intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tự xây lu & bể chứa nước mưa

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

391
lượt xem
51
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đối với những vùng khan hiếm nước như miền núi, vùng đồng sâu... vào mùa mưa, người dân thường hứng nước mưa dự trữ để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên cách hứng nước và bảo quản nước truyền thống thường không thu được lượng nước dự trữ cần thiết, không đảm bảo vệ sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tự xây lu & bể chứa nước mưa

  1. Tự xây lu & bể chứa nước mưa Đối với những vùng khan hiếm nước như miền núi, vùng đồng sâu... vào mùa mưa, người dân thường hứng nước mưa dự trữ để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên cách hứng nước và bảo quản nước truyền thống thường không thu được lượng nước dự trữ cần thiết, không đảm bảo vệ sinh. Các kiểu xây lu và bể chứa nước mưa do UNICEF giới thiệu sau đây tỏ ra phù hợp với điều kiện các vùng miền còn khó khăn về nước ở Việt Nam
  2. LU CHỨA NƯỚC MƯA Một công trình chứa nước mưa hoàn chỉnh phải bao gồm cả phần mái hứng, máng thu, ống dẫn và lu chứa. Về mái hứng, tốt nhất là mái ngói, mái tole hoặc mái bằng đổ bêtông. Nếu mái là mái lá thì nên lọc nước trước khi cho chảy vào lu chứa. Diện tích mái hứng cần đủ rộng để hứng đủ lượng nước mưa cần thiết đối với một gia đình, tối thiểu cần 25 m2 mái hứng. Máng thu tốt nhất là làm bằng tole (có thể bằng ống tre, nứa, thân cau bổ đôi). Máng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hứng, cần được treo đỡ cẩn thận để có thể hứng được nhiều nước nhất trong mỗi lần mưa. Lu chứa: có kích cỡ từ vài trăm đến 2.000 lít (2 m3). Ưu điểm: lu chứa nước mưa 2 m3 theo công nghệ Thái Lan mà UNICEF giới thiệu có ưu điểm dễ làm, dễ vận chuyển, bền, nhẹ, ít tốn vật tư. Giá thành thấp hơn nhiều so với bể xây gạch hay đúc bêtông.Có thể dùng 2 hay 3 lu chứa cho mỗi gia đình, tùy theo số người sử dụng. Hạn chế của loại lu này là do đặc điểm khí hậu ở nước ta, mùa khô thường ít mưa, do vậy phải hạn chế nước dùng hàng ngày cho những nhu cầu tối thiểu (như ăn, uống, hoặc rửa mặt, đánh răng). Nhiều nơi mái hứng, máng thu không thích hợp, hạn chế hiệu quả nguồn nước mưa.
  3. Vật liệu chính làm một lu chứa nước mưa 2 m3: Xi măng 100 kg; cát vàng 0,12 m3; đá dăm bột 0,3 m3; vòi nước F15 1 cái; nắp tole đậy 1cái. Giá thành: giá thành một lu chứa nước mưa 2 m3 từ 250.000 - 300.000 đồng. BỂ CHỨA NƯỚC MƯA
  4. Một bể chứa nước mưa hoàn chỉnh phải bao gồm cả phần mái hứng, máng thu, ống dẫn và bể chứa... Mái hứng hiệu quả nhất là mái ngói, mái tôn hoặc mái bằng đổ bêtông. Nếu mái là mái lá thì nên lọc nước trước khi cho chảy vào bể chứa. Diện tích mái hứng cần đủ rộng để hứng đủ lượng nước mưa cần thiết đối với một gia đình, tối thiểu cần 25 m2 mái hứng. Máng thu làm bằng tôn (có thể bằng ống tre, nứa, thân cây cau bổ đôi). Máng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hứng, cần được treo đỡ cẩn thận để có thể hứng được nhiều nước nhất trong mỗi lần mưa. Bể chứa, có thể là bể xây bằng gạch hoặc đá có hình dáng kích thước khác nhau. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nơi để chọn loại vật liệu phù hợp. Dung tích của bể thường từ 4 m3 - 8 m3. Vật liệu bể chứa nước mưa có 4 m3 có sân rửa 2 m2: Xi măng 510 kg; gạch chỉ 1.520 viên; gạch vỡ 1,25 m3; sỏi hoặc đá dăm 1 x 2 cm là 0,25 m3; cát vàng 2,7 m3; sắt F6 cần 25 kg; máng tôn 10 m; ống nhựa PVC F48 cần 10 - 20 m. Giá thành một bể chứa nước mưa 4 m3 vào khoảng 1.200.000 đến 1.500.000 đồng.
  5. Ưu điểm: Nhìn chung chất lượng nước mưa là tốt, kỹ thuật hứng đơn giản, là giải pháp duy nhất hiện nay cho một số vùng khan hiếm nước. Bể chứa nước không được che đậy cẩn thận sẽ là nơi sinh sản của muỗi, nguồn gốc của nhiều căn bệnh truyền nhiễm. Hãy đậy nắp lu và thả cá diệt bọ gậy để phòng bệnh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2