõi tiên, song cơ bản<br />
ông vẫn gắn bó với cõi đời. Ông trân trọng và ca ngợi những nhân cách<br />
thanh cao, cứng cỏi, những anh hùng cứu nước, giúp dân không kể họ ở địa<br />
vị cao hay thấp.<br />
Truyền kỳ mạn lục ngay từ khi mới hoàn thành đã được đón nhận. Hà Thiện<br />
Hán người cùng thời viết lời Tựa, Nguyễn Thế Nghi, theo Vũ Phương Đề<br />
cũng là người cùng thời, dịch ra văn nôm. Về sau nhiều học giả tên tuổi Lê<br />
Quý Đôn, Bùi Huy Bích, Phan Huy Chú đều ghi chép về Nguyễn Dữ và định<br />
giá tác phẩm của ông. Nhìn chung các học giả thời Trung đại khẳng định giá<br />
trị nhân đạo và ý nghĩa giáo dục của tác phẩm. Các nhà nghiên cứu hiện đại<br />
<br />