intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

tứ thư - phần 2

Chia sẻ: Ro Ong K Loi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:311

70
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

trong lịch sử văn hóa, tư tưởng phương Đông, bộ sách tứ thư có một vai trò cực kỳ quan trọng giúp ta hiểu thấu đáo hơn nền tảng văn hóa truyền thống của dân tộc mình để rồi từ đó có những định hướng cho chặng đường phát triển tiếp theo. phần 2 của "tứ thư" trình bày nội dung của 2 cuốn luận ngữ và mạnh tử trong bộ "tứ thư".

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: tứ thư - phần 2

Chƣơng 13. Tử Lộ<br /> 1. Tử Lộ hỏi về quản lý chính sự.<br /> Khổng Tử nói: "Tự mình làm gƣơng cho dân noi theo, Chịu khó nhọc cùng những công việc khó<br /> nhọc của dân".<br /> Tử Lộ xin Khổng Tử dạy thêm.<br /> Khổng Tử giảng tiếp: "Phải bền bỉ, không đƣợc mỏi mệt".<br /> <br /> Lời bình:<br /> <br /> Ở đây Khổng Tử nói về ba nguyên tắc trong quản lý chính sự:<br /> Tự mình làm gương cho dân noi theo: Muốn cho dân thi hành những đức tốt nhƣ nhân, nghĩa, lễ,<br /> trí, tín thì ngƣời lãnh đạo phải gƣơng mẫu về mọi mặt, phải lo cái lo trƣớc thiên hạ; tổ chức bất<br /> cứ phong trào nào cũng phải là ngƣời đi trƣớc, ngƣời gƣơng mẫu. Khi đó không cần ra lệnh, dân<br /> cũng sẽ làm theo.<br /> Cùng chịu khó nhọc với dân: Muốn khiến dân làm việc khó nhọc về công ích, mình cũng phải<br /> cùng khó nhọc với dân chứ không chỉ ra mệnh lệnh. Một ngƣời đƣợc kinh qua rèn luyện ngày<br /> càng kiên cƣờng, càng có sức chịu đựng, càng ngày càng vƣợt qua mọi thử thách, càng ngày<br /> càng có nhiều kinh nghiệm. Nếu ngƣời lãnh đạo biết bỏ sức lực trí tuệ ra trƣớc, quần chúng nhân<br /> dân mới tự giác làm theo, dù công việc khó nhọc cũng không oán trách.<br /> Phải bền bỉ, không được mỏi mệt: Đây là yêu cầu quan trọng. Ngƣời lãnh đạo là ngƣời gánh vác<br /> trọng trách, gánh thì nặng mà đƣờng thì xa, nên phải có nhiệt tình, bền bỉ không biết mệt mỏi,<br /> mới hoàn thành đƣợc nhiệm vụ.<br /> <br /> 2. Trọng Cung làm tổng quản cho họ Quý, hỏi về quản lý chính sự.<br /> Khổng Tử nói: "Trƣớc là giao và kiểm soát công việc của những ngƣời dƣới quyền. Tha thứ cho<br /> những sai lầm nhỏ của họ. cử ngƣời hiền tài ra làm việc".<br /> Cộng đồng chia sẻ sách hay: http://www.downloadsach.com<br /> <br /> Page 282<br /> <br /> Trọng Cung hỏi tiếp: "Làm nhƣ thế nào biết đƣợc ngƣời hiền tài để cử ra?"<br /> Khổng Tử nói: "Cử ngƣời mà mình biết, còn những ngƣời mà mình không biết, ngƣời ta có bỏ<br /> họ đâu?"<br /> <br /> Lời bình:<br /> <br /> Trọng Cung làm tổng quản (phụ trách chung mọi việc) cho họ Quý, là quyền thần nƣớc Lỗ, hỏi<br /> Khổng Tử về nguyên tắc lãnh đạo. Khổng Tử trả lời có ba điểm:<br /> Trước là giao và kiểm soát công việc: Đây là muốn nói phải phân công nhiệm vụ theo chức vụ<br /> của cấp dƣới, làm rõ chế độ trách nhiệm trên mỗi cƣơng vị, tránh đƣợc tính tùy tiện. Làm công<br /> tác lãnh đạo, phải xây dựng đƣợc bộ máy hoạt động theo một trình tự nhất định, nếu không sẽ rối<br /> loạn. Có nhƣ vậy, bản thân không khó nhọc mà mọi việc đều xong cả.<br /> Tha thứ những lỗi nhỏ: Đó là ngƣời lãnh đạo phải biết bỏ qua, tha thứ lỗi nhỏ cho cán bộ cấp<br /> dƣới. Ngƣời lãnh đạo phải có tác phong của ngƣời đứng đầu, có yêu cầu nghiêm khắc với cấp<br /> dƣới, ai mắc sai lầm lớn phải xử lý nghiêm túc; nhƣng cũng cần có lòng độ lƣợng bao dung, bỏ<br /> qua những lỗi lầm nhỏ của ngƣời khác. Con ngƣời không phải ai cũng là thánh nhân mà có thể<br /> tránh đƣợc các sai lầm. Nếu những sai lầm nhỏ có thể tha thứ đƣợc thì tha thứ, nhƣ thế sẽ không<br /> lạm dụng hình phạt mà khiến cho cấp dƣới cảm thấy ấm lòng. Làm đƣợc nhƣ vậy sẽ thu phục<br /> đƣợc nhân tâm.<br /> Cử người hiền tài ra làm việc: Đó là chọn lựa đề bạt ngƣời có tài năng đức độ, tạo điều kiện cho<br /> ngƣời có đức có tài phát huy hết năng lực của mình. Có nhƣ vậy mới tạo nên một không khí thi<br /> đua lành mạnh trong cấp dƣới, làm cho cấp dƣới cảm thấy tiền đồ rộng mở, tích cực chắp cánh<br /> để bay cao bay xa, nhƣng làm thế nào để chọn cử đƣợc hiền tài? Trƣớc là chọn ngƣời mình đã<br /> hiểu biết. Còn đối với ngƣời mình chƣa hiểu thì đã có dân, có ngƣời khác hiểu biết đề cử họ, còn<br /> phải lo sợ gì?<br /> <br /> 3. Tử Lộ hỏi: "Nếu vua nƣớc Vệ mời thầy đi làm quan quản lý chính sự, thầy làm việc gì trƣớc<br /> tiên?"<br /> Khổng Tử nói: "Việc trƣớc tiên nhất định phải là chính danh đã".<br /> Cộng đồng chia sẻ sách hay: http://www.downloadsach.com<br /> <br /> Page 283<br /> <br /> Tử Lộ hỏi: "Thật thế ƣ? Thầy nói viễn vông đó. Sao lại phải chính danh?"<br /> Khổng Tử nói: "Trò Do (Tử Lộ) sao lại ăn nói thô thiển nhƣ vậy? Ngƣời quân tử gặp việc mình<br /> chƣa rõ thì không phát biểu tùy tiện. Danh phận không rõ ràng thì nói sẽ không thuận. Nói không<br /> thuận thì việc không thành. Việc không thành thì lễ nhạc sẽ mất đi trật tự. Lễ nhạc mất đi trật tự<br /> thì hình phạt sẽ không thỏa đáng. Hình phạt không thỏa đáng khiến cho dân không biết làm nhƣ<br /> thế nào cho đúng.<br /> Cho nên ngƣời quân tử khi định đƣợc danh phù hợp với thực thì có thể nói ra đƣợc, mà nói ra là<br /> có thể thực hành thông suốt. Ngƣời quân tử đối với lời mình nói thì không bao giờ để sơ suất".<br /> <br /> Lời bình:<br /> <br /> Đoạn này nói về học thuyết chính danh của Khổng Tử, một thuyết có ảnh hƣởng rất lớn trong<br /> Nho gia. Chính là chính xác, đúng với thực, ngay thẳng. Danh là tên gọi, khái niệm, có thể suy ra<br /> là tƣ tƣởng, lý luận. Chính danh là danh đúng với thực, tức là yêu cầu xác định đƣờng lối tƣ<br /> tƣởng, xác định cơ sở lý luận đúng đắn. Danh không đúng với thực (danh bất chính) sẽ dẫn tới<br /> chỗ lý luận hỗn loạn (ngôn bất thuận). Lý luận hỗn loạn thì tƣ tƣởng con ngƣời sẽ hỗn loạn. Tƣ<br /> tƣởng con ngƣời hỗn loạn thì không phân biệt rõ phải trái, không phân biệt rõ vinh nhục, không<br /> khí xã hội sẽ bị bại hoại, vấn để phát sinh ngày càng nhiều (sự bất thành). Điều đó dẫn đến làm<br /> việc chính sự sẽ mất đạo lý, cho nên hình phạt sẽ không theo phép, dân không biết đâu là phải<br /> trái. Khi dân đã không biết làm cái gì là đúng, làm nhƣ thế nào là đúng, không biết tin ai và theo<br /> ai thì không thể tạo cho kinh tế phồn vinh, dân tộc chấn hƣng, xã hội ổn định đƣợc. Do đó có thể<br /> biết, quản lý một quốc gia với trách nhiệm nặng nề, một ngày giải quyết biết bao nhiêu việc,<br /> nhƣng không có việc nào quan trọng bằng chính danh, bằng việc xây dựng cơ sở lý luận đúng<br /> đắn, giải quyết đƣờng lối tƣ tƣởng đúng đắn.<br /> Khổng Tử nêu học thuyết chính danh là nêu nhƣ vậy đó. Luận chứng của Khổng Tử từ mắt xích<br /> này đến mắt xích nọ, liên hoàn chặt chẽ với nhau, động một mắt là động tất cả. Nguyên nhân cơ<br /> bản nhất của quốc gia loạn lạc là danh bất chính.<br /> Tƣ tƣởng chính danh của Khổng Tử cho đến nay vẫn còn nguyên ý nghĩa giáo huấn không chỉ<br /> đối với hoạt động chính trị, mà cho tất cả mọi hoạt động khác.<br /> Cộng đồng chia sẻ sách hay: http://www.downloadsach.com<br /> <br /> Page 284<br /> <br /> 4. Phàn Trì xin học việc làm ruộng. Khổng Tử nói: "Ta không biết bằng ngƣời già làm ruộng".<br /> Phàn Trì xin học việc làm vƣờn. Khổng Tử nói: "Ta cũng không biết bằng ngƣời già làm vƣờn".<br /> Phàn Trì ra ngoài.<br /> Khổng Tử nói:. "Phàn Trì đúng là kẻ tiểu nhân! Ngƣời bề trên coi trọng lễ thì dân chẳng ai dám<br /> coi thƣờng khinh mạn. Ngƣời bề trên coi trọng nghĩa thì dân chẳng ai dám không phục tùng.<br /> Ngƣời bề trên coi trọng chữ tín thì dân chẳng ai dám giả dối. Nêu làm đƣợc nhƣ vậy thì dân bốn<br /> phƣơng nhất định cõng con đến theo mình hết, cần gì mình phải học việc trồng cấy?"<br /> <br /> Lời bình:<br /> <br /> Phàn Trì vốn đang làm quan cho họ Quý ở nƣớc Lỗ. Khổng Tử cho rằng Phàn Trì nên học lấy<br /> "lễ, nghĩa, tín" để giúp dân cứu nƣớc. Vì vậy, khi Phàn Trì hỏi về kỹ thuật trồng lúa, trồng rau,<br /> Khổng Tử nói: vấn đề kỹ thuật trồng lúa, trồng rau nên hỏi các bậc lão nông. Phàn Trì không<br /> hiểu nên không hỏi lại.<br /> Về đạo trị quốc, Khổng Tử nhắc đến ba điểm:<br /> Người trên coi trọng lễ: Đó là muốn nói ngƣời bề trên, ngƣời lãnh đạo giữ đúng phép tắc lễ<br /> nghĩa, đâu đâu cũng truyền bá phép tắc lễ nghĩa, tuyên truyền nếp sống văn minh, văn hóa tƣ<br /> tƣởng tốt thì dân chẳng ai dám coi thƣờng khinh mạn với bề trên. Coi trọng lễ thì sẽ hình thành<br /> nên một không khí xã hội nghiêm túc, thành tâm kính trọng lẫn nhau giữa trên và dƣới.<br /> Người trên coi trọng nghĩa: Đó là muốn nói ngƣời bề trên làm việc gì cũng phải hợp lý lẽ, lúc<br /> nào cũng tỏ ra yêu mến dân, biết hy sinh mình giúp đỡ dân, tạo phúc cho mọi ngƣời. Dân nhất<br /> định chịu ảnh hƣởng tốt mà mến phục, tất nhiên sẽ tự giác chấp hành sự lãnh đạo của ngƣời bề<br /> trên.<br /> Người trên coi trọng chữ tín: Đó là muốn nói ngƣời bề trên biết tin mình, tin ngƣời, giữ đúng lời<br /> hứa, nói và làm nhƣ nhau thì dân mới cảm động mà có tình cảm chân thành với mình, mọi ngƣời<br /> sẽ đoàn kết xung quanh mình, lãnh đạo và nhân dân cừng một chí hƣớng, già trẻ gái trai đều ủng<br /> hộ.<br /> <br /> Cộng đồng chia sẻ sách hay: http://www.downloadsach.com<br /> <br /> Page 285<br /> <br /> Phàn Trì nếu nghe hiểu và làm theo ba điều ấy thì cần gì phải lo không có ngƣời trồng lúa trồng<br /> rau cho mình?<br /> <br /> 5. Khổng Tử nói: "Học thuộc Kinh Thi ba trăm bài, khi đƣợc giao giải quyết chính sự thì làm<br /> không nổi; đi sứ nƣớc ngoài thì không ứng đối nổi. Học nhiều nhƣ vậy có ích gì?"<br /> <br /> Lời bình:<br /> <br /> Kinh Thi là tập thơ cổ hay nhất ở Trung Quốc. Khổng Tử nói tu dƣỡng học thức, về cơ bản đều<br /> dựa vào Kinh Thi. Ngƣời học mà hiểu ba trăm bài thơ trong Kinh Thi là có thể lĩnh hội đủ loại tri<br /> thức về nhân tình thế thái, có thể làm đƣợc rất nhiều công việc phục vụ cho quốc gia, cho dân<br /> tộc. Thế mà có ngƣời học thuộc ba trăm bài thơ trong Kinh Thi rồi, cử làm việc gì cũng không<br /> nổi. Vì sao lại vậy?<br /> Đó là vì ngƣời học chỉ chuộng hƣ văn tức là lối học chỉ thuộc những lời trong sách để lòe đời,<br /> học chỉ biết cái gốc ở trong sách mà không biết cái thực ở đời. Ngƣời nhƣ thế thì tuy học nhiều<br /> cũng chỉ biết hời hợt qua loa mà thôi, chứ tuyệt nhiên chẳng dùng đƣợc vào công việc gì cả.<br /> Ngƣời học tốt nhất nên chuyên tâm, học cho đến nơi đến chốn thì sự học mới chắc chắn, sâu xa<br /> và có giá trị.<br /> <br /> 6. Khổng Tử nói: "Ngƣời bề trên ngay thẳng, dù không ra lệnh, ngƣời dƣới vẫn làm theo. Ngƣời<br /> bề trên không ngay thẳng, tuy có mệnh lệnh rất nghiêm, ngƣời dƣới cũng chẳng theo".<br /> <br /> Lời bình:<br /> <br /> Câu này đã trở thành danh ngôn khi nói về quản lý chính sự. Ngƣời trên phải là ngƣời chính trực<br /> nhất, mới có đƣợc tinh thần tác phong tốt lãnh đạo quần chúng. Nêu ngƣời trên ngay thẳng thì đã<br /> tạo nên đƣợc bầu không khí trong sáng, nhƣ thế không cần ra mệnh lệnh, dân cũng rất tự nhiên<br /> mà chân thành đi theo.<br /> <br /> Cộng đồng chia sẻ sách hay: http://www.downloadsach.com<br /> <br /> Page 286<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2