intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mối liên hệ giữa kỹ năng giải quyết vấn đề với rối loạn trầm cảm của học sinh trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

25
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Mối liên hệ giữa kỹ năng giải quyết vấn đề với rối loạn trầm cảm của học sinh trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh trình bày kết quả nghiên cứu của tác giả về mức độ ảnh hưởng của kỹ năng giải quyết vấn đề với rối loạn trầm cảm của học sinh Trung học cơ sở trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mối liên hệ giữa kỹ năng giải quyết vấn đề với rối loạn trầm cảm của học sinh trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh

  1. MỐI LIÊN HỆ GIỮA KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI RỐI LOẠN TRẦM CẢM CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Thanh Tuyền Khoa Khoa học Xã hội và Quan hệ Công chúng, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Phượng TÓM TẮT Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu của tác giả về mức độ ảnh hưởng của kỹ năng giải quyết vấn đề với rối loạn trầm cảm của học sinh Trung học cơ sở trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Chúng tôi xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi vị thành niên như sau: yếu tố gia đình, yếu tố bạn bè, yếu tố trường học, yếu tố môi trường sống, yếu tố cá nhân. Ngoài ra chúng tôi xác định được 4 yếu tố của kỹ năng giải quyết vấn đề bao gồm: Năng lực tự nhận thức bản thân, thái độ của học sinh khi gặp vấn đề, hành vi của học sinh khi gặp vấn đề, cách ứng phó của học sinh khi gặp vấn đề. Trong đó yếu tố ảnh hưởng cao nhất là trường học và bạn bè. Từ khóa: kỹ năng giải quyết vấn để, trầm cảm, trầm cảm ở lứa tuổi vị thành niên, tuổi Trung học cơ sở, tuổi vị thành niên. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Rối loạn trầm cảm chính là một trạng thái không đồng nhất với các biểu hiện khác nhau và một loạt các triệu chứng liên quan đến cảm xúc, nhận thức, hành vi. Theo WHO Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi sự buồn bã, mất đi hứng thú hoặc khoái cảm, cảm thấy tội lỗi hoặc tự hạ thấp giá trị bản thân, bị rối loạn giấc ngủ hoặc ăn uống và kém tập trung. 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1 Tổ chức nghiên cứu Phiếu khảo sát chính thức của đề tài nhằm tìm hiểu về một số yếu tố liên quan đến kỹ năng giải quyết vấn đề của học sinh (trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, câu hỏi được thiết kế theo nhận thức, thái độ, hành vi, cách ứng phó – bao gồm 4 câu hỏi). Và các yếu tố ảnh hưởng của kỹ năng giải quyết vấn đề đến rối loạn trầm cảm của học sinh Trung học cơ sở (trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, câu hỏi được thiết kế theo yếu tố gia đình, yếu tố bạn bè, yếu tố trường học, yếu tố môi trường sống, yếu tố cá nhân- bao gồm 5 câu hỏi). Ngoài ra chúng tối chọn thang đo RADS (10 – 20), vì giai đoạn tuổi vị thành niên trẻ nhạy cảm và có nhiều sự thay đổi về mặt cơ thể lẫn tâm – sinh lý, là một trong số những giai đoạn. dễ khoải phát trầm cảm. Biểu hiện trầm cảm ở tuổi vị thành niên thường có một số điểm khác biệt so với người trưởng thành, nên 3281
