intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

truyện ngắn a. p. chekhov: phần 2 - nxb hội nhà văn

Chia sẻ: Phuc Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:193

69
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

nối tiếp phần 1, phần 2 "truyện ngắn a. p. chekhov" do nxb hội nhà văn ấn hành gồm các nội dung chính: thảo nguyên, hai người đẹp, cơn bệnh thần kinh, đánh cược, nữ hầu tước, những người đàn bà,... mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: truyện ngắn a. p. chekhov: phần 2 - nxb hội nhà văn

Thảo nguyên<br /> (Chuyện một chuyến đi)<br /> <br /> <br /> <br /> I.<br /> VÀO BUỔI SÁNG SỚM một ngày tháng Bảy, có một chiếc xe ngựa không có dịp đã<br /> cũ nát rời thị trấn N. thuộc tỉnh Z. và lăn bánh ầm ầm trên con đường thiên lý. Đó là một<br /> trong những chiếc xe ngựa cổ lỗ mà ở Nga ngày nay chỉ những anh quản gia, những người<br /> lái buôn gia súc và những ông linh mục nghèo mới còn phải đi. Nó cứ kêu lọc xọc trên<br /> đường, và hễ trùng triềng một chút là cứ rít lên ken két. Một cái xô buộc sau thùng xe cất<br /> tiếng lạch cạch chán chường đệm theo. Chỉ cần nghe những âm thanh ấy và trông những<br /> mảnh da thuộc rách nát thảm hại lủng lẳng trên cái thân hình tiều tụy của nó cũng đủ thấy<br /> nó cũ quá đi rồi, chỉ còn chờ lúc được đem tấp vào đống đồ nát.<br /> Ngồi trên xe có hai người vốn cư trú ở thị trấn N.: một thương nhân tên là Ivan<br /> Ivanứts Kudmitsốp, râu cạo nhẵn, đeo kính trắng, đầu đội mũ rơm, trông giống một ông<br /> công chức hơn là một người lái buôn; người kia là cha Khrixtophor Xirixki, cha xứ nhà<br /> thờ Nikôlai ở N., một cụ già nhỏ bé, tóc dài, mặc áo dài bằng vải bố màu xám, đội mũ lễ<br /> bánh thuẫn rộng vành, lưng thắt một dải nịt thêu màu. Người thứ nhất đang đăm chiêu suy<br /> nghĩ điều gì, chốc chốc lại lắc mạnh đầu mấy cái để xóa tan cơn buồn ngủ. Trên gương<br /> mặt ông ta, cái vẻ khô khan thường có của những người làm ăn chí thú xung khắc với cái<br /> vẻ hồn hậu của một người vừa chia tay gia quyến thân thuộc sau một bữa chén thỏa thuê;<br /> còn người thứ hai thì đưa đôi mắt nhỏ, ươn ướt bỡ ngỡ nhìn ra cảnh đất trời bao la của<br /> Chúa và nhoẻn rộng miệng ra cười, rộng đến nỗi có thể tưởng nụ cười ấy bao quát cả cái<br /> vành mũ. Mặt ông đỏ bừng, trông như bị lạnh. Cả hai người - Kudmitsốp cũng như cha<br /> Khrixtophor - đều đang đi bán lông cừu. Khi từ biệt người nhà, họ đã ăn no bánh mềm với<br /> kem sữa tươi, và tuy hãy còn sớm tinh mơ, họ đã uống khá nhiều rượu… Tinh thần cả hai<br /> người đều đang rất sảng khoái.