intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Truyền thuyết Vĩnh xuân quyền

Chia sẻ: Nhi Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

201
lượt xem
45
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiều câu chuyện được lưu truyền trong dân gian Trung Hoa, trong đó có rất nhiều câu chuyên nổi tiếng kể về Vĩnh Xuân Quyền… Rất nhiều võ phái nổi tiếng miền nam Trung Hoa được sáng lập vào đời nhà Thanh bởi những người chống đối triều đình. Đối với họ, giữ bí mật có ý nghĩa là sự khác biệt giữa tồn tại để tiệp tục chiến đấu hay là sự trừng phạt của triều đình nhà Thanh. Do vậy, để tự bảo vệ chính mình cũng như sự nghiệp của họ, họ đã truyền bá những...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Truyền thuyết Vĩnh xuân quyền

  1. Truyền thuyết Vĩnh xuân quyền Nhiều câu chuyện được lưu truyền trong dân gian Trung Hoa, trong đó có rất nhiều câu chuyên nổi tiếng kể về Vĩnh Xuân Quyền… Rất nhiều võ phái nổi tiếng miền nam Trung Hoa được sáng lập vào đời nhà Thanh bởi những người chống đối triều đình. Đối với họ, giữ bí mật có ý nghĩa là sự khác biệt giữa tồn tại để tiệp tục chiến đấu hay là sự trừng phạt của triều đình nhà Thanh. Do vậy, để tự bảo vệ chính mình cũng như sự nghiệp của họ, họ đã truyền bá những câu truyện rất hấp dẫn để che đậy những hoạt động của mình, che dấu tên tuổi cũng như lay động con tim của người nghe. Qua vài thế hệ những câu chuyện này trở thành một phần không thể tách rời của võ thuật Trung Hoa và dẫn đến một số câu truyện tương tự khác gắn liền với các môn nam quyền Trung Hoa. Những câu truyện nổi tiếng và hay được kể đến nhất là về Vĩnh Xuân Quyền, rất phổ biến. Trên thực tế nhiều người đã quên nguồn gốc của chúng và cho đó là những câu chuyện đích thực. Thực ra, trong khi chúng có thể chứa đựng một vài yếu tố lịch sử và làm nổi bật tính thần bí, bay bổng cũng như bề ngoài của môn võ – ta không nên nhầm lẫn chúng với lịch sử. Dưới đây là một số câu truyện thường được kể về Vĩnh Xuân Quyền tại Trung Hoa, với một số phiên bản có khác biệt ít nhiều.
  2. Ngũ Mai Truyền thuyết kể lại rằng môn võ mà sau này trở thành Vĩnh Xuân Quyền bắt nguồn khoảng 200 trước đây bởi một sư thái tên là Lui Sei-Leung, người còn có pháp danh Ngũ Mai. Bà là người nhiệt thành ủng hộ công cuộc khởi nghĩa, sau khi trốn thoát khỏi chùa Thiếu Lâm ở Phúc Kiến sau cơn hoả biến bởi nhà Thanh, bị nhà Thanh truy lùng, bà đến ở ẩn tại chùa Bạch Hạc trên đỉnh Nga Mi. Một ngày nọ, khi đang thiền định thì bị quấy rầy bởi tiếng động dữ dội từ một bụi cây gần đó. Sau đó Ngũ Mai giật mình khi thấy một trận quyết đấu giữa xà và hạc. Con xà thì điềm tĩnh và mềm mại nhưng chiến đấu với sự lanh lẹ không ngờ. Con hạc thì bình tĩnh và đợi đến giây cuối cùng mới phản công với độ chính xác chết người. Ngũ Mai bị mê hoặc với những gì mình vừa thấy và xem xét hai con vật này một cách kĩ lưỡng. Lấy võ công của mình làm nền tảng, bà chế ra những kỹ thuật cuộn và xỉa giống như xà, cắt góc và triệt đòn như hạc. Vận động của chúng truyền cảm cho bà. Bàn tay và cánh tay thì giống như đầu và thân của rắn, còn gióng tay giống như cánh và mỏ hạc. Không chỉ bắt chước chúng, Ngũ Mai hiểu được nguyên tắc vận động của chúng và canh cải cho phù hợp với cơ thể của mình. Phối hợp kiến thức mới với vốn công phu trước kia, bà tìm ra chúng bổ
  3. xung lẫn nhau một cách hợp lý. Bởi vì hạc đã thắng trong cuộc đấu trên, Ngũ Mai đặt tên cho môn võ mới là “Bạch Hạc Quyền”. Miêu Hiển Ngũ Mai dời khỏi chùa và du hành xuống phía nam qua tỉnh Yunnan và phía đông qua tỉnh Guangxi. Ở đó bà gặp một nhà sư tên là Miêu hiển. Cảm kích vì nhân cách cũng như về tài năng của ông, Ngũ Mai quyết định truyền thụ Bạch Hạc Quyền. Miêu Hiển vốn thông minh và đã sở đắc kiến thức võ học vững chắc, đã chứng tỏ là một đệ tử tiếp thu mau chóng và xuất xắc. Khi Ngũ Mai tiếp tục lên đường vân du, Miêu Hiển tiếp tục trau dồi võ công. Kết hợp Bạch Hạc Quyền của sư thái với cả vốn võ thuật trước kia của mình, ông đã phát triển một môn võ mới, chưa có tên. Nghiêm Nhị Nghiêm Nhị, còn được gọi là Yim Sei, bắt đầu học võ tại quê là tỉnh Phúc Kiến tại chùa Thiếu Lâm. Ở Phúc Kiến Nghiêm đã tham gia Hồng hội. Một tổ chức có tôn chỉ “phản Thanh phục Minh” ở Trung Hoa. Với mục đích này họ tổ chức ám sát và một loạt các hoạt động khác để khởi nghĩa. Khi Thanh đình khám phá ra kế hoạch của họ, Nghiêm Nhị đã trốn thoát được. Đến định cư tại Quảng Tây với cô con gái, Nghiêm Nhị mở một quán bán đậu phụ và rồi được mọi người ở đó gọi là Nhị công. Sau khi gặp Miêu Hiển, ông trở thành đệ tử đơn truyền của nhà sư và học môn võ công mới này của Ngũ Mai. Nghiêm Vịnh Xuân Con của Nghiêm Nhị tên là Nghiêm Vịnh Xuân, còn được biết dưới một tên nữa là Yim Sum Leung. Cô học võ do cha dạy từ khi còn nhỏ. Ban ngày họ bán đậu phụ, ban đêm thì rèn luyện võ công. Luyện tập chăm chỉ cộng với quyết tâm cao, Vĩnh
  4. Xuân đã có được một nền tảng võ công vững chắc. Là người thông minh và sáng dạ, cô nhanh chóng nhận ra rằng, tuy thế, cô không thể có được sức mạnh cũng như thể hình của một võ sĩ điển hình. Do vậy khi học võ của cha mình, cô đã canh cải để cho phù hợp với tố chất của mình. Lương Bác Trù Lương Bác Trù quê ở Jiangxi và trước kia là một nghĩa quân và là đệ tử chùa Thiếu Lâm nhưng phải trốn tránh đến Quảng Tây. Một trong những món ăn anh thích là đậu phụ, sau khi đến thị trấn này anh thường ghé qua cửa hàng đậu phụ của họ Nghiêm và rất ngạc nhiên trước chất lượng sản phẩm của họ. Một đêm, khi đang đi dạo bên ngoài , anh ngẫu nhiên nhìn thấy Vịnh Xuân đang luyện võ dưới trăng. Ngay lập tức anh đem lòng yêu mến vẻ duyên dáng yêu kiều cũng như công phu của cô. Hi vọng học được môn võ mà mình vừa nhìn thấy, Lương liền xin với Nhị công để vào làm việc và ở ngay tại cửa hàng. Nhận thấy điểm tương hợp giữa võ công của hai người, Nghiêm Nhị đồng ý. Nghiêm Nhị nhận thấy mình ngày một già cũng như tình cảm ngày càng sâu đậm giữa Vịnh Xuân và Bác Trù, Nghiêm Nhị cho họ tổ chức lễ cưới. Chỉ sau đó ít lâu Nghiêm Nhị từ trần, Nghiêm Vịnh Xuân và Lương Bác Trù quyết định đóng cửa quán đậu phụ. Sau khi đi qua một số nơi họ đến định cư ở Zhaoqing tỉnh Quảng đông. Trong thời gian này, Lương Bác Trù đã thiếu kiên nhẫn để học võ từng bước một và muốn học ngay các kỹ thuật cao cấp. Vịnh Xuân chỉ ra rằng với vốn võ công Thiếu Lâm trước kia cộng với kiến thức học được từ cha cô, Bác Trù đã biết được nhiều kỹ thuật. Cuối cùng, để giúp chồng mình hiểu ra vấn đề, Vịnh Xuân đề nghị với chồng một trận đấu thử. Mặc dù ban đầu hơi e ngại, Bác Trù nhanh chóng nhận ra trình độ mình còn kém vợ xa. Sau khi học được bài học trên, anh dành toàn bộ thời gian có thể để luyện tập theo phương pháp của cô.
  5. Một thời gian sau Nghiêm Vịnh Xuân ốm và mất. Để tưởng nhớ vợ mình, Lương Bác Trù đặt tên cho môn võ của mình là “Vịnh Xuân Quyền”, như vậy tên của cô và môn võ cô để lại còn mãi. Hồng Thuyền hội quán Lúc này ở Phật Sơn có một đoàn kịch Hồng Thuyền. Những thành viên nổi tiếng gồm có Hoàng Hoa Bảo, Lương Nhị Tỉ, Đại Hoa Diện Cẩm và Tall Man Chung. Đoàn thuyền thường qua lại giữa Zhaoqing và Quảng Châu. Một ngày kia Lương Bác Trù đến xem biểu diễn và ông rất ấn tượng về kỹ thuật điêu luyện của họ. Ông giới thiệu mình với họ với mong muốn để kết bạn. Lương Bác Trù và những thành viên đoàn kịch nhanh chóng trở thành bạn bè và ông rất sửng sốt khi phám phá ra rằng họ cũng luyện tập một môn võ với một cái tên gần như tương tự “Vĩnh Xuân Quyền”, bắt nguồn từ Chí Thiện thiền sư chùa Thiếu Lâm. Chí Thiện Khi Lương Bác Trù hỏi về nguồn gốc của Vĩnh Xuân Quyền, họ thuật lại rằng một ngày nọ, có một người ăn mày bí hiểm đến thuyền của họ đề nghị muốn đi nhờ tới Quảng châu. Khi Lương Nhị Tỉ từ chối người này, người ăn mày liền bước tới cạnh thuyền, đặt một chân lên sàn thuyền và chân kia đặt rất vững trãi trên bờ. Sau đó ông liền xuống một thế tấn thấp và thách bọn họ lái được thuyền. Ban đầu cảm thấy nực cười, Lương lấy sào đẩy thuyền và nghĩ rằng có thể dễ dàng hất người ăn mày ra và cho ông ta một bài học là một bữa tắm không ngờ tới. Tuy vậy người chống thuyền giật mình khi thấy mình không thể dịch chuyển con thuyền dù chỉ vài phân. Đại Hoa Diện Cẩm nhanh chóng đánh thức Ho àng Hoa Bảo, người khoẻ nhất trong đoàn của họ và đề nghị giúp đỡ. Cùng với nhau, các diễn viên cố gắng lần nữa để đẩy thuyền rời khỏi bến. Không ai có thể ngờ rằng nỗ lực tập thể của họ cũng hoàn toàn thất bại. Họ nhận thấy người ăn mày này không đơn giản như vẻ
  6. bề ngoài của ông, Hoàng Hoa Bảo và mọi người cúi chào và chấp thuận để ông đi cùng. Trên hành trình đi Quảng châu, người ăn mày dần bộc lộ mình là Chí Thiện, một thiền sư ở ẩn tại chùa Thiếu Lâm tỉnh Phúc Kiến. Ông cho rằng các diễn viên trong đoàn có thể là những thành viên hữu ích cho việc khởi nghĩa, ông liền truyền dạy võ công cho họ. Trước đây Chí Thiện dạy võ tại Vĩnh Xuân điện tại chùa Thiếu Lâm. Với mong muốn giấu đi cái tên Thiếu Lâm trước sự lùng bắt của nhà Thanh, các thành viên của Hồng Thuyền gọi môn võ của họ là Vĩnh Xuân Quyền phỏng theo tên của Vĩnh Xuân điện. Họ đặc biệt điêu luyện kỹ thuật Lục điểm bán côn của Chí Thiện. Lương Bác Trù, cũng giống như Chí Thiện lúc trước, cảm thấy họ là những người xứng đáng để bảo tồn môn võ của vợ mình. Ông quyết định ở lại Hồng Thuyền hội quán một thời gian để truyền thụ võ công trước khi quay về miền bắc. Các diễn viên của Hồng thuyền hội quán do đó không những thành thạo cả Thiếu Lâm Vĩnh Xuân Quyền (Shaolin Weng chun kuen) của Chí Thiện, mà cả môn Vịnh Xuân Quyền (Wing chun kuen) của Nghi êm Vịnh Xuân bắt nguồn từ Ngũ Mai và Nghiêm Vịnh Xuân. Sử dụng những kiến thức của Lương Bác Trù, họ cải tiến các kỹ thuật học được của Chí Thiện và thêm môn Lục điểm bán côn vào trong môn võ của mình. Về sau khi về già mỗi người đều thu nhận học trò của riêng mình và Vịnh Xuân Quyền bắt đầu được truyền bá ra Phật Sơn và các vùng lân cận…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2