intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Túi thừa niệu đạo ở nữ giới và phẫu thuật Martius: Kinh nghiệm lâm sàng và hồi cứu y văn

Chia sẻ: ViAchilles2711 ViAchilles2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

36
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Túi thừa niệu đạo ở nữ giới là bệnh lý hiếm gặp. Biểu hiện chủ yếu là các triệu chứng đường tiết niệu dưới biến đổi rất đa dạng. Việc chẩn đoán đôi khi là một thử thách, nếu không nghĩ đến bệnh lý này, điều trị phẫu thuật cũng tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Mục tiêu của chúng tôi là mô tả túi thừa niệu đạo ở nữ giới với các triệu chứng biểu hiện đa dạng cũng như bàn luận về phương pháp chẩn đoán và điều trị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Túi thừa niệu đạo ở nữ giới và phẫu thuật Martius: Kinh nghiệm lâm sàng và hồi cứu y văn

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> <br /> TÚI THỪA NIỆU ĐẠO Ở NỮ GIỚI VÀ PHẪU THUẬT MARTIUS:<br /> KINH NGHIỆM LÂM SÀNG VÀ HỒI CỨU Y VĂN<br /> Nguyễn Đạo Thuấn*, Ngô Đại Hải**<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Túi thừa niệu đạo ở nữ giới là bệnh lý hiếm gặp. Biểu hiện chủ yếu là các triệu chứng đường tiết<br /> niệu dưới biến đổi rất đa dạng. Việc chẩn đoán đôi khi là một thử thách, nếu không nghĩ đến bệnh lý này, điều trị<br /> phẫu thuật cũng tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Mục tiêu của chúng tôi là mô tả túi thừa niệu đạo ở nữ<br /> giới với các triệu chứng biểu hiện đa dạng cũng như bàn luận về phương pháp chẩn đoán và điều trị.<br /> Bệnh nhân và kết quả: chúng tôi trình bày hai bệnh nhân nữ với các biểu hiện lâm sàng đa dạng: một bệnh<br /> nhân bị tiểu khó, một bệnh nhân bị chảy mủ niệu đạo, cả 2 bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái phát<br /> nhiều lần cũng như tiểu không kiểm soát nhỏ giọt sau khi tiểu. Bệnh nhân trẻ có tình trạng đau khi giao hợp.<br /> Thăm khám âm đạo lúc nội soi niệu đạo phát hiện túi phồng thành trước âm đạo, một bệnh nhân bị chảy mủ niệu<br /> đạo khi ấn chẩn thành trước âm đạo. Cả hai bệnh nhân được phát hiện túi thừa niệu đạo với nhiều cổ túi qua nội<br /> soi niệu đạo–bàng quang, trong đó có một bệnh nhân có sỏi trong túi thừa. Tất cả hai bệnh nhân được phẫu thuật<br /> cắt túi thừa kết hợp thủ thuật chèn vạt mỡ môi lớn âm hộ giữa niệu đạo và âm đạo (phẫu thuật Martius). Theo dõi<br /> hậu phẫu cho kết quả tốt. Bệnh nhân được rút thông niệu đạo sau bảy ngày.<br /> Kết luận: Chẩn đoán túi thừa niệu đạo rất khó khăn nếu chỉ dựa trên các triệu chứng ban đầu. Chú ý đến<br /> tình trạng lặp lại và kéo dài của các triệu chứng đường tiết niệu dưới có thể nghĩ đến và phát hiện ra bệnh lý này.<br /> Thăm khám âm đạo trong lúc nội soi niệu đạo–bàng quang là yếu tố rất quan trọng trong chẩn đoán. Phẫu thuật<br /> cắt túi thừa kết hợp thủ thuật chèn vạt mỡ môi lớn âm hộ giữa niệu đạo và âm đạo (phẫu thuật Martius) là lựa<br /> chọn điều trị an toàn và cho kết quả tốt.<br /> Từ khóa: Túi thừa niệu đạo, phẫu thuật Martius, vạt mỡ Martius, vạt mỡ môi lớn âm hộ.<br /> ABSTRACT<br /> FEMALE URETHRAL DIVERTICULA WITH MARTIUS PROCEDURE:<br /> THE CLINICAL EXPERIENCE AND REVIEW OF THE LITERATURE<br /> Nguyen Dao Thuan, Ngo Dai Hai<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 169 - 178<br /> <br /> Introduction: A female urethral diverticulum is an uncommon pathologic entity. It can manifest with a<br /> variety of symptoms involving the lower urinary tract. The diagnosis of urethral diverticulum can be challenging<br /> given the vague or absent presenting symptoms. The surgical treatment is various. Our objective is to describe the<br /> various aspects of the diverticulum of the female urethra such as etiology, diagnosis and treatment.<br /> Cases presentation: We report two female patients, without prior medical history. They had different<br /> symptoms: dysuria in one case, recurrent urinary tract infection in two cases, stress incontinence in two cases and<br /> discharge of pus per urethra in one cases, one patient had dyspareunia. The physical exams found renitent mass<br /> located in the endovaginal side of urethra which drained pus in one case. Urethrocystoscopy found a diverticulum<br /> of urethra in all cases. Our two patients underwent diverticulectomy by endovaginal approach with Martius<br /> procedure. The course after surgical treatment was favorable. The urinary catheter was withdrawn after seven<br /> <br /> <br /> * ĐHYD tp Hồ Chí Minh ** Bv Bình Dân<br /> Tác giả liên lạc: Ths Bs Nguyễn Đạo Thuấn ĐT: 0989036503 Email: thuannguyen0903@gmail.com<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016 169<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016<br /> <br /> days.