<br /> Ngoài hai người vừa được mô tả trên đây và anh xà ích Đenixka đang luôn tay quất roi<br /> lên lưng cặp ngựa hồng linh lợi, trên xe còn có một hành khách nữa là thằng bé lên chín,<br /> khuôn mặt nâu sạm đi vì rám nắng và ướt đẫm vì nước mắt. Đó là Iegoruska, cháu gọi ông<br /> Kudmitsốp bằng cậu. Được ông cậu cho phép và được cha Khrixtophor ban phép lành, nó<br /> đang ở trên đường đến trường trung học. Mẹ nó là bà Onga Ivanốpna, quả phụ của một<br /> <br /> ông thư ký hội đồng xã và là chị ruột ông Kudmitsốp. Bà vốn quý trọng những người có<br /> học thức và giới thượng lưu quý phái, đã khẩn khoản ông em nhân đi bán lông cừu hãy<br /> đem cháu đi một thể và gửi nó vào trường trung học. Thế là giờ đây thằng bé, chẳng hiểu<br /> mình đi đâu và để làm gì, phải ngồi trên ghế xà ích bên cạnh Đenixka, bám vào khuỷu tay<br /> anh ta cho khỏi ngã bật ra ngoài, người cứ rung lên như chiếc ấm trà đặt trên lò sưởi. Xe<br /> chạy nhanh làm cho chiếc áo sơ mi đỏ của nó căng phồng ra sau lưng như quả bóng và cái<br /> mũ mới kiểu xà ích cắm chiếc lông công chốc chốc lại tuột ra sau gáy. Nó cảm thấy mình<br /> là người tối bất hạnh, và chỉ muốn khóc òa lên.<br /> Khi xe chạy qua nhà lao, Iegoruska nhìn mấy người lính canh đang thong thả đi lại<br /> dọc bức tường trắng, nhìn những khung cửa sổ hẹp có chấn song sắt, nhìn cây thánh giá<br /> lấp loáng trên mái, và nhớ lại rằng một tuần trước đây, nhân ngày lễ Đức mẹ Kadan, nó đã<br /> theo mẹ đến giáo đường của nhà lao để xem buổi lễ Ngôi. Với lại trước nữa, vào ngày lễ<br /> Phục Sinh, nó cũng đã đến nhà lao với chị bếp Luđmila và anh xà ích Đenixka, mang theo<br /> bánh mì, đường, trứng, chả rán và thịt bò rán; các phạm nhân đều cám ơn và làm dấu<br /> thánh, một người trong bọn họ có biếu Iegoruska mấy chiếc khuy cài tay bằng thiếc tự làm<br /> lấy.<br /> Thằng bé náo nức nhìn lại những nơi quen thuộc trong khi chiếc xe đáng ghét chạy đi,<br /> bỏ mọi thứ lại ở sau lưng. Kế theo nhà lao là mấy cái lò rèn ám khói đen kịt loang loáng<br /> lướt về phía sau, rồi đến khu nghĩa địa xanh rờn, ấm cúng, có một bức tường xây bằng đá<br /> cuội lớn bao bọc xung quanh. Nấp trong đám lá anh đào xanh tốt, những cây thập tự và<br /> những tấm bia trắng muốt từ sau bức tường nghĩa địa vui vẻ dòm ra, trông xa như những<br /> cái vệt trắng. Iegoruska nhớ lại rằng vào tiết hoa anh đào nở, những cái vệt này hòa với<br /> màu hoa anh đào thành một biển trắng xóa, rồi đến mùa quả anh đào chín, bia và cây thập<br /> tự trong nghĩa địa đều điểm lấm tấm những chấm đỏ thắm như máu. Sau bức tường kia, bố<br /> Iegoruska và bà nội Đanilốpna của nó đêm ngày yên nghỉ.<br /> Hồi bà nội chết, người ta bỏ bà vào một cái quan tài dài và hẹp, lấy hai đồng năm<br /> kôpếch đặt lên đôi mắt mãi không chịu nhắm lại. Trước khi chết, bà nội vẫn sống như mọi<br /> người, và đi chợ bà thường mua về cho nó những chiếc bánh mì vòng rắc hạt anh túc. Còn<br /> bây giờ thì bà đã ngủ yên, ngủ mãi mãi…<br /> Sau nghĩa địa lại đến những lò nung gạch bốc khói. Khói đen dày đặc từ những tấm<br /> mái sậy dài và thấp lè tè cuộn lên từng đám lớn, uể oải bốc lên cao. Phía trên mấy cái lò<br /> gạch và khu nghĩa địa là một khoảng trời u ám, và những cái bóng rợp lớn do đám khói<br /> hắt xuống trườn trên cánh đồng, bò qua con đường cái. Trong đám khói tỏa quanh mái nhà<br /> vật vờ những bóng người và những con ngựa, mình phủ một lớp bụi đỏ…<br /> <br /> Đi quá mấy cái lò nung gạch là hết địa phận của thị trấn, bắt đầu ra đồng ruộng.