intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tự nhiên,môi trường,Tác nhân,Nồng độ,xử lý

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

205
lượt xem
91
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong quá trình tính toán các công trình xử lý, như đã trình bày ở trên cần phải biết thành phần của nước thải qua phân tích hóa học. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp khi thiết kế trạm xử lý nước thải cho thành phố, thị trấn... những nơi chưa có hệ thống thoát nước đang hoạt động để có thể lấy mẫu nước phân tích về thành phần của chúng. Trong trường hợp thiết kế các công trình xử lý cho xí nghiệp công nghiệp có thể tham khảo các số liệu về thành phần nước thải của các xí nghiệp công nghiệp tương tự....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tự nhiên,môi trường,Tác nhân,Nồng độ,xử lý

  1. ƯỚC LƯỢNG TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM CỦA NƯỚC THẢI Tải lượng các chất gây ô nhiễm Trong quá trình tính toán các công trình xử lý, như đã trình bày ở trên cần phải biết thành phần của nước thải qua phân tích hóa học. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp khi thiết kế trạm xử lý nước thải cho thành phố, thị trấn... những nơi chưa có hệ thống thoát nước đang hoạt động để có thể lấy mẫu nước phân tích về thành phần của chúng. Trong trường hợp thiết kế các công trình xử lý cho xí nghiệp công nghiệp có thể tham khảo các số liệu về thành phần nước thải của các xí nghiệp công nghiệp tương tự. Khi thiết kế khôi phục hoặc cải tạo những thành phố thì thành phần của nước thải phải được xác định bằng tính toán. Để tính toán cần phải biết tải lượng ô nhiễm của một người có sử dụng hệ thống thoát nước trong một ngày đêm tính. Lượng các chất ô nhiễm có thể tham khảo theo bảng sau Tải lượng ô nhiễm nước thải sinh hoạt tính cho một người trong ngày đêm Tác nhân gây ô nhiễm Tải lượng Chất rắn lơ lửng (SS) (g/ngđ) 200 BOD5 (g/ngđ) 45 ¸ 54 COD (g/ngđ) 1,8 ´ COD Tổng Nitơ (g/ngđ) 6 ¸ 12 Tổng Photpho (g/ngđ) 0,8 ¸ 4,0
  2. Dầu mỡ (g/ngđ) 10 ¸ 30 Tổng Coliform (cá thể) 106 ¸ 109 Fecal Coliform (cá thể) 105 ¸ 106 Trứng giun sán 103 Nguồn: Sở KHCN & MT Cần Thơ (ĐTM Xí Nghiệp Thuộc Da MeKo,1995) Ngoài ra cũng cần phải biết lượng nước tiêu thụ của một đầu người. Ở các thành phố của những nước phát triển đang phát triển có hệ cống rãnh để dẫn các nước thải sinh hoạt đến khu xử lý trung tâm. Nước thải này bao gồm phân, nước tiểu người, nước nhà cầu, tắm giặt và được pha loãng tùy thuộc vào lượng nước được sử dụng của một đầu người. Theo White (1977), đối với cư dân nông thôn không có nước máy mỗi đầu người hàng ngày tiêu thụ từ vài lít tới 25 lít nước. Đối với các hộ gia đình có một robinet nước thì mỗi đầu người tiêu thụ từ 15  90 lít và có nhiều robinet thì khoảng 30  300 lít mỗi ngày. Nồng độ các chất gây ô nhiễm Nồng độ các chất gây ô nhiễm được xác định bằng công thức: trong đó C: nồng độ chất gây ô nhiễm
  3. TP: Tải lượng ô nhiễm (mg) Q: Lượng nước tiêu thụ (L/ngđ) Nhiều khi nước thải sinh hoạt được trộn lẫn với nước thải công nghiệp, do đó ảnh hưởng đến thành phần của nước thải. Trong trường hợp đó, cần xác định nồng độ chất gây ô nhiễm của hỗn hợp nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Nồng độ chất gây ô nhiễm của hỗn hợp nước thải sinh hoạt và công nghiệp được tính theo công thức: trong đó Chh: nồng độ chất gây ô nhiễm của hỗn hợp nước thải (mg/L) Csh và Qsh: nồng độ và lưu lượng của nước thải sinh hoạt Ccn và Qcn: nồng độ và lưu lượng của nước thải công nghiệp Dân số tương đương Dân số tương đương là dân số gây ra một lượng chất gây ô nhiễm tương đương với lượng chất gây ô nhiễm do nước thải của một xí nghiệp nào đó tạo nên. trong đó Np: dân số tương đương Tp: tải lượng ô nhiễm của 1 đầu người
  4. Ccn, Qcn: nồng độ và lưu lượng nước thải công nghiệp Dân số tính toán để thiết kế trạm xử lý được tính bằng tổng dân số thành phố và dân số tương đương. [Phaàn 1] [Phaàn 2] [Phaàn 3] [Phaàn 4] [Phaàn 5] [Phaàn 6] [Phaàn 7] Lê Hoàng Việt - Trung Tâm Kỹ Thuật Môi Trường và Năng Lượng Mới
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2