An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 113 – 120<br />
<br />
TƯ TƯỞNG TỰ DO TRONG TÁC PHẨM BÀN VỀ TỰ DO CỦA JOHN STUART MILL<br />
Võ Văn Dũng1<br />
Trường Đại học Khánh Hòa<br />
<br />
1<br />
<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận bài: 24/08/2015<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br />
10/11/2015<br />
Ngày chấp nhận đăng: 06/2017<br />
Title:<br />
The ideology of liberty in “On<br />
Liberty”of John Stuart Mill<br />
Keywords:<br />
Ideology of liberty,<br />
democracy, justice, civil<br />
society<br />
Từ khóa:<br />
Tư tưởng tự do, dân chủ,<br />
công bằng, xã hội công dân<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The ideology of liberty in "On Liberty" of John Stuart Mill contributed to social<br />
changes in many democratic countries around the world, particularly in<br />
Western countries. The piece of work discussed the importance of human<br />
beings’<br />
liberty to<br />
the<br />
development<br />
of<br />
the<br />
whole<br />
society. It represented the freedom of<br />
thought, of<br />
speech, and of<br />
each<br />
individual in terms of relation to the social freedom, but at least, its equality is<br />
to the<br />
law.<br />
His<br />
thoughts included a<br />
profound<br />
ensured according<br />
insight into humanity that many researchers have beeninterested in and<br />
concerned about. Therefore, if certain limitations in this work were ignored, its<br />
major values could be applied into the course of building today’s civic society.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Tư tưởng tự do trong tác phẩm “Bàn về tự do” của John Stuart Mill đã góp<br />
phần không nhỏ vào những chuyển biến xã hội mang tính dân chủ ở nhiều quốc<br />
gia trên thế giới, đặc biệt ở các nước Tây phương. Tác phẩm bàn về tầm quan<br />
trọng của sự tự do của con người đối với sự phát triển của toàn xã hội. Đó là sự<br />
tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do cá nhân được đặt trong mối quan hệ với<br />
tự do xã hội nhưng phải đảm bảo tính công bằng trước pháp luật. Tư tưởng của<br />
ông mang tính nhân văn sâu sắc và được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Nếu<br />
gạt bỏ đi những hạn chế nhất định thì những hạt nhân hợp lý sẽ mang lại ý<br />
nghĩa lớn cho quá trình xây dựng xã hội công dân hiện nay.<br />
<br />
này, chúng tôi tập trung tìm hiểu tư tưởng tự do cá<br />
nhân trong tác phẩm Bàn về tự do của John Stuart<br />
Mill; qua đó, rút ra giá trị của nó.<br />
<br />
1. DẪN NHẬP<br />
John Stuart Mill (1806 - 1873) sinh tại<br />
Pentonville, London, vương quốc Anh. John<br />
Stuart Mill là một trong những nhà tư tưởng bàn<br />
về sự tự do nổi tiếng nhất của thời đại Victoria ở<br />
Anh. Ông còn là nhà chính trị nổi tiếng, đã từng<br />
tham gia vào cuộc đấu tranh cải cách xã hội trong<br />
suốt cuộc đời mình. Mặc dù, John Stuart Mill chịu<br />
ảnh hưởng bởi học thuyết vị lợi, một học thuyết<br />
quan niệm “con người hành động nhằm mang lại<br />
hạnh phúc lớn nhất cho số đông người nhất”. J. S.<br />
Mill cũng chủ trương để bảo vệ các quyền của cá<br />
nhân, đặc biệt là của người phụ nữ. Trong bài viết<br />
<br />
2. NỘI DUNG<br />
2.1 Khái lược nội dung cơ bản của tác phẩm<br />