<br /> Iegoruska ngoái lại nhìn thị trấn lần cuối cùng, úp mặt vào khuỷu tay Đenixka và khóc<br /> nức nở…<br /> - Kìa, khóc chưa đã hay sao, cái thằng nhè này! - Kudmitsốp nói. - Lại phun nhớt phun<br /> dãi ra rồi, hư thật. Không muốn đi thì ở lại. Có ai bắt mày đi đâu!<br /> - Không sao đâu, anh bạn Iegoruska ạ, - cha Khrixtophor nói lắp bắp. - Không sao đâu<br /> anh bạn ạ… Cầu Chúa cứu giúp đi… Con đi là đi việc tốt lành chứ có phải đi đày đi ải gì<br /> mà khóc. Người ta đã nói học vấn là ánh sáng, thất học là bóng tối mà… Đúng như thế<br /> đấy.<br /> - Cháu có muốn quay về không? - Kudmitsốp hỏi.<br /> - Mu… muốn… - Iegoruska vừa nấc vừa đáp.<br /> - Mà về cũng phải. Đằng nào thì đi cũng chẳng được cái gì, lại chỉ công cốc thôi.<br /> - Không sao đâu mà, không sao đâu… - cha Khrixtophor nói tiếp. - Con cầu nguyện<br /> Chúa đi… Kìa như Lômônôxốp cũng phải đi đánh cá với bạn chài mãi(1) thế mà sau đã<br /> thành người nổi tiếng khắp châu Âu đấy. Trí tuệ mà đi với đức tin thì sẽ đem lại những kết<br /> quả đẹp lòng Chúa. Trong bài kinh nói thế nào nhỉ? Rạng danh cho đức Chúa, vui lòng<br /> cho mẹ cha, lợi cho giáo hội và Tổ quốc… Thế kia mà!<br /> - Lợi cũng có dăm bảy đằng… - Kudmitsốp vừa nói vừa châm một điếu xì gà rẻ tiền. Có người ăn học suốt hai mươi năm mà cũng chẳng làm nên tích sự gì.<br /> - Cũng có khi thế thật.<br /> - Người thì học vào có lợi, kẻ thì học vào chỉ đâm rối óc. Bà chị tôi là người ít hiểu<br /> biết, cái gì cũng thích làm như quý tộc, bà ta muốn cho thằng Iegoruska có học vấn, chứ<br /> không hiểu rằng với công việc làm ăn của tôi, tôi có thể làm cho Iegoruska sung sướng cả<br /> đời. Hơn nữa cũng xin thưa để ông rõ rằng nếu mọi người đều thành học giả hoặc lại là<br /> ông lớn cả thì lấy ai mà buôn bán và đi cày nữa. Rồi đến chết đói hết.<br /> - Nhưng nếu ai cũng đi buôn và đi cày cả, thì còn ai thông hiểu học vấn nữa?<br /> Cả hai người đều nghĩ rằng mình vừa nói ra một điều gì có trọng lượng và có sức<br /> thuyết phục lắm, làu bàu ra vẻ nghiêm trang và cùng đằng hắng một tiếng rõ đều. Đenixka<br /> lắng nghe hai người nói chuyện nhưng chẳng hiểu gì sốt, bèn lắc mạnh đầu một cái, nhỏm<br /> người dậy quất roi lên cả hai con ngựa hồng. Trên xe im lặng một lát.<br /> Trong khi đó trước mặt mấy người đi đường đã trải ra một cánh bình nguyên rộng<br /> <br /> mênh mông có một dãy đồi vắt ngang chen chúc nhau, nhấp nhỏm dòm qua vai nhau, mấy<br /> ngọn đồi này dần dần nhập lại thành một hàng chạy dài từ vệ đường bên phải cho đến tận<br /> chân trời rồi mất hút trong khoảng không màu tím nhạt; xe cứ đi mãi mà vẫn không trông<br /> rõ được dãy đồi bắt đầu ở chỗ nào và chấm dứt ở chỗ nào… Mặt trời đã ló lên từ phía sau<br /> thị trấn và từ tốn, ung dung bắt tay vào việc. Lúc đầu, xa tắp phía trước mặt, nơi đất lẫn<br /> với trời, bên cạnh mấy cái gò và chòi xay gió trông xa như một thằng người nho nhỏ đang<br /> vung tay, có một dải nắng rộng màu vàng rực trườn đi trên mặt đất; một phút sau chính cái<br /> dải ấy ánh lên gần hơn, trườn sang bên phải và trùm lên dãy đồi; một cái gì âm ấm chạm<br /> vào lưng Iegoruska, và một vệt sáng từ phía sau len lên, chồm qua chiếc xe ngựa và cặp<br /> ngựa, lao tới gặp các dải sáng khác, và đột nhiên cả cánh thảo nguyên rộng mênh mông<br /> cởi bỏ tấm chăn tối mờ mờ của buổi sáng sớm, mỉm cười và bắt đầu phô ra muôn vàn giọt<br /> sương sớm long lanh.<br /> Những cánh đồng tiểu mạch đã gặt xong, những đám cỏ dại, những bụi gai, những<br /> khóm đay dại - tất cả đều đã sém đi vì nắng, ngả sang màu hung nâu nâu và như chết dở,<br /> nhưng giờ đây, được làn sương mai tắm gội và được ánh nắng vuốt ve, đã lại hồi sinh để<br /> nở hoa trở lại. Trên mặt đường, những con chim “ông lão” cất tiếng hót tươi vui bay qua<br /> vun vút; trong đám cỏ, mấy con chuột nhảy gọi nhau, và xa xa đâu về phía bên trái, có<br /> tiếng nức nở của mấy con chim dẽ mào. Một đàn chim cun cút hoảng sợ trước chiếc xe<br /> ngựa cất cánh bay vụt lên và trong tiếng vỗ cánh rào rạo mềm mại rủ nhau bay về phía dãy<br /> đồi. Trong đám cỏ, châu chấu, cào cào, dế mèn, xén tóc thi nhau kéo dài điệu nhạc rả rích<br /> đơn điệu của chúng.<br /> Nhưng chỉ một lát sau sương mai đã bốc hơi hết, không khí ngưng đọng lại, và cánh<br /> thảo nguyên bị mắc lừa lại trở lại với cái vẻ chán chường của tháng Bảy. Cỏ rũ xuống, sự<br /> sống lại lịm đi. Những dãy đồi rám nắng, gần thì màu hung pha lẫn màu xanh, xa thì màu<br /> tím, với những sắc độ điềm đạm như bóng tối, dải đồng bằng mờ dần ở phía xa, và bầu<br /> trời úp lên trên cánh thảo nguyên không có rừng và núi cao trông sâu thẳm và trong suốt<br /> đến phát sợ lên; tất cả bây giờ đều có vẻ vô cùng vô tận và lặng điếng đi nhớ nhung…<br /> Sao mà ngột ngạt và buồn tẻ quá! Chiếc xe chạy mãi, và Iegoruska nhìn mãi cũng vẫn<br /> chỉ thấy có thế - bầu trời, dải đồng bằng, mấy dãy đồi… Điệu nhạc trong cỏ đã ngừng bặt.<br /> Chim “ông lão” đã bay đi, chim cun cút chẳng còn thấy đâu nữa. Trên lớp cỏ héo, mấy con<br /> quạ chẳng biết làm gì cho qua ngày cứ lượn qua lượn lại, con nào cũng giống hệt con nào,<br /> làm cho thảo nguyên càng đơn điệu hơn nữa.