YOMEDIA
ADSENSE
TỪ HÌNH TƯỢNG NỮ GIỚI Ở BÃI ĐÁ CỔ SAPA, THỦ BÀN CON MẮT NHÌN CÁI THẬT
139
lượt xem 9
download
lượt xem 9
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Khi nghĩ đến hình ảnh nữ giới, ta liên tưởng ngay tới Cái Đẹp. Khi nghĩ về mỹ thuật ta cũng nghĩ ngay đến cái Đẹp. Những hình khắc về nữ giới rải rác trên các hòn đá ở Tả Van, Hầu Thào và Tả Pin trong thung lũng mường Hoa ở Sa pa, len lỏi giữa đám đồ án kỷ hà nhằng nhịt xuất thần hiện ra rất hồn nhiên. Những bộ phận sinh dục nữ hình tròn hình tam giác, những người đàn bà khoả thân và một số trong tư thế giao hợp. ở một nơi...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TỪ HÌNH TƯỢNG NỮ GIỚI Ở BÃI ĐÁ CỔ SAPA, THỦ BÀN CON MẮT NHÌN CÁI THẬT
- TỪ HÌNH TƯỢNG NỮ GIỚI Ở BÃI ĐÁ CỔ SAPA, THỦ BÀN CON MẮT NHÌN CÁI THẬT
- Khi nghĩ đến hình ảnh nữ giới, ta liên tưởng ngay tới Cái Đẹp. Khi nghĩ về mỹ thuật ta cũng nghĩ ngay đến cái Đẹp. Những hình khắc về nữ giới rải rác trên các hòn đá ở Tả Van, Hầu Thào và Tả Pin trong thung lũng mường Hoa ở Sa pa, len lỏi giữa đám đồ án kỷ hà nhằng nhịt xuất thần hiện ra rất hồn nhiên. Những bộ phận sinh dục nữ hình tròn hình tam giác, những người đàn bà khoả thân và một số trong tư thế giao hợp. ở một nơi mà tiếng suối, tiếng chim nhiều hơn tiếng người, những hình ảnh như thế hiện lên hoang sơ mà bí ẩn. Khi nghĩ đến hình ảnh nữ giới, ta liên tưởng ngay tới Cái Đẹp. Khi nghĩ về mỹ thuật ta cũng nghĩ ngay đến cái Đẹp. Những hình khắc về nữ giới rải rác trên các hòn đá ở Tả Van, Hầu Thào và Tả Pin trong thung lũng mường Hoa ở Sa pa, len lỏi giữa đám đồ án kỷ hà nhằng nhịt xuất thần hiện ra rất hồn nhiên. Những bộ phận sinh dục nữ hình tròn hình tam giác, những người đàn bà khoả thân và một số trong tư thế giao hợp. ở một nơi mà tiếng suối, tiếng chim nhiều hơn tiếng người, những hình ảnh như thế hiện lên hoang sơ mà bí ẩn. Có lo go viện toán học nọ ở Mỹ mang hình một cô gái khoả thân, một bên viết fine (đẹp) một bên viết chữ true (sự thật). Người viết thử hình dung nếu thay hình cô gái mang vẻ đẹp Hy - La cổ điển bằng hình khắc người đàn bà khoả thân (trên bãi đá cổ Sapa) thì điều gì sẽ xảy ra đây? Liệu có thể để nguyên dòng chữ fine và true không? Chúng ta có phải luôn nhìn người phụ nữ bằng hai con mắt nhìn Cái Đẹp và con mắt
- nhìn Cái Thật ? Dẫu biết việc chỉ nhìn bằng một con mắt là không bình thường, người viết cũng xin mạo muội được soi xét những hình khắc đàn bà ở trên bãi đá cổ Sa Pa bằng Con Mắt Nhìn Cái Thật. Cái thật thứ nhất Hình khắc ở đây được thể hiện bằng tư duy tạo hình nguyên thuỷ. Phổ biến cho tất thảy các hình khắc sơ khai của nhân loại, biểu đạt cơ thể người bằng cách vạch nét hình que rất đơn giản. Cách thể hiện theo kiểu hình bóng, sau nữa là gợi khối muộn hơn. Những hình khắc đơn giản như những ký hiệu, bằng những dụng cụ thô sơ, bằng những nét vạch được thấy ở Sa Pa Việt Nam cũng đã từng xuất hiện nhiều trong nghệ thuật nguyên thuỷ như trong bức hoạ sườn núi ở Kondoa (Tanzania), Tsodilo (Botswana), Rock Shelters of Bhimbetka (ấn Độ)... Hoa Sơn (Quảng Tây), Hạ Lan Sơn (Ninh Hạ -Trung Quốc). Tuy vậy không thể chỉ căn cứ vào phong cách tạo hình nguyên thuỷ để xác định niên đại. Cái thật thứ hai Người xưa, khi khắc vạch những hình tượng nữ giới này họ không nhằm biểu đạt cái mà họ thấy, nói đúng hơn họ mong muốn biểu hiện những khát vọng. Tại sao bộ phận sinh dục phụ nữ lại được khắc một cách khoa trương, phóng đại về tỉ lệ? Trong tư duy nghệ thuật của nhân loại thuở sơ khai, tất cả những hình tượng nhân vật luôn là sự tổ hợp của con người và con vật. Chúng ta
- thấy rất rõ điều này trong nghệ thuật tạo hình cổ đại Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Châu Mỹ La Tinh... Con người thuở sơ khai, cảm thấy bé nhỏ, yếu ớt vô cùng trước tự nhiên trong cuộc sống sinh tồn mong manh của mình, nhân loại thuở sơ khai luôn ao ước được có cặp sừng nhọn của bò tót, móng vuốt của báo hổ, mắt nhìn soi vạn dặm như chim cú, có vây để bơi lội như cá, có cánh bay bổng như chim. Con người đã chuyển những khát vọng vào trong các hình tượng nghệ thuật, các câu chuyện thần thoại. Dấu vết còn lại của tư duy này trong ngôn ngữ như nhân vật, con người hẳn không vô cớ. Khả năng sinh nở góp phần duy trì nòi giống, bảo đảm cho sự tồn tại của cộng đồng, phụ thuộc vào chức năng sinh sản của người phụ nữ. Việc mô tả bộ phận sinh dục của con người giống như loài động vật là ước muốn có được khả năng sinh sản giống như lợn, gà... Do đặc điểm tiến hoá của loài người mà con người là động vật có vú duy nhất đứng thẳng và di chuyển bằng hai chi sau. Vì tư thế này mà bộ phận sinh dục nữ giới sẽ bị khuất không giống như động vật. Việc cố tình khắc hoạ bộ phận sinh dục nữ thể hiện rõ mong muốn phồn thực của người xưa. Cách miêu tả như vậy cũng bắt gặp ở hình khắc nguyên thuỷ núi Hạ Lan Sơn (Ninh Hạ Trung Quốc). Hình tượng Phục Hy Nữ Oa thường bắt gặp trong nghệ thuật tạo hình thời Hán (Trung Quốc). Đây là tổ tiên của người Trung Hoa, giống như A Đam và Eva, nhưng là những A Đam và Eva có đuôi, mình người đuôi rắn. Phục Hy, Nữ Oa đuôi quấn vào nhau ám chỉ hành vi giao cấu. Đặc biệt trong một hình khắc Hoạ Tượng Thạch ở Tứ Xuyên, bộ phận sinh dục của Phục Hy và nữ Oa được mô tả rất khoa trương, làm ta nhớ
- tới cách diễn đạt trên các hình khắc Sa pa. Cái thật thứ ba Những hình vẽ này (hình giao cấu và hình khắc âm hộ) không phải được khắc lên một cách tình cờ, họ không có ý định làm nghệ thuật, những hình tượng con người này là kết quả của những hành vi tín ngưỡng. Tại sao người ta lại khắc các bộ phận sinh dục phụ nữ, hình ảnh giao cấu lên các hòn đá lớn nhỏ phơi bày giữa thanh thiên bạch nhật. Vị trí ngoài trời của hệ thống hình tượng này giống như tất cả các bức vẽ khắc trên vách núi Trung Quốc như ở Âm Sơn ( Nội Mông), Hốt Đồ Bích (Tân Cương) Hạ Lan Sơn (Ninh Hạ), rất khác với những hình ảnh trong bộ tranh Xuân Cung Đồ. Không phải ở các tư thế và nghệ thuật biểu đạt, mà căn bản của sự khác biệt là một bên thuộc hoạt động tín ngưỡng mang tính cộng đồng, một bên mang ý nghĩa riêng tư của loại sách “Phòng trung thuật”. Rất nhiều dân tộc thượng cổ nghi lễ cầu mưa gắn liền với hành vi giao cấu. Đổng Trọng Thư (đời Hán) trong “Xuân Thu phồn lộ. Cầu mưa” có