Bàn về tự do<br />
Bàn về tự do (On Liberty) được xuất bản vào năm<br />
1859. Đây chính là một trong những tác phẩm nổi<br />
tiếng nhất và cũng gây ra nhiều tranh cãi nhất của<br />
John Stuart Mill. Ngay từ khi ra đời, tác phẩm đã<br />
được độc giả đón nhận hết sức nồng nhiệt. Trong<br />
tác phẩm này, John Stuart Mill đã đưa ra quan<br />
điểm của ông về tự do cá nhân trong mối liên hệ<br />
113<br />
<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 113 – 120<br />
<br />
với các ý tưởng về lịch sử và nhà nước. Ông cho<br />
rằng, tự do phụ thuộc vào ý tưởng rằng xã hội, nó<br />
được phát triển từ thấp đến cao và đạt đến đỉnh<br />
điểm trong một hệ thống dân chủ đại diện. Bàn về<br />
tự do được cho là tác phẩm tập trung được những<br />
lập luận xuất sắc nhất của John Stuart Mill. Phần<br />
lớn nội dung của cuốn sách này được viết ra từ<br />
các cuộc đối thoại giữa John Stuart Mill và vợ<br />
ông. Tác phẩm lên án xã hội vì nhu cầu của bản<br />
thân nó đã điều chỉnh tất cả cho phù hợp với nhu<br />
cầu đó. Tác phẩm nhấn mạnh một nguyên tắc, các<br />
cá nhân có tự do tuyệt đối để làm những gì mà<br />
anh ta muốn, nếu hành động của anh ta không làm<br />
ảnh hưởng đến ai khác, trừ cá nhân anh ta. Với tác<br />
phẩm Bàn về tự do, Mill đã cố gắng kết hợp tầm<br />
quan trọng của cá nhân với ý thức nghĩa vụ xã hội<br />
là đáng trân trọng, nó mang lại cái nhìn tiến bộ<br />
cho tư tưởng thời bấy giờ trong những quan điểm<br />
về tự do. Tác phẩm Bàn về tự do không phải là<br />
một tác phẩm đồ sộ. Toàn bộ tác phẩm chỉ có 5<br />
chương nhưng nó lại là một trong những kiệt tác<br />
xuất sắc nhất của nhân loại lúc bấy giờ.<br />
<br />
đánh cắp đối với loài người, với các thế hệ mai<br />
sau hay hiện nay, thiệt hại nhiều cho người bất<br />
đồng ý kiến đó hơn là cho người giữ ý kiến<br />
đó”(John Stuart Mill, 2006, tr. 52). Ông cho rằng,<br />
tự do ngôn luận sẽ kích thích các cá nhân bày tỏ<br />
quan điểm của mình. Tuy nhiên, không phải bao<br />
giờ những ý kiến trái chiều được đưa ra cũng hoàn<br />
toàn đúng, nhưng cá nhân cần “hoàn tất trách<br />
nhiệm được giao phải hành động dựa theo lương<br />
tâm của họ"(John Stuart Mill, 2006, tr. 55). Mill<br />
nhấn mạnh cách duy nhất mà một người có thể tin<br />
rằng họ là đúng chỉ khi họ phải có tự do hoàn toàn<br />
để nhận thấy các mâu thuẫn và qua đó tự bản thân<br />
họ có thể tự bác bỏ niềm tin cũ của chính mình.<br />
Con người có khả năng sửa chữa những sai lầm<br />
của họ, nhưng phải được thông qua kinh nghiệm<br />
và tranh luận. Cách duy nhất để một người có thể<br />
chắc chắn rằng anh ta đúng, đó là khi anh ta<br />
không ngừng tiếp nhận các ý kiến khác nhau, sẵn<br />
sàng chờ tiếp nhận những ý kiến trái chiều phản<br />
bác lại niềm tin của anh ấy.<br />
John Stuart Mill cho rằng, chính phủ có trách<br />
nhiệm để duy trì niềm tin chắc chắn cho toàn xã<br />
hội vì nó rất quan trọng đối với sự thịnh vượng<br />
chung. Và chỉ có những người “có ý đồ không<br />
tốt” thì mới cố gắng để phá hoại những niềm tin<br />
đó. Do vậy khi chính phủ đưa ra một quan điểm<br />
cần phải được thảo luận, một khi chính phủ không<br />
mang ra thảo luận có nghĩa là họ cảm thấy không<br />
chắc chắn về một vấn đề gì đó. Và như vậy là sự<br />
bóp nghẹt các ý kiến bất đồng khi nó đã được<br />
nhân danh cho xã hội, điều này đã dẫn đến những<br />
sai lầm khủng khiếp trong lịch sử nhân loại. John<br />
Stuart Mill cũng thể hiện rằng, sự thật cần phải<br />
được thử thách và khủng bố, bởi vì sự đàn áp luôn<br />
là điều mà những sự thật phải thường xuyên đối<br />
diện, nếu là chân lý thì nó sẽ tồn tại. Tuy nhiên<br />
Mill cũng nhấn mạnh rằng, sẽ là sai lầm khi luôn<br />
cho rằng "chân lý luôn luôn chiến thắng sự đàn<br />
áp"(John Stuart Mill, 2006, tr. 75) vì nhân loại sẽ<br />
có thể mất hàng thế kỷ cho sự thật được xuất hiện<br />
trở lại sau khi nó đã bị đàn áp. Với John Stuart<br />
Mill, xã hội ngày nay đã không còn đẩy những bất<br />
đồng ý kiến đến mức bị tiêu diệt nữa, không còn<br />
<br />
2.2 Tư tưởng tự do trong tác phẩm Bàn về tự<br />
do của John Stuart Mill<br />
John Stuart Mill cho rằng tự do tư tưởng và tự do<br />
ngôn luận của con người cần phải được bảo vệ.<br />
Chính vì thế, tác phẩm Bàn về tự do tập trung<br />
nhấn mạnh đến tự do là mối quan hệ của cá nhân<br />
đối với xã hội. Sở dĩ tự do này cần phải được bảo<br />
vệ trước sự can thiệp của xã hội vì nó là điều kiện<br />
cơ bản cho sự tiến bộ xã hội. Mill đề ra “nguyên<br />
tắc tự do” để xác định ranh giới của quyền lực<br />
hợp pháp và hợp lý của xã hội. Theo đó, tự do cá<br />
nhân chỉ được phép bị giới hạn với điều kiện giúp<br />
cho xã hội tự bảo vệ và bảo vệ những người khác.<br />
Quan điểm tự do của Mill được dựa trên lý luận<br />
của chủ nghĩa công lợi, chính vì thế trong ý nghĩa<br />
lớn nhất và lợi ích lâu dài của con người là một<br />
căn cứ của tiến bộ xã hội.<br />
Vấ n đề đầu tiên mà John Stuart Mill đưa ra là liệu<br />
người dân hoặc thông qua chính phủ hoặc tự bản<br />
thân họ có nên ép buộc hoặc hạn chế người khác<br />
hay không. Ông chỉ trích rằng, hành động hạn chế<br />
ý kiến của người khác là bất hợp pháp. Đó là “sự<br />
114<br />
<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 113 – 120<br />
<br />
mạnh sống động của học thuyết”(John Stuart Mill,<br />
2006, tr. 99). John Stuart Mill cho rằng, Kitô giáo<br />
đã phải đối mặt với một tình huống như vậy, niềm<br />
tin của người dân không được phản ánh trong<br />
hành vi của họ. Kết quả là, người ta không thực sự<br />
hiểu giáo lý mà họ yêu mến và sự hiểu lầm đó đã<br />
dẫn họ đến những sai lầm nghiêm trọng. Mill đưa<br />
ra quan điểm “Lẽ nào việc không có nhất trí lại là<br />
điều kiện không thể thiếu được của tri thức chân<br />
chính hay sao? Liệu có nhất thiết là một bộ phận<br />
nào đó của loài người cứ khăng khăng giữ sai lầm,<br />
để cho mọi người thấu hiểu được chân lý hay<br />
không? v.v.” (John Stuart Mill, 2006, tr. 106). Với<br />
Mill, “khi loài người tốt đẹp hơn thì số học thuyết<br />
mà người ta không còn thảo luận hay nghi ngờ nữa<br />
sẽ luôn tăng lên” (John Stuart Mill, 2006, tr. 107).<br />
Do vậy, việc thu hẹp khoảng cách giữa các mâu<br />
thuẫn là điều bắt buộc và không tránh khỏi. Con<br />
người “không nên quá quan trọng hóa, nhưng cũng<br />
không nên quá coi thường lợi ích của việc thừa<br />
nhận nó (chân lý) một cách phổ quát” (John Stuart<br />
Mill, 2006, tr. 107).<br />
<br />
những sự thật bị dập tắt nữa. Tuy nhiên, không<br />
phải vì thế mà sự đàn áp các ý kiến về mặt pháp lý<br />
cũng được giải phóng. Sự tự do ngôn luận không<br />
chỉ xuất phát từ nhà cầm quyền mà nó còn xuất<br />
phát từ sự thiếu khoan dung của xã hội sẽ khiến<br />
cho mọi người luôn che giấu quan điểm thực sự<br />
của họ, dẫn đến sự bóp nghẹt tri thức và tư duy<br />
độc lập. Sự bóp nghẹt tự do tư tưởng sẽ làm tổn<br />
thương đến sự thật, cho dù trên thực tế thì một tư<br />
duy tự do vẫn có thể dẫn đến những kết luận sai<br />
lầm.<br />
John Stuart Mill lập luận rằng, các ý kiến bất đồng<br />
đều có thể là chân lý vì chúng có thể làm xuất<br />
hiện một số điểm quan trọng. Tuy nhiên, Mill<br />
không phải là người theo thuyết tương đối, ông<br />
cho rằng, mỗi một ý tưởng bất kỳ nào đó đều có<br />
thể là đúng, khi mà con người biết rằng sự thật<br />
luôn mang lại những lợi ích cho sự tiến bộ của xã<br />
hội. Các niềm tin phổ biến hiện nay đã trải qua<br />
một quá trình phát triển hết sức lâu dài và sẽ còn<br />
rất lâu để đạt đến trạng thái hoàn hảo của nó,<br />
chính vì thế bất kỳ quan điểm giáo điều nào cũng<br />
đều có thể sai lầm. Ông lập luận rằng, ngay cả khi<br />
các ý kiến được đông đảo công chúng thừa nhận<br />
là đúng sự thật, thì nó vẫn cần phải có sự tranh<br />
luận, nếu không nó sẽ trở thành "giáo điều đã<br />
chết" (John Stuart Mill, 2006, tr. 89). Và “cho dù<br />
ý kiến ấy có đúng đến đâu đi nữa, nếu nó không<br />
được thảo luận thoải mái, thường xuyên và đầy<br />
đủ, nó sẽ bị coi là một giáo điều đã chết chứ<br />
không phải là một chân lý sống động” (John<br />
Stuart Mill, 2006, tr. 89). Nếu sự thật được nắm<br />
giữ như là một thành kiến, thì mọi người sẽ không<br />
hiểu đầy đủ về nó, khi không hiểu thì làm sao họ<br />
có thể bác bỏ nó.<br />
<br />
Để bảo vệ cho quyền tự do tư tưởng, John Stuart<br />
Mill khẳng định, trong trường hợp các học thuyết<br />
xung đột, thay vì bài trừ nhau lại chính là khả<br />
năng các học thuyết “chia sẻ chân lý với nhau”<br />
(John Stuart Mill, 2006, tr. 101). Chân lý mới sẽ<br />
phù hợp hơn với nhu cầu của xã hội và sự bất<br />
đồng chính kiến thường phản ánh những phần của<br />
sự thật không được công nhận trong quan điểm<br />
phổ biến, điều đó mang lại những giá trị đáng kể.<br />
Do vậy, các ý kiến phổ biến phải “chú ý đến<br />
chứng cứ” (John Stuart Mill, 2006, tr. 112) mà họ<br />
đưa ra. Vấn đề này chúng ta có thể thấy trong<br />
chính trị, khi mà các ý kiến khác nhau của cả hai<br />
bên đều tỏ ra hợp lý. Trong những câu hỏi mở bất<br />
kỳ, phía nào có ý kiến kém phổ biến hơn vào thời<br />
điểm đó lại cần nhận được nhiều sự khuyến khích<br />
hơn. Bởi vì phía này đang phản ánh những mối<br />
quan tâm đang bị cộng đồng xem nhẹ. John Stuart<br />
Mill đã lập luận điều đó dựa trên nguyên tắc của<br />
Kitô giáo. Mill trả lời “tôi không ngại ngùng nói<br />
rằng, về nhiều điểm quan trọng trong học thuyết<br />
<br />
John Stuart Mill chỉ ra rằng, khi mà ý kiến thật sự<br />
không được thảo luận thì ý nghĩa của chính ý kiến<br />
đó có thể bị mất đi. Nó cũng giống như trong đạo<br />
đức, tín ngưỡng và tôn giáo, khi “Họ chẳng buồn<br />
lắng nghe các luận cứ chống lại tín ngưỡng của họ<br />
khi họ có thể bác lại, cũng chẳng buồn gây sự với<br />
những kẻ bất đồng (nếu có) bằng các luận cứ bênh<br />
vực tín ngưỡng. Thường có thể ghi mốc thời gian<br />
kể từ lúc đó bắt đầu thời kỳ suy thoái đối với sức<br />
115<br />
<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 113 – 120<br />
<br />
ấy là không đầy đủ và mang tính một chiều” (John<br />
Stuart Mill, 2006, tr. 118).<br />
<br />
nhóm thiểu số về mặt chính trị lẫn xã hội. Ông đã<br />
sử dụng lợi ích chung cho toàn xã hội như là cơ sở<br />
của sự biện minh của ông về tự do. Sau khi giải<br />
quyết vấn đề quyền tự do tư tưởng và tự do ngôn<br />
luận, John Stuart Mill đã đi đến giải quyết quyền<br />
tự do con người cá nhân.<br />
<br />
John Stuart Mill cho rằng, trong tự do thảo luận<br />
phải có sự công bằng và điều đó chỉ đạt được khi<br />
những người bất đồng chính kiến đạt được những<br />
tiêu chuẩn cao về đạo đức trong thảo luận “Vì lợi<br />
ích của chân lý và sự công bằng thì điều quan<br />
trọng hơn là phải kiềm chế việc sử dụng ngôn ngữ<br />
thóa mạ hơn là các ngôn ngữ khác” (John Stuart<br />
Mill, 2006, tr. 128). Ông cho rằng, đạo đức trong<br />
tranh luận không phải là pháp luật, do đó, dư luận<br />
phải nhìn vào trường hợp cá nhân và giữ hai bên<br />
để họ đảm bảo cùng một tiêu chuẩn. “Cần phải lên<br />
án bất cứ ai, bất kể anh ta đứng về phía nào, bất<br />
kể tranh biện kiểu nào mà hoặc là thiếu trung<br />
thực, hoặc là thâm hiểm, cuồng tín, hoặc là không<br />
khoan dung trong biểu hiện cảm xúc,…; và cần<br />
phải tôn vinh bất cứ ai,…, nếu người đó có thái độ<br />
xem xét điềm tĩnh và trung thực”. John Stuart<br />
Mill gọi đó là “đạo đức thực tế của việc tranh luận<br />
công khai” (John Stuart Mill, 2006, tr. 129).<br />
<br />
Tư tưởng tự do của con người cá nhân trong tác<br />
phẩm Bàn về tự do của John Stuart Mill: với câu<br />
hỏi liệu người dân có nên được phép hành động<br />
theo ý kiến của mình mà không phải đối mặt với<br />
sự trừng phạt của pháp luật hoặc sự kỳ thị xã hội<br />
hay không? Mill cho rằng, “Bất cứ hành vi nào<br />
không có nguyên nhân chính đáng mà gây tổn hại<br />
cho người khác thì có thể, và trong những trường<br />
hợp nghiêm trọng hơn thì tuyệt đối cần phải bị<br />
kiểm soát bởi dư luận không đồng tình, nếu cần<br />
thì phải bị mọi người can thiệp tích cực để kiểm<br />
soát. Như vậy, quyền tự do cá nhân phải bị giới<br />
hạn nhiều; anh ta không được phép làm cho mình<br />
trở thành người gây phiền nhiễu cho người khác”<br />
(John Stuart Mill, 2006, tr. 132). Tuy nhiên, nếu<br />
chúng ta tôn trọng những ý kiến khác nhau thì sự<br />
tôn trọng đó cũng trở nên hữu ích “Bởi vì loài<br />
người là không hoàn hảo cho nên có nhiều ý kiến<br />
khác nhau là điều hữu ích…, phải có nhiều thí<br />
nghiệm khác nhau về cách sống; lĩnh vực tự do<br />
này phải được dành cho các cá tính khác nhau mà<br />
không gây tổn hại người khác” (John Stuart Mill,<br />
2006, tr. 133). Do vậy, các biểu hiện khác nhau<br />
của cá tính là điều cần thiết cho sự tiến bộ của cá<br />
nhân và xã hội. John Stuart Mill nhận thấy đa số<br />
mọi người cho rằng, tính cách tự nó phải điều<br />
chỉnh để làm sao phù hợp cho tất cả mọi người.<br />
Nhưng Mill lập luận rằng, trong khi mọi người<br />
cần được đào tạo như những đứa trẻ khi tích lũy<br />
kiến thức kinh nghiệm của nhân loại, thì họ cũng<br />
đồng thời cần phải có sự tự do như người trưởng<br />
thành để giải thích những kinh nghiệm cho phù<br />
hợp với nhu cầu của riêng họ. "Một người không<br />
có ham muốn và xung động của riêng mình thì<br />
không có cá tính, không hơn gì chuyện một cái<br />
máy hơi nước có cá tính" (John Stuart Mill, 2006,<br />
tr. 141). John Stuart Mill khẳng định “cần phải<br />
chứng tỏ thêm rằng, những con người được phát<br />
<br />
John Stuart Mill cho rằng, tự do tư tưởng là điều<br />
kiện tiên quyết nhưng không đủ. Và tự do tư<br />
tưởng chỉ thể hiện đầy đủ khi tự do được bộc lộ và<br />
diễn đạt ra bên ngoài, tức phải có tự do ngôn luận.<br />
Ông xem tự do ngôn luận là vũ khí tự vệ hiệu quả<br />
chống lại sự độc đoán của “công luận” do nhà<br />
nước hay một nhóm xã hội đề ra. Sự tự do không<br />
chỉ giới hạn ở tự do tư tưởng mà còn phải có sự tự<br />
do thân thể. Nó được thể hiện trong môi trường xã<br />
hội và tự nhiên, thể hiện trong lối sống của mỗi<br />
người, tự do ấy không chỉ hướng đến cá nhân mà<br />
gắn liền với toàn xã hội. John Stuart Mill chủ<br />
trương tự do lập hội và kết đoàn – không chỉ cho<br />
tầng lớp trung lưu tư sản mà cả cho nhân dân lao<br />
động. John Stuart Mill tỏ ra e ngại trước “sự độc<br />
tài của đa số” ngày càng đe doạ tự do xã hội và<br />
chính trị của cá nhân xuất phát từ các yếu tố và<br />
nhận định như: “trong thời đại chúng ta, từ giai cấp<br />
cao nhất cho đến thấp nhất của xã hội, ai ai cũng<br />
phải sống dưới con mắt của một sự kiểm duyệt thù<br />
địch và đáng sợ”. Mill là một trong số rất ít các nhà<br />
tư tưởng sớm nhìn ra mặt trái và nhược điểm của<br />
thể chế dân chủ thường có xu hướng đè nén các<br />
116<br />
<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 113 – 120<br />
<br />
triển ấy đem lại lợi ích nào đó cho những người<br />
chưa phát triển – chứng tỏ cho những người còn<br />
chưa mong muốn có tự do hay chưa có thể có<br />
được nó thấy rằng, họ có thể được đền đáp vì đã<br />
cho phép người khác được sử dụng tự do không<br />
giấu giếm” (John Stuart Mill, 2006, tr. 149). Tuy<br />
nhiên, John Stuart Mill cũng cho rằng, “những cá<br />
nhân thiên tài là một thiểu số nhỏ bé và chuyện<br />
này có lẽ bao giờ cũng vậy; nhưng để có được họ<br />
thì phải chăm lo đất trồng để các thiên tài từ đất<br />
ấy lớn lên tươi tốt. Thiên tài chỉ có thể tự do hít<br />
thở trong một bầu không khí của tự do. Các cá<br />
nhân thiên tài theo định nghĩa (exvitermini) là<br />
những người có cá tính nhiều hơn người khác – vì<br />
thế mà họ khó có khả năng hòa hợp bản thân mình<br />
một cách êm xuôi với một số ít khuôn mẫu mà xã<br />
hội cung cấp nhằm mục đích tạo thuận lợi cho các<br />
thành viên hình thành tính cách riêng của mình”<br />
(John Stuart Mill, 2006, tr. 151). Nếu như những<br />
người thiếu cá tính thì có xu hướng không nhìn<br />
thấy giá trị của sự độc đáo, họ thường xa lánh và<br />
hắt hủi các thiên tài thì Mill lại cho rằng, tất cả<br />
mọi người nên trân trọng những gì mà sự độc đáo<br />
mang đến cho thế giới. John Stuart Mill cho rằng,<br />
không có một mẫu hình lý tưởng và hoàn hảo tốt<br />
nhất dành cho cuộc sống. Một người được phát<br />
triển đầy đủ, thì họ có quyền lựa chọn cuộc sống<br />