<br /> Một con diều hâu bay là là sát mặt đất, cánh vỗ khoan thai, rồi bỗng nhiên dừng lại<br /> giữa khoảng không, như thể ngẫm nghĩ về sự tẻ nhạt của cuộc sống, rồi lại vỗ cánh lao<br /> <br /> như mũi tên trên thảo nguyên, và không sao hiểu được nó bay như thế để làm gì, nó cần<br /> cái gì. Xa xa, chiếc chòi xay gió vẫn vùng vẫy mấy cánh quạt…<br /> Để cho quang cảnh đỡ đơn điệu, thỉnh thoảng trong đám cỏ dại lại thấp thoáng một cái<br /> sọ trắng hay một hòn đá; trong chốc lát thấy nhô lên một tảng đá lớn hình đàn bà hay một<br /> cây liễu trắng khô có một con chim sả màu xanh đậu ở cành cao nhất, một con chuột nhảy<br /> vụt qua đường, rồi đâu đấy lại như cũ: vẫn những đám cỏ dại, những dãy đồi, những con<br /> quạ…<br /> Nhưng may thay từ phía trước đi lại một chiếc xe chở mấy bó lúa, có một cô con gái<br /> nằm vắt vẻo ở trên cùng. Buồn ngủ, mệt mỏi vì nóng nực, cô ta ngẩng đầu lên nhìn mấy<br /> người ngồi trên chiếc xe đi ngược lại. Đenixka ngẩn người ra nhìn cô gái, hai con ngựa ô<br /> vươn mõm về phía mấy bó lúa, chiếc xe rít lên, hôn chiếc xe thồ một cái, và những bông<br /> lúa sắc nhọn như cái chòi quệt lên cái mũ rộng vành của cha Khrixtophor.<br /> - Đi đâm bừa vào người ta thế này, hả cô béo? - Đenixka quát. - Mặt thì phì bự ra như<br /> ong đốt thế kia kìa!<br /> Cô gái uể oải mỉm cười, mấp máy đôi môi, rồi lại nằm xuống… A, kia, trên một ngọn<br /> đồi hiện ra một cây dương cô độc; ai trồng nó lên và nó đứng đấy để làm gì - có trời biết.<br /> Dáng cây cao dong dỏng, lá cây như một bộ trang phục xanh tươi, khó lòng rời mắt ra<br /> được. Đẹp như vậy, cây có sung sướng không? Mùa hè thì nắng như thiêu như đốt, mùa<br /> đông thì băng giá và bão tuyết, mùa thu thì những đêm dài hãi hùng, xung quanh chỉ thấy<br /> bóng tối dày đặc, chỉ nghe tiếng gió rú man dại, giận dữ, nhưng cái chính là một đời cô<br /> độc một mình… Sau cây dương là những dải lúa mì từ đỉnh đồi chạy dài xuống sát đường<br /> cái làm thành một tấm thảm vàng rực. Trên đồi lúa đã gặt hết và vun lại thành từng đống,<br /> còn ở phía dưới thì còn đang gặt dở… Sáu người thợ gặt đứng thành hàng ngang khoa đều<br /> mấy cái hái, và mấy cái hái cũng vui vẻ ánh lên đồng thanh kêu: “Sít! sít!” rất đều nhịp.<br /> Trông động tác của mấy người đàn bà đang bó lúa, trông vẻ mặt mấy người thợ gặt trong<br /> ánh loang loáng ở cây lưỡi hái, đều thấy rõ là nắng đang thiêu đốt họ và làm cho họ ngột<br /> ngạt. Một con chó đen, lưỡi thè lè, từ đám thợ gặt chạy về phía chiếc xe ngựa, chắc là định<br /> sủa, nhưng nửa đường bỗng đứng lại và thờ ơ nhìn Đenixka đang giơ roi lên dọa nó: sủa<br /> chỉ tổ nóng thêm! Một người đàn bà đứng dậy, hai tay ôm lấy cái lưng mỏi dừ, đưa mắt<br /> nhìn theo chiếc áo sơ mi đỏ của Iegoruska.<br /> Không biết vì màu đỏ này vui mắt bà ta, hay vì bà ta nhớ đến mấy đứa con ở nhà, chỉ<br /> thấy bà ta đứng nhìn theo hồi lâu, không nhúc nhích…<br /> Nhưng thửa lúa mì cũng đã lùi về phía sau. Hai bên lại rặt một dải đồng bằng cháy<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2