intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận thức về trầm cảm của sinh viên chuyên ngành Tâm lý học ở trường Đại học Thủ Dầu Một

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

16
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này tập trung làm rõ nhận thức của sinh viên chuyên ngành tâm lý học về trầm cảm tại trường đại học Thủ Dầu Một. Kết quả cho thấy sinh viên thuộc các năm 1,2,3 có nhận thức khá tốt và tốt về trầm cảm. Bên cạnh đó mức độ nhận thức của sinh viên chuyên ngành tâm lý có xu hương tăng cao dần từ năm 1 đến năm 3.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận thức về trầm cảm của sinh viên chuyên ngành Tâm lý học ở trường Đại học Thủ Dầu Một

  1. NHẬN THỨC VỀ TRẦM CẢM CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH TÂM LÝ HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Nguyễn Đức Huy1 1. Lớp D19TL01. Khoa Sư Phạm. Email: 1923104010084@student.tdmu.edu.vn TÓM TẮT Lứa tuổi sinh viên là một những độ tuổi mắc trầm cảm khá cao vì đây là những đối tượng thường xuyên đối mặt với những khó khăn, áp lực học tập và những sự thay đổi bất ổn đặc trưng trong giai đoạn lứa tuổi sinh viên. Nghiên cứu này tập trung làm rõ nhận thức của sinh viên chuyên ngành tâm lý học về trầm cảm tại trường đại học Thủ Dầu Một. Kết quả cho thấy sinh viên thuộc các năm 1,2,3 có nhận thức khá tốt và tốt về trầm cảm. Bên cạnh đó mức độ nhận thức của sinh viên chuyên ngành tâm lý có xu hương tăng cao dần từ năm 1 đến năm 3. Từ khóa: Nhận thức, sinh viên chuyên ngành tâm lý học, trầm cảm. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trầm cảm đang không ngừng phát sinh và tác động tiêu cực đến cuộc sống của con người. Đặc biệt là khi họ chưa có nhận thức (NT) đúng đắn về loại rối loạn này thì rất dễ dẫn đến tình trạng xuất hiện những dấu hiệu trầm cảm hoặc nguy cơ tăng nặng đối với những người đã có dấu hiệu mắc trầm cảm. Việc sinh viên (SV) nói chung và sinh viên (SV) chuyên ngành tâm lý (TL) nói riêng có dấu hiệu trầm cảm (TC) nhưng không có hiểu biết về các biện pháp can thiệp có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy, việc tìm hiểu nhận thức (NT) về trầm cảm (TC) của sinh viên (SV) chuyên ngành tâm lý (TL) để lại ý nghĩa đặc biệt quan trọng củng cố kiến thức trong hoạt động học tập cá nhân, bên cạnh đó là cơ sở để phát hiện và đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức (NT) của sinh viên (SV) về trầm cảm (TC). 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu Trong công trình nghiên cứu này tác giả sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: Nghiên cứu lý luận, điều tra bằng bảng hỏi, thống kê, xử lý số liệu, phỏng vấn sâu. Cụ thể phương pháp nghiên cứu lý luận: Tổng hợp tài liệu có liên quan để hình thành cơ sở lí luận cho đề tài; phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Thiết kế bẳng hỏi dành cho sinh viên (SV) tâm lý (TL) nhằm tìm hiểu thực trạng nhận thức của sinh viên chuyên ngành tâm lý học về trầm cảm (TC); phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm SPSS để xử lí, tổng kết số liệu điều tra đưa ra các kết luận định lượng làm cơ sở cho các kết luận định tính; phương pháp phỏng vấn sâu: Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sinh viên (SV) tâm lý (TL) năm 1,2,3 nhằm tìm hiểu rõ hơn về thực trạng nhận thức (NT) về trầm cảm (TC) của sinh viên (SV). 486
  2. 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Thực trạng các nguồn thông tin giúp sinh viên hiểu biết về trầm cảm SV biết đến rối loạn TC qua các nguồn thông tin được thể hiện ở mức độ khác nhau. Trong đó, phương tiện mà SV thu nhận được nhiều nhất là chuong trình học trên lớp với mức dộ khá cao (ĐTB = 3,60). Trong đó, có sự khác biệt lớn giữa các năm với nhau. Cụ thể, ĐTB cao nhất là của SV năm 3 (ĐTB = 4,15) và thấp nhất là SV năm 1 (ĐTB = 3,14) nhưng ta có thể thấy ĐTB của SV các năm đều thuộc mức độ tương đối cao, tức là SV các năm biết đến rối loạn TC là qua nguồn thông tin này là nhiều. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với thực tế khi ở một số môn đặc thù của ngành TL các bạn SV có cơ hội tìm hiểu về rối loạn TC. Điều đó cho thấy việc tích hợp thông tin rối loạn TC vào chương trình học cũng có vai trò hết sức quan trọng đến NT của SV về TC. Bên cạnh chương trình học trên lớp thì SV cũng thu nhận thông tin về rối loạn TC ở mức khá cao thông qua thầy cô giáo (ĐTB =3,43). Trong đó, SV thuộc năm 2 có ĐTB cao nhất là 3,90 và thấp nhất là SV năm 1 với ĐTB là 2,91 điều đó cho thấy mức độ thu nhận thông tin về rối loạn TC qua Thầy cô là khá nhiều. Những phương tiện thông tin như tivi, sách, báo, internet là những phương tiện SV dễ tiếp cận trong thời đại hiện nay. Tuy nhiên nó không được SV chủ động tìm hiểu đến, từ đó thể hiện rằng SV không có nhu cầu về các loại bệnh TL trong đó có rối loạn TC. Những thông tin về rối loạn TC được SV biết đến từ những người đã từng bị cũng ở mức độ tương đối thấp (ĐTB = 2,78), tức là những hiểu biết về TC mà SV thu được qua nguồn thông tin này là khá ít. Như vậy, các nguồn thông tin được SV tiếp cận và thu nhận nhiều thông tin nhất về TC thông qua chương trình học trên lớp, thầy cô. Các nguồn SV ít thu nhận thông tin nhất là qua người đã từng bị TC, tivi, gia đình và qua hoạt động ngoại khóa. 2.2.2. Thực trạng nhận thức của sinh viên về biểu hiện của trầm cảm Kết quả khảo sát cho thấy: Ở nhóm “biểu hiện cảm xúc” có ĐTB = 3,78; Ở nhóm “biểu hiện hành vi” là 4,05; Ở nhóm “biểu hiện về NT” là 3,75 và nhóm “biểu hiện cơ thể” của rối loạn TC là 3,84. Tức là, SV có NT tốt về nhóm các biểu hiện NT, biểu hiện cảm xúc và biểu hiện hành vi của rối loạn TC và có NT khá ở nhóm biểu hiện cơ thể của rối loạn TC. Về nhóm “biểu hiện về NT” thì có một số biểu hiện có mức ĐTB thuộc mức tương đối cao như: Có ý nghĩ tự sát; Luôn thấy mình không có tương lai; Giảm sút tính tự trọng; Luôn nghĩ mình có lỗi. Qua đó chứng tỏ rằng SV có NT tốt về những biểu này. Có nghĩa là SV đã có NT tương đối rõ nét về các biểu hiện NT của TC. Bên cạnh đó, đáng chú ý có biểu hiện “Nghĩ rằng mọi người không thích mình” có ĐTB thấp nhất (ĐTB =3,08) thuộc mức độ tương đối thấp, có nghĩa là SV có NT kém về biểu hiện này. Đối với nhóm “biểu hiện cảm xúc” thì biểu hiện “Luôn bi quan trong cuộc sống” được SV NT tốt nhất, ĐTB thuộc mức độ khá cao với ĐTB là 4,06, điều đó có nghĩa tức là SV có NT tốt về biểu hiện này TC. Bên cạnh đó, biểu hiện “Lạc quan, yêu đời một cách thái quá” (ĐTB = 3,56), biểu “Vẻ mặt u sầu, chán nản” có ĐTB là 3,63 và biểu hiện “Có nhiều mâu thuẫn nội tâm” với ĐTB là 3,64, đây là ba biểu hiện có ĐTB thấp nhất trong nhóm biểu hiện “cảm xúc” nhưng thuộc mức độ tương đối cao. Còn các biểu hiện còn lại thi SV NT khá tốt với ĐTB thuộc mức độ khá cao. Nhóm “biểu hiện về hành vi”, biểu hiện “Có hành vi tự hủy hoại bản thân” (ĐTB = 4,10) và biểu hiện “Có khuynh hướng bạo lực, thích gây sự” (ĐTB = 3,98) có ĐTB cao nhất với ĐTB thuộc mức độ cao, tức là SV có NT tương đối tốt về hai biểu hiện này. Mặt khác, biểu hiện “Từ bỏ những sở thích cũ” (ĐTB =3,31) và biểu hiện 487
  3. “Nói rất nhiều và nói linh tinh” (ĐTB = 3,37) là hai biểu hiện có ĐTB thấp nhất trong nhóm “biểu hiện hành vi” và đều thuộc mức độ trung bình. Nhóm “biểu hiện về cơ thể”: “Mất ngủ” (ĐTB = 4,13) và “Đau đầu” (ĐTB = 4,02) là biểu hiện có ĐTB cao nhất nhóm, thuộc mức độ tương đối cao và rất tốt. “Đau dạ dày,” là biểu hiện có ĐTB thấp nhất (3,46), sau đó biểu hiện “Sút cân” (ĐTB = 3,75), “Ăn nhiều” (ĐTB = 3,77), tuy các biểu hiện trên có ĐTB thấp nhất trong nhóm này nhưng thuộc ngưỡng NT tốt với ĐTB cũng thuộc ở mức độ tương đối đối cao. Tức là SV có NT khá tốt về nhóm biểu hiện này. Từ đó ta có thể thấy rằng, đa phần SV đều có NT tốt và khá tốt về những biểu hiện về NT; biểu hiện về cảm xúc và biểu hiện về hành vi. Khi chúng tôi thực hiện phỏng vấn hai bạn SV năm nhất (1 nam, 1 nữ) với câu hỏi “Theo anh/chị rối loạn TC có liên quan gì đến các biểu hiện bệnh cơ thể không?”, các bạn ấy chia sẻ rẳng: “Người rối loạn TC thường sẽ cảm thấy mệt mỏi, thiếu chất do không cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể đầy đủ”, “Người mắc bệnh TC thường sẽ rất thiếu sức sống, luôn cảm thấy u buồn, thường xuyên bị mất ngủ và luôn cảm thấy mất niềm tin vào cuộc sống”. Điều đó một lần nữa cho thấy rằng SV có NT khá tốt về những biểu hiện này. Tuy nhiên vẫn còn tồn đọng lại một số NT chưa tốt của SV về các biểu hiện của TC. Phân tích NT của SV các năm về các biểu hiện của rối loạn TC, kết quả cho thấy như sau: SV ở cả 3 năm đều có NT về các biểu hiện “NT, cảm xúc, hành vi, cơ thể” không đồng đều và tương đối xấp xỉ nhau, rõ nét là ở SV năm 1 và SV năm 2. Tuy nhiên ta có thể thấy rằng mức độ NT về TC của SV có xu hướng tăng dần từ năm 1 đến năm 3. Trong đó, SV năm 3 có ĐTB ở “biểu hiện về cảm xúc, hành vi, cơ thể” của rối loạn TC cao nhất, tương ứng lần lượt với ĐTB là 4,08, 4,1và 4,32 điều đó cho thấy SV năm 3 có NT tốt về những biểu hiện cảm xúc, hành vi và cơ thể của rối loạn TC. Ở 2 năm còn lại, mức ĐTB cũng ở mức độ tương đối cao và gần như đồng đề ở các mức độ, cụ thể biểu hiện NT (ĐTB= 3.84), cảm xúc (ĐTB= 3,81), hành vi (ĐTB =3,81), cơ thể (ĐTB= 3,83) (câu 2 – phụ lục 01), có nghĩa là SV các năm còn lại cũng có NT tốt về các biểu hiện cảm xúc của rối loạn TC. Tuy SV năm 1 có ĐTB thấp nhất so với hai năm còn lại (NT = 3,51, cảm xúc = 3,62, hành vi = 3,56, cơ thể 3,6) nhưng có thể đánh giá rằng sinh năm 1 có NT tương đối tốt về các biểu hiện của TC. Tóm lại, SV ở cả ba năm được nghiên cứu đều có NT khá và tốt về các biểu hiện của rối loạn TC. Tuy nhiên, SV các năm tuy có NT tốt và khá tốt về các biểu hiện của rối loạn TC nhưng chưa đồng đều ở từng biểu hiện cụ thể. 2.2.3. Thực trạng nhận thức của sinh viên về nguyên nhân của trầm cảm Kết quả nghiên cứu cho thấy có 30,9 % SV cho rằng nguyên nhân là do các yếu tố TL. Cụ thể, thông tin từ bảng hỏi cho thấy đa số SV đã kể ra các nguyên nhân TL như: áp lực cuộc sống; cú sốc TL; gia đình mâu thuẫn; bị bạo lực tẩy chay; bị mọi người xa lánh; thất bại trong cuộc sống; gia đình không quan tâm; căng thẳng về học tập... Bên cạnh đó chỉ có 13,8 % SV cho rằng TC có nguyên nhân từ nguồn gốc sinh học, cụ thể các ý kiến của SV chủ yếu như: bẩm sinh; bị tổn thương não bộ; thay đổi hooc môn... Một điều đáng mừng có khoảng 48% SV cho rằng nguyên nhân của rối loạn TC xuất phát từ cả nguyên nhân TL và nguyên nhân sinh học, trong đó các ý kiến chủ yếu cho rằng: Áp lực TL và di truyền; Mắc bệnh gì đó và suy nghĩ bi quan; Não bị tổn thương và gặp cú sốc TL…. Bên cạnh đó, có tới 7,3 % SV trả lời là không biết nguyên nhân của rối loạn TC. Tìm hiểu NT của SV từng năm về nguyên nhân TC cho thấy đa số SV các năm đều cho rằng rối loạn TC có nguyên nhân từ các yếu tố TL và sinh học. Trong đó, SV năm 2 có tỉ lệ SV 488
  4. đưa ra ý kiến này là cao nhất (57,9%), sau đó là SV năm 3 (55,5%), thấp nhất là SV năm 1 với 37,9 %. Điều đó cho thấy đây là một tín hiệu rất đáng mừng rằng có đại đa số SV đã NT đúng về nguyên nhân gây TC. Mặt khác, SV năm 1 cũng có tỉ lệ cao nhất SV cho rằng nguyên nhân của rối loạn TC là do các yếu tố sinh học (17,2%); thấp nhất là SV năm 3 với 7,5 %. Qua đây có thể thấy, vẫn còn khá nhiều SV ở các năm, đặc biệt SV năm 1 chưa có NT đầy đủ về nguyên nhân dẫn đến rối loạn TC. Hầu hết các SV chỉ cho rằng bệnh này chỉ xuất phát từ một nguyên nhân, hoặc là do yếu tố TL hoặc là do yếu tố sinh học. Tuy nhiên, có thể thấy ở SV năm 1 với 10,4 % trả lời là “không biết” về nguyên nhân gây rối loạn TC (chiếm tỉ lệ cao nhất), sau đó là SV năm 2 (7,9%), năm 3 (0%), qua đó ta có thể thấy rằng NT của SV về nguyên nhân dẫn đến TC qua từng năm có xu hướng đi lên. Như vậy, kết quả cho thấy đa số SV có NT đúng về TC có nguyên nhân là do yếu tố TL và sinh học. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận nhỏ SV chưa NT đầy đủ về nguyên nhân dẫn đến TC. Đặc biệt, có tới 9 / 123 SV không có sự hiểu biết gì về nguyên nhân dẫn đến rối loạn TC. 2.2.4. Thực trạng nhận thức của sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm Dựa trên kết qủa điều tra cho thấy SV có NT về các yếu tố ảnh hưởng thuộc “nhóm yếu tố TL cá nhân” có ĐTB cao nhất (3,79), sau đó đến “nhóm yếu tố sinh học” với ĐTB là 3,4 đều thuộc mức độ tương đối cao, điều đó có nghĩa là SV ở các năm đều có NT tốt về các yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn TC thuộc hai nhóm yếu tố sinh học và yếu tố TL cá nhân. Sau cùng là “nhóm yếu tố TL xã hội” có ĐTB = 3,35 thuộc mức độ trung bình và là nhóm yếu tố thấp nhất so với hai nhóm yếu tố còn lại. Cụ thể, trong “nhóm yếu tố sinh học” thì yếu tố sức khỏe yếu có ĐTB cao nhất (ĐTB = 3,52) thuộc mức độ tương đối cao và thấp nhất là yếu tố não bị tổn thương (ĐTB = 3,23). Đáng chú ý ở nhóm “yếu tố TL xã hội” thì một số yếu tố có ĐTB ở mức độ tương đối cao như: Gia đình khó khăn về kinh tế (ĐTB = 3,89); Mâu thuẫn với bạn bè (Đồng nghiệp) (ĐTB = 3.72), tức là SV được nghiên cứu có NT tương đối tốt về các yếu tố ảnh hưởng này. Bên cạnh đó thì một số yếu tố lại có ĐTB thuộc mức trung bình: Người thân bị TC (ĐTB = 2,96); Mâu thuẫn gia đình (ĐTB = 3, 08). Còn lại ở nhóm “yếu tố TL cá nhân” thì có yếu tố tính cách nhút nhát (ĐTB = 4,09); Nghiện internet (ĐTB = 3,77) và không thích ứng với môi trường đại học (ĐTB= 3,77) là thuộc mức độ tương đối cao. Điều đó cho thấy ở nhóm “yếu tố TL cá nhân” SV đều có NT khá và tốt về các yếu tố ảnh hưởng trong nhóm này. Khi phân tích NT của SV các năm về các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến TC đã thể hiện rằng: trong “nhóm yếu tố TL cá nhân” thì SV năm 2 có ĐTB cao nhất (3,93) và SV năm 1 có ĐTB thấp nhất (3,6) nhưng đều thuộc mức độ tương đối cao. Ở “nhóm yếu tố sinh học” thì SV năm 2 vẫn giữ ĐTB cao nhất là 3,78, kế đó là SV năm 3 với ĐTB là 3,52, sau cùng là SV năm 1 thuộc mức độ trung bình với ĐTB là 3,1, tức là SV ở cả ba năm đều có NT tương đối tốt về các yếu tố thuộc nhóm này. Bên cạnh đó “nhóm yếu tố TL xã hội” SV năm 1 lại có ĐTB thuộc ngưỡng trung bình, thấp nhất so với SV của các năm con lại (ĐTB = 3,07). Tuy nhiên dựa trên dữ liệu phân tích cho thấy rằng SV thuộc các năm 2 và 3 có ĐTB thuộc mức độ tương đối cao, tức là SV thuộc năm 2 và năm 3 được nghiên cứu có NT ở mức tương đối tốt về các yếu tố ảnh hưởng thuộc “nhóm yếu tố TL xã hội” với ĐTB năm 2 (3,61), năm 3 (3,6). Khi xét tương quan giữa NT của SV về các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến của rối loạn TC “Nhóm yếu tố sinh học, nhóm yếu tố TL xã hội và nhóm yếu tố TL cá nhân” (Câu 4 – phụ lục 03). Kết quả cho thấy NT giữa các yếu tố ảnh hưởng đến TC của SV có mối tương quan thuận 489
  5. (r = 0,748, r= 0,503 và r = 0,576), với sig = 0,000, mức ý nghĩa p < 0,05. Như vậy SV có NT tốt về một nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến TC thì sẽ cũng sẽ nhận thức tốt hai nhóm yếu tố còn lại và ngược lại. 2.2.5. Thực trạng nhận thức của sinh viên về hậu quả trầm cảm Khi nghiên cứu nhận của sinh viên về hậu quả của trầm cảm kết quả cho thấy ĐTB của cả hai “nhóm nhóm hậu quả cho xã hội ĐTB = 3,89 và nhóm hậu quả cho bản thân và gia đình” với ĐTB = 3,65 thuộc mức độ tương đối cao. Cụ thể, trong đó các hậu quả như: Hiệu quả công việc thấp với ĐTB = 4,08; Gây thương tích cho những người xung quanh ĐTB = 4,07; Gánh nặng ngân sách xã hội ĐTB= 3,73; Giảm sức lao động ĐTB = 3,69; Tự gây thương tích cho ban thân ĐTB= 4,07 và Giảm khả năng giao tiếp ĐTB = 4,20 đều có ĐTB thuộc mức độ cao, tức là SV có NT rất tốt về những hậu quả này mà TC gây ra. Tuy nhiên bên cạnh đó thì cũng có những hậu quả mà SV còn hạn chế về mặt NT như: Chất lượng cuộc sống giảm sút ĐTB = 2,38; Tự sát ĐTB = 3,4 đều thuộc mức độ trung bình và tương đối thấp. Kết quả phân tích cụ thể NT của SV tại qua năm về hậu quả của rối loạn TC cho thấy SV ở tất cả các năm đều có mức độ NT về những hậu quả của TC gây ra cho xã hội cao hơn so với nhóm hậu quả gây ra cho bản thân người TC và gia đình. Cụ thể, tại “nhóm hậu quả cho xã hội” thì nhóm SV năm 3 có ĐTB cao nhất với ĐTB = 4.3 thuộc mức độ cao, tức là SV năm 3 ngành TL có NT rất tốt về vấn đề này. Còn lại ở các năm khác thì SV cũng có NT tốt về nhóm hậu quả này nhưng ĐTB chỉ thuộc ở mức độ tương đối cao, năm 1 ĐTB= 3.72, năm 2 ĐTB= 3.87. Bên cạnh đó đối với “nhóm hậu quả cho cho bản thân và gia đình” thì SV năm 3 vẫn có ĐTB cao nhất so với 2 năm còn lại với ĐTB= 3,84 thuộc mức độ tương đối cao, sau đó là nhóm SV năm 2 ĐTB = 3,79 và xếp cuối cùng là SV năm 1 với ĐTB là 3,46. Từ đó ta có thể nhận thấy rằng chủ yếu SV được nghiên cứu chỉ NT ở mức độ khá về nhóm các hậu quả mà TC gây ra cho bản thân người mắc TC và gia đình. 2.2.6. Thực trạng nhận thức của sinh viên về các biện pháp chữa trị trầm cảm Tìm hiểu thêm mức độ hiểu biết của SV về các biện pháp chữa trị TC, chúng tôi thu được kết quả như sau: SV tại các năm đều có sự NT khá tốt về các biện pháp điều trị TC. Đối với “nhóm biện pháp đúng” SV ở cả ba năm đề có mức độ NT rất cao, cụ thể SV 3 có ĐTB cao nhất là 4,96, kế đó là SV năm 2 ĐTB = 4,85, xếp sau nhóm là SV năm 1 ĐTB = 4,81. Đồng thời, “trong nhóm những biện pháp sai” thì SV các năm cũng đều có ĐTB thuộc mức độ tương đối cao. Điều đó cho thấy SV các năm đều có NT tốt về các biện pháp không phải là biện pháp chữa trị TC. Cụ thể, ý kiến “điều trị bằng mẹo nhân gian” NT của SV thuộc mức cao với ĐTB = 4,54, tức là SV có NT rất tốt về phương pháp này. Ngoài ra, ý kiến “Điều trị bằng phẫu thuật (ĐTB = 2,55) và điều trị bằng cách truyền máu (2,57)” cũng được SV NT thuộc tương đối thấp, tức là SV hiểu được rằng điều trị TC cần phải điều trị kịp thời. Điều này cho thấy bên cạnh một số biện pháp được sinh NT rất tốt thì cũng có những biện pháp SV chỉ NT ở tương đối thấp và trung bình, điều đó có nghĩa là SV chưa có sự chắc chắn trong trong việc đưa ra biện pháp điều trị phù hợp nhất, cũng như SV NT không rất rõ ràng về biện pháp chữa trị rối loạn TC Nhìn chung, SV tại các năm đều có NT rất tốt về các biện pháp chữa trị TC. Tuy nhiên, cũng vẫn còn một số biện pháp trong nhóm biện pháp sai SV NT chưa tốt. Ngoài ra ĐTB cao khi SV chọn biện pháp sai để chữa trị TC cũng là một vấn đề đáng lo ngại. 490
  6. Khi xét tương quan giữa NT của SV về biểu hiện của rối loạn TC và NT của SV về biện pháp chữa trị rối loạn TC, kết quả cho thấy NT về biểu hiện rối loạn TC và NT về biện pháp chữa trị rối loạn TC có tương quan nghịch (r = -0,05). Điều đó có nghĩa là SV có NT tốt về biểu hiện của TC thì cũng sẽ có NT không tốt về biện pháp chữa trị TC và ngược lại nếu SV có NT kém về biểu hiện về TC thì cũng sẽ NT tốt về các biện pháp chữa trị TC. Với sig = 0,96. 2.2.7: Nhận thức của sinh viên về các biện pháp phòng ngừa nguy cơ mắc trầm cảm Chúng tôi tìm hiểu NT SV về các biện pháp phòng ngừa nguy cơ TC, kết quả cho thấy SV có NT rất tốt về vấn đề này. Cụ thể, tại “nhóm biện pháp TL – NT” có ĐTB = 3,9 và “nhóm biện pháp lối sống – hành vi” có ĐTB = 4,23 đều thuộc mức độ tương đối cao và cao. Cụ thể hơn, khi tìm hiểu NT của SV từng năm về vấn đề này, chúng tôi thu được kết quả thể hiện trong bảng số liệu sau: Nhóm biện pháp TL – NT SV năm 3 có ĐTB cao nhất là 4,24, sau đó đến SV năm 2 ĐTB là 3,93, thấp nhất là SV năm 1 với ĐTB là 3,71. Qua đó ta thấy rằng SV năm 3 có mức độ NT cao, SV năm 1 và năm 2 có mức độ NT tương đối cao, có nghĩa là SV có NT rất tốt về vấn đề này. Đối với nhóm biện pháp lối sống – hành vi thì ta có thể thấy SV năm 3 vẫn giữ số điểm ĐTB cao nhất là 4,55, kế đó SV năm 2 có NT cao ĐTB là 4,25 và thấp nhất vẫn là SV năm 1 với ĐTB thuộc mức tương đối cao là 4,07. Như vậy, nhìn chung SV có NT tốt và rất tốt về các biện pháp phòng ngừa TL – NT và biện pháp lối sống hành vi với xu hướng mức độ tăng cao dần từ năm 1 đến năm 3. Tuy nhiên nổi trội nhất là biên pháp lối sống hành vi. Khi xét tương quan giữa NT của SV về yếu tố ảnh hưởng và NT của SV về biện pháp phòng ngừa rối loạn TC cho thấy hai yếu tố này có mối tương quan thuận (r = 0,356). Tức là SV có NT tốt về yếu tố ảnh hưởng tới rối loạn TC thì cũng sẽ NT tốt về biện pháp phòng ngừa rối loạn TC và ngược lại, nếu SV có NT kém về các yếu tố ảnh hưởng tới rối loạn TC thì cũng sẽ NT kém về các biện pháp phòng ngừa rối loạn TC. Với sig = 0,000 (p
  7. Giữa NT của SV về hậu quả của TC và các biện pháp phòng ngừa TC; giữa NT của SV về yếu tố ảnh hưởng với biện pháp phòng ngừa TC đều có mối tương quan thuận với mức ý nghĩa p < 0,05. Riêng giữa NT về biểu hiện với biện pháp chữa trị TC thì lại có tỉ lệ nghịch với nhau. Mặt khác, khi xét riêng giữa các NT của SV các năm đối với tất cả các vấn đề liên quan đến TC thì cho thấy rằng các năm đều có NT tương đối tốt nhưng có xu hướng tăng dần từ năm 1 đến năm 3. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Bình (2015), nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm (luận văn thạc sĩ tâm lý học). 2. Vũ Dũng (2008), Từ điển tâm lý học, Hà nội: Nhà xuất bản từ điển Bách Khoa. 3. Nguyễn Bá Đạt (7/2003). Kết quả chẩn đoán trầm cảm ở học sinh trung học phổ thông Hà Nội, Tạp chí tâm lý học (7), tr.47 - 51. 4. Bùi Hiển, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh và Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển Giáo dục học, Hà Nội: Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa. 5. Nguyễn Minh Tuấn (2002), Các rối loạn tâm thần – Chẩn đoán và điều trị, Hà Nội: Nhà xuất bản Y học. 6. Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Viết Chung và Vũ Sơn Tùng (2019), Đặc điểm lâm sàng rối loạn bộ ba nhận thức theo Beck trên bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện giai đoạn trầm cảm. Tạp chí nghiên cứu y học 7. Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Thị Thu Huyền và Nguyễn Văn Phi (2020), các yếu tố liên quan đến ý tưởng và hành vi tự sát ở bệnh nhân trầm cảm tái diễn, tạp chí nghiên cứu y học. 8. Võ Phú Toàn (2021), Mối liên hệ giữa khí chất và nguy cơ trầm cảm của sinh viên trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục, Tập 11, Số 1, 79-84. 9. Nguyễn Khắc Viện và cộng sự (1991), Từ điển tâm lý học, Hà Nội: Nhà xuất bản Ngoại văn. 10. Nguyễn Minh Tuấn (2002), Các rối loạn tâm thần – Chẩn đoán và điều trị, Hà Nội: Nhà xuất bản Y học. 11. Trần Tuấn (2008). Dịch tễ học rối nhiễu tâm trí và mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng. Trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng, tr. 1-6 12. Nguyễn Thạc, Phạm Thành Nghị (1992), Tâm Lí học sư phạm đại học, Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục. 13. Hồ Ngọc Quỳnh (2010). Sức khỏe tâm thần của sinh viên y tế công cộng và sinh viên điều dưỡng tại đại học y dược TP Hồ Chí Minh năm 2009, Tạp chí Y học thực thành TP Hồ Chí Minh (14), tr.95. 492
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2