intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tự tử - tự sát – Phần 2

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

88
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các vấn đề trong cấp cứu tự tử 1. Thái độ xử trí thích hợp đối với một bệnh nhân mưu toan tự tử - điều trị nội khoa những tình trạng đe dọa đến mạng sống, trước khi đánh giá tâm thần (psychiatric evaluation). - điều quan trọng là trong khi tiến hành điều trị, cần duy trì một thái độ không phê phán (nonjudgmental approach). - trừng phạt hoặc chế diễu đều không có tác dụng điều trị và cũng không phải là cách cư xử thích hợp của những người làm nghề y tế. - hầu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tự tử - tự sát – Phần 2

  1. Tự tử - tự sát – Phần 2 IV.Các vấn đề trong cấp cứu tự tử 1. Thái độ xử trí thích hợp đối với một bệnh nhân mưu toan tự tử - điều trị nội khoa những tình trạng đe dọa đến mạng sống, trước khi đánh giá tâm thần (psychiatric evaluation). - điều quan trọng là trong khi tiến hành điều trị, cần duy trì một thái độ không phê phán (nonjudgmental approach). - trừng phạt hoặc chế diễu đều không có tác dụng điều trị và cũng không phải là cách cư xử thích hợp của những người làm nghề y tế. - hầu hết những bệnh nhân mưu toan tự tử ít nhất đều là những kẻ nhập nhằng (ambivalent) giữa ý muốn sống hoặc chết. - làm mất phẩm giá hoặc đối xử thô bạo những bệnh nhân như thế, đặc biệt bởi những người làm nghề y tế, là những kẻ biểu hiện cho uy quyền của y khoa, sẽ làm trầm trọng thêm lòng tự trọng vốn đã thấp và có thể làm cho điều trị tâm thần sau này sẽ khó khăn hơn.
  2. 2. Những điều cần thận trọng đối với bệnh nhân tự tử - bởi vì một vài bệnh nhân có thể lập lại toan tính tự tử trong lúc ở phòng cấp cứu, do đó vài biện pháp phòng ngừa là cần thiết. - những biện pháp phòng ngừa bao gồm lục soát bệnh nhân, và thu hồi các vũ khí, thuốc men hoặc những vật khác có khả năng gây tự sát, - theo dõi bệnh nhân sát, thu hồi bất cứ vật dụng nào có tiềm năng nguy hiểm ở ngay chung quanh bệnh nhân (kim chích, dao mổ, đồ d ùng bằng thủy tinh, dao cạo) - không cho phép bệnh nhân đi bất cứ nơi đâu (ví dụ vào buồng tắm) mà không có người đi kèm. - khi nhân viên không thể theo dõi thường xuyên thì biện pháp cầm giữ bằng phương pháp vật lý (physical restraint) có thể cần đến để bảo vệ các bệnh nhân tự tử thể nặng khỏi phải tự hại mình. 3. Tìm hiểu phương tiện tự tử được sử dụng + Trong số các phương tiện sử dụng, uống thuốc tự tử đứng hàng đầu, đặc biệt là trong các môi trường thành thị (70% các toan tính tự tử). - Uống thuốc độc (intoxication) - Treo cổ (pendaison) - Hỏa khí (armes à feu)
  3. + Các phương tiện được sử dụng hoặc được dự kiến sử dụng, thể hiện ý chí muốn thành công hành động tự tử của mình. (VD: Một người treo cổ mà dây treo bị đứt sẽ được nhìn với sự thận trọng hơn là một bệnh nhân chỉ uống vài viên thuốc trước sự hiện diện của những người chung quanh, cũng như trường hợp một bệnh nhân thoát nạn không hề hấn gì sau khi nhảy cửa sổ từ nhiều tầng lầu). 4.Tai nạn cũng có thể là toan tính tự tử? - điều quan trọng cần ghi nhớ là những nạn nhân của tai nạn có thể là do họ có ý định tự tử . - những tai nạn chỉ có một nạn nhân như một chiếc xe hơi đâm vào một cấu trúc béton với tốc độ cao, một người đi bộ bị đụng bởi một chiếc xe chạy nhanh hoặc một người té ngã, là nhũng thí dụ cổ điển về những toan tính tự tử dưới hình thức chấn thương do tai nạn. - sau khi điều trị, cần đánh giá ý định tự tử. - có thể bàn luận với các thành viên trong gia đình hoặc hội chẩn với BS chuyên khoa tâm thần.
  4. 5. Những rối loạn tâm thần nào liên kết với toan tính tự tử? Trong gần 25% trường hợp, có thể phát hiện một bệnh lý tâm thần thật sự, như là: + bệnh trầm uất thể nặng (major depression), - trầm uất thể nặng có thể dẫn tới tự tử với tỷ lệ 15%. - hầu hết các người chết vì tự tử (30-70%) đã bị trầm uất (déprimé) trước khi thực hiện hành động. + nghiện rượu hoặc ma túy, - những người nghiện rượu mãn tính dễ chuyển qua hành động tự tử không những do tác dụng làm mất ức chế (action désinhibitrice) của rượu mà còn do tình trạng bị cô lập về mặt tình cảm và thiếu những mối quan hệ xã hội của những người này. - tác dụng làm mất ức chế của héroine có thể khiến một người nghiện ma túy tự tử. - các chất kích thích tâm thần (drogues psychostimulantes), như cocaine hay ecstasy (X.T.C), thường được các thanh thiếu niên sử dụng trong các hộp đêm hoặc các vũ trường, trong giai đoạn “ xuống ” (descente), có thể làm chuyển sang hành động tự tử nghiêm trọng và các rối loạn hoang tưởng suy diễn (troubles délirants interprétatifs). + bệnh tâm thần phân liệt và những rối loạn tư duy khác, theo ước tính 10% các bệnh nhân bị tâm thần phân liệt sẽ kết thúc bằng tự tử.
  5. + các rối loạn nhân cách (personality disorders), hoảng sợ (panic disorder), rối loạn thích ứng (adjustment disorders). 6. Làm sao đánh giá nguy cơ tự tử xảy ra sau này trên một bệnh nhân đã toan tính tự tử? Những yếu tố sau đây là bộ phận cấu thành để đánh giá cấp cứu các nguy cơ tự tử: - tuổi tác, giới, - tình trạng hôn nhân (marital status), - nương tựa xã hội (social support), - các bệnh tật, các toan tính tự tử trước đây, - bệnh sử tự tử trong gia đình, nguy cơ tự tử và khả năng cứu thoát, - lợi lộc do hành vi tự tử, - bản chất của các bệnh tâm thần, nghiện rượu hoặc lạm dụng thuốc, - thái độ, tình cảm và các kế hoạch tương lai của các toan tính tự tử. 7. Tần số, tỷ suất giới tính và tuổi xảy ra toan tính tự tử và tự tử? + Toan tính tự tử (Tentative de suicide): - ở Pháp, 150.000-180.800 toan tính tự tử / năm. - hai cao điểm (pics d'incidence) :
  6. . trong thời kỳ thiếu niên: 15-19 tuổi . sau 45 tuổi đối với nam và sau 65 đối với nữ. - tỷ suất giới tính: 4 nữ/1 nam - cứ 10 toan tính tự tử có 1 trường hợp đưa đến tử vong + Tự tử (Suicide) : - ở Pháp, 12.000 trường hợp chết vì tự tử mỗi năm - ở Hoa Kỳ khoảng 30.000 người tự tử mỗi năm - tự tử là nguyên nhân tử vong hàng đầu của những người trước 35 tuổi. - tự tử ở các thanh thiếu niên 15-24 tuổi là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai sau tai nạn giao thông. - tỷ lệ tự tử gia tăng dần trong thời kỳ tuổi thiếu niên, ở nam cũng như nữ. - số trường hợp tự tử gia tăng theo tuổi (65% trường hợp tự tử xảy ra sau 45 tuổi). - tỷ suất giới tính: 4 nam/ 1 nữ. - tỷ lệ tử vong do tự tử ở đàn ông quan trọng hơn ở đàn bà (2/1). - tự tử thường xảy ra ở vùng nông thôn hơn là thành thị. Do đó tự tử thay đổi tùy theo vùng. 8. Tuổi tác liên hệ với nguy cơ tự tử như thế nào?
  7. - tự tử thường xảy ra hơn ở những người dưới 25 tuổi và những người già. - các bệnh nhân lớn tuổi (đặc biệt là trên 45 tuổi), theo thống kê, dễ thực hiện dứt điểm hành vi tự tử hơn là các bệnh nhân trẻ tuổi hơn. - có thể do bị mất vợ, cô đơn, bệnh tật hoặc khó khăn về kinh tế ngoài tình trạng trầm uất (dépression). - tự tử bây giờ là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 ở trẻ lứa tuổi từ 5 đến 14 tuổi và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai ở các thanh thiếu niên từ 14 đến 24 tuổi. 9. Giới tính đóng vai trò gì trong tự tử? - đàn ông có nguy cơ tự tử cao hơn phụ nữ: đàn ông tự tử khoảng 3 lần nhiều hơn phụ nữ. - cứ mỗi 3 toan tính tự tử thì 2 được thực hiện bởi phụ nữ. - tỷ lệ tự tử thành công (completed suicide) ở nam giới cao hơn so với nữ giới, - đàn ông thường tự tử bằng những phương tiện bạo hành như súng, đâm dao vào người, treo cổ hoặc nhảy xuống từ một độ cao, - trong khi đó phụ nữ sử dụng các phương pháp ít bạo hành và ít dứt khoát hơn, như uống thuốc quá liều.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2