  2. thang đánh giá được thiết kế riêng để phù hộ cho đối tượng này. Mỗi khách thể tham gia trả lời bảng hỏi một cách độc lập, theo suy nghĩ và cảm nhận của riêng từng người, Về mẫu nghiên cứu được lựa chọn một cách ngẫu nhiên gồm 206 học sinh thuộc 5 trường Trung học cơ sở tại Tp. Hồ Chí Minh. Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS để xử lý 206 phiếu thu được. Các phép phân tích được sử dụng trong xử lý kết quả nghiên cứu là thống kê mô tả và suy luận. 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Thực trạng chung về rối loạn trầm cảm tuổi Trung học cơ sở ở địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Chúng tôi tiến hành tìm hiểu về thực trạng trầm cảm ở tuổi Trung học cơ sở tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được biểu hiện như thế nào. Nghiên cứu tìm hiểu ở bốn mức độ trầm cảm: không trầm cảm, trầm cảm nhẹ, trầm cảm vừa, trầm cảm nặng. Bảng 2: Thực trạng chung về rối loạn trầm cảm tuổi Trung học cơ sở Trầm cảm Không Nhẹ Vừa Nặng Tổng SL % SL % SL % SL % SL % Nam 53 65.4 16 19.8 9 11.1 3 3.7 81 100.0 Giới Nữ 70 56.9 28 22.8 19 15.4 6 4.9 123 100.0 tính Khác 1 .0 1 100.0 0 .0 0 .0 1 100.0 Ghi chú: SL: Số lượng, %: Phần trăm Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở mức trầm cảm nhẹ ở mức độ này nữ cao hơn nam 3% (học sinh nam chiếm 19.8% - học sinh nữ chiếm 22.8%), ở mức độ trầm cảm vừa nữ cao hơn nam 4.3% (học sinh nam chiếm 11.1% - học sinh nữ chiếm 15.4%), và ở mức độ trầm cảm nặng nữ cao hơn nam 1.2% (học sinh nam chiếm 3.7% - học sinh nữ chiếm 4.9%). Sau khi phân tích, chúng tôi nhận định rằng trầm cảm ở học sinh nữ cao hơn ở học sinh nam ở cả bốn mức độ đo lường trầm cảm. Kết quả thu được tương đồng với dịch tể học về trầm cảm tuổi vị thành niên tại Việt Nam, “Trước tuổi dậy thì, tỷ lệ trầm cảm ở nam và nữ tương đương nhau nhưng tới tuổi vị thành niên, tỷ lệ nữ trở nên phổ biến gấp đôi so với nam” (Lã Bưởi Thị; Lã Nga Linh; Tạ Bích Ngọc, 2015). 2.2.2. Mối quan hệ giữa một số yếu tố ảnh hưởng đến trẻ và 4 mức độ trầm cảm. Những học sinh gặp khó khăn có nguy cơ rơi vào khí sắc trầm và dẫn đến trầm cảm, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mối liên hệ giữa kỹ năng giải quyết vấn đề với rối loạn trầm cảm ở tuổi Trung học cơ sở, tuy nhiên đề tài nghiên cứu khoa học tập trung vào 5 yếu tố chính: Gia đình, bạn bè, trường học, môi trường sống và cá nhân. 3282
  3. Bảng 2: Mối quan hệ giữa một số yếu tố ảnh hưởng đến trẻ và 4 mức độ trầm cảm Mức độ trầm cảm Không trầm cảm Trầm cảm nhẹ Trầm cảm vừa Trầm cảm nặng SL % SL % SL % SL % Gia đình Không liên hệ 3 2.4 1 2.2 1 3.6 1 11.1 Liên hệ ít 90 73.2 29 64.4 15 53.6 3 33.3 Liên hệ nhiều 30 24.4 15 33.3 12 42.9 5 55.6 Bạn bè Không liên hệ 2 1.6 1 2.2 0 .0 0 .0 Liên hệ ít 60 48.8 25 55.6 16 57.1 3 33.3 Liên hệ nhiều 61 49.6 19 42.2 12 42.9 6 66.7 Trường Không liên hệ 3 2.4 2 4.4 14 3.6 0 .0 học Liên hệ ít 71 57.7 14 31.1 13 50.0 3 33/3 Liên hệ nhiều 49 38.9 29 64.4 2 46.4 6 66.7 Môi Không liên hệ 61 49.6 10 22.2 18 7.1 0 .0 trường Liên hệ ít 54 43.9 27 60.0 8 64.3 5 55.6 sống Liên hệ nhiều 8 6.5 8 17.8 0 28.6 4 44.4 Cá nhân Không liên hệ 4 3.3 0 .0 19 .0 0 .0 Liên hệ ít 102 82.9 36 80.0 9 67.9 4 44.4 Liên hệ nhiều 17 13.8 9 20.0 32.1 5 55.6 Ghi chú: SL: Số lượng, %: Phần trăm 3283
  4. Kết quả nghiên cứu ở bảng 2 cho thấy mỗi yếu tố đều có sự tác động nhất định đến rối loạn trầm cảm ở trẻ vị thành niên. Ở kết quả nghiên cứu có 3 mức độ được nói đến. Hai yếu tố ảnh hưởng cao nhất có mối quan hệ cao nhất với trầm cảm là trường học và bạn bè đều ở mức 66.7%, mối quan hệ cao thứ hai là gia đình và cá nhân đều ở mức 55.6%, cuối cùng chính là môi trường sống có mức 44.4%. 2.2.3. Tương quan giữa kỹ năng giải quyết vấn đề với rối loạn trầm cảm 4 mức độ Để có thể đưa ra nhận định chính xác hơn, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu mức độ tương quan giữa kỹ năng giải quyết vấn đề với rối loạn trầm 4 mức độ, bao gồm: không trầm cảm, trầm cảm nhẹ, trầm cảm vừa, trầm cảm nặng. Bảng 3: Tương quan giữa kỹ năng giải quyết vấn đề với rối loạn trầm cảm 4 mức độ Mức độ trầm cảm Không Trầm cảm Trầm cảm Trầm cảm trầm cảm nhẹ vừa nặng SL % SL % SL % SL % Năng lực tự nhận thức bản Không tương quan 18 14.6 5 11.1 3 10.7 1 11.1 thân Tương quan ít 40 32.5 19 42.2 13 46.4 3 33.3 Tương quan nhiều 65 52.8 21 46.7 12 42.9 5 55.6 Thái độ của học sinh khi gặp Không tương quan 58 47.2 15 33.3 5 17.9 1 11.1 vấn đề Tương quan ít 58 47.2 25 55.6 21 75.0 5 55.6 Tương quan nhiều 7 5.7 5 11.1 2 7.1 3 33.3 Hành vi của học sinh khi gặp Không tương quan 105 85.4 26 57.8 15 53.6 3 33.3 vấn đề (khó khăn) Tương quan ít 13 10.6 13 28.9 12 42.9 5 55.6 Tương quan nhiều 5 4.1 6 13.4 1 3.6 1 11.1 Cách ứng phó với vấn đề Không tương quan 27 22.0 11 24.4 3 10.7 3 33.3 (khó khăn) của học sinh Tương quan ít 75 61.0 29 64.4 20 71.4 1 11.1 Tương quan nhiều 21 17.1 5 11.1 5 17.9 5 55.6 Ghi chú: SL: Số lượng, %: Phần trăm 3284
  5. - Mức độ trầm cảm nặng thì năng lực tự nhận thức và cách ứng phó với vấn đề có mối tương quan cao nhất trong 4 yếu tố của kỹ năng giải quyết vấn đề. - Ở mức độ trầm cảm vừa kết quả cho thấy không có tương quan ở cả 4 yếu tố của kỹ năng giải quyết vấn đề, tuy nhiên ở mức độ tương quan ít kết quả thu được rất đáng quan tâm vì số liệu thu được khá cao. Cao nhất ở mức tương quan ít là 2 yếu tố thái độ và cách ứng phó. - Mức độ trầm cảm nhẹ mức độ tương quan cao nhất vẫn là yếu tố tự nhận thức, tuy nhiên số liệu thu được hoàn toàn đồng nhất với mức độ trầm cảm vừa, có thể thấy thông qua nghiên cứu thu được kết quả tương quan nhiều không cao tuy nhiên ở mức độ tương quan ít thì số liệu thu được khá cao. - Ở mức độ không trầm cảm thì yếu tố năng lực tự nhận thức cho kết quả tương đồng với 3 mức độ trầm cảm còn lại. Kết quả nghiên cứu thực tiễn về mối liên hệ giữa kỹ năng giải quyết vấn đề và rối loạn trầm cảm ở tuổi Trung học cơ sở tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy học sinh tham gia vào nghiên cứu có trầm cảm ở cả 3 mức độ (trầm cảm nhẹ, trầm cảm vừa, trầm cảm nặng). Trong đó 3 yếu tố trường học, bạn bè và đình là 3 yếu tố ảnh hưởng có mức tương quan cao nhất trong 5 yếu tố ảnh hưởng. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt mức độ tương quan của từng yếu tố. 3. KẾT LUẬN Từ kết quả vừa thu được chúng tôi tiếp tục tiến hành nghiên cứu tương quan của kỹ năng giải quyết vấn đề với rối loạn trầm cảm theo 4 mức độ (không trầm cảm, trầm cảm nhẹ, trầm cảm vừa, trầm cảm nặng), kết quả lần này thu được tương quan mạnh mẽ nhất chính là yếu tố khả năng tự nhận thức của học sinh, ở 4 mức độ trầm cảm yếu tố khả năng tự nhận thức đều có mối tương quan nhiều và ít khá cao. Điều này chứng tỏ yếu tố tự nhận thức có tầm quan trọng trong cuộc sống và quá trình phát triển toàn diện của trẻ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dương Thị Diệu Hoa. (2008). Sự phát triển tâm lý lứa tuổi thiếu niên (tuổi học sinh Trung học cơ sở). Trong D. T. Hoa, N. Á. Tuyết, N. K. Hào, P. T. Ngọ, Đ. T. Phúc, & Ứ. Q. Chỉnh (Biên tập viên), Tâm lý học phát triển. Đại học Sư phạm. 2. Lã Bưởi Thị; Lã Nga Linh; Tạ Bích Ngọc. (2015). Rối loạn trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên. In J. R. M, T. B.-A. T, & J. L., Rối loạn khí sắc (T. P. Kim, N. N. Thị, & N. H. Thị, Trans., 2015 ed., p. 2). Sách giáo khoa Sức khỏe tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên (IACAPAP). 3. Nguyễn Thúy Anh. (2020). Đặc điểm lâm sáng trầm cảm ở tuổi vị thành niên. Hà Nội: Trường Đại học Y học Hà Nội. 4. Trương Việt Hưng. (2015). Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh và thành phố ở Việt Nam. Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh và thành phố ở Việt Nam. n Viện Nghiên cứu Phát triển Hải Ngoại (ODI) và Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) . 3285
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2