ghi quy định một nghi thức cầu mưa là các đôi nam nữ phải tiến hành những hành vi giao cấu cho tới khi có mưa, hoặc cho các cô gái khoả thân nhảy múa cầu mưa. Trong Giáp cốt văn có đoạn Để lệnh giáng vũ. Chữ đế ban đầu có hình âm hộ trong tư duy thơ ngây của người nguyên thuỷ việc giáng mưa cũng giống như nước tuôn ra từ âm hộ người phụ nữ. Việc dẫn giả thư tịch không có nghĩa là dùng sách vở để áp đặt lên các hiện tượng đời sống. Người viết chỉ lưu ý tới một quan niệm thiên nhân đồng nhất có từ
- thượng cổ bao hàm một phạm vi địa văn hoá rộng lớn. Chúng ta thử hình dung những hoạt động sinh lý rất riêng tư tại sao lại được vạch khắc trên những hòn đá lớn nhỏ nằm gọn trong các ruộng lúa nương ngô. Tục Cầu Mùa của các đồng bào dân tộc Việt Nam luôn gắn bó với những nghi lễ phồn thực và cả những hành vi giao cấu nam nữ. Các cư dân nông nghiệp, đâu cũng vậy luôn nghĩ rằng hoa trái sinh sôi, con người sinh nở là lẽ trời. Trong một bức vẽ trên gạch ở Tứ Xuyên, Thành Đô thời Đông Hán mô tả người chồng đang làm tình với vợ ở ngoài nương. Hoạt cảnh này rất hỏm hỉnh, thằng bé con đứng sau đẩy mông tiếp sức cho bố trong cuộc mây mưa. Phía trên đầu người đàn bà, còn có một chiếc giỏ vứt lăn lóc. Phía trên là cây cối có trái quả sum xuê, khỉ vượn nhảy nhót vui đùa. Việc tìm hiểu chính xác bối cảnh văn hoá, không gian nguyên thuỷ của những hình khắc là một nguyên tắc trong quá trình đi tìm những ý nghĩa ẩn sâu trong các nét khắc. Hiện nay thế giới đã tiến hành một số công nghệ tiên tiến như dùng vệ tinh định vị (GPS) ghi lại vị trí mỗi hòn đá bao gồm cả vị trí không gian trong bức tranh toàn cảnh và cao độ so với mực nước biển của từng tảng đá có hình vẽ. Cái thật thứ tư Vào thời đại của những hình khắc này, những người phụ nữ ở đây đã từng có một vị trí nhất định trong cộng đồng. Để tâm vào lịch sử Mỹ
- thuật thế giới sẽ thấy một điều thú vị là thoạt đầu bộ phận sinh dục người đàn bà luôn xuất hiện sớm hơn bộ phận sinh dục người đàn ông. Nhưng càng về sau bộ phận này càng nhỏ dần đi bị che đậy bằng các lớp trang phục những chiếc lá nho hay bàn tay hoặc những vật dụng nào đó... hay những tư thế của nhân vật. Sau một thời gian biến mất, đột nhiên tới cuối thế kỷ XX khi xuất hiện phong trào nữ quyền trong nghệ thuật, thì hình ảnh âm hộ lại phì đại, tràn trề hơn bao giờ hết. Điển hình như tác phẩm Sắp đặt của Judy Chicago “Dinner party” ( buổi dạ tiệc). Với buổi dạ tiệc, Judy Chicago muốn hét lớn rằng phụ nữ không chỉ là “Búp bê tình dục” mà đang trở thành “một món ăn” trong xã hội hiện đại phi nhân tính. Trên bàn tiệc là 39 chiếc âm hộ mô phỏng các món ăn, được ghi tên các nữ sĩ nổi tiếng trong lịch sử phương Tây. Còn ở đây trên những phiên đá nằm rải rác bên sườn núi tả ngã con suối Hoa, bao bọc bởi những ruộng lúa nương ngô, những hình vẽ dễ làm ta liên tưởng tới những cô gái sau khi tắm mát đến bên những phiến đá ngả mình dưới ánh dương, ngước mắt lên nhìn trời xanh bao la. Ta có thể thấy (ở Sa pa) hình khắc giới nam chỉ như những diễn viên phụ, ít về số lượng và không quá to lớn về tỷ lệ so với nhân vật nữ. Thực tế này làm chúng ta liên tưởng tới những hình giao cấu ở Hốt Đồ Bích (Tân Cương) và Âm Sơn (Nội Mông). Hình người đàn bà luôn ở vị trí thứ yếu, tỷ lệ lại quá nhỏ so với người đàn ông ở đây. Có phải họ muốn khẳng định vị thế của phái mạnh trong cộng đồng nguyên thuỷ rằng chính họ bảo vệ sinh mệnh cho cộng đồng, rằng chính họ đã quyết
- định sự sinh sôi cho cộng đồng. Như thấy trong một bức vẽ cảnh những người đàn ông đang bắn hổ và thực vị hành vi giao cấu. Một người đàn ông đang trong tư thế dương cung mà dương vật cũng thẳng như mũi tên (hình khắc ở âm Sơn Nội Mông). Những người đàn ông này đã say sưa mô tả mình như những người hùng. Khi nghiên cứu về lịch sử giới, gia đình và những quan hệ hôn nhân, các học giả Trung Quốc đều nhất trí rằng, càng về phía nam vị trí của người phụ nữ trong gia đình và cộng đồng càng đề cao hơn. Rải rác trong một số tộc người ở Vân Nam Trung Quốc còn lưu giữ chế độ Mẫu hệ. Hiện tượng này vẫn phổ biến ở cộng đồng người Chăm và các dân tộc sống trên Tây Nguyên. Cái thật thứ năm Các nhà khoa học Pháp đã phát hiện ra những hình khắc này. Lịch sử ghi nhận công lao phát hiện những hình khắc trên đá ở Sapa của những người Pháp. Chính quyền thực dân Pháp nhìn thấy ở Đông Dương, những nguồn lợi về thóc gạo, than đá, cao su... còn các nhà khoa học Pháp thấy ở Đông Dương những tài liệu vô cùng quý báu về Nhân loại học, Dân tộc học và Khảo cổ học, Mỹ thuật học... Mới đây ở Paris đã khánh thành bảo tàng Nguyên thuỷ thế giới. Giáo sư Nguyên Văn Huy giám đốc bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được trân trọng mời tham dự lễ khánh thành. Thế hệ các nhà khoa học Pháp đầu thế kỷ XX đã sưu tập một khối lượng lớn văn hóa vật thể và phi vật thể từ khắp
- các châu lục mang về Pháp, trong khu bảo tàng lớn bậc nhất về đời sống nguyên thuỷ của nhân loại, có một góc riêng cho Việt Nam. Nước Pháp rất nổi tiếng với hệ thống tranh khắc vẽ từ hơn 20.000 - 10.000 năm trước ở Lascaux. Khi những người Pháp tìm thấy một vùng khí hậu mát mẻ ở Sapa họ cũng đồng thời phát hiện ra nhiều hình khắc ở đây. Trong quá khứ, giới trí thức Việt Nam chủ yếu tập trung sự quan tâm vào vùng văn hoá hạ lưu sông Hồng, sông Mã, sông Lam. Trong di sản thư tịch, văn hoá miền ngược của cộng đồng các dân tộc anh em rất ít nhắc tới. Người Pháp đã phát hiện, đã nghiên cứu và công bố những hình khắc trong thung lũng Mường Hoa Sapa đã non một thế kỷ. Nhưng những hình vẽ này vẫn đang trong giấc ngủ dài, chỉ gần đây mới bị thức giấc bởi những đoàn du khách phương Tây lũ lượt tới Sapa. Con mắt nhìn Cái Thật mong được thấy nhiều hơn nữa những phần ẩn sau những hình khắc. Mong muốn được giải đáp về bối cảnh văn hoá lịch sử, điều kiện kinh tế nào đã sản sinh ra những hình khắc kỳ lạ này... Như thế, không những chỉ cần có sự kết hợp nghiên cứu đa ngành như Khảo cổ học, Dân tộc học, Lịch sử, Mỹ thuật học mà chúng ta còn đòi hỏi mở rộng tầm nhìn sang nghệ thuật hang động các nước lân bang. Có như vậy chúng ta mới thực sự nắm bắt được những bí mật của những phù hiệu nguyên thuỷ trên đất nước mình. Trần Hậu Yên Thế
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn