Tư liệu câu đố dân gian Khmer và một số đề xuất về việc dạy học câu đố dân gian Khmer ở Trường Đại học Trà Vinh
lượt xem 2
download
Bài viết trình bày đặc điểm câu đố Khmer từ việc khái quát nguồn tư liệu đã xuất bản ở Việt Nam. Nguồn tư liệu này dù chưa thể phản ánh được hết sự phong phú của kho tàng câu đố dân gian Khmer hiện tồn trong đời sống xã hội nhưng nó cũng đủ độ lớn, đủ sự phong phú để tác giả khái quát, mô tả thành các đặc điểm về không gian văn hóa nhiều sắc màu, cảnh vật thiên nhiên và muôn loài qua cách tri nhận của người Khmer. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tư liệu câu đố dân gian Khmer và một số đề xuất về việc dạy học câu đố dân gian Khmer ở Trường Đại học Trà Vinh
- VJE Tạp chí Giáo dục, Số 493 (Kì 1 - 1/2021), tr 18-21 ISSN: 2354-0753 TƯ LIỆU CÂU ĐỐ DÂN GIAN KHMER VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ VIỆC DẠY HỌC CÂU ĐỐ DÂN GIAN KHMER Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH Nguyễn Thị Kiều Tiên+, Trường Đại học Trà Vinh Thạch Ngọc Châu, +Tác giả liên hệ ● Email: ntktien82@gmail.com Thạch Thị Sa Phia Article History ABSTRACT Received: 05/12/2020 Riddle which is a unique genre of folklore contains intellectual, lyrical, and Accepted: 14/12/2020 humorous qualities. Special features of the performance, intellectual capital Published: 05/01/2021 and folklore of the region are the characteristics of folk riddles of Khmer ethnic group in Vietnam beside the general characteristics of the genre. The Keywords article outlines the situation of published Khmer riddle materials in Vietnam. riddles, Tra Vinh University, From this source and the currently teaching situation of Khmer folklore, Khmer folk riddles, folklore. particularly Khmer riddle at Tra Vinh University, the author proposes teaching methods and suitable forms for specific genre features, promoting the creativity and students’ excitement. 1. Mở đầu Người Khmer có một nền văn học - nghệ thuật rất phong phú, với các giá trị đặc trưng và hiện dành được sự quan tâm khá lớn từ giới khoa học. Trong các thể loại văn học dân gian Khmer, mảng văn xuôi dân gian được quan tâm nhiều hơn, từng bước được tiếp cận dưới nhiều góc độ. Riêng thể loại câu đố Khmer hiện rất ít nghiên cứu được công bố. Trong bài báo này, tác giả giới thiệu đặc điểm câu đố Khmer từ việc khái quát nguồn tư liệu đã xuất bản ở Việt Nam. Nguồn tư liệu này dù chưa thể phản ánh được hết sự phong phú của kho tàng câu đố dân gian Khmer hiện tồn trong đời sống xã hội nhưng nó cũng đủ độ lớn, đủ sự phong phú để tác giả khái quát, mô tả thành các đặc điểm về không gian văn hóa nhiều sắc màu, cảnh vật thiên nhiên và muôn loài qua cách tri nhận của người Khmer. Bên cạnh đó, việc dạy học Văn học dân gian Khmer nói chung, câu đố Khmer nói riêng đã được tổ chức thực hiện ở Trường Đại học Trà Vinh từ năm 2008 đến nay, góp phần không nhỏ vào việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, văn học của thể loại văn học dân gian độc đáo của người Khmer trong bối cảnh hiện nay. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Tình hình tư liệu câu đố Khmer Nguồn tư liệu câu đố Khmer được công bố ở Việt Nam hiện nay là kết quả từ các hoạt động sưu tầm do tập thể các nhà nghiên cứu thực hiện trong nhiều năm. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê để tổng hợp nguồn tư liệu này. Kết quả thống kê này ngoài việc khẳng định giá trị khoa học, những đóng góp của các nhà khoa học về mặt tư liệu đồng thời còn cung cấp góc nhìn so sánh về việc phân loại và độ lớn của nguồn ngữ liệu câu đố Khmer đã được văn bản hóa ở Việt Nam. Cụ thể, hiện nay có các công trình sưu tầm câu đố Khmer đã xuất bản như sau: (1) Văn học dân gian Sóc Trăng gồm 256 câu đố (Chu Xuân Diên, 2002, tr 435-460); (2) Văn học dân gian Bạc Liêu gồm: 40 câu đố (Chu Xuân Diên, 2005, tr 541-545); (3) Thành ngữ, tục ngữ và câu đố Khmer - Việt gồm 112 câu đố (Kim Sơn và cộng sự, 2010, tr 97-135). Như vậy, với ngữ liệu 473 câu đố Khmer, những đặc điểm về thể loại được tác giả đúc kết trong nghiên cứu này là hoàn toàn khoa học, đáng tin cậy; cũng từ đây, học phần Văn học dân gian Khmer có thêm nguồn tư liệu dạy học, có thêm cơ sở để giảng viên và sinh viên triển khai các hình thức tổ chức hoạt động dạy học. 2.2. Khái quát đặc điểm câu đố Khmer Với hàm nghĩa là một loại hình sáng tạo của folklore, câu đố không đơn thuần chỉ là một hiện tượng ngôn ngữ, không phải là một tác phẩm được hiểu theo nghĩa là một cấu trúc nghệ thuật, nhưng mỗi câu đố đều có một nội dung hoàn chỉnh, được thể hiện bằng một thứ ngôn ngữ nghệ thuật riêng. Trong Thành ngữ, tục ngữ và câu đố Khmer - Việt, nhóm tác giả cho rằng: “câu đố cũng là một bộ phận của văn học dân gian, vốn rất gần gũi với mọi lứa tuổi. Hình thức và nội dung của câu đố muôn màu muôn vẻ: độc đáo, thông minh, hài hước, hóm hỉnh,… và rất thú vị” (Kim Sơn và cộng sự, 2010, tr 6). Như vậy, câu đố Khmer là những câu hỏi ngắn, hỏi nhanh, hỏi tránh, hỏi lừa ngắn gọn, súc tích để tạo tình huống cho người trả lời dễ hiểu 18
- VJE Tạp chí Giáo dục, Số 493 (Kì 1 - 1/2021), tr 18-21 ISSN: 2354-0753 “nhầm”; nó còn là nghệ thuật hỏi khéo, đòi hỏi người trả lời phải “động não” và thông suốt vấn đề được hỏi, trước khi đưa ra đáp án. Câu đố Khmer ngoài chức năng đố còn mang đến tiếng cười, niềm vui cho những con người chất phác, thật thà trong cộng đồng phum sóc. Tìm hiểu câu đố dân gian Khmer không chỉ là tìm hiểu ngôn ngữ, văn hóa, văn học,... mà còn tìm hiểu đặc điểm tri nhận của người Khmer trên lãnh thổ của đất nước Việt Nam vốn giàu truyền thống văn hóa. Nhìn chung, những đặc điểm tự nhiên, cư trú, sản xuất, văn hóa..., vừa là cơ sở đồng thời cũng chi phối mạnh đến cơ chế xây dựng câu đố Khmer. Những yếu tố trên còn là cơ sở để đảm bảo độ chính xác của nội dung lời đố, làm cho lời đố sinh động; và người ra đố và đoán đố đều dựa trên những tri thức đó để tiến hành sinh hoạt đố trong bất kì hoàn cảnh nào. Khi sáng tạo câu đố, người ta tìm ra đặc trưng, chức năng của từng đồ vật, sau đó phản ánh thông qua các phương thức: tả thực, chuyển trường, chơi chữ và tả ý. Còn hoạt động giải đố là một quá trình chuyển hóa giữa tư duy logic và tư duy hình tượng. Trong đó, bản chất “đố” là đánh lạc hướng người nghe. Vật đố được người đố làm cho “lạ hóa” nhằm làm cho đối phương gặp khó khăn trong việc giải đố. Đối với cư dân nông nghiệp như người Khmer, cuộc sống của họ có mối quan hệ khăng khít với môi trường sống của mình. Đó là môi trường tự nhiên, là đồng ruộng mênh mông, là những sản vật đồng quê, là những vật dụng phục vụ đời sống sinh hoạt của những người nông dân bình dị, như: Tre một bụi ở giữa biển? (Cái nôm); Thân bằng cái chày/Trái bằng cái nôm/Ai mà không nghĩ/Bẻ không được ăn? (Cây đủng đỉnh); Nước một vũng, con cò kiếm không thấy? (Trái dừa); Thân hình không tốt mặc áo giáp/Con mắt lòi ra/Chân thì có nhiều với hai cái càng/Làm nhà dưới đất để ẩn náu? (Con cua);… Qua câu đố Khmer, đời sống giản dị mộc mạc của những con người gắn bó với ruộng đồng hiện lên tắm mát tâm hồn bao thế hệ trẻ hôm nay. Như vậy, có thể thấy về phương diện đề tài và nội dung, câu đố Khmer rất ít đố về những khái niệm trừu tượng như đạo đức, tôn giáo,... Từ góc độ thi pháp thể loại có thể lí giải hiện tượng này là do những yếu tố trực quan sinh động bao giờ cũng tác động mạnh hơn vào tư duy con người hơn. Ngoài ra, đố các sự vật cụ thể sẽ hướng đến đối tượng người giải đố một cách rộng rãi hơn vì nó quen thuộc, phù hợp với cách nghĩ, cách suy luận, tư duy của nhiều người hơn. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, sinh hoạt tôn giáo của người Khmer rất sôi động, chủ yếu là Phật giáo Nam tông, dù ít nhưng cũng có một số câu đố Khmer có lời đố và vật đố dùng yếu tố này để miêu tả đối tượng và phản ánh hiện thực: Một người ngồi tụng kinh, giăng buồm trên khô, chống sào về trước (Nhà sư và cái quạt); Có gì thơm ngược gió?/Cái gì thúi cũng ngược gió? (Người có đạo đức và người không có đạo đức); Bốn người bất ngờ gặp nhau/Cùng vào trong chánh điện/Va ít ít, ra nhiều nhiều/Máu đổ xuống nền (Ăn trầu);… Về hình thức, câu đố Khmer được trình bày một cách ngắn gọn và phản ánh sự vật hiện tượng theo phương pháp nói chệch, giấu tên, gây nhiễu nhằm “đánh tráo khái niệm” làm cho người giải phải nhọc nhằn trong việc nêu tên vật đố chính xác. Người giải phải vận dụng óc phán đoán, suy luận và cả kinh nghiệm sống phong phú của bản thân để giải đố. Ngoài tính vần vè, dễ nhớ, việc sử dụng đa dạng các biện pháp tu từ, các hình ảnh biểu trưng, câu đố dân gian nói chung, câu đố Khmer thường có kết cấu một câu hai vế, ba vế,… hoặc hai câu, ba câu,… chẳng hạn: Đầu là sắt, đuôi là gỗ/Không có nó, củi không thành (Búa bổ củi); Chuông không phải chuông/Khánh không phải khánh/Đánh không phải đánh/Khổ không phải khổ/Mà cứ chĩa mỏ dìa môi (Cối giã trầu);… Còn kiểu kết cấu câu một vế hiện chưa thấy trong thể loại câu đố Khmer. Về nghệ thuật miêu tả, câu đố Khmer phản ánh quá trình quan sát sự vật hiện tượng trong đời sống đi kèm với thao tác lựa chọn và miêu tả theo kiểu nói đặc biệt của câu đố. Đôi khi cách miêu tả của câu đố Khmer gắn với những đặc điểm vốn có của sự vật (như hình dáng, màu sắc, tính chất), đôi khi lại gắn với đặc điểm bên ngoài của hiện tượng và sự vật khác, đôi khi chẳng ăn nhập gì đến đối tượng được đem đi đố nhưng kì thực là có một mối liên quan gần gũi và thú vị ít ai ngờ, như: Nàng ơi nàng, thiếu nữ ngồi tận trên núi xõa tóc chơi? (Trái bắp); Cây trên cạn, trái dưới nước (Cần câu);... Đối với người Khmer, môi trường phum sóc gắn kết, đời sống lễ hội phong phú đã tạo điều kiện thuận lợi cho các sinh hoạt đố, hát đố có môi trường diễn xướng đa dạng. Ngoài ra, với tính chất tạo không khí sôi nổi, hình thức diễn xướng của câu đố có thể biến đổi theo môi trường, đối tượng, ngữ cảnh,... Vì vậy, trong môi trường sinh hoạt hàng ngày, môi trường lễ hội và môi trường lao động của người Khmer hiện nay thì câu đố vẫn có nhiều điều kiện thuận lợi để tồn tại, để phát huy giá trị của nó đối với nhận thức, tình cảm của giới trẻ Khmer. Sinh hoạt đố của người Khmer có hai hình thức: loại có tổ chức và không có tổ chức. Đối với hình thức đố có tổ chức, các hình thức múa hát như À-day đối đáp, Chom-riêng Cha-pây, sân khấu Dù Kê là không gian diễn xướng độc đáo của câu đố Khmer. Như trên sân khấu Dù kê, câu đố được đạo diễn hay người phụ trách dàn dựng đem vào 19
- VJE Tạp chí Giáo dục, Số 493 (Kì 1 - 1/2021), tr 18-21 ISSN: 2354-0753 kịch bản để tháo gỡ một số phân đoạn khó diễn xuất qua vai “hề” hoặc một số vai “tùy tùng - quân sĩ”. Việc hỏi đố nhằm giúp cho khán giả tiếp nhận những giá trị giáo dục của vở diễn dễ dàng hơn. Cứ như thế, câu đố được “sân khấu hóa” một cách có chọn lọc, bài bản và được khán giả đón nhận, quen mặt như những đứa con ruột thịt của mình. Còn loại sinh hoạt câu đố không có tổ chức là loại không cố định về số lượng, không gian, thời gian,... đố. Người Khmer lúc rảnh rỗi sau mùa thu hoạch, ở dưới gốc cây tỏa bóng hoặc ở trước hiên nhà dưới đêm trăng, những thanh niên thường hay tụ họp với nhau để mở màn cho cuộc “đố - đáp”. Ở một không gian khác, khi nông nhàn, các cụ bà, cụ ông cũng thường chủ động kêu bọn trẻ con ra trước sân nhà, trải chiếu ngồi quanh, rồi các cụ dẫn chuyện đặt câu đố “có thưởng”. Nếu không may có ai trả lời sai thì “bị phạt” với nhiều hình thức vui nhộn, hài hước. Bên cạnh đó, trong các lớp học tại trường chùa, các vị Achar thường lồng ghép một số câu đố gần gũi với việc học hành của tăng sinh, con em trong bổn đạo; hay trong các dịp thuyết pháp, các vị chư tăng - hòa thượng cao niên cũng thường trích dẫn những câu hỏi đố mang tính giáo dục nhân cách, triết lí sống ở đời,… để các thiện nam, tín nữ trau dồi, vận dụng trong đời sống. 2.3. Đề xuất tổ chức các hoạt động dạy học câu đố dân gian Khmer ở Trường Đại học Trà Vinh Về dạy học văn học dân gian, theo Nguyễn Thị Ngọc Điệp: “Bộ môn Văn học dân gian bên cạnh những nét tương đồng với văn học viết còn có đặc thù... Các cách thức phù hợp đã được một số giảng viên sử dụng là giảng dạy gắn với diễn xướng, đặt tác phẩm trong môi trường văn hóa dân gian để tìm hiểu, đặt văn bản vào hệ thống lớn hơn để so sánh và nhận diện các giá trị của tác phẩm, khảo sát các dị bản,...” (Nguyễn Thị Ngọc Điệp, 2014, tr 85- 86). Đồng quan điểm này, tác giả Võ Thị Ngọc Kiều (2018, tr 33-37) cho rằng: “các cơ tầng văn hóa là nét đặc thù của các tác phẩm văn học dân gian Khmer, do đó việc dạy học tác phẩm văn học dân gian Khmer cần lưu ý những nét độc đáo này”,... Các quan điểm trên đã định hướng cho việc tổ chức dạy học văn học dân gian Khmer nói chung, câu đố Khmer nói riêng từ đặc trưng thể loại, trong đó hướng đến việc đa dạng hóa các hoạt động để sinh viên nâng cao năng lực và phẩm chất từ các bài học thực tế. Hiện nay, việc giảng dạy văn học dân gian Khmer nói chung, câu đố Khmer nói riêng trong nhà trường ở các bậc học đang được lồng ghép vào trong việc giảng dạy tiếng Khmer. Riêng ở chương trình đào tạo Sư phạm Ngữ văn Khmer Nam Bộ, Sư phạm Tiếng Khmer của Trường Đại học Trà Vinh hiện đang tổ chức giảng dạy học phần Văn học dân gian Khmer với thời lượng 45 tiết. Đây là học phần giúp sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về nguồn gốc, đặc trưng, những đặc điểm nội dung và thi pháp của các thể loại văn học dân gian Khmer, trong đó có câu đố. Mục tiêu của việc dạy học câu đố Khmer trong học phần là giúp sinh viên khai thác sâu những đặc điểm nội dung và thi pháp của câu đố Khmer; giúp sinh viên có thêm những hiểu biết về văn hóa của tộc người Khmer; về cách mà người Khmer nhìn nhận, thích ứng với môi trường xung quanh. Với những mục tiêu trên, ngoài các phương pháp đặc thù của dạy học văn học dân gian, việc dạy học câu đố Khmer đặt ra vấn đề đưa sinh viên về với không gian sinh hoạt đố, hát đố; về với môi trường sinh hoạt, lao động của dân gian qua các đợt điền dã; về với tự nhiên để quan sát, nhận thức sự vật, hiện tượng được miêu tả trong câu đố. Như vậy, các hướng tiếp cận câu đố Khmer trong giảng dạy và nghiên cứu có thể vận dụng là từ góc nhìn văn hóa, từ góc nhìn sinh thái học, từ khai thác các tri thức bản địa,... Từ đó, những phương pháp dạy học theo nhóm, thuyết trình với các chủ đề liên quan, dạy học theo dự án,… sẽ phù hợp cho việc dạy thể loại này. Qua đó, sinh viên không chỉ rèn luyện được kĩ năng quan sát, thực hành, làm việc nhóm,… mà quan trọng hơn là nâng cao được nhận thức về giá trị của nền văn hóa văn học tộc người Khmer trong đời sống hiện nay. Về việc tổ chức dạy học chương Câu đố trong học phần Văn học dân gian Khmer, tác giả đề xuất các bước tổ chức và các hoạt động dạy học sau: Bước 1. Xác định vấn đề: - Giảng viên phân nhóm học tập tìm hiểu các vấn đề của chương Câu đố: + Mô tả nguồn tư liệu; + Giá trị nội dung, nghệ thuật; giá trị văn hóa nghệ thuật của thể loại; + Diễn xướng đố, hát đố - Các nhóm họp thống nhất dự án và sinh viên lập kế hoạch thực hiện cụ thể (giảng viên hỗ tự, tư vấn): chủ đề, thời gian, địa điểm, nội dung hoạt động,… - Thống nhất các quy định về thời gian, phân công nhiệm vụ, hình thức trình bày, đánh giá,… - Giảng viên hướng dẫn sinh viên nguồn tài liệu tham khảo về câu đố Khmer (các chương/nội dung khác tương tự) Bước 2. Giải quyết vấn đề: - Họp các nhóm phổ biến, sinh hoạt nội quy, phương pháp làm việc khi xuống địa bàn, liên hệ với chính quyền địa phương, giao tiếp với người dân địa phương,… 20
- VJE Tạp chí Giáo dục, Số 493 (Kì 1 - 1/2021), tr 18-21 ISSN: 2354-0753 - Thực hiện xuống địa bàn gặp gỡ/phỏng vấn nghệ nhân, người dân địa phương; tham gia diễn xướng;… Bước 3. Tổ chức báo cáo và đánh giá: - Nhóm sinh viên trình bày kết quả nghiên cứu: + Tổ chức sinh hoạt hát đố trên cơ sở các văn bản câu đố đã sưu tầm được; + Trình bày khái quát giá trị văn học, văn hóa nghệ thuật của thể loại câu đố Khmer. - Thảo luận, góp ý cả lớp. - Các nhóm/cá nhân sinh viên trình bày tiếp nhận, phản hồi thông tin. - Giảng viên góp ý, đánh giá. Bước 4. Xây dựng Sổ tay văn học dân gian Khmer: - Tập hợp các tác phẩm văn học dân gian Khmer lớp sưu tầm được ở các địa bàn (trong đó có câu đố). - Biên tập (thể loại, ngôn ngữ, đảm bảo đặc trưng văn hóa,…), hoàn thành Sổ tay. Việc cụ thể hóa các bước nói trên phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, tính tích cực của cả người học, người dạy; các điều kiện học tập, giảng dạy hiện hữu (tài liệu, trang thiết bị,…). Trong các hoạt động cụ thể, giảng viên tổ chức có thể linh hoạt thêm bớt một số bước, đồng thời có những tác động, hỗ trợ kịp thời cho sinh viên hoàn thành nhiệm vụ. Trong những năm qua, giảng viên giảng dạy học phần Văn học dân gian Khmer của Trường Đại học Trà Vinh đều tổ chức các đợt sưu tầm điền dã trong tỉnh Trà Vinh. Kết quả của các đợt sưu tầm này một phần dùng để đánh giá kết quả học tập của sinh viên, một phần dùng làm Sổ tay văn học dân gian Khmer của lớp trong những năm học tập ở trường là một sản phẩm giảng dạy của Bộ môn. Nhìn chung, trong quá trình hướng dẫn sinh viên, giảng viên có thể linh hoạt sử dụng các hình thức và phương pháp giảng dạy. Quan trọng nhất vẫn là tổ chức để sinh viên tự cảm nhận được cái hay, cái đẹp của một tác phẩm văn học dân gian Khmer nói chung, câu đố Khmer nói riêng trong thời đại mà con người ngày càng tiếp xúc nhiều hơn với những công nghệ hiện đại, khi mà cái không gian dân dã, thiêng liêng đã dần trở nên xa lạ với giới trẻ Khmer hiện nay. 3. Kết luận Công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học về văn học dân gian Khmer ở Trường Đại học Trà Vinh trong những năm qua đã góp phần không nhỏ vào công tác bảo tồn, phát triển văn hóa dân gian tộc người Khmer. Tuy nhiên, việc bảo lưu vốn văn hóa tộc người qua sưu tầm, phục dựng và giảng dạy câu đố Khmer chưa thật phổ biến nên các nghiên cứu, đặc biệt là những nghiên cứu về dạy học ở các hướng tiếp cận hiện rất hạn chế. Bài viết cung cấp một hướng tiếp cận giảng dạy thể loại câu đố Khmer cho giảng viên và sinh viên với trọng tâm gắn việc dạy học thể loại trong không gian sinh tồn, diễn xướng để từ đó phát triển năng lực nghiên cứu, thái độ ứng xử phù hợp của thế hệ trẻ hôm nay với một gia tài văn hóa độc đáo của người Khmer. Tài liệu tham khảo Chu Xuân Diên (chủ biên, 2002). Văn học dân gian Sóc Trăng. NXB TP. Hồ Chí Minh. Chu Xuân Diên (chủ biên, 2005). Văn học dân gian Bạc Liêu. NXB TP. Hồ Chí Minh. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 2007). Từ điển thuật ngữ Văn học. NXB Giáo dục. Nguyễn Mạnh Cường (2002). Vài nét về người Khmer Nam Bộ. NXB Khoa học xã hội. Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2014). Từ định hướng giáo dục phát triển năng lực nghĩ về việc dạy học văn học dân gian trong nhà trường phổ thông. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, số 56, tr 82-87. Kim Sơn, Lâm Qui, Ngọc Thạch, Trần The (2010). Thành ngữ, tục ngữ và câu đố Khmer - Việt. NXB Giáo dục Việt Nam. Triều Nguyên (2007). Câu đố người Việt về tự nhiên. NXB Thuận Hóa. Uỷ ban Dân tộc (2017). Tổng quan thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số dựa trên kết quả phân tích số liệu điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2015. Tiểu Dự án Hỗ trợ giảm nghèo PRPP - Uỷ ban Dân tộc do UNDP và Irish Aid tài trợ thực hiện nghiên cứu. Võ Thị Ngọc Kiều (2018). Khai thác tư liệu trong dạy học văn học dân gian Khmer theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Tạp chí Giáo dục, số 437, tr 33-37. 21
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên CNXH
12 p | 2030 | 190
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Câu đố dân gian của người Việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học
126 p | 506 | 92
-
Đảng Cộng sản Việt Nam là lương tâm, trí tuệ, danh dự của dân tộc
5 p | 276 | 91
-
Hát bội Bình Định và Đào Tấn
536 p | 249 | 76
-
Trong cõi - GS. Trần Quốc Vượng
182 p | 284 | 46
-
Danh ngôn Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lời non nước: Phần 2
106 p | 147 | 33
-
Cụm từ cố định: Khái niệm
5 p | 466 | 19
-
Những câu chuyện theo bước chân Bác: Phần 1
68 p | 280 | 16
-
Lý luận hình thái kinh tế xã hội và giá trị khoa học của nó - 3
8 p | 97 | 14
-
Vũ Trụ Nhân Linh - I. Cơ Cấu Thời Gian - Phần 4
4 p | 106 | 12
-
Một số nội dung nghiên cứu về văn hóa Óc Eo từ nguồn tư liệu tại Thư viện Khoa học xã hội
8 p | 104 | 11
-
Trao đổi thêm về thời điểm ra đời của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ
15 p | 101 | 5
-
Giới thiệu một số trò chơi dân gian: Phần 1
65 p | 37 | 5
-
Ông Thành hoàng
16 p | 90 | 4
-
Tuyển tập Văn học dân gian Tiền Giang (Tập I): Phần 1
92 p | 20 | 4
-
Điển tích trong lời ca quan họ vùng Bắc sông Cầu
7 p | 2 | 1
-
Hát ả đào: Nghệ thuật cung đình hay diễn xướng dân gian
9 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn