Truyện ngắn Mẹ quê
lượt xem 3
download
Nhà có cái sân nhỏ. Trước sân là một cây xoài tỏa bóng mát. Dưới gốc xoài có một cái võng. Hằng ngày, sáng trưa chiều tối, lúc nào rảnh thím ba Mỹ ra cái võng nằm buồn bã một mình, đong đưa, đong đưa… Thím ba Mỹ có hai người con, nhưng chẳng đứa nào ở với thím cả. Cô con gái đầu, có chồng nghèo ở làng bên, rồi ở hẳn luôn nhà chồng. Thỉnh thoảng dăm ba tháng, cô mua ít sữa, ít trái cây về thăm mẹ một lần. Con gái quê có chồng nghèo, như...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Truyện ngắn Mẹ quê
- Mẹ quê TRUYỆN NGẮN CỦA LÊ ĐỨC QUANG Nhà có cái sân nhỏ. Trước sân là một cây xoài tỏa bóng mát. Dưới gốc xoài có một cái võng. Hằng ngày, sáng trưa chiều tối, lúc nào rảnh thím ba Mỹ ra cái võng nằm buồn bã một mình, đong đưa, đong đưa… Thím ba Mỹ có hai người con, nhưng chẳng đứa nào ở với thím cả. Cô con gái đầu, có chồng nghèo ở làng bên, rồi ở hẳn luôn nhà chồng. Thỉnh thoảng dăm ba tháng, cô mua ít sữa, ít trái cây về thăm mẹ một lần. Con gái quê có chồng nghèo, như thế coi như hiếu thảo rồi. Còn cậu con trai, học xong rồi cưới vợ ở luôn thành phố, không thấy về thăm nhà. Một đời gồng gánh nuôi con khôn lớn, cuối cùng, thím ba Mỹ phải số một mình, cô đơn và hiu quạnh, chẳng ai chăm sóc cả. Giống như nuôi loài chim, đủ lông đủ cánh, bay đi!... Vào mùa thu, cái hàng rào xung quanh vườn trống trước hở sau, thím ba Mỹ một mình lầm lũi, tay cầm cái rựa, tay kéo cành gai lo rào giậu lại. Mới làm vừa xong, mùa đông đến, cây dại trong vườn mọc lên um tùm. Thím ba Mỹ lại tiếp tục cầm rựa, cầm cuốc làm, chẳng ai giúp đỡ cả. Trước đây còn trẻ, trong vườn ngoài đồng, những công việc nặng nhọc của đàn ông thím một mình làm tất cả, không cho con làm việc gì nặng nhọc. Giờ đây già rồi, làm một chút là thở, làm một chút là mệt, sức khỏe không còn mạnh mẽ như ngày xưa nữa, khổ ghê! Khổ nhất là cái nhà. Cái nhà của thím ba Mỹ lợp bằng tôn cũ kĩ từ đâu thời nào, qua nhiều người dùng, có nhiều lỗ đinh. Mùa hè thì nóng hừng hực, phải cầm cái võng ra gốc Xoài đung đưa cho mát. Mùa đông thì lạnh lẽo. Mưa to nằm trong nhà nghe lốp bốp như tiếng pháo nổ, dột tứ phía, phải lấy thau, lấy bạt che chắn khắp nơi. Mưa to quá, nhiều chỗ dột ẩm ướt, trong nhà chẳng có chỗ nào ngủ cho yên lành cả. Dạo này sức khỏe thím ba Mỹ kém hơn nhiều. Thím mong sao con trai về gặp mặt, xem thử vợ chồng nó mập
- hay ốm, sức khỏe như thế nào? Hơn nữa bắt nó leo lên mái nhà bít lại mấy lỗ đinh, cho nhà bớt dột. Già rồi, lại đàn bà nữa, mùa đông đến rồi, thím làm sao leo lên mái nhà cho được!... Mấy người hàng xóm, ngày nay ai cũng làm ăn khấm khá lên. Họ có xe máy, ti vi, tủ lạnh… sài nước bằng mô-tơ, không phải xách nước bằng tay nữa. Riêng mỗi nhà thím ba Mỹ, vẫn còn sài cái cần vọt múc nước. Cái cần vọt được làm bằng cây thanh tre buột vào nhau, một cây tre nhỏ dài cột gàu thòng xuống giếng, một cây tre to để làm cần, bá vào gốc cây hoặc trụ vững chắc. Giống như cái thế cần câu, chỉ khác là được làm bằng thân tre làng. Cái cần vọt ở nhà thím ba Mỹ sắp hư rồi, lõng lẻo và lúc lắc, xách được gàu nước lên sài khổ sở lắm. Mấy người ở xóm thấy thím ba Mỹ đã sáu bảy chục tuổi rồi, sống cô đơn ai cũng thương tâm, nói: “ Để chúng tôi làm lại cái cần vọt, cho bà xách nước nhé?”