intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Từ vụ quốc hữu hóa kênh Suez 3

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

64
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ vụ quốc hữu hóa kênh Suez tới chiến tranh Suez 3 Ở Liên hiệp Quốc, Pháp làm bộ thiểu não: - Chúng tôi có lỗi gì đâu? Chúng tôi chỉ can thiệp cho đôi bên khỏi đánh nhau thôi mà! Rồi lại còn dám đề nghị: - Liên hiệp Quốc gửi quân mũ xanh tới đó làm gì cho mất công mà lâu lắc. Sẵn có quân đội của chúng tôi (Anh, Pháp) ở gần đó, để chúng tôi bắt hai bên ngưng chiến cho. Thật là trâng tráo, vô liêm sỉ! Cả Hội đồng la ó: - Thế là người ta bảo...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Từ vụ quốc hữu hóa kênh Suez 3

  1. Từ vụ quốc hữu hóa kênh Suez tới chiến tranh Suez 3 Ở Liên hiệp Quốc, Pháp làm bộ thiểu não: - Chúng tôi có lỗi gì đâu? Chúng tôi chỉ can thiệp cho đôi bên khỏi đánh nhau thôi mà! Rồi lại còn dám đề nghị: - Liên hiệp Quốc gửi quân mũ xanh tới đó làm gì cho mất công mà lâu lắc. Sẵn có quân đội của chúng tôi (Anh, Pháp) ở gần đó, để chúng tôi bắt hai bên ngưng chiến cho. Thật là trâng tráo, vô liêm sỉ! Cả Hội đồng la ó: - Thế là người ta bảo lãnh cho sự xâm lăng à? Bộ ba Anh, Pháp, Israel phải tiến quân thật gấp để chiếm trọn kênh Suez trước khi Liên hiệp Quốc đưa quân vào vì Nga đã bảo nếu Hội đồng Bảo an không chặn đứng "ba tên giặc đó lại thì một mình Nga sẽ đem hải quân và không quân tới Ai Cập" rồi lại dọa Anh, Mỹ: - Cái vụ này có thể gây ra Thế chiến đấy. Các ông gánh lấy trách nhiệm với nhau.
  2. Không những vậy Boulganine (Nga)[41] còn gửi thư riêng cảnh cáo Anh, Pháp và Israel. Eden hơi núng, còn Guy Mollet thì vẫn hăng, bất chấp tối hậu thư của Nga. Tới khi Nehru dọa rút ra khỏi Liên hiệp Anh, Mỹ dọa cúp viện trợ Pháp, ngưng cung cấp xăng cho Pháp, Anh -Pháp lúc đó mới hoảng. Pháp sắp hết xăng vì không nước Ả Rập nào chịu bán nữa, mà hết xăng thì nhà máy, xe hơi, phi cơ lấy gì mà chạy, thợ thuyền thất nghiệp, kinh tế sụp đổ. Mặc dầu vậy họ vẫn ráng cho quân tiến chiếm nốt kênh Suez, chỉ một ngày nữa là xong. Chưa kịp chiếm hết thì họ phải ngưng lại ở cây số 147 trên kênh, tại El Cap, tức ở phần tư đường. Họ ngưng lại thình lình như "chết giấc" vậy. Nguyên do là họ nhận được tin mật cho hay phản lực cơ và phi cơ Mig đương bay qua không phận Thổ, trên đảo Chypre, và có năm chiến hạm sắp qua eo biển Dardanelles. Sau họ mới biết những tin đó do một kẻ có ác ý nào đó loan bậy ra (Mỹ hay Nga?). Nhưng quả thực Kroutchev đã thành lập một đạo quân tình nguyện gồm 500 phi công và 1.000 viên chỉ huy biệt động quân, hết thảy đều là người theo Hồi giáo ở Nga để qua cứu Ai Cập. Chiến tranh chớp nhoáng đầu tiên trong lịch sử đã kết liễu, trước sau chỉ có tám ngày, từ 17 giờ ngày 29.10 đến 24 giờ ngày 6.11.1956. Quân đội Israel phải trở về biên giới cũ, Anh-Pháp phải rút quân về. Anh, Pháp chẳng được mía, thì Israel có bã đâu mà hít. Hậu quả của chiến tranh Suez
  3. Thực dân Tây phương lần này bị một vố quá nặng, cũng nhục nhã, chua xót, cay đắng như vụ Điện Biên Phủ, mà còn tai hại hơn vụ Điện Biên Phủ. Đúng vậy: Họ đã đi qua Điện Biên Phủ vì muốn tới kênh Suez. Ảnh hưởng của tám ngày chiến tranh đó lớn vô cùng. Ở New York các thiếu nữ vẽ lên mũ, lên áo, lên váy ba chữ "I like Ike" (Tôi thích Ike, Ike tức Eisenhower) rồi ưỡn ẹo biểu diễn tại Fifth Avenue, Wall Street, hô: "I like Ike, I like Ike!". Ike được tái cử: 28 triệu người bầu cho "Ike" vì "chỉ có Ike làm ngưng được chiến tranh Suez". Dân Mỹ vẫn huênh hoang như vậy. Eden phải về vườn. Anh mất hết mọi ảnh hưởng, quyền lợi ở Ai Cập và bị Mỹ lấn ở Jordani (coi chương sau). Israel bị Nga tuyệt giao (Nga tám năm trước là nước thứ nhì thừa nhận Israel), mất cảm tình của khối Á, Phi, mấy năm sau phái sứ giả đi thăm các nước châu Á để xin nối lại tình giao hảo. Nehru làm thinh, duy có Miến Điện là tỏ chút tình thông cảm. Pháp bị thiệt hại rất nặng: năm ngân hàng lớn, mười lăm công ty bảo hiểm, ba chục hãng lớn khác bị Ai Cập hóa, bảy trăm năm chục hãng nhỏ, mười lăm công ty hàng hải phải đóng cửa, hai ngàn hai trăm bốn mươi héc-ta ruộng bị tịch thu, hai trường trung học bị đóng cửa, ba trăm giáo viên Pháp bị đuổi về xứ, tổng số hàng hóa nhập cảng vào Ai Cập tụt xuống từ 12 tỷ rưỡi còn 3 tỷ. Công phu xây dựng trong một thế kỷ rưỡi ở Ai Cập chỉ mấy ngày là tan hết. Hai năm sau một sử gia Pháp, Benoist Méchin, rất có cảm tình với Ả Rập và được cảm tình của Ả Rập, đi tới nước nào trong khối Ả Rập cũng phải nghe những lời trách móc Pháp.
  4. Tình thế của Pháp ở Algeri mỗi ngày một suy và năm 1958, De Gaulle trước kia rất ngoan cố, nhất định dùng vũ lực bảo tồn các thuộc địa để Pháp khỏi mất địa vị cường quốc, bây giờ cũng phải nhượng bộ, điều đình với lãnh tụ nghĩa quân là Ben Bella, trả lại độc lập cho Algeri. Ben Bella thành Tổng thống của nước Cộng hòa Algeri, có khuynh hướng thân Nga cũng như Ai Cập. Lần lần Pháp phải trả độc lập cho tất cả các thuộc địa châu Phi. Các công ty Hy Lạp, Ý, Thụy Sĩ... cũng bị hại lây vì các xí nghiệp ngoại quốc lần lần bị Ai Cập hóa hết. Lợi nhất là Nga và Ai Cập. Nga bỗng nhiên được nhiều quốc gia Á Phi coi là một hiệp sỹ, Nga tha hồ mà khoe: "Ai Cập và các quốc gia Ả Rập đã thấy chưa? Đâu là bạn chân thành của mình nào?". Lúc này Nga lật được Anh, Mỹ ở Ai Cập rồi mới viện trợ 400 triệu rúp cho Nasser xây đập Assouan. Danh Nasser vang lên khắp thế giới. Các dân tộc Ả Rập coi ông là vị anh hùng rửa nhục cho họ. Đâu đâu cũng thấy hình Nasser. Một chủ tiệm ở Dahran (căn cứ của Mỹ ở Ả Rập Saudi) sau khi dẫn Benoist Méchin coi tất cả các đồ cổ, kéo ông vào một phòng kín, moi ra một bức chân dung tô màu lòe loẹt, đóng khung lố lăng, chìa cho ông, giọng cảm phục lạ lùng: - Big man. Beautiful! (To lớn, đẹp trai nhỉ!) Có lần Nasser qua thăm Saud; dân chúng Ryhad vốn rất trung thành với vua, lại lạc hậu, mà cũng hoan hô ông nhiệt liệt đến nỗi Saud phải bực mình, từ đó tìm cách hại ông.
  5. Thật là cơ hội tốt để Nasser thống nhất Ả Rập. Ông nắm lấy liền. Chính sách thống nhất đó thực ra là sáng kiến của một nhà ái quốc Syrie tên là Choukri Kouatly. Từ năm 1907, Choukri Kouatly đã thành lập phong trào "Thanh niên Ả Rập" hô hào các dân tộc Ả Rập đoàn kết với nhau. Năm 1955 ông được làm Thủ tướng Syrie mới tính đem ý đó ra thực hiện. Sau vụ kênh Suez, ảnh hưởng của Nasser rất lớn, dân chúng hai xứ Ai Cập và Syrie đồng lòng liên kết với nhau, thành lập một nước Cộng hòa Ả Rập thống nhất (tháng hai năm 1958). Sự liên hiệp đó làm thay đổi cục diện Ả Rập trong một thời gian, gây ra mấy cuộc đảo chính, một cuộc cách mạng. Khối Ả Rập chia làm hai phe rõ rệt: phe các quốc gia dân chủ: Ai Cập, Syrie, Liban, phe các quốc gia quân chủ: Ả Rập Saudi, Jordani, Iraq; phe trên thân Nga, phe dưới thân Anh, Mỹ. Chiến tranh lạnh giữa Nga, Mỹ bắt đầu và người đi quân trước là Eisenhower, quân cờ của ông ta là quốc vương Saud. Đó mới là hậu quả quan trọng nhất của chiến tranh Suez.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2