intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tuổi mẫu giáo lớn nên ăn uống như thế nào?

Chia sẻ: Kem Caphe | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

135
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cần luôn bình tĩnh khi cho trẻ ăn và chọn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Lưu ý là để cho trẻ tự quyết định sẽ ăn bao nhiêu. Hãy tin rằng trẻ biết chính xác nhu cầu của cơ thể chứ không phải là sự nhạy cảm của người mẹ. Một chế độ dinh dưỡng cân bằng và khoẻ mạnh sẽ cung cấp đầy đủ cho lứa tuổi mẫu giáo lớn tất cả các loại vitamin và vi chất cần thiết cho sự tăng trưởng nhưng đôi khi thật khó để yêu cầu trẻ ăn đủ lượng cần thiết. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tuổi mẫu giáo lớn nên ăn uống như thế nào?

  1. Tuổi mẫu giáo lớn nên ăn uống như thế nào?
  2. Cần luôn bình tĩnh khi cho trẻ ăn và chọn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Lưu ý là để cho trẻ tự quyết định sẽ ăn bao nhiêu. Hãy tin rằng trẻ biết chính xác nhu cầu của cơ thể chứ không phải là sự nhạy cảm của người mẹ. Một chế độ dinh dưỡng cân bằng và khoẻ mạnh sẽ cung cấp đầy đủ cho lứa tuổi mẫu giáo lớn tất cả các loại vitamin và vi chất cần thiết cho sự tăng trưởng nhưng đôi khi thật khó để yêu cầu trẻ ăn đủ lượng cần thiết. Đừng quá lo lắng, hầu hết trẻ đều khá kén ăn trong thời điểm này. Dưới đây là một số ý tưởng giúp trẻ bổ sung đầy đủ vitamin từ thực phẩm mà không cần dùng tới vitamin tổng hợp: Luôn ăn uống đúng giờ, bất kể đó là 3 bữa chính hay 2 - 3 bữa phụ với các món ăn nhẹ bổ dưỡng như: - Hoa quả
  3. - Cà chua bi và phô mai viên - Sữa chua trộn với dâu hay hoa quả cắt nhỏ - Một miếng bánh mỳ kẹp thịt nhỏ - Rau trộn - Hoa quả trộn sữa rút bớt kem - Bánh nướng cùng với sữa Những món ăn này sẽ tốt hơn là một bữa ăn no nê trước giấc ngủ trưa vì ăn như vậy sẽ làm cho trẻ cảm thấy mệt mỏi. Cho trẻ ăn một ít món ăn nhẹ hoặc uống sữa trước khi ngủ và sau khi ngủ dậy, có thể cho bé ăn no hơn. Các món ăn nhẹ xen kẽ giữa các bữa chính sẽ giúp trẻ tránh được cảm giác quá đói. Hãy tạo không khí cho bữa ăn luôn hấp dẫn và vui
  4. tươi - sự ngon miệng cả trong bữa chính. Điều này sẽ giúp lứa tuổi mẫu giáo có tới 2 cơ hội để nạp dưỡng chất và đa dạng hoá thực phẩm nạp vào cơ thể. Món tráng miệng cũng cần đảm bảo dinh dưỡng như sa lát hoa quả trộn sữa chua, hoa quả dầm và sữa trứng, bánh nướng và hoa quả cắt lát... Để khuyến khích trẻ ăn một món mới, cách tốt nhất là bạn hãy ăn món đó trước mặt chúng. Bạn sẽ thấy “tấm gương” của bản thân tạo ra phản ứng tốt đẹp ở bé như thế nào khi vừa ăn vừa nhận xét: “Ừm, món ăn này ngon quá!”. “Đây là món mẹ rất thích!”…. Trẻ trong độ tuổi chuẩn bị đến trưởng cũng bắt đầu có khẩu vị riêng. Một số thích những món ăn có nước sốt, số khác lại thích ăn khô. Nhiều trẻ không thích ăn các loại thịt dai vì rất khó nhai. Vậy nên, tốt nhất là tôn trọng sở thích của trẻ nhưng cũng không có nghĩa là nấu riêng cho bé. Hãy nấu những món mà cả nhà có thể cùng ăn và thêm 1 món mà bạn biết chắc là bé
  5. sẽ thích. Cùng với thời gian, khẩu vị của trẻ sẽ thay đổi, dần phù hợp với thói quen ăn uống của gia đình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2