tốt nhất theo cách của riêng họ, vì chỉ có bản thân<br />
họ mới biết chính xác những điều tốt nhất dành cho<br />
chính mình.<br />
<br />
bộ và sự phát triển đa diện. Tuy nhiên, nó đã bắt<br />
đầu sở hữu tính ưu việt ấy ở mức độ kém hơn khá<br />
nhiều. Nó đang vững chắc tiến bước tới “lý tưởng<br />
Trung Hoa” làm cho mọi người đều giống nhau”<br />
(John Stuart Mill, 2006, tr. 166- 167) và sự cào<br />
bằng ấy là nguyên nhân của sự trì trệ.<br />
Trong quan điểm về tiến bộ xã hội, John Stuart<br />
Mill tin rằng phải thông qua một sự phát triển tự<br />
do và năng động của cá nhân đặt trong sự tương<br />
tác với những người có nhiều cá tính khác nhau sẽ<br />
khiến cho mỗi cá nhân hoàn thiện bản thân mình,<br />
cũng tương tự, thông qua những bất đồng quan<br />
điểm và thảo luận sẽ cho phép chân lý luôn tồn tại<br />
sống động trong lòng xã hội. Trong khi đó, theo<br />
chiều ngược sự tuân thủ sẽ chỉ dẫn đến tình trạng<br />
trì trệ xã hội. Mill đã chỉ ra mối quan hệ giữa sự<br />
tự do của con người và xã hội là một mối liên mật<br />
thiết, đa dạng và liên tục điều chỉnh để có một sự<br />
cân bằng tinh tế.<br />
Tư tưởng về mối quan hệ giữa quyền uy xã hội với<br />
tự do cá nhân: từ việc xác lập quyền tự do cá<br />
nhân, Mill đã đi đến việc việc xác lập mối liên hệ<br />
giữa chúng với xã hội. Nó được bắt đầu từ việc<br />
giải quyết ba câu hỏi: “Vậy thì giới hạn đúng đắn<br />
cho chủ quyền của cá nhân đối với bản thân mình<br />
là gì? Quyền uy của xã hội bắt đầu từ chỗ nào?<br />
Đời sống con người phải dành bao nhiêu cho cá<br />
nhân và bao nhiêu cho xã hội?” (John Stuart Mill,<br />
2006, tr. 171). Lời giải đáp của John Stuart Mill là<br />
“Mỗi phía đều nhận được phần chia thích đáng,<br />
nếu mỗi phía có được thứ liên can tới nó nhiều<br />
nhất. Thuộc về cá nhân phải là cái phần đời sống<br />
mà cá nhân quan tâm chủ yếu nhất; thuộc về xã<br />
hội là cái phần mà xã hội quan tâm chủ yếu nhất”<br />
(John Stuart Mill, 2006, tr. 171). Mill cho rằng, kể<br />
từ khi người dân nhận được sự bảo vệ của xã hội,<br />
thì họ cũng phải tuân theo các hành vi như: cá<br />
nhân không được làm tổn thương những lợi ích<br />
của những người khác; cá nhân phải chia sẻ gánh<br />
nặng bảo vệ xã hội và các thành viên của mình<br />
khỏi bị tổn thương; các cá nhân có thể bị chỉ trích<br />
bởi dư luận khi họ làm tổn hại người khác. Như<br />
vậy, xã hội có thẩm quyền đối với bất kỳ khía<br />
cạnh nào của hành vi con người khi mà "cư xử<br />
<br />
Sự tự do cá nhân là rất cần thiết cho sự tiến bộ của<br />
cá nhân và xã hội, sự cưỡng bức và chuyên chế sẽ<br />
làm cho mọi người không thể học hỏi được gì từ<br />
những người khác. Mill cho rằng, “tính chuyên<br />
chế của tập quán ở mọi nơi là chướng ngại thường<br />
trực cản trở con người tiến lên phía trước, luôn<br />
không ngừng đối kháng với xu thế hướng tới cái<br />
gì tốt đẹp hơn thói thường, cái xu thế mà tuỳ theo<br />
tình hình vẫn được gọi là tinh thần tự do, tinh thần<br />
tiến bộ hay tinh thần cầu tiến” (John Stuart Mill,<br />
2006, tr. 162). Tính đa dạng về lối sống của Châu<br />
Âu đã làm cho xã hội có những bước phát triển,<br />
“theo suy xét của tôi thì châu Âu phải chiụ ơn tính<br />
đa dạng ấy của các nẻo đường để có được sự tiến<br />
117<br />
<br />