<br /> Conclusion: The diagnosis of urethral diverticula based on the vast array of presenting symptoms, is<br /> difficult. Evaluation of recurrent urinary complaints in women can lead to the finding of a diverticulum of<br /> urethra. Vaginal exams with urethrocystoscopy can reveal this entity. Diverticulectomy by endovaginal approach<br /> with Martius procedure is the best choice for treatment.<br /> MỞ ĐẦU đoán, điều trị cũng như các quan điểm cải tiến<br /> về bệnh lý hiếm gặp này.<br /> Túi thừa niệu đạo (TTNĐ) ở nữ giới là một<br /> bệnh hiếm gặp trong thực hành lâm sàng, bệnh TRƯỜNGHỢPLÂMSÀNGVÀKẾTQUẢ<br /> được William Hey mô tả đầu tiên vào năm 1786, Vào cuối năm 2014, tại Khoa Tiết Niệu, bệnh<br /> như là một túi được mở ra ngoài thành niệu đạo viện Bình Dân, chúng tôi đã chẩn đoán và điều<br /> vào khoang ảo giữa niệu đạo và âm đạo(26). Bệnh trị 2 trường hợp TTNĐ. Chẩn đoán chủ yếu dựa<br /> cũng có thể xảy ra ở nam giới nhưng với tỉ lệ vào bệnh sử, thăm khám lâm sàng và nội soi<br /> thấp hơn nhiều(41). Tần suất bệnh khá thấp, niệu đạo.<br /> khoảng 1–6% ở nữ giới và ít được chú ý . Tần (1)<br /> Trường hợp I<br /> suất sẽ tăng lên khoảng 16–40% nếu bệnh nhân<br /> Bệnh nhân nữ 36 tuổi, trong khoảng 3 năm<br /> bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu (NKĐTN) tái<br /> nay xuất hiện các triệu chứng rối loạn đường tiết<br /> phát nhiều lần(38). Tuổi thường gặp là 30–60, rất<br /> niệu dưới (LUTS) tăng dần với biểu hiện tiểu<br /> hiếm gặp ở tuổi nhũ nhi và bé gái(38). Hơn nữa, tỉ<br /> khó, tiểu nhiều lần, tiểu không kiểm soát nhỏ<br /> lệ phẫu thuật bệnh lý này rất cao ở bệnh nhân<br /> giọt sau khi tiểu, NKĐTN tái phát cũng như giao<br /> phụ nữ da đen(3). Bệnh thường được chẩn đoán<br /> hợp đau. Thăm khám lâm sàng nhận thấy miệng<br /> sai hoặc chậm trễ vì tình trạng hiếm gặp cũng<br /> niệu đạo, âm đạo và vùng đáy chậu (tầng sinh<br /> như biểu hiện lâm sàng rất mơ hồ(41). Do đó, nếu<br /> môn) bình thường, không có cầu bàng quang.<br /> không nghĩ đến bệnh lý này, việc chẩn đoán<br /> bệnh là một thử thách cho các bác sĩ Tiết Niệu. Siêu âm bụng phát hiện nang gần cổ bàng<br /> Chẩn đoán chủ yếu dựa vào bệnh sử, thăm quang (nghĩ nang niệu quản). Áp lực đồ bàng<br /> khám lâm sàng kèm với nội soi niệu đạo và/hoặc quang cho kết quả bình thường, nội soi bàng<br /> chụp niệu đạo–bàng quang ngược chiều (UCR) quang lần đầu không phát hiện bất thường.<br /> hoặc chụp bàng quang-niệu đạo lúc tiểu Nghi ngờ TTNĐ, nên nội soi niệu đạo lần hai,<br /> (VCUG)(41,26). Biến chứng thường là NKĐTN tái phát hiện TTNĐ lớn có 3 lỗ thông với niệu đạo<br /> phát, sỏi túi thừa và hóa ác tính(41). Việc điều trị (cổ túi thừa) tại mặt sau-bên, ở 1/3 giữa niệu đạo<br /> có thể bằng phẫu thuật hoặc không phẫu thuật. và gần cổ bàng quang (các túi thừa này có vách<br /> Phẫu thuật phụ thuộc vào từng trường hợp cụ ngăn và thông với nhau) (Hình 1).<br /> thể cũng như thói quen của phẫu thuật viên,<br /> thường cắt bỏ túi thừa và tạo hình lại niệu<br /> đạo(41,26). Phẫu thuật này thường được kết hợp<br /> thêm thủ thuật chèn vạt mỡ môi lớn âm hộ giữa<br /> niệu đạo và âm đạo (phẫu thuật Martius) để<br /> giảm tỉ lệ biến chứng hẹp niệu đạo và rò niệu<br /> đạo–âm đạo sau này(41,26).<br /> Chính những đặc điểm trên của bệnh lý này Hình 1: Túi thừa niệu đạo với nhiều cổ túi (trước<br /> và với hai trường hợp TTNĐ đã được chẩn đoán phẫu thuật) và lòng niệu đạo sau phẫu thuật.<br /> và điều trị, cùng với hồi cứu y văn, chúng tôi tiến Thăm khám trong và ngay sau nội soi niệu<br /> hành bàn luận một số kinh nghiệm về chẩn đạo, phát hiện một khối lớn chứa đầy dịch ở<br /> <br /> <br /> 170 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> thành trước âm đạo, khối này bị xẹp lại và chảy<br /> dịch ra miệng niệu đạo khi ấn chẩn.<br /> Bệnh nhân được phẫu thuật cắt TTNĐ qua<br /> đường cắt dọc thành trước âm đạo, khâu đóng<br /> niệu đạo kèm thủ thuật chèn vạt mỡ môi lớn âm<br /> hộ giữa niệu đạo và âm đạo (phẫu thuật Martius<br /> - Hình 2). Theo dõi hậu phẫu có diễn tiến bình<br /> thường, thông niệu đạo được rút sau 7 ngày. Tái Hình 3: Sỏi trong túi thừa niệu đạo nhiều ngăn và<br /> khám sau 1 và 3 tháng cho kết quả tốt các triệu nhiều cổ túi<br /> chứng lâm sàng trước đây không còn nữa. Bệnh nhân được điều trị kháng sinh 1 tuần<br /> trước khi phẫu thuật cắt túi thừa và tạo hình<br /> niệu đạo như mô tả ở trên. Thông niệu đạo được<br /> rút sau 7 ngày. Tái khám sau 1 tháng, còn triệu<br /> chứng tiểu nhiều lần. Tái khám sau 3 tháng cho<br /> kết quả tốt, không còn triệu chứng bất thường.<br /> BÀN LUẬN<br /> Giải phẫu và nguyên nhân sinh bệnh túi<br /> thừa niệu đạo<br /> Niêm mạc niệu đạo ở vùng gần cổ bàng<br /> quang được cấu tạo bởi biểu mô tế bào chuyển<br /> tiếp, khi ra bên ngoài niêm mạc sẽ chuyển dần<br /> Hình 2: Vạt mỡ môi lớn âm hộ (trái) đã được luồn thành biểu mô tế bào vảy, giống như ở miệng<br /> dưới môi bé chèn vào giữa niệu đạo và âm đạo niệu đạo. Các tuyến cạnh niệu đạo như tuyến<br /> Trường hợp II Skène tập trung chủ yếu mặt sau và sau bên dọc<br /> Bệnh nhân nữ, 62 tuổi, khoảng 7 năm nay theo 2/3 ngoài của niệu đạo. Các tuyến này tiết<br /> xuất hiện LUTS tái phát nhiều lần, mức độ chất nhầy đổ vào niệu đạo qua các ống quanh<br /> tăng dần với các biểu hiện tiểu khó, tiểu lắt niệu đạo. Về nguyên nhân của TTNĐ ở nữ giới<br /> nhắt, tiểu gắt buốt, NKĐTN tái phát, tiểu thì vẫn còn bàn cãi, đã có một số giả thuyết được<br /> không kiểm soát nhỏ giọt sau khi tiểu và đôi đưa ra. Hầu hết đều cho rằng nguyên nhân mắc<br /> lúc chảy mủ niệu đạo. phải rất phù hợp với cấu trúc giải phẫu của hệ<br /> niệu dục. Túi thừa thường được tìm thấy nhất ở<br /> Thăm khám không có cầu bàng quang, âm<br /> 2/3 ngoài niệu đạo, ở mặt sau bên vị trí 3 hoặc 9<br /> đạo sạch, thành trước âm đạo có khối căng, ấn<br /> giờ(22), rất giống với vị trí giải phẫu của các tuyến<br /> vào gây đau chói và chảy mủ ra miệng niệu đạo,<br /> quanh niệu đạo. Chính vì vậy, giả thuyết<br /> có cảm giác vật cứng thay đổi vị trí dưới ngón<br /> Routh(31) thì được ủng hộ và chấp nhận nhiều<br /> tay khám.<br /> hơn cả, giả thuyết này cho rằng các tuyến quanh<br /> Nội soi niệu đạo-bàng quang phát hiện<br /> niệu đạo bị tắc nghẽn, nhiễm khuẩn và tạo nên ổ<br /> TTNĐ với 2 cổ túi ở mặt sau–bên, tại 1/3 giữa<br /> áp xe dưới niêm mạc, ổ áp xe bị vỡ ra và thông<br /> niệu đạo và gần cổ bàng quang. Trong lòng túi<br /> với niệu đạo tạo thành túi thừa niệu đạo(19). Các<br /> thừa có nhiều sỏi trắng vàng, bề mặt nhiều<br /> thuyết khác như chấn thương niệu đạo sau phẫu<br /> gai, ấn chẩn nhiều dịch mủ chảy ra và bệnh<br /> thuật vùng đáy chậu, chấn thương lúc sinh đẻ<br /> nhân đau chói (Hình 3).<br /> cũng được đề cập. Tuy nhiên, bệnh lý này lại gặp<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016 171<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016<br /> <br /> nhiều ở các phụ nữ chưa sinh đẻ và nguyên nhỏ giọt sau khi tiểu. Từ đó có chỉ định nội soi<br /> nhân bẩm sinh thì cũng rất hiếm gặp(16). niệu đạo và khám thành trước âm đạo trong<br /> Trong 2 trường hợp của chúng tôi, túi thừa hoặc ngay sau khi soi, sẽ phát hiện được TTNĐ<br /> rất lớn nhiều ngách nằm ở mặt sau bên niệu đạo, căng đầy dịch nội soi.<br /> xảy ra trên bệnh nhân tuổi trung niên, NKĐTN Đặc điểm cận lâm sàng<br /> tái phát nhiều lần nên chúng tôi cũng đồng quan Chỉ có khoảng 50–60% TTNĐ được chẩn<br /> điểm về nguyên nhân sinh bệnh ở trên. đoán qua thăm khám lâm sàng. Do đó, việc chẩn<br /> Đặc điểm lâm sàng đoán xác định cần phải có phương tiện cận lâm<br /> Bệnh nhân có TTNĐ thường không có triệu sàng(13). Lee và Fynes(21) cho rằng, phương tiện<br /> chứng hoặc các triệu chứng niệu dục mơ hồ chẩn đoán phải thích hợp và cung cấp cho phẫu<br /> không đặc hiệu. Ngoài tam chứng cổ điển bao thuật viên thông tin chi tiết về vị trí, số lượng,<br /> gồm tiểu khó (10–80%), giao hợp đau (10–70%) kích thước, hình dạng, biến chứng và cổ túi thừa.<br /> và tiểu không kiểm soát nhỏ giọt sau khi tiểu Golomb và cs(14) cho rằng, việc chẩn đoán chính<br /> (25%), lâm sàng chủ yếu dựa vào các triệu chứng xác các túi thừa lớn phải cắt bỏ cũng quan trọng<br /> như tiểu nhiều lần và tiểu gấp (40–100%), như việc xác định các túi thừa nhỏ khó chẩn<br /> NKĐTN tái phát (30–80%), tiểu không kiểm soát đoán hoặc túi thừa bị tắc nghẽn (tịt). Các kinh<br /> (TKKS) gắng sức hoặc do tiểu gấp (4–70%) và nghiệm sử dụng phương tiện chẩn đoán TTNĐ<br /> tiểu máu (10–35%). Các triệu chứng ít gặp hơn được tóm lược như sau:<br /> như đau niệu đạo, đau hạ vị, khối thành trước Nội soi niệu đạo<br /> âm đạo, chảy dịch mủ niệu đạo, tiểu ngập ngừng Saito(33) cho rằng nội soi niệu đạo cho phép<br /> và bí tiểu(2). Tuy nhiên, NKĐTN tái phát nhiều nhìn thấy trực tiếp niệu đạo, do đó xác định<br /> lần và các dấu hiệu chảy dịch niệu đạo là các yếu được chính xác vị trí cổ túi thừa. Tuy nhiên, rất<br /> tố cực kỳ quan trọng trong việc gợi ý chẩn đoán dễ bỏ sót đặc biệt túi thừa xẹp hoặc cổ túi thừa<br /> túi thừa niệu đạo(10). nhỏ. Lee and Fynes(21) cho rằng phương tiện này<br /> Khám lâm sàng cho kết quả nghèo nàn, một ít được sử dụng vì khó đánh giá kích thước và<br /> số trường hợp phát hiện được một khối ở thành hình dạng túi thừa, chưa kể đến quang trường<br /> trước âm đạo, khi ấn chẩn có cảm giác căng và rất mờ khi tình trạng viêm niêm mạc niệu đạo<br /> nước tiểu hoặc mủ tràn ra miệng niệu đạo(21,30). kèm theo.<br /> Mặc dù hiếm gặp, nhưng khi khối này cứng chắc Chụp bàng quang–niệu đạo lúc tiểu (VCUG)<br /> gợi ý hóa ác tính hoặc sỏi trong túi thừa. Bướu ác hoặc chụp niệu đạo-bàng quang ngược<br /> chiếm khoảng 6% trong các bệnh nhân bị túi<br /> chiều(UCR)<br /> thừa niệu đạo, do tình trạng chấn thương thành<br /> Phim chụp này cho biết vị trí, kích thước và<br /> túi thừa lặp lại nhiều lần(17), thường là dạng<br /> tương quan của túi thừa với các cơ quan lân cận<br /> adenocarcinoma và gặp nhiều ở phụ nữ da<br /> như niệu đạo, bàng quang, âm đạo(10,26). Lee and<br /> đen(39). Sỏi túi thừa có thể gặp 10 % do ứ đọng<br /> Fynes(21) cho rằng VCUG là phương tiện được<br /> nước tiểu và chất cặn bã trong túi thừa(2).<br /> lựa chọn để chẩn đoán TTNĐ với độ nhạy<br /> Trong các bệnh nhân của chúng tôi, triệu khoảng 65%. Tuy nhiên, Colomb và cs(14) thì nghi<br /> chứng cũng khá đầy đủ như các tác giả nên ra và ngờ về vai trò của VCUG, khuyến cáo nên sử<br /> đã được thực hiện các cận lâm sàng cơ bản dụng thêm phương tiện chẩn đoán khác.<br /> nhưng lại không đưa ra được chẩn đoán chính<br /> Một số tác giả cho rằng, nội soi niệu đạo,<br /> xác. Chúng tôi rút ra kinh nghiệm rằng, yếu tố<br /> VCUG hoặc UCR đã được sử dụng trước đây,<br /> quan trọng nhất là phải nghĩ đến bệnh lý này,<br /> nhưng hiện nay không còn được sử dụng<br /> với triệu chứng gợi ý là tiểu không kiểm soát<br /> thường qui trong chẩn đoán TTNĐ. Với VCUG<br /> <br /> <br /> 172 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> và UCR, thuốc cản quang vào lòng túi thừa chỉ hoàn cảnh của từng bệnh nhân và trang thiết bị<br /> khi cổ túi thừa đủ rộng, vì vậy chúng có độ nhạy hiện có. Lý tưởng là MRI, tuy nhiên phương tiện<br /> không cao(14,21). này tốn kém và chưa phổ biến. Với hoàn cảnh<br /> Siêu âm cắt lớp Việt Nam hiện tại, chúng tôi cho rằng khi nghĩ<br /> đến TTNĐ, chúng ta nên thực hiện nội soi niệu<br /> Nếu các phương tiện trên không có thì siêu<br /> đạo-bàng quang, nếu phát hiện được túi thừa,<br /> âm là phương tiện quan trọng thay thế(2,24).<br /> muốn đánh giá thêm tương quan quanh túi thừa<br /> Siêu âm là phương tiện chẩn đoán đơn giản<br /> thì có thể thực hiện thêm VCUG/UCR. Nếu vẫn<br /> không xâm hại, không có nguy cơ gây dị ứng<br /> chưa phát hiện được, nhưng vẫn nghĩ có túi thừa<br /> hay bị ảnh hưởng phóng xạ, có độ nhạy rất<br /> (túi thừa nhỏ, túi thừa tịt) nên thực hiện thêm<br /> cao trong chẩn đoán TTNĐ (86 – 100%)(4,37).<br /> MRI để xác định chẩn đoán.<br /> Tuy nhiên siêu âm còn phụ thuộc vào trình độ<br /> kinh nghiệm của người làm và dễ bỏ sót các Chẩn đoán<br /> túi thừa nhỏ(26). Một nghiên cứu cho thấy siêu Như vậy, các thông tin về lâm sàng, hình<br /> âm có độ nhạy cao hơn các phương tiện chẩn ảnh cận lâm sàng cổ điển có thể chẩn đoán xác<br /> đoán cổ điển (nội soi niệu đạo, chụp định TTNĐ và loại trừ các bệnh lý khác tương<br /> VCUG)(24). Cụ thể Siegel và cs(36) so sánh tự như nang ống Gartner, các thương tổn loét<br /> VCUG và các kỹ thuật siêu âm cắt lớp lên tiếp quanh miệng niệu đạo và áp xe các tuyến<br /> qua âm đạo, qua niệu đạo và qua đáy chậu Skène quanh niệu đạo(26). Tuy nhiên, theo<br /> cho thấy cả 2 phương tiện này đều phát hiện chúng tôi thì những túi thừa nhỏ, hoặc túi<br /> túi thừa niệu đạo trên 13 và 15 bệnh nhân. thừa tịt thì cần thêm các phương tiện chẩn<br /> Siêu âm cắt lớp đã quan sát được cổ túi thừa đoán chuyên sâu hơn như MRI.<br /> trong tất cả các trường hợp, trong khi đó Chẩn đoán phân biệt khối quanh niệu đạo<br /> VCUG chỉ phát hiện cổ túi thừa 2 trường hợp. bao gồm nang thành trước âm đạo, áp xe tuyến<br /> Hơn nữa, siêu âm cắt lớp còn phát hiện các bất Skène, nang ống Gartner, nang niệu quản lạc<br /> thường lân cận như các nang quanh niệu đạo, chỗ, xơ hóa quanh niệu đạo, nang niệu đạo,<br /> bướu cơ trơn niệu đạo mà các bất thường này bướu cơ trơn âm đạo, bướu niệu đạo và bướu lạc<br /> không được VCUG phát hiện. nội mạc tử cung(8).<br /> Chụp cộng hưởng từ (MRI) Điều trị<br /> MRI cho độ nhạy rất cao trong chẩn đoán<br /> Điều trị không phẫu thuật<br /> TTNĐ(9), đặc biệt là các túi thừa nhỏ (70–100%),<br /> Fortunato và cs(12) cho rằng với bệnh nhân<br /> nhưng lại có độ đặc hiệu thấp(26). MRI cho kết<br /> không triệu chứng hoặc triệu chứng rất nhẹ thì<br /> quả chi tiết về vị trí, số lượng, kích thước, hình<br /> chưa có chỉ định điều trị phẫu thuật. Tác giả<br /> dạng, biến chứng và cổ túi thừa cũng như phân<br /> khuyến cáo nên điều trị kháng sinh trên hai<br /> biệt các thương tổn hoặc các bất thường giải<br /> nhóm bệnh nhân này và nên nghĩ đến bướu ác<br /> phẫu niệu đạo(23). Nhiều kỹ thuật MRI đã được<br /> tính trong trường hợp xuất hiện các dấu hiệu âm<br /> thực hiện để chẩn đoán TTNĐ như kỹ thuật<br /> thầm. Với các bệnh nhân có triệu chứng mức độ<br /> xoắn nội âm đạo(25), xoắn nội trực tràng(7) có<br /> nhẹ có thể xét điều trị bảo tồn theo dõi bằng<br /> nhiều lợi điểm như độ chính xác cao, không cần<br /> uống kháng sinh dự phòng. Thủ thuật đè ép<br /> đặt thông niệu đạo, không cần đi tiểu, không<br /> ngón tay vào thành trước âm đạo sau khi tiểu,<br /> phơi nhiễm với tia X và thực hiện xong chỉ sau 3<br /> chọc hút bằng kim và nong niệu đạo định kỳ<br /> lần nín thở liên tiếp(34).<br /> cũng được sử dụng(12). Tuy nhiên, phương pháp<br /> Việc lựa chọn phương tiện hình ảnh giúp này chỉ điều trị triệu chứng, không điều trị được<br /> chẩn đoán xác định TTNĐ, rõ ràng tùy thuộc vào nguyên nhân. Cũng có ít tài liệu nghiên cứu về<br /> <br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016 173<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016<br /> <br /> kết quả của phương pháp điều trị nội khoa bảo điều trị phẫu thuật: (1) nội soi niệu đạo cắt rộng<br /> tồn. TTNĐ thường không tự hết, nguy cơ có biến cổ túi thừa, (2) cắt mở túi thừa ra âm đạo và (3)<br /> chứng là rất cao. Để tránh các biến chứng sau cắt bỏ túi thừa kết hợp hoặc không phẫu thuật<br /> này, theo chúng tôi thì nên chủ động can thiệp tạo hình. Nếu túi thừa ở 2/3 trong niệu đạo thì<br /> phẫu thuật cắt túi thừa mỗi khi phát hiện được. nên phẫu thuật cắt bỏ túi thừa. Đường tiếp cận<br /> Điều trị phẫu thuật phẫu thuật được lựa chọn là ngả âm đạo(18). Nếu<br /> túi thừa ở 1/3 ngoài niệu đạo thì nên phẫu thuật<br /> Các bệnh nhân có TTNĐ gây triệu chứng có<br /> cắt mở túi thừa ra âm đạo. Phẫu thuật này không<br /> chỉ định điều trị phẫu thuật. Scarpero và cs(34)<br /> được chỉ định khi túi thừa ở sâu bên trong vì có<br /> khuyến cáo trong tất cả các trường hợp đang<br /> nguy cơ tai biến cao như TKKS do phạm cơ thắt<br /> viêm và mưng mủ cấp tính cần điều trị kháng<br /> niệu đạo, thủ thuật cắt rộng cổ túi thừa qua nội<br /> sinh một thời gian ngắn trước lúc phẫu thuật.<br /> soi niệu đạo cũng được đề nghị(21). Để giảm thiểu<br /> Greenberg và cs(15) cũng khuyến cáo khi bị nhiễm<br /> tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính cần phải điều<br /> khuẩn nặng, việc cắt mở dẫn lưu nên được thực<br /> trị kháng sinh trước phẫu thuật là ý kiến của hầu<br /> hiện trước khi phẫu thuật cắt túi thừa. Trong<br /> hết các tác giả.<br /> trường hợp túi thừa đi kèm TKKS gắng sức hoặc<br /> cổ bàng quang luôn mở, thì phải phẫu thuật Trong khi đó Patel và Chapple(27) cho rằng<br /> bằng băng treo niệu đạo cùng lúc với phẫu thuật không cần thiết phải nội soi cắt mở rộng cổ túi<br /> cắt bỏ túi thừa. Một số tác giả(11,13) đã báo cáo kết thừa, tình trạng nhiễm khuẩn túi thừa sẽ được<br /> quả thành công phẫu thuật cùng lúc này. Tuy giải quyết bằng điều trị kháng sinh. Phẫu thuật<br /> nhiên, Patel và Chapple(27) có khuynh hướng cắt mở túi thừa ra âm đạo là một trong các<br /> điều trị cắt túi thừa trước, sau đó đánh giá lại nguyên nhân thường gặp nhất bị rò niệu đạo –<br /> tình trạng TKKS, trong một số trường hợp tình âm đạo vì thực tế là túi thừa trải rộng qua tất cả<br /> trạng này không còn nữa. Quan điểm của chúng các lớp của niệu đạo. Do đó, các tác giả này<br /> tôi về vấn đề này còn tùy thuộc vào mức độ khuyến cáo chỉ nên phẫu thuật cắt bỏ túi thừa<br /> TKKS, tình trạng nhiễm khuẩn túi thừa. Phẫu qua ngả âm đạo với tư thế bệnh nhân nằm sấp<br /> thuật cùng lúc có ưu điểm là chỉ 1 lần thực hiện, theo kỹ thuật của Leach và cs(20).<br /> thuận lợi cho bệnh nhân cũng như phẫu thuật Chúng tôi nhận thấy phẫu thuật cắt trọn<br /> viên. Tuy nhiên nhược điểm là băng treo có thể túi thừa là điều trị triệt để và không quá khó<br /> làm niệu đạo khó lành, nguy cơ rò niệu đạo-âm khăn. Do đó, để tránh tái phát triệu chứng, rõ<br /> đạo rất cao, chưa kể đến một số bệnh nhân hết ràng cắt mở túi thừa ra âm đạo của Spence và<br /> TKKS sau phẫu thuật Martius(27). Mặt khác, phẫu Duckett và cắt rộng cổ túi thừa qua nội soi<br /> thuật điều trị TKKS sau khi đợi phẫu thuật cắt niệu đạo không phải là lựa chọn tốt để điều trị<br /> TTNĐ ổn định, nếu vẫn chọn băng treo niệu đạo dứt điểm bệnh lý này.<br /> có lẽ sẽ rất khó khăn để bóc tách mô thành trước Tư thế phẫu thuật<br /> âm đạo, có nguy cơ thủng niệu đạo rất cao,<br /> Tư thế phẫu thuật có nhiều bàn cãi, một số<br /> chúng ta có thể phải lựa chọn phương pháp<br /> phẫu thuật viên đề nghị tư thế bệnh nhân nằm<br /> phẫu thuật khác như phẫu thuật Burch qua nội<br /> sấp sẽ bộc lộ túi thừa dễ dàng hơn(27,10). Trong khi<br /> soi ổ bụng.<br /> đó, chúng tôi đồng quan điểm với các phẫu<br /> Chỉ định thuật viên khác, khi cho rằng tư thế nằm ngửa<br /> Với các bệnh nhân có triệu chứng, một số sản phụ khoa sẽ dễ dàng bộc lộ phần xa túi thừa<br /> phương pháp phẫu thuật đã được áp dụng, tùy và cắt bỏ trọn túi thừa dễ dàng hơn(26). Hơn nữa<br /> thuộc chủ yếu vào vị trí của túi thừa so với niệu ở tư thế ngửa sản phụ khoa có thể thực hiện tiếp<br /> đạo(21,27). Aspera và cs(2) cho rằng có ba lựa chọn luôn phẫu thuật bằng băng treo điều trị TKKS<br /> <br /> <br /> <br /> 174 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> kèm theo. Tư thế này cũng thuận lợi cho việc vô tích xác và các ứng dụng lâm sàng thường sử<br /> cảm vùng (tê tủy sống, tê ngoài màng cứng)(10). dụng vạt mô này trong phẫu thuật vùng đáy<br /> Phẫu thuật tạo hình chậu, đặc biệt là phẫu thuật vá rò trực tràng–âm<br /> đạo. Cụ thể vạt mô Martius cải biên (vạt mỡ môi<br /> Bằng cách lựa chọn đường rạch niêm mạc<br /> lớn âm hộ) được sử dụng trong phẫu thuật rò<br /> thành trước âm đạo hình chữ U theo khuyến cáo<br /> niệu dục và đôi lúc sử dụng trong rò trực tràng–<br /> của Raz(42), có thể tránh được tình trạng đường<br /> âm đạo(5,28). Phẫu thuật này dễ thực hiện, ít gây<br /> khâu bị chồng lớp, hẹp niệu đạo hay rò niệu<br /> tai biến– biến chứng và ít ảnh hưởng đến tính<br /> đạo–âm đạo sau phẫu thuật(26,42). Các đường rạch<br /> thẩm mỹ cũng như không ảnh hưởng chức năng<br /> ngang thành trước âm đạo, đường cong chữ U<br /> tại vùng phẫu thuật. Vạt mỡ Martius có các đặc<br /> ngược còn được một số phẫu thuật viên lựa chọn<br /> điểm quan trong như sau(40).<br /> với kết quả không thay đổi. Cách tốt nhất để<br /> khâu đóng cổ túi thừa là khâu đóng theo 3 lớp: Chỉ định<br /> niệu đạo, cân quanh niệu đạo và thành âm đạo. Vạt mỡ Martius được chỉ định trong phẫu<br /> Kỹ thuật này làm giảm đáng kể nguy cơ rò niệu thuật niệu dục qua ngả âm đạo: (1) các mô vùng<br /> đạo–âm đạo hay TKKS sau phẫu thuật(10,26). phẫu thuật bị xơ hóa sợi và tạo sẹo, (2) có tiền<br /> Phẫu thuật Martius (Hình 4) căn xạ trị vùng chậu, (3) mất hoặc ít mô cân<br /> quanh niệu đạo, (4) TTNĐ tái phát và (5) rò bàng<br /> Vạt mô Martius được Heinry Martius, một<br /> quang – âm đạo vị trí thấp.<br /> giáo sư sản phụ khoa tại Gottingen, Đức mô tả<br /> và áp dụng trong phẫu thuật vá rò niệu đạo–âm Mục đích<br /> đạo vào năm 1928(35). Trong mô tả nguyên thủy (1) cung cấp mô tân sinh mạch máu và dẫn<br /> của mình, Heinry Martius đã sử dụng vạt cơ lưu bạch huyết, (2) lấp đầy khoảng chết dưới vết<br /> hành hang/hành xốp để phẫu thuật vá lỗ rò niệu khâu và (3) tăng tái tạo mô hạt vùng phẫu thuật.<br /> đạo–âm đạo. Tuy nhiên, có sự nhầm lẫn đáng kể Kết quả đạt được<br /> trong việc xem xét thành phần của vạt mô<br /> Vạt mỡ Martius được đặt tập trung giữa mô<br /> Martius. Vạt mô này được cho là có thể bao gồm<br /> cân quanh niệu đạo và phần thành trước âm đạo<br /> da, mỡ hoặc cơ của vùng môi lớn âm hộ. Ngày<br /> được khâu đóng lại.<br /> nay, vạt mô Martius được sử dụng bao gồm vạt<br /> mô mỡ môi lớn âm hộ hầu như không liên quan Tiến trình thực hiện bao gồm các bước như sau<br /> đến các cơ như trên. Phẫu tích xác cho thấy, vạt (1) tạo một đường cắt đứng dọc của môi lớn<br /> mỡ môi lớn và vạt cơ hành hang được chứng âm hộ, (2) bóc tách mô mỡ bên dưới, (3) buộc cắt<br /> minh là hai thành phần riêng biệt. phần đầu trước của vạt mỡ (bỏ phần cung cấp<br /> máu từ động mạch sinh dục ngoài), giữ lại chân<br /> vạt mỡ được cung cấp máu từ sau đến (động<br /> mạch môi sau xuất phát từ động mạch sinh dục<br /> trong – Hình 5), (4) tạo đường hầm từ vết cắt xẻ<br /> thành trước âm đạo đến đường cắt môi lớn, (5)<br /> đầu tự do của vạt mỡ môi lớn được luồn qua<br /> đường hầm này để phủ lên vị trí niệu đạo hay<br /> Hình 4: Vạt mô Martius nguyên thủy gồm cơ hành bàng quang đã khâu đóng (vạt mỡ Martius<br /> hang để điều trị rò niệu đạo-âm đạo(35) được luồn bên dưới môi nhỏ âm hộ phải đảm<br /> Như vậy, vạt mô Martius được đề cập bởi bảo đủ kích thước để tránh căng thắt gây giảm<br /> các tác giả khác nhau có thể là một nhóm vạt mô cung cấp máu nuôi), (6) khâu cố định vạt mỡ<br /> đa dạng. Lịch sử của vạt mô Martius được xem bằng chỉ vicryl 3.0 và (7) khâu đóng vết cắt xẻ<br /> xét lại, giải phẫu đã được chứng minh trên phẫu môi lớn âm hộ.<br /> <br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016 175<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016<br /> <br /> TTNĐ. Nguy hiểm hơn, bướu ác túi thừa sẽ tái<br /> phát cao hay di căn sớm sau phẫu thuật khi được<br /> chẩn đoán trễ(29). Ngoài ra, còn có các yếu tố tiên<br /> lượng như nhiễm khuẩn niệu đạo, viêm nhiễm<br /> tại chỗ hoặc vấn đề dẫn lưu(42).<br /> Porpiglia và cs(29) cho rằng các yếu tố nguy cơ<br /> gây ra biến chứng phẫu thuật này bao gồm: (1)<br /> Hình 5: Phân bố mạch máu vạt mỡ môi lớn âm hộ(40) chẩn đoán muộn (> 12 tháng), (2) kích thước túi<br /> Không phải tất cả phẫu thuật vá rò niệu đạo– thừa (> 4 cm) và (3) cấu trúc túi thừa phức tạp<br /> âm đạo nào cũng phải sử dụng kỹ thuật chèn vạt (như hình móng ngựa). Aspera và cs(2) cho rằng<br /> mỡ Martius. Việc áp dụng tùy thuộc vào vị trí, việc phát hiện túi thừa sau khi điều trị phẫu<br /> kích thước của mô niệu đạo bị mất cũng như thuật cắt TTNĐ là do túi thừa mới được hình<br /> tình trạng mô còn lại quanh niệu đạo (viêm, sẹo thành hoặc do tái phát. Chúng tôi cho rằng tái<br /> xơ, mỏng). Kết quả kỹ thuật vạt mỡ Martius phát túi thừa là do cắt không hết, nhiễm khuẩn<br /> được mô tả khác nhau, ứng dụng khác nhau và tỉ tiến triển, bóc tách khó khăn, khâu không kín<br /> lệ thành công cũng khác nhau. Trong các bệnh hay đường khâu quá căng, khoảng chết lớn hay<br /> nhân của chúng tôi, vì túi thừa rất lớn và sâu, sau do các yếu tố kỹ thuật khác. Việc cắt lại túi thừa<br /> khi cắt bỏ túi thừa, nhận thấy mô niệu đạo bị cũng có thể được thực hiện nếu cần thiết.<br /> mất khá nhiều, mô còn lại khá mỏng nên chúng Chăm sóc theo dõi sau phẫu thuật<br /> tôi mạnh dạn thực hiện thêm phẫu thuật Martius<br /> Đối với dẫn lưu nước tiểu cũng có nhiều vấn<br /> bằng vạt mỡ môi lớn âm hộ. Phẫu thuật này đề chưa thông nhất, một số tác giả chỉ đặt thông<br /> không quá khó khăn, có tính an toàn và cho kết niệu đạo trong 10 ngày(26), một vài tác giả khác<br /> quả rất tốt sau phẫu thuật. thì khuyến cáo nên mở bàng quang ra da(10) hoặc<br /> Kết quả phẫu thuật kết hợp đặt thông niệu đạo và mở bàng quang ra<br /> Có một số ít các nghiên cứu cắt mở túi thừa da(26). Theo chúng tôi, nếu tình trạng NKĐTN<br /> ra âm đạo cho kết quả hết 100% triệu chứng và không rõ ràng, có thể rút bỏ thông niệu đạo sau<br /> có rất ít biến chứng nếu túi thừa ở 1/3 ngoài niệu 7-10 ngày, bệnh nhân có thể ra viện sớm với<br /> đạo. Một nghiên cứu hồi cứu sau phẫu thuật cắt thông niệu đạo.<br /> bỏ túi thừa cho kết quả hết hoàn toàn các triệu KẾT LUẬN<br /> chứng là 70%, với tỉ lệ tái phát 10–20%(13).<br /> TTNĐ là một bệnh hiếm gặp với sự hiểu biết<br /> Biến chứng thường gặp của phẫu thuật cắt sinh bệnh học còn nghèo nàn. Việc chẩn đoán<br /> bỏ túi thừa là tái phát túi thừa (1–25%), rò niệu<br /> chủ yếu dựa vào lâm sàng để định hướng, nội<br /> đạo–âm đạo (1–8%), tiểu không kiểm soát gắng soi niệu đạo–bàng quang và chụp UCR hoặc<br /> sức (1–16%), hẹp niệu đạo (0–5%) và nhiễm VCUG giúp chẩn đoán xác định. Trong thực tế,<br /> khuẩn đường tiết niệu tái phát (7–31%)(13,27,30). túi thừa niệu đạo xảy ra nhiều hơn so với số<br /> Ngoài ra, LUTS với biểu hiện tiểu nhiều lần<br /> bệnh nhân được chẩn đoán. Chẩn đoán chậm trễ<br /> trong 3–10%(32). Có mối tương quan rõ rệt giữa tỉ ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị. Do đó, nên<br /> lệ tái phát với tình trạng chậm trễ trong chẩn nhận thức rằng túi thừa niệu đạo là chẩn đoán<br /> đoán và điều trị TTNĐ(29). Một nghiên cứu mới phân biệt, các bác sĩ lâm sàng có thể làm giảm<br /> đây cho thấy thời gian trung bình từ khi có triệu thiểu tình trạng chẩn đoán trễ, qua đó làm giảm<br /> chứng đến lúc chẩn đoán được là 5,2 năm(30). Các<br /> các biến chứng liên quan đến tình trạng này.<br /> bệnh nhân được chẩn đoán trễ hơn 12 tháng có<br /> Điều trị đơn thuần là phẫu thuật cắt bỏ túi<br /> nguy cơ cao bị biến chứng sau phẫu thuật cắt<br /> thừa qua ngả âm đạo có thể kèm theo thủ thuật<br /> <br /> <br /> 176 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> chèn vạt mỡ môi lớn âm hộ (phẫu thuật 18. Lapides J (1978). Transurethral treatment of urethral<br /> diverticula in women. Trans Am Assoc Genitourin Surg; 70:<br /> Martius). Kết quả điều trị thường tốt với ít tai 135 – 137<br /> biến – biến chứng. 19. Leach G E, Bavendam T G (1987). Female urethral diverticula.<br /> Urology; 30(5): 407 – 415<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO 20. Leach G E, Schmidbauer C P, Hadley H R, et al (1986).<br /> 1. Antosh D D, Gutman R E (2011). Diagnosis and management Surgical treatment of female urethral diverticulum. Semin<br /> of female urethral diverticulum. Female Pelvis Med Reconstr Urol; 4: 33 - 42<br /> Surg; 17(6): 264 – 271 21. Lee J W, Fynes M M (2005). Female urethral diverticula. Best<br /> 2. Aspera A M, Rackley R R, Vasavada S P (2002). Pract Res Clin Obstet Gynaecol; 19(6): 875 – 893<br /> Contemporary evaluation and management of the female 22. Mackinnon M, Pratt J H, Pool T L (1959). Diverticulum of the<br /> urethral diverticulum. Urol Clin North Am; 29(3): 617 – 624 female urethra. Surg Clin North Am; 39(4): 953 – 962.<br /> 3. Burrows L J, Howden N L, Meyn L, et al (2005). Surgical 23. Macura K J, Genadry R, Bowman T L, Mostwin J L, Lardo A<br /> procedures for urethral diverticula in women in the United C, Bluemke D A (2004). Evaluation of the female urethra with<br /> Stated, 1979 – 1997. Int Urogynecol J Pelvic Floor Dysfunct; intraurethral magnetic resonance imaging. J Magn Reson<br /> 16(2): 158 – 161 Imaging; 20(1): 153 – 159<br /> 4. Chancelelor MB, Liu JB, Rivas DA, Karasick S, Bagley DH, 24. Martensson O, Duchek M (1994). Translabial ultrasonography<br /> Golodberg BB (1995). Intraoperative endo-luminal with pulsed colour-Doppler in the diagnosis of female<br /> ultrasoundevaluation of urethral diverticula. J Urol, 153:72–75. urethral diverticulum. Scand J Urol Nephrol; 28(1): 101-104<br /> 5. Chitrathara K, Namratha D, Francis V, Gangadharan VP 25. Nezu F M, Vasavada S P (2001). Evaluation and management<br /> (2001). Spontaneous rectovaginal fistula and repair using of female urethral diverticulum. Tech Urol; 7: 169 – 175.<br /> bulbocavernosus muscle flap. Tech Coloproctol; 5: 47–49. 26. Omar Riyach, Mustapha Ahsaini, Mohammed Fadl Tazi,<br /> 6. Chou C P, Levenson R D, Elsayer K M, et al (2008). Imaging of Soufiane Mellas, Roos Stuurman-Wieringa, Abdelhak<br /> female urethral diverticulum: an update. Radiographics; 28(7): Khallouk, Mohammed Jamal El Fassi, Moulay Hassan Farih<br /> 1917 – 1930 (2014). Female urethral diverticulum: cases report and<br /> 7. Daneshgari F, Zimmern P E, Jacomides L (1999). Magnetic literature. Annals of Surgical Innovation and Research, pp 8-1.<br /> Resonance Imaging detection of symptomatic 27. Patel A K, Chapple C R (2006). Female urethral diverticula.<br /> noncommunicating intraurethral wall diverticula in women. J Current Opin Urol; 16(4): 248 – 254<br /> Urol; 161: 1259 – 1261 [discussion 1261 – 1262] 28. Pinedo G, Phillips R (1998). Labial fat pad grafts (modified<br /> 8. Dmochowski R R, Ganabathi K, Zimmem P E, Leach G E Martius graft) in complex perianal fistulas. Ann R Coll Surg<br /> (1994). Benign female periurethral masses. J Urol; 152(6 Pt Engl; 80: 410–412.<br /> 1):1943 – 1951 29. Porpiglia F, et al (2002). Preoperative risk factors for surgery<br /> 9. Dwarkasing R S, Dinkelaar W, Hop W C, Steensma A B, female urethral diverticula: Our experience. Urol int; 69(1): 7 -<br /> Dohle G R, Krestin G P (2011). MRI evaluation of urethral 11<br /> divercula and differential diagnosis in symptomatic women. 30. Romanzi L J, Groutz A, Blaivas J G (2000). urethral<br /> AJR Am J Roentgenol; 197(3): 676 – 682 diverticulum in women: diverse presentations resulting in<br /> 10. El Khader K, Ouali M, Nouri M, et al (2001). Diverticules de diagnostic delay and mismanagement. J Urol; 164(2): 428 – 433<br /> l’urèthre chez la femme. Analyse de 15 cas. Prog Urol, 11:97– 31. Routh A (1890), Urethral diverticulum. Br Med J; 1:360–365.<br /> 102. 32. Sachot JL, Rata Jcza JA (1989). Les urétérocèles féminines.<br /> 11. Faeber G J (1998). Urethral diverticulectomy and pubovaginal Difficultés diagnostiques et thérapeutiques. A propos de 10<br /> sling for simultaneous treatment of urethral diverticulum and cas. Ann Urol; 23:156–157.<br /> intrinsic sphincter deficiency. Tech Urol; 4: 192 – 197 33. Saito S (2000). Usefulness of diagnosis by urethroscopy under<br /> 12. Fortunato P, Schettini M, Gallucci M (2001). Diagnosis and anaesthesia and effect of transurethral electrocoagulation in<br /> therapy of the female urethral diverticula. Int. Urogynecol. J. symptomatic female urethral diverticula. J Endourol; 14: 455 –<br /> Pelvic Floor Dysfunct; 12(1): 51 – 57 457<br /> 13. Ganabathi K, Leach G E, Limmem P E, et al (1994). Experience 34. Scapero H M, Dmochowski R R, Leu P B (2004). Female<br /> with the management of urethral diverticulum in 63 women. J urethral diverticula. Atlas Urol Clin; 12: 205 – 212[43].<br /> Urol; 152 (5 Pt1): 1445 – 1452 35. Shahram Ghotb Sajjadi, Örs Péter Hortváth, Katalin Kalmár<br /> 14. Golomb J, Leibovitch I, Morag B, Ramon J (2003). Comparison (2012). Martius flap: historical and anatomical considerations.<br /> of voiding cystourethrography and double-balloon European Journal of Plastic Surgery; Volume 35, Issue 10, pp<br /> urethrography in the diagnosis of complex female urethral 711 - 716.<br /> diverticula. Eur Radiol; 13(3): 536 – 542 36. Siegel C L, Middleton W D, et al (1998). Sonography of the<br /> 15. Greenberg M, Stone D, Cochran S T, et al (1981). Female female urethra. AJR Am J Roentgenol; 170(5): 1269 – 1274<br /> urethral diverticula: double balloon catheter study. AJR Am J 37. Siegel CL, Middleton WD, Teefeys SA, Wainstein MA,<br /> Roentgenol; 136: 259 – 264 McDougall EM, Klutke CG (1998): Sonography of the<br /> 16. Jiledar Rawat, Tanvir Roshan Khan, Sarita Singh, Madhukar femaleurethra. AJR Am J Roentgenol; 1(70):1269–1274.<br /> Maletha, Shivnarain Kureel (2009). Congenital anterior 38. Smith N A (2011). Treatment approach to female urethral<br /> urethral valves and diverticula: Diagnosis and management in diverticulum. Rev Col Bras Cir; 38(6): 440 – 443<br /> six cases. African Journal of Paediatric Surgery; 6(2): 102-105 39. Thomas A A, Rackley R R, Lee U, Goldman H B, Vasavada S<br /> 17. Khati N J, Javitt M C, et al (1998). MRImaging diagnosis of a P, Hansel D E (2008). Urethral diverticula in 90 female<br /> urethral diverticulum. Radiographics; 18(2): 517 – 522<br /> <br /> <br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016 177<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016<br /> <br /> patients: a study with emphasis on neoplastic alterations. J<br /> Urol; 180(6): 2463 – 2467<br /> 40. Urologicsurgery.wordpress.com/martius-flap (2015). Ngày nhận bài báo: 10/11/2015<br /> Operative Recipes For Urologists.<br /> Ngày phản biện nhận xét bài báo: 16/12/2015<br /> 41. Venyo A, et al (2012). Female Urethral Diverticula: A Review<br /> of the Literature. Webmed Central Urology; 3(5): WMC003428 Ngày bài báo được đăng: 22/02/2016<br /> 42. Young GPH, Wahle GR, Raz D (1996). Female urethral<br /> diverticulum. In Shlomo Raz. Female urology. Philadelphia:<br /> SaundersWB; 477–489.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 178 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2