. Thím ba Mỹ khăng khăng nói: “ Không! Không! Để thằng con tui nó về, làm một chốc là xong! Hôm bữa nó viết thư, nói sắp về rồi!...”. Thím nói hy vọng vậy thôi, chứ con nào có viết thư cho thím đâu. Ngày cũng như đêm, mỗi lần nghe tiếng xe nổ ngoài ngõ, thím ba Mỹ ở trong nhà chạy ra xem thử, có phải con trai mình về không? Thế nhưng bao nhiêu chiếc xe chạy ngang qua nhà, là bao nhiêu hụt hẫng, thím chẳng thấy con về. Thím mong ngóng, nhớ con quá!... Đêm nào thím ba cũng lo lắng, không biết con mình sống trên thành phố như thế nào, sức khỏe có tốt không? Suốt cả tuần liền, thím ba luôn mất ngủ, toan tính về việc lên Sài Gòn thăm con. Thím mang gạo sang nhà bà hàng xóm có nghề tráng bánh, khéo tay tráng giúp ít chục bánh, hôm nào tới ngày mùa cắt lúa trả công lại cho người ta. Đã vậy, thím chuẩn bị nào là gà, nào là vịt, nào là khoai lang, trái cây mang theo làm quà cho con. Thím nghĩ thành phố đất ít người đông, mấy thức đặc sản nhà quê này chắc con mình vui lắm, giống như thuở nhỏ con chờ mẹ đi chợ về. Từ ngày học xong rồi cưới vợ anh Quận chẳng sung sướng gì. Anh dân quê nghèo, vợ cũng nghèo, yêu nhau từ thời đại học rồi cưới nhau, cùng chí hướng lập nghiệp ở thành phố. Vợ chồng anh chị làm cho công ty tư nhân, công việc luôn bận rộn. Anh sáng đi làm, trưa cơm bụi, chiều đi làm, tối cắp sách vở đến trường học thêm tiếng Anh. Vợ sáng
- đi làm, trưa cơm bụi, chiều đi làm, tối học thêm tiếng Nhật. Vợ chồng gặp nhau thân mật chỉ sau 9h tối. Cuộc sống anh chị luôn tất bật và hối hả, lao theo công việc, luôn thiếu thời gian. Lúc bận rộn thì không sao, những lúc đêm về thư thả một chút, anh Quận nhớ mẹ lắm. Anh thường hay nghĩ: Mẹ già rồi, sống một mình một nhà, hiu quạnh, nửa đêm gió máy, ai lo!?...Nhưng nhiều khi nghĩ lại, anh thấy mẹ mình gàn thật. Lúc vợ chồng mới cưới nhau, anh có bàn: “ Hay là mẹ bán đất, bán nhà, lên thành phố ở với tụi con?...”. Mẹ anh không chịu, nói: “ Mẹ sống ở quê có bạn bè, chân lấm tay bùn, quen rồi! Mẹ không muốn bán đất, bán nhà, xa quê hương, mồ mả ông bà tổ tiên!…”.Mẹ anh nhất quyết không lên thành phố, anh thì không muốn về quê, mỗi thế hệ một quan điểm, chẳng biết tính làm sao? Về quê mà làm gì? Chẳng lẽ học xong bằng đại học kinh tế, quay về quê cuốc ruộng? Anh tính đợi lúc nào đó sẽ lựa lời, lựa lúc khuyên nhủ mẹ. Vừa rồi nhận được điện thoại của mẹ ở quê lên thăm, anh vui mừng lắm, nghĩ đây là cơ hội lo cho mẹ phần nào. Thím ba Mỹ ngồi chồm hổm ngay góc bến xe, ôm khư khư mấy món quà quê, giống như sợ người ta lấy cắp. Thỉnh thoảng thím đứng lên, nhìn qua nhìn lại, trông ngóng con trai đến đón. Anh Quận đến bến xe, mẹ con lâu ngày gặp nhau, thôi là vui mừng lắm. Thím ba Mỹ cầm tay con, nắn nắn bóp bóp như ngày còn bé, lo lắng: “ Trời đất, sao con ốm nhom thế này, ở thành phố chắc con khổ lắm phải không?”. Anh Quận nhìn thấy mẹ mang nào là bánh tráng, gà vịt, khoai lang, mấy trái ổi… thôi thì đủ cả. Đã vậy, trong túi áo bà ba của mẹ còn nhét bị ớt xiêm to tướng, Đường xa, anh thấy mẹ mang đồ cồng kềnh, thương quá gắt: “ Ở thành phố, đâu có thiếu khoai lang, ổi, ớt xiêm…đâu, mẹ mang theo mấy thứ này làm chi cho khổ!?...”. Thím ba bảo: “ Mẹ nhớ hồi ở quê, mỗi lần ăn cơm, con thường chạy ra sau hè hái ớt xiêm. Mẹ sợ con thèm ót, nên…”. Tuy chưa ăn ớt của mẹ cầm lên, nhưng anh Quận thấy mắt mình ướt ướt, cay cay…
- Anh Quận chở mẹ về nhà mình. Căn nhà chật chội đầu đuôi 20m vuông. Trong nhà còn chứa nhét nào là vi tính, nào là ti vi, tủ lạnh…Phòng khách của anh chị cũng là phòng ngủ. Ban ngày anh chị dùng một khoảng trống nhỏ giửa nhà để tiếp khách, ban đêm quét chỗ đó sạch sẽ, bỏ tấm nệm xuống ngủ. Sáng dậy anh chị cuốn nệm lên cất, để lại khoảng trống tiếp khách. Thím ba Mỹ vô nhà, hết đi xuống rồi lại đi lên, nhìn quanh căn nhà của con. Thím không hài lòng, la: “ Cái thằng này, bậy quá! Con mua nhà thì phải mua lớn lớn một chút, khỏi mất công đổi đi lại lại cho khổ sở. Căn nhà bé tẹo như thế này, sao mà ở cho được? Căn nhà này con mua bao nhiêu?”. Anh Quận thành thật: “ Dạ! Con thuê của người quen đó mẹ! Ở thành phố mua đất mua nhà đâu có dễ!...”. Thím ba Mỹ hỏi: “ Mỗi tháng bao nhiêu?”. Anh Quận nói: “ Một triệu”. Thím ba Mỹ kinh ngạc, trố mắt lên, quê mùa nói: “ Trời đất quỷ thần ơi, căn nhà bé tẹo như thế này mà những một triệu! Một triệu bằng ở quê làm mướn, cắt lúa nhổ mì khổ sở, ăn nhín nhịn thèm, chắc chiu những ba tháng chứ ít gì! Vậy mà cũng nói là bạn quen!...Thôi vợ chồng con về quê ở với mẹ, nhà cửa ruộng vường có sẵn, rộng rãi, có ít ăn ít, có nhiều ăn nhiều, sướng hơn!...”. Ngày đầu tiên mới lên, vợ chồng anh Quận nghỉ việc, bàn tính với nhau đưa mẹ đi ăn hoặc đi đâu đó chơi. Nhưng thím ba Mỹ than mệt, không chịu đi đâu cả. Ở nhà, chân tay thím không chịu yên, cứ loay hoay dọn dẹp, hết lo chùi cái bàn, rồi lau cái ghế, còn lom khom chà cái tolet nữa chứ! Vợ chồng anh Quận can ngăn thế nào cũng không được.
- Suốt mấy ngày liền, thím ba Mỹ lên Sài Gòn nhưng chỉ ru rú trong nhà, không hề chịu ra khỏi cửa. Vợ chồng anh Quận hiếu thảo, thương mẹ, muốn đưa mẹ đi chơi nhưng có được đâu! Chỉ có một lần duy nhất, thím ba Mỹ ngẫu hứng ra đầu đường phố đi dạo một mình. Lúc về nhà, thím cầm theo một xấp tờ rơi quảng cáo, có hình nghệ sĩ cải lương Minh Vương và Lệ Thủy. Vợ chồng anh Quận hỏi: “ Mẹ cầm mấy tờ quảng cáo rác rưởi này về làm chi?”. Thím ba Mỹ nói: “ Chơi!... Mẹ xem hình Minh Vương, Lệ Thủy nay có già đi chút nào không ấy mà!...”. Anh Quận nhớ lại hồi còn nhỏ xíu, có lần vào ban đêm, mẹ cầm tay anh dẫn đi xem cải lương. Sáng hôm sau, mẹ anh và mấy bà hàng xóm ngồi bên nhau vẫn còn thích thú, bàn tán cái giọng trong trẻo của cô đào chính mãi. Anh hỏi: “ Mẹ có thích xem cải lương không, tối vợ chồng con đưa mẹ đi?”. Mẹ anh bỉu môi, lè lưỡi: “ Thời buổi giờ, ai mà thèm coi ba cái thứ ấy!....”. Một tuần sau, thím ba Mỹ về quê. Gần nhà thím ba là thím hai Kiên, hàng xóm với nhau, cũng thuộc diện một nách nuôi mấy đứa con khôn lớn. Ngày xưa lúc chiến tranh, các ông chồng tòng quân đi đánh trận, chết hết veo rồi, giờ đây hòa bình ở xóm bà góa nhiều lắm. Gia đình thím hai, con cái không học hành gì cả, làm thuê làm mướn quanh quẩn trong làng, nhưng được một cái nhà dột có con, điện hư có cháu, gia đình xum vầy và hạnh phúc. Vừa rồi hay tin thím ba Mỹ lên Sài Gòn thăm con về, thím hai Kiên sang chơi. Thím quan tâm: - Bà lên thành phố vui không? Thím ba Mỹ kênh kiệu nói: - Vui lắm… - Thế thằng con của bà, có dẫn bà đi ăn uống gì ngon không? - Nó dẫn tui đi ăn hết nhà hàng này, đến nhà hàng nọ. Ăn toàn là hải sản thôi, ớn luôn!... - Nó có dẫn bà đi chơi không? - Ôi! Nói đến chuyện đi chơi, thì tui mới chợt nhớ!...
- Vừa nói, thím ba Mỹ vừa lục trong lưng quần ra xấp tờ rơi quảng cáo, lấy làm chứng cứ, tưởng tượng, vẽ ra viễn cảnh cao sang khoe với thím hai: - Thằng con nó dẫn tui đi xem cải lương! Lên thành phố, đi xem cải lương, sướng thiệt! Mình đi xem cải lương được ngồi trong cái nhà to lộng lẫy, có máy điều hòa, mát lạnh, ở quê mình gọi là cái rạp đó. Trước mặt mình người ta để cái bàn nhỏ dài, có bia nè, có nước ngọt nè, trái cây nè, đủ thú đồ ăn thúc uống để sẳn. Đang xem cải lương, mình thèm ăm món gì thì tự nhiên lấy ăn, không phải tốn tiền gì cả, sung sướng lắm. Chứ không phải như ở quê mình đâu, đi xem cải lương mưa gió ngồi bệch giữa trời, ồn ào, đi ra chen lấn, đi vào chen lấn, giẫm chân giẫm cẳng lên nhau, bắt mệt! lên thành phố xong, về quê mình, thấy bắt ngán!... Tui đi xem cải lương vở tuồng Lan và Điệp, có Minh Vương - Lệ Thủy hát, hay lắm! Tuy già rồi, nhưng Minh Vương- Lệ Thủy lên vọng cổ vẫn còn trong trẻo, thánh thót, rõ ràng và mạch lạc, giống như hồi hát ở quê mình hồi nào. Thằng con nài ép bắt tui đi ba đêm, ngồi xem mỏi cả lưng, bắt ớn luôn!... Nói xong, sợ thím hai không tin, thím ba Mỹ còn lấy tay chỉ vào tờ rơi quảng cáo, nói tiếp: - Nè, nè, bà tưởng tui nói láo sao, thằng con tui thừa tiền mua cho tui còn dư một vé nè, nè!... Thím hai Kiên quê mùa, lại vốn là dân mê cải lương, chép miệng thèm thuồng: - Số bà có phước có phần, nhờ con, sướng thiệt!!! Nói xong, sau đó thím hai Kiên về nhà lo cơm nước. Thím ba Mỹ ngồi lại một mình, nhìn căn nhà vắng vẻ và trống hoắc, tự nhiên thấy buồn, thím cố không khóc nhưng không hiểu sao, nước mắt cứ chảy tràn!... Nhà có cái sân nhỏ. Trước sân là một cây xoài tỏa bóng mát. Dưới gốc xoài có một cái võng. Hằng ngày, sáng trưa chiều tối, lúc nào rảnh thím ba Mỹ ra cái võng nằm buồn bã một mình, đong đưa, đong đưa…
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Truyện ngắn Khái Hưng
147 p | 156 | 24
-
Thương Nhớ Đồng Quê
5 p | 199 | 16
-
Truyện ngắn - Gió đầu mùa: Phần 1
96 p | 132 | 16
-
Truyện ngắn - Mẹ vắng nhà: Phần 1
125 p | 102 | 11
-
Quê mẹ
6 p | 283 | 10
-
Truyện ngắn Cây Khế Ngày Xưa
11 p | 79 | 6
-
Mưa Quê Hương
3 p | 98 | 4
-
Truyện ngắn Tôi Xin Đưa Em, Đến Hết Cuộc Đời
13 p | 80 | 4
-
Truyện ngắn Bích Đào Xuân Nở Muộn
8 p | 72 | 4
-
Ngàn lần thương nhớ con gọi: Mẹ ơi!
4 p | 86 | 3
-
Truyện ngắn Vượt Ao
31 p | 40 | 3
-
Quê Mẹ
7 p | 55 | 3
-
Truyện ngắn Sân Ngoài Còn Lá
13 p | 59 | 2
-
Truyện ngắn Lựa chọn
9 p | 69 | 2
-
Truyện ngắn Lá thư gửi bố
8 p | 64 | 2
-
Truyện ngắn Vẫn chưa chịu cưới
13 p | 70 | 2
-
Truyện ngắn Chị ơi, em yêu chị
10 p | 96 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn