YOMEDIA
ADSENSE
Truyền nhiễm gia cầm Exam
183
lượt xem 36
download
lượt xem 36
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Định nghĩa: - Virus thuộc họ Orthomyxoviridae giống Influenzavirus A, thuộc nhóm virus ARN có vỏ bọc gây ra. Có gai HA làm ngưng kết hồng cầu.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Truyền nhiễm gia cầm Exam
- TRUYỀN NHIỄM GIA CẦM EXAM I. BỆNH CÚM GÀ (AVIAN INFLUENZR – AI) 1. Định nghĩa: - Virus thuộc họ Orthomyxoviridae giống Influenzavirus A, thuộc nhóm virus ARN có vỏ bọc gây ra. Có gai HA làm ngưng kết hồng cầu. 2. Cách sinh bệnh: - Virus cúm gà nhân lên trong các cơ quan hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu và sinh sản. do đó có mặt trong chất tiết của đường hô hấp như nước mắt, nước mũi, nước bọt và chất tiết của đường tiêu hóa. - Đường lây lan từ con bệnh sang con lành, qua không khí, thức ăn, nước uống, công nhân, dụng cụ chăn nuôi, phân gà… - Nguồn chứa virus là chim hoang, thủy cầm, chợ gà sống và heo. 3. Triệu chứng: Thời gian nung bệnh từ vài giờ đến 3 ngày. * Thể nhẹ: - Trên gà và gà tây gây xáo trộn trên hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu và sinh sản như: Ho, hắc hơi, âm rale, chảy nước mắt. - Ủ rũ, giảm đẽ, xù lông, suy yếu, giảm ăn uống, tiêu chảy, gầy ốm. * Thể nặng: - Trên gà gà tây virus gây nhiều tổn thương cơ quan nội tạng, tim mạch, và hệ thống thần kinh. - Lắc đầu cổ, liệt, vẹo cổ, cong người. Suy yếu, giảm ăn uống, giảm trứng, âm re, ho. - Tỉ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao 50-89% có khi 100% 4. Bệnh tích: * Thể nhẹ: - Viêm nhày ở mũi có sợi huyết, mủ nhày, xoang dưới mắt sưng. - Niêm mạc khí quản phù, sung huyết, chất nhày từ trong đến có bả đậu. - Nếu có phụ nhiễm với E. coli hay Pasteurella multocida gây viêm xoang bụng, viêm ống dẫn trứng, xuất huyết các nang trứng, thận sưng. * Thể nặng: - Trên gà bệnh tích hoại tử, phù, xuất huyết ở cơ quan nội tạng và da. - Sưng đầu, mặt, cổ, và chân, xuất huyết điểm hay mảng, phù quanh hốc mắt. đặc biệt ở mào và tích có xuất huyết màu xanh tím. - Xuất huyết, hoại tử trong các cơ quan nội tạng nhu mô. - Màng ngoài tim, cơ ngực, niêm mạc dạ dày xuất huyết mãng. - Lympho ruột non xuất huyết, hoại tử. - Phổi viêm, sung huyết, xuất huyết. - Túi pabricius và thymus teo. 5. Phòng và kiểm soát bệnh: * Phòng bệnh: - Thực hiện an toàn sinh học là tiêu chí hàng đầu. - Cách ly gà cảm thụ với những con bệnh. - Tránh tiếp xúc với động vật nhiễm, chim hoang, trang thiết bị và dụng cụ bị nhiễm. * Khống chế bệnh: - Khoanh vùng ổ dịch: Khu vực nhiễm bệnh lấy vòng tròn bán kính là 3km. Khu vực giám sát vòng tròn kiểm dịch có bán kính 10km từ tâm là trại có dịch. - Giết chết và chôn ngay (gà bệnh lẫn gà khỏe) trong khu vực nhiễm bệnh. - Tiêu độc sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, để trống chuồng một thời gian theo qui định của cơ quan thú y. - Hạn chế sự ra vào của người và xe cộ, vật tư, trang thiết bị, ngăn chặn sự xâm nhập của thú cảnh, chuột, chim hoang ít nhất trong vòng 35 ngày. II. BỆNH NEWCASLTE 1. Định nghĩa: - Là bệnh truyền nhiễm cấp tính và rất lây lan.
- - Do Virus ARn, sợi đơn, có vỏ bọc bằng lipid, thuộc họ Paramyxoviridae, họ phụ Parammyxovirinae, giống Rubulavirus, Kích thước đường kính của hạt virus 100-500nm. Có khả năng ngưng kết hồng cầu. - Đặc điểm chủ yếu của bệnh là gây xáo trộn và gây bệnh tích trên đường hô hấp, tiêu hóa và thần kinh. 2. Cách sinh bệnh: Sau khi xâm nhập vào đường tiêu hóa và hô hấp, NDV nhân lên ở tế bào biểu mô của đường hô hấp trên. Nhóm virus có độc lực yếu (avirulent) khu trú ở đó làm thành nhiễm trùng ẩn nếu không có nhiễm trùng thứ hai xảy ra như do Mycolasma gallisepticum, E, coli… Những chủng NDV có độc lực (Mesogene va Velogene) thì nhân lên cả ở bên ngoài tế bào biểu mô hô hấp rồi lan truyền qua máu, tấn công vào các cơ quan phủ tạng. 3. Triệu chứng: Thời gian nung bệnh trung bình 5-6 ngày nhưng có thể thay đổi từ 2-15 ngày. Bệnh xuất hiện một cách bất thình lình, thỉnh thoảng có những con gà chết mà không có triệu chứng. Biểu hiện đầu tiên là gà buồn bã, sốt cao 43 độ, bỏ ăn khát nước, khó thở, kiệt sức dần mà chết sau 4-8 ngày. - Có thể phù ở các mô xung quanh mắt và đầu. - Phân lỏng màu xanh, thỉnh thoảng có vấy máu. - Sau khi gà qua giai đoạn đầu thì xuất hiện các triệu chứng thần kinh như: co giật, rung cơ, vẹo cổ, ưởn mình ra sau, liệt chân và cánh. - Tử số lên đến 100% 4. Bệnh tích: - Bệnh tích đặc trưng của bệnh là xuất huyết đỏ đậm kết hợp với hoại tử trên các màng lympho của thành ruột và ngã ba van hồi manh tràng. - Xuất huyết trên bề mặt của các tuyến dạ dày tuyến, có thể dạ dày cơ. - Xuất huyết làm bể lòng đỏ vào xoang bụng, những nang trứng trong buồng trứng thường mềm nhão và thoái hóa. - Xuất huyết làm nhạt màu ở cơ quan sinh sản. - Tích dịch viêm ở mũi, thanh quản, khí quản. - Xuất huyết, xung huyết khí quản. - Viêm phổi. - Ở gà con túi khí dày đục có tích dịch viêm. 5. Phòng bệnh: - Tác động vào ba khâu của quá trình truyền lây, đồng thời kết hợp với công tác quản lý rất có ý nghĩa trong công tác phòng bệnh. * Phòng bệnh bằng vaccine: Có hai loại vaccine - Sống nhược độc: HB1, F, La-Sota thường được dùng cho gà con nhưng cũng có thể sử dụng cho mọi lứa tuổi, chủng bằng đường nhỏ mắt mũi, uống, tiêm I/M, chích màng cánh hay phun sương. - Vaccine chết: Virus được bất hoạt bằng formol, crystal violet, propiolactone. Chất bổ trợ là chất phèn hay phèn chua hoặc nhủ dầu (vd: vaccine Imopest). Được dùng để chủng ngừa cho gà đẻ, đường tiêm IM, S 3. TỤ HUYẾT TRÙNG (Fowl cholera) 1. Định nghĩa: - Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của gia cầm, là một bệnh nhiễm trùng do cầu trực khuẩn G- Pasteurella multocida, không di động, không bào tử, bắt màu lưỡng cực, có giáp mô gây ra. - Tất cả các gia cầm điều cảm thụ với bệnh, gà tây cảm thụ mạnh hơn gà, rồi đến vịt, ngỗng, chim hoang… Gà lớn mẫn cảm hơn gà con. - Chủ yếu lây qua đường hô hấp, nó có thể xuyên qua niêm mạc của đường hô hấp trên, qua màng nhày của hầu bởi không khí, qua kết mạc, hay vết thương. Hoặc qua thức ăn nước uống. 2. Cách sinh bệnh: VK xâm nhập
- ↓ Sinh sản tại chổ ↓ Vào máu ↓ ↓ Gây nhiễm trùng huyết Vào cơ quan phủ tạng ↓ ↓ Chết Viêm, hoại tử 3. Triệu chứng: - Thời gian nung bệnh từ 1-2 ngày có khi tới 4-9 ngày. * Cấp Tính: - Gà bệnh sốt cao 42-43 độ, bỏ ăn, xù lông, chảy nước nhớt từ miệng, nhịp thở tăng, tiêu chảy - Gà chết: Mào, yếm tím bầm do nghẹt thở. * Mãn tính: - Gà ốm, yếm, khớp xương chân, xương cánh, đệm của bàn chân thì sưng phồng. - Thỉnh thoảng có âm rale khí quản và khó thở. - Gà có thể bị tật vẹo cổ. 4. Bệnh tích: * Cấp Tính: - Sung huyết, xuất huyết ở tổ chức dưới da, cơ quan phủ tạng nhất là phần bụng như xuất huyết ở tim, phổi, lớp mỡ xoang bụng, niêm mạc đường ruột. - Viêm bao tim tích nước. - Phổi viêm có nhiều dịch nhày dọc theo đường hô hấp. - Gan sưng có hoại tử. - Cơ quan tiêu hóa có nhiều dịch nhày. - Buồng trứng: Nang noãn trường thành mềm, nhão. Lòng đỏ vỡ chảy vào xoang bụng làm viêm phúc mạc. Nang chưa thành thục bị xung huyết. * Mãn tính: - Chủ yếu là viêm hoại tử mãn tính đường hô hấp và gan. Viêm phúc mạc, ống dẫn trứng, khớp dịch có fibrin. - Mặt gà có thể sưng, viêm phổi mãn tính có sợi fibrin, viêm não làm vẹo cổ. 5. Phòng và điều trị bệnh: - Dùng kháng sinh và nhóm Sulfonamide để điều trị. - Dùng penicillin (streptomycine, tetracilline,… tiêm, uống, cho vào thức ăn. - Phòng bệnh: vệ sinh kèm với dd tốt, đầy dủ dưỡng chất nâng cao sức đề kháng. - Vaccine: Vaccine chết + nhũ dầu miễm dịch 6 tháng, chủng 2 liều cách nhau 2 tuần. IV. VIÊM THANH KHÍ QUẢN TRUYỀN NHIỄM: 1. Định nghĩa: - Là bệnh truyền nhiễm cấp tính trên gà với đặc điểm khó thở, ho, ngáp và khạc ra chất tiết nhuộm máu. Tỷ lệ chết cao, giảm trứng và thịt ở thể nặng. - Do Virus họ Herpesviridae, họ phụ α-Herpesvirinae, giống Herpesvirus, có acid nhân AND, có vỏ bọc trên vỏ bọc có 5 gai glycoprotein. - Trong tự nhiên thường xảy ra trên gà và trĩ, thỉnh thoảng ở gà lôi. - Mọi lứa tuổi đều cảm thụ với bệnh. Tuy nhiên, thường thấy ở gà 3-9 tháng tuổi. 2. Cách sinh bệnh: - Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp trên và kết mạc mắt, có thể qua đường tiêu hóa. - Virus nhân lên trong tế bào biểu mô của đường hô hấp trên và kết mạc mắt, sau đó lan truyền theo đường khí quản gây viêm khí quản, phế quản xuất huyết hoại tử. 3. Triệu chứng: - Thời gian nung bệnh 6-12 ngày. - Thể nặng: Tỷ lệ bệnh từ 90-100%, chết từ 5-70%. Chảy nước mũi, âm re ướt, ho, thở khó trầm trọng và kéo dài. Kêu quang quác nên mặt mào xanh tím. Chất tiết đường hô hấp nhuộm máu, chảy nước mắt mũi, viêm kết mạc mắt. - Thể nhẹ: Tỷ lệ bệnh 5% chết không đáng kể. Gà bệnh giảm đẻ, chảy nước mắt, viêm kết mạc mắt xuất huyết, sưng xoang dưới mắt. 4. Bệnh tích:
- - Đại thể: Chủ yếu ở phần hô hấp trên như: kết mạc, thanh quản, khí quản. - Thể nhẹ: Viêm kết mạc mắc, viêm xoang, viêm khí quản nhày. - Thể nặng: Ở giai đoạn sớm viêm nhày, ở giai đoạn sau thoái hóa, hoại tử xuất huyết có thể có màng giả hoặc trụ chất nhày kéo dài toàn bộ khí quản. Lòng khí quản xuất huyết tạo trụ máu hay trụ máu trộn với chất nhày và mô hoại tử. 5.Phòng và điều trị bệnh: - Phòng: Dùng vaccine sống giảm độc, nhỏ mắt, khí dung, hay uống. V. BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM: 1. Định nghĩa: - Là bệnh truyền nhiễm cấp tính hết sức lây lan của gà, gây rối loạn nghiêm trọng đường hô hấp, làm viêm thận và giảm trứng. - Do virus thuộc họ Coronaviridae, giống Coronavirus có vỏ bọc. - Trong tự nhiên bệnh chỉ xảy ra trên gà. Bệnh nặng và tỷ lệ chết cao trên gà con. 2. Cách sinh bệnh: - Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp; đường tiêu hóa. - Virus nhân lên trong tế bào biểu mô đường hô hấp, tiêu hóa, ống dẫn trứng và tiết niệu từ 1-8 ngày sau khi bị nhiễm, tỷ lệ chết 20-90%. 3. Triệu chứng: - Khó thở có âm rale, hắt hơi, chảy nước mũi, mũi và mặt sưng. - Triệu chứng hô hấp có thể đi kèm hay không có sự giảm sản lượng trứng. - Trứng nhỏ hơn bình thường, dị hình, vỏ trứng nhăn gợn song, đọng calci, vỏ mỏng hoặc không có, lòng trắng có nhiều nước, dây treo lỏng nên lòng đỏ trôi nổi tự do, xuất huyết trong lòng trắng hay lòng đỏ. 4. Bệnh tích: - Viêm phế quản, phế quản và phổi tiết nhiều chất nhày. Dịch rĩ viêm do viêm cata sẽ thành casein, đặc biệt trên gà con. Túi khí có thể bị viêm dày và dục. - Ống dẫn trứng giãm kích thước, thấm nhập tb lympho tb biểu mô thoái triển và sự dãn tuyến nhày dẫn đến trứng bị dị hình. Vỏ nhám, mềm và albumen nước. - Viêm thận, biểu mô ống thận bị hoại tử. 5. Phòng và điều trị bệnh: - Vaccine sống: Thường dùng cho gà con bằng nhỏ mắt, mũi, uống, và khí dung. - Được chủng ngừa cùng với vaccine ND, như chủng lần 1 lúc một ngày tuổi tái chủng lúc hai ba tuần tuổi. VI. HÔ HẤP MÃN TÍNH: 1. Định nghĩa: - Bệnh hô hấp mãn tính trên gà và bệnh viêm xoang truyền nhiễm ở gà tây đều do Mycoplasma lallisepticum gây ra, gây khó thở, ho, chảy nước mũi. Gà tây thường gây viêm xoang - Có 5 loài gây bệnh cho gia cầm là: M. gallisepticum, M. synoviae hai loài này gây bệnh cho gà và gà tây, Hai loài gây bệnh cho gà tây là M. meleagridis, M. iowae. Gây bệnh trên vịt là M. anatis. 2. Cách sinh bệnh: - Nhuyên nhân chính là do tiếp xúc trực tiếp với gà và gà tây mẫn cảm với gà và gà tây bị bệnh. - Ngoài ra còn lây qua bụi khí bị ô nhiễm hay trực tiếp tiếp xúc với dụng cụ chăn nuôi bị nhiễm. - Sự nhiễm trùng còn truyền qua trứng ở gà và gà tây. - Trứng bị nhiễm do tinh trùng bị nhiễm hay bị lây từ túi khí. 3. Triệu chứng: - Gà: Âm rale khí quản, chảy nước mũi, ho, viêm kết mạc mắt, tiêu thụ thức ăn giảm, gà ốm. thỉnh thoảng gà bị viêm khớp, đi khập khiểng, sản lượng trứng giảm. - Gà tây: Chảy nước mắt, nước mũi, ốm, có âm rale khí quản, giảm sản lượng trứng. Đặc biệt là tiền đề cho các bệnh khác kết hợp sẽ gây bệnh trầm trọng hơn vd: ND, IB… 4. Bệnh tích: - Dịch rĩ viêm chảy trong mũi, qua xoang mũi, xuống khí quản, phế quản, túi khí. - Viêm xoang trên gà tây, nhưng cũng được nhận thấy trên gà và những gia cầm khác bị bệnh. - Túi khí thường chứa dịch rĩ viêm. - Một số mức độ của viêm phổi được nhận biết. - Một số ca bệnh nặng đặc trưng của gà là fibrinous hoặc fibrun mủ, viêm màng bao quanh gan, viêm bao tim dọc theo khối viêm túi khí do kết hợp với E. coli. 5. Phòng và điều trị bệnh: * Điều trị:
- - Đề kháng với penicillin. - Hiện nay người ta dùng nhóm kháng sinh có hiệu quả là Tetracycline, Macrolides, Quinolones. - Có thể dùng kháng sinh để tiêm, uống hoặc trộn vào thức ăn. * Phòng bệnh: - Vệ sinh phòng bệnh: chú ý dinh dưỡng, vệ sinh chuồng trại, thường xuyên kiểm tra bằng phản ứng huyết thanh học để loại bỏ những con dương tính. Xông máy ấp trứng và vệ sinh trứng để tránh lây lan. - Vaccine: Vaccine sống nhược độc dùng cho gà dò, chủng bằng cách nhỏ mắt, mũi, phun xịt cho gà 10 tuổi. Vaccine chết nhũ tương dầu chống lại sự giản sản lượng trứng ở gà đẽ, bảo vệ gà con dùng 2 liều trước khi đẽ. VII. BỆNH SỔ MŨI TRUYỀN NHIỄM: 1. Định nghĩa: - Là một bệnh đường hô hấp cấp tính của gà do Haemophilus paragallinarum G- hiếu khí, không bào tử không di động gây ra. Với đặc điểm chảy nước mắt, nước mũi truyền nhiễm, phù mặt. 2. Cách sinh bệnh: - Chủ yếu qua đường hô hấp, nhưng không truyền qua trứng, ngoài ra còn lây qua đường tiêu hóa do thức ăn nước uống bị ô nhiễm. - Trong thiên nhiên chủ yếu gây bệnh trên gà mọi lứa tuổi, nhưng gà lớn bệnh nặng hơn, 90% gà bệnh ở 4-8 tuần tuổi, 100% gà bệnh ở 13 tuần tuổi và lớn hơn. - Chất chứa căn bệnh là các chất tiết của đường hô hấp, xoang cạnh mũi, xoang dưới hốc mắt. 3. Triệu chứng: - Thời gian nung bệnh 1-2 ngày. - Gà bệnh có dấu hiệu suy yếu, chảy nước mũi, viêm kết mạc mắt, sưng yếm ở gà trống. - Tiêu chảy, chán ăn và giảm sức sản xuất, giảm sản lượng trứng. 4. Bệnh tích: - Viêm cata (nhày) của đường mũi và xoang dưới hốc mắt, kết mạc mắt. Đường khí quản trên có thể viêm kéo theo, thỉnh thoảng có viêm phổi và túi khí, nhưng phù ở dưới da và túi khí là nổi bật. 5. Phòng và điều trị bệnh: * Điều trị: - Dùng kháng sinh và nhóm sulfonamide để chữa trị. - Erythromycine và oxytetracyline là 2 kháng sinh thường được dùng. - Hoặc kết hợp: Chlotetracycline + sulfadimethoxine; Sulfadinethocxin + trimethoprime. * Phòng bệnh: - Vệ sinh thú y chặc chẽ, all in all out. - Vaccine: Dùng vaccine chết tiêm SC hay IM trước khi dịch nổ ra hoặc giữa 10-20 tuần tuổi, tốt nhất là tiêm hai lần. Lần I lúc 14-16 tuần tuổi, lần II lúc 20 tuần tuổi. VIII. BỆNH NẤM PHỔI GIA CẦM: 1. Định nghĩa: - Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của gia cầm con, có bệnh số và tử số cao. Thể mãn tính trên gà trưởng thành. Đặc điểm của bệnh là hình thành những u nấm màu vàng xám ở phổi và thành các túi khí. - Bệnh do Aspergillus fumigatus và A. flavus, họ Moniliaceae. 2. Cách sinh bệnh: - Bào tử xâm nhập vào niêm mạc đường hô hấp hoặc tiêu hóa, sau đó theo máu đến địa điểm ký sinh, nẩy mầm và phát triển thành sợi nấm. Tạo những u nấm to nhỏ có màu trắng xám hoặc vàng ở phổi, thành các túi khí và một số cơ quan khác. - Trong quá trình sinh sản tế bào nấm sản xuất các sản vật trao đổi chất, đó là các men phân giải protein làm phá hoại mô bào, ngoại độc tố gây nhiễm độc huyết từ đó xuất hiện trúng độc toàn thân và cuối cùng là vật bị chết. 3. Triệu chứng:
- - Thời gian nung bệnh 1-3 ngày. Gà con 1-3 ngày thường mắc thể cấp tính tỷ lệ chết 10-50%, gà lớn thường mắc thể mãn tính tỉ lệ chết thấp. - Thể cấp: Gà không lớn, uể oải, lim dim, chán ăn, khát nước, khó thở, ngáp, nhịp thở nhanh và tiêu chảy, ở giai đoạn sau chảy nước mắt, nước mũi, hôn mê, kiệt sức rồi chết. Trước khi chết có các cơn động kinh, liệt. - Thể mãn: Tỷ lệ mắc bệnh và chết không cao, bệnh nhẹ, thở khó kéo dài, ốm, mào yếm tái nhợt, có thể chết do bị ngộ độc mãn. 4. Bệnh tích: - Thể cấp: Phổi viêm có thể có những vùng hóa gan, phù, tụ máu đỏ, thỉnh thoảng có những đám hoại tử, sợi nấm mọc xuyên qua phổi. Niêm mạc khí quản sung huyết, nhiều dịch nhờn. Túi khí dày đục, thỉnh thoảng có chất tiết như gelatin hoặc mủ nhày ở vùng syrinx của ống thở. - Thể mãn: Thành túi khí dày, xoang hẹp lại vì chứa nhiều mủ và fibrin. Ngoài ra, còn thấy hạt nấm mọc ở gan, lách, tim, phúc mac, màng treo ruột. Niêm mạc dạ dày và ruột viêm đỏ. 5. Phòng và điều trị bệnh: * Điều trị: - Dùng hóa chất diệt nấm như crystal-violet, brillian green, iodua-kali 0,8%, dd CuSO4 1/20000 cho uống làm giảm sự lan truyền bệnh. - Kháng sinh: Nystatin, amphotericin B, mycostatin, tricomycin… - Không dùng những kháng sinh có nguồn gốc từ nấm như penicillin, streptomycin.. - Tăng cường Vitamine A. * Phòng bệnh: - Thức ăn phải đủ dưỡng chất. - Vệ sinh thú y chặc chẽ: Thường xuyên thay chất độn chuồng, thay ổ rơm, chuồng phải thoáng và khô ráo, Trộn CuSO4 với chất độn chuồng để làm giảm sự ô nhiễm, vệ sinh sát trùng các dụng cụ chăn nuôi hàng ngày. - Không dùng thức ăn củ, thức ăn bị mốc. - Vệ sinh máy ấp và máy nở, không ấp trứng gà bệnh, xông máy ấp bằng formol 40ml/m3/24 giờ. IX. MAREK DISEASE (MD) 1. Định nghĩa: - Là bệnh U lympho của gà với sự thâm nhiễm tăng sinh cao độ tế bào lympho và sự hủy myelin của thần kinh ngoại biên, do đó gây rối loạn cơ năng vận động làm bại liệt. - Do virus thuộc họ Herpeseviridae, họ phụ γ-Herpesevirinae, giống Herpesevirus gây ra. Virus có acid nhân DNA 2 sợi, có vỏ bọc bằng lipid. -kích thước 100-120nm -có 3 serotypes +serotypes 1 :gồm những chủng có khả năng tạo u , độc lực thay đổi từ ít độc đến độc và rất độc +serotypes 2 :gồm những chủng ngoài tự nhiên không gây bệnh tích , tạo khối u +serotypes3: những chủng không tạo khối u 2. Cách sinh bệnh: - Trong tự nhiên gà, gà tây, trĩ, vịt, thiên nga, ngỗng… đều cảm thụ với bệnh nhưng gà là loài cảm thụ mạnh nhất. Gà con 1 ngày tuổi cảm thụ mạnh hơn gà lớn, gà mái cảm thụ mạnh hơn trống. - Gà thường phát bệnh vào 3-6 tháng tuổi, nhưng cũng có ảnh hưởng đến gà dò 3-6 tuần tuổi. - MDV tồn tại trong tế bào nang lông (nó chỉ gây bệnh khi ở bên trong tế bào nguyên vẹn). Sự phát tán của những tế bào này trong không khí làm lây lan bệnh. Virus cũng được thải qua phân. - Virus xâm nhập qua đường hô hấp (nguy hiễm nhất), đường tiêu hóa do thức ăn nước uống bị o nhiễm. 3. Triệu chứng: * Thể mãn: - Chủ yếu trên gà 2-7 tháng tuổi, tỉ lệ chết 10-15%. Thời gian nung bệnh 3-4 tuần.
- * Thể thần kinh: - Gà đi lại khó khăn, liệt nhẹ sau đó liệt chân hoàn toàn. Liệt 1 hoặc 2 cánh, đuôi cũng có thể bị liệt. - Tư thế đặc trưng là một chân kéo căng ra trước và một chân ra sau do li ………. * Thể mắt: - Viêm móng mắt kéo dài có thể gây mù. - Đồng tử biến đổi: méo mó, nhiều góc cạnh, lệch sang một bên. - Mống mắt chuyển sang màu xám đen. * Thể cấp: - Chủ yếu trên gà 6-9 tuần tuổi cũng bị bệnh. Tỷ lệ chết 10-30% - Gà bệnh ít có triệu chứng bệnh điển hình, thường chết đột ngột, gà suy yếu, liệt rồi chết. 4. Bệnh tích: * Thể mãn: - Viêm tăng sinh dây thần kinh ngoại biên, dây thần kinh dùi, hông-chậu, cánh… sưng gấp 4-5 lần, mất vân óng ánh, có màu trắng đục và dễ đứt. - Mống mắt viêm đổi màu, con ngươi bị biến dạng. - Khối U trên các cơ quan nội tạng, da và cơ. * Thể cấp: - Khối U trên các cơ quan nội tạng, da và cơ 5. Phòng và điều trị bệnh: - Quản lý đàn: All in all out. - Vệ sinh thú y: Vệ sinh trạm ấp, cách ly, giữ vệ sinh cho gà con 1 ngày tuổi, tăng độ thông thoáng của chuồng nuôi. - Tạo dòng gà có gene kháng bệnh. * Vaccine: Vaccine sống nhược độc: dạng đông khô hay đông lạnh, dùng 1 liều lúc gà 1 ngày tuổi. - Serotype 1: Giảm độc chủng HPRS-16, chủng CVI-988. bảo vệ gà chống lại virus độc và rất độc. dùng một mình hay kết hợp với HVT - Serotype 2: Chủng SB-1. chống virus độc nhưng không chống được rất độc thường kết hợp với HVT. - Serotype 3: HVT chủng FC-126. Chống lại virus độc có hiệu quả nhưng không chống được rất độc, thường kết hợp với serotype 1 & 2. X. BỆNH THƯƠNG HÀN (Salmonellosis) 1. Định nghĩa: - Là một bệnh truyền nhiễm của gà và gà tây do vi khuẩn Salmonella pillorum gây ra. Gọi là bệnh bạch lỵ ở gà con (Pullorum disease) thường xảy ra ở thể cấp tính là do Salmonella gallinarum, gọi là bệnh thương hàn (Fowl Typhoid) thường ở thể cấp và mãn ở gà trưởng thành. - Giống Salmonella gồm hai loài S. enterica và S. bongori. 2. Cách sinh bệnh: - Đường lây nhiễm quan trọng nhất là qua trứng, gà mái mang vi khuẩn trong buồng trứng nên trứng đẻ ra bị nhiễm khuẩn. Gà trống bệnh đạp mái làm gà mái bị lây bệnh và trứng thụ tinh cũng bị nhiễm khuẩn. - Ngoài ra còn lây qua đường tiêu hóa qua thức ăn nước uống bị ô nhiễm, và tiếp xúc qua dụng cụ chăm sóc, vận chuyển gà con, máy ấp, máy nở (lây gián tiếp). - Tiếp xúc giữa gà bệnh và gà lành. 3. Triệu chứng: * Gà con: Thường ở thể cấp. - Phôi không đạp vỏ được nên bị chết. - Nở ra nhưng rất yếu và chết ngay sau đó. - Gà bệnh thường ốm yếu và nhỏ hơn gà khỏe mạnh.
- - Gà bệnh bụng trễ xuống do lòng đỏ không tiêu, xù lông, xã cánh, kêu xao xác, mắt nhắm, tụ lại từng đám, phân trắng bết vào hậu môn. Có đốm casein trong nhãn cầu trắng đục hay có nhiều mờ đục trong giác mạc. Có thể viêm khớp. Tỷ lệ chết cao giữa tuần 1 đến giữa tuần 3. * Gà lớn: - Thể cấp: Gà bất thình lình giảm ăn, mệt mõi gục xuống, xù lông, mào tái nhợt, giảm sản lượng trứng, trứng giảm khả năng ấp nở. Tỷ lệ chết cao trong vòng 5-10 ngày. Thân nhiệt 41-43 độ trong 2-3 ngày. Tiêu chảy, suy yếu và mất nước. - Thể mãn: Mặt mào tái nhợt do thiếu máu & teo lại. Đẽ ít, hay ngừng đẻ. Trứng có vỏ xù xì, đính máu ở vỏ hay lòng đỏ. Bụng xệ xuống do viêm phúc mạc chứa nhiều dịch chất. Phân lúc bón lúc chảy, gà ốm yếu, chết rãi rác. 4. Bệnh tích: * Gà con: - Lòng đỏ không tiêu, mềm nhão, màu xám xanh. - Lách sưng to 2-3 lần. - Viêm màng bụng, màng bao tim có dịch rỉ viêm. - Gan sưng xuất huyết sau đó có hoại tử. Phổi, tim, lách và thành dạ dày cơ hoại tử. - Ruột viêm xuất huyết, manh tràng chứa đầy phân trắng. - Viêm khớp có dịch viêm màu vàng chanh hay vàng cam xung quanh khớp. * Gà lớn: - Viêm buồng trứng và ống dẫn trứng, trứng méo mó, có nhiều màu sắc khác nhau như vàng sậm, màu đồng đen, dị hình, kép dài hay có cuống… - Gan sưng, bở, có những đốm hoại tử. Lách & thận sưng lớn. - Viêm màng bụng, màng bao quanh gan, màng ngoài tim, ruột hoại tử, dịch hoàn có nốt hoại tử, màu đen, viêm khớp. 5. Phòng và điều trị bệnh: - Dùng kháng sinh Streptomycine, nhóm tetracycline… Nhóm Sulfaquinoxalin 0,1% trộn trong thức ăn 2-3 ngày, Furazolidon 0,04% trộn trong thức ăn trong 10 ngày. - Vệ sinh chặc chẽ, cần chú ý đến vệ sinh của trạm ấp, trứng ấp, khay, máy ấp và máy nở phải được sát trùng trước khi ấp bằng cách xông formol (2 phần) + KMnO4 (1 phần). All in all out. - Định kỳ kiểm tra phản ứng huyết thanh học để loại bỏ những con dương tính. XI. BỆNH GUMBORO (IBD) 1. Định nghĩa: - Là bệnh truyền nhiễm cấp tính rất lây lan trên gà do virus gây ra, tế bào lympho B là tế bào đích của virus và mô lympho của túi fabricius bị ảnh hưởng nặng. - Bệnh do virus thuộc họ Birnaviridae, giống Avibinavirus, loài infectious bursal disease virus. Acid nhân là RNA, 2 sợi, không vỏ bọc gây ra. 2. Cách sinh bệnh: - Virus ảnh hưởng trên mô lympho, phá hủy tế bào lympho bên trong túi fabricius, lách và hạch amydal. - Đường truyền lây quan trọng nhất là đường tiêu hóa nhưng cũng có thể lây qua đường niêm mạc và hô hấp. - 4-5 giờ sau khi nhiễm bệnh qua đường tiêu hóa, virus được xác định trong các tế bào macrophages, tế bào lympho ở hạch amydal, tá tràng, không tràng và tế bào Kuppfer ở gan. - Virus theo máu gây nhiễm trùng túi fabricius, khoảng 11 giờ sau bị nhiễm rất nhiều tế bào ở cơ quan này chứa virus. Viremia tiếp theo sau làm virus nhiễm vào các cơ quan khác như lách, tuyến Harderian và thymus. Tế bào Lympho B là tế bào đích của virus, sau khi bị nhiễm trùng 9 ngày vẫn có thể tìm thấy virus trong túi Fabricius. 3. Triệu chứng: - Thời gian nung bệnh 2-3 ngày, bệnh xuất hiện bất thình lình và mãnh liệt. - Gà bệnh ủ rũ, bỏ ăn, run rẩy, đi đứng loạng choạng, tiêu chảy phân lỏng nhiều nước, cặn màu trắng vàng. Có bọt lợn cợn đóng quanh lỗ huyệt, thỉnh thoảng phân có nhuộm máu. - Lông vùng lỗ huyệt dơ bẩn, lông xơ xác, chân khô.
- - Gà thường tự mổ vào lỗ huyệt và các gà thường mổ lẫn nhau. - Gà chết tối đa vào ngày thứ ba thứ tư của bệnh. - Tiến trình bệnh từ 7-8 ngày. 4. Bệnh tích: - Xác chết khô, mất nước. - Xuất huyết cơ đùi, cơ ngực và cơ cánh. - Xuất huyết trên niêm mạc dạ dày tuyến chỗ tiếp giáp giữa dạ dày tuyến và dạ dày cơ. - 5% gà bệnh viêm thận, gan có ổ hoại tử, lách sưng hoại tử, Thymus bất dưỡng, viêm ruột cata. - Bệnh tích điển hình: Viêm túi Fabricius, túi F triển dưỡng lúc 2-3 ngày đầu kèm theo thủy thủng cả bên trong và ngoài túi F, xuất huyết hoại tử. Sau đó túi trở lại kích thước bình thường vào ngày thứ 5 rồi bất dưỡng nhanh, vào ngày thứ 8 chỉ còn 1/3 thể tích ban đầu. Trong túi có những cục fibrin, sau đó sẽ thành khối bã đậu (casein). 5. Phòng và điều trị bệnh: - Áp dụng nguyên lý phòng chống bệnh truyền nhiễm dựa trên sự tác động vào 3 khâu của quá trình truyền lây. Cần chú trọng về vệ sinh phòng bệnh. Đồng thời với công tác quản lý rất có ý nghĩa trong công tác phòng bệnh. * Vaccine: - Vaccine sống nhược độc: Có 4 loại: Loại nhẹ dùng cho gà con 1 ngày tuổi. Loại trung bình rất an toàn vượt qua kháng thể mẹ truyền thấp. Loại trung bình cộng an toàn vượt qua kháng thể mẹ truyền trung bình. Loại mạnh không an toàn lắm thường dùng ở những vùng có dịch nghiêm trọng. - Vaccine chết: Có chất bổ trợ là nhủ tương dầu, thường chủng cho gà mẹ để tạo miễn dịch thụ động cho gà con mới nở bằng cách tiêm bắp (IM) hay dưới da (SC). XII. DỊCH TẢ VỊT (DVE) 1. Định nghĩa: - Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do Herpesvirus gây ra ở vịt, ngỗng, thiên nga. Đặc điểm của bệnh là tổn thương mạch máu làm xuất huyết mô, chảy máu ở các xoang trong cơ thể, nổi ban trên niêm mạc đường tiêu hóa, gây bệnh tích trên cơ quan lympho và thay đổi thoái hóa trên các cơ quan nhu mô. - Virus họ Herpesviridae, họ phụ α- Herpesvirinae, giống Herpesvirus. - Acid nhân là AND, có vỏ bọc, không ngưng kết và không hấp thụ hồng cầu. 2. Cách sinh bệnh: - Bệnh lây lan qua đường hô hấp và tiêu hóa. - Bệnh nổ ra trên vịt nhà thường có liên quan đến môi trường thủy sinh bị ô nhiễm bởi vịt hoang mang mầm bệnh dùng chung 1 môi trường mà vịt nhà thường tiếp xúc với vịt hoang bệnh. - Chất chứa căn bệnh là máu, phủ tạng, nhiều nhất là gan, lách, ruột và các chất bài tiết. 3. Triệu chứng: - Thời gian nung bệnh 3-7 ngày, tiến trình của bệnh 1-5 ngày. - Ở những vịt sinh sản, tỉ lệ chết cao, chết đột ngột, thường chết là biểu hiện đầu tiên của bệnh. - Xác chết mập, con trống chết có sự thoát dương vật 1 cách rõ rang, vịt mái giảm sản lượng trứng 25-40%. - Vịt sợ ánh sáng với nhắm một nữa mắt hay mí kép chặt lại, bỏ ăn, vô cùng khác nước, suy yếu, thất điều vận động, xù lông, chảu nước mắt, nước mũi, tiêu chảy phân xanh có nhiều nước nên vùng lông lỗ huyệt dơ bẩn. - Vịt không thể đứng được,xã cánh, gục đầu, suy yếu khi bắt buộc phải đi thì di chuyển bằng cách lắc đầu, cổ và người. - Vịt có thể bị sưng vùng đầu, cổ, hầu do gelatin tích tụ dưới niêm mạc vùng này. - Tỉ lệ chết cao 5-100%. 4. Bệnh tích:
- - Do tổn thương mạch máu nên xuất huyết điểm dày đặc trên khắp cơ thể, xuất huyết tụ máu, chảy máu bên trong cơ tim, màng treo ruột, màng thanh mạc. Nội mạc và van tim cũng xuất huyết. - Gan, tụy, ruột, thận, phổi, xuất huyết điểm. - Ống dẫn trứng xung huyết, xuất huyết, hoại tử. - Lòng ống ruột, dạ dày cơ đầy máu. Cơ thắt giữa dạ dày tuyến và thực quản xuất huyết thành vòng. - Dạ dày tuyến xuất huyết. - Bệnh tích đặc trưng của bệnh là trên niêm mạc đường tiêu hóa như xoang miệng, thực quản, manh tràng, trực tràng, lỗ huyệt lúc đầu xuất huyết trên bề mặt sau đó được phủ lên lớp vảy màu trắng vàng, kích thước 1-10mm gọi là nổi ban trên niêm mạc đường tiêu hóa. - Viêm ruột xuất huyết hình nhẫn, gan hoại tử điểm bằng đầu đinh ghim. 5. Phòng và điều trị bệnh: * Phòng bệnh: - Hiện nay, dùng vaccine sống giảm độc để phòng bệnh có hiệu quả. - Việt Nam có vaccine do NAVETCO sản xuất, nhỏ mũi cho vịt con, Tiêm S/C hay I/M cho vịt lớn, miễn dịch kéo dài 6 tháng. * Lich chủng ngừa: - Vịt thịt: Lần 1 lúc mới nở, lần 2 vào ba tuần sau. - Vịt đẻ: Một năm chủng ngừa hai lần.
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn