intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Từ Borobudur đến Ratu Kobo

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

64
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nyi Roro Kidul – Nữ thần Biển Nam luôn ngự trên các ngọn sóng xô đẩy về phía bãi biển Parangtritis, nơi các du khách tìm tới thanh tẩy trước khi bắt đầu cuộc hành hương về phía Bắc đến núi thiên g Merapi quanh năm bốc khói, về phía Tây đến đền Phật giáo Borobudur, về phía Đông đến đền Ấn giáo Prambanan, và đến trung tâm cố đô Yogyakarta, nơi ngự vì của vị tiểu vương Hồi giáo Hamengkubuwono thứ X. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Từ Borobudur đến Ratu Kobo

  1. Từ Borobudur đến Ratu Kobo Nyi Roro Kidul – Nữ thần Biển Nam luôn ngự trên các ngọn sóng xô đẩy về phía bãi biển Parangtritis, nơi các du khách tìm tới thanh tẩy trước khi bắt đầu cuộc hành hương về phía Bắc đến núi thiên g Merapi quanh năm bốc khói, về phía Tây đến đền Phật giáo Borobudur, về phía Đông đến đền Ấn giáo Prambanan, và đến trung tâm cố đô Yogyakarta, nơi ngự vì của vị tiểu vương Hồi giáo Hamengkubuwono thứ X. Đền thờ Borobudur gồm sáu tầng đất, ba tầng trời v à cõi niết bàn
  2. Đền thờ Phật Borobudur nằm cách thành phố Yogyakarta, trung tâm văn hóa tín ngưỡng của người Java, Indonesia, khoảng 42 cây số về phía Tây Bắc, nằm giữa thánh địa Kedu ở thượng nguồn các sông Progo và Elo. Yogyakarta vây quanh bởi hai cặp núi lửa song sinh Sundoro-Sumbing và Merbabu-Merapi vẫn thường phún xuất lửa khói. Từ xa người ta có thể nhìn thấy ngôi đền hình tháp cụt huyền bí nổi lên như một ngọn núi nằm giữa đồng bằng phủ đầy tro bụi hỏa sơn. Budur trong tiếng cổ Java là bhudhara nghĩa là núi đồi hay gò nổi, tương tự như phnom hay phù nam được đắp làm đền thờ lộ thiên ở miền Nam Đông Dương. Trên thực tế Borobudur được xây chồng lên một ngọn đồi đất đắp cao 15 mét so với mặt bằng dưới chân, tạo cho kiến trúc có chiều cao tổng cộng 34,5 mét. Công trình đồ sộ bằng đá này là một đền thờ Phật giáo, được xây trong khoảng năm 760 bởi vị công trình sư huyền thoại Gunadharma, hoàn tất khoảng năm 825 dưới đời vua Samaratungga của triều đại Sailendra ở Mataram. Ngôi đền nằm giữa một hồ nước nhân tạo rất lớn thể hiện hình dáng Yoni nay đã bồi cạn. Người ta đã không tìm thấy các ghi chép có giá trị về lịch sử ngôi đền. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Borobudur nguyên vẹn bắt đầu hoang phế vào khoảng 100 năm sau đó do trung tâm chính trị dời về phía Đông Java và do tro khói hỏa sơn gần đó thường bao phủ khắp vùng. Mãi đến năm 1814 viên Toàn quyền Thomas Stamford Raffles mới phát hiện khu đền nằm giữa rừng rậm dưới nhiều lớp bụi. Việc dọn dẹp phát quang được thực hiện trong nhiều năm từ 1815-1834. Việc trùng tu được thực hiện lần đầu trong năm 1907, và sau khi được UNESCO công nhận là di sản thế giới, đã thực hiện trùng tu lần hai từ năm 1973-1984 với chi phí tổng cộng lúc bấy giờ lên đến 21 triệu đô la Mỹ. Tính từ phần móng mới được phát hiện gần đây, đền Borobudur gồm chín tầng trong đó sáu tầng thấp nhất được kiến thiết theo bình đồ hình vuông để chỉ quả đất nơi con người sinh sống. Kích thước của tầng thấp nhất là 123mét x 123mét, tầng tiếp theo thụt vào mỗi bên bảy mét, mỗi tầng còn lại thụt vào hai mét. Tất cả tạo thành một hành lang dành cho khách hành hương dài hàng ngàn mét với 2.672 bức
  3. tranh khắc chạm diễn tả sự tích Đức Phật cùng 432 tượng Phật. Ba tầng cao có bình diện tròn để chỉ vòm trời nơi đó tọa lạc 72 vị La Hán trong 72 ngọn tháp xếp thành ba vòng vây quanh một ngọn tháp lớn để trống nằm ở trung tâm biểu tượng cho cõi niết bàn (nirvana) nơi con người siêu thoát khỏi vòng luân hồi. Người ta tính ra cần đến 1,6 triệu khối đá núi lửa được cắt đẽo, vận chuyển, lắp dựng và kết dính bằng nhựa cây trộn bùn núi lửa, rồi khắc chạm nên kỳ tích có một không hai tồn tại cho đến ngày nay. Thực ra Borobudur gồm hai tầng văn hóa: Bên dưới đền thờ Phật giáo của thế kỷ thứ VIII là một đền thờ bằng đất đắp theo dạng Yoni để thờ Mẹ Đất, tức thờ Bà hay Vía Bà, theo truyền thống tín ngưỡng sớm nhất vùng Đông Nam Á trong thời Văn hóa Hòa Bình. Ở nước ta Văn hóa Hòa Bình để lại nhiều đền thờ lộ thiên gọi là Thành Mọi dưới dạng công trình đất tròn nhiều vòng đồng tâm thể hiện thung lũng nằm giữa núi đồi, trung tâm là một gò thể hiện Bà vốn là nữ thần Mẹ Thung lũng nuôi sống cư dân. Khi văn hóa Phật giáo và Ấn giáo ảnh hưởng đến vùng Đông Nam Á thì cư dân bản địa tin rằng đức Phật hay các vị thần cũng được sinh ra từ Mẹ Đất, và họ xây lên trên gò tức trung tâm của Yoni (Lòng Mẹ) một ngôi đền thờ Phật như ở Ba- Kheng hay Borobudur, hoặc các ngọn tháp thờ thần Shiva hay Vishnu như ở thánh địa Mỹ Sơn, đền Tháp Bà Pô Nagar ở Nha Trang và phức hệ kiến trúc Angkor ở tỉnh Siem Riep phía Tây Campuchia. Khi đoàn chúng tôi trên đường đến thăm ngôi đền Ấn giáo Prambanan thì phát hiện cách đó hai cây số nơi đồi Ratu Kobo giữa quảng trường cổ của triều đại Sailendra có một đền thờ lộ thiên dạng gò đất nổi, bên trên xếp đá thành hình Yoni mà người đời sau xây thêm một kiến trúc gạch làm nơi thờ tự. Nay kiến trúc gạch đã bị sụp đổ, nhờ đó ngôi đền đất đắp và đá xếp bên dưới lộ ra, trông giống như các kiến trúc gò nổi như gò Cây Thị trong vùng Óc Eo. Cư dân bản địa trong vùng cố đô Yogyakarta gọi tên Mẹ Đất là Nyi Roro Kidul, nghĩa là Nữ thần Biển Nam. Di tích đền thờ lộ thiên trên đồi Ratu Kobo một lần nữa khẳng định tính phổ thông của tín ngưỡng phồn thực trong vùng Đông Nam Á. Di chỉ này càng có ý nghĩa hơn khi nằm trên một trục Bắc – Nam, giữa bờ biển Parangtritis phía Nam, nơi
  4. người ta tin luôn có sự hiện diện của Nữ thần trên các ngọn sóng phù hộ ngư dân, và núi lửa Merapi phía Bắc, nơi người Java khắp vùng hàng năm đến dâng cúng cầu xin Mẹ Đất cho ruộng lúa phì nhiêu, người người mạnh khỏe.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2