intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tượng đài - miếng giữa làng!

Chia sẻ: Ben Ben | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

73
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tượng đài VN có quá nhiều tác phẩm xấu, sao chép nhau và y chang các tượng đài ở Trung Quốc, Liên Xô cũ, phá vỡ cảnh quan, làm hỏng môi trường kiến trúc. Mỗi tượng đài đều có một hội đồng nghệ thuật kiểm nghiệm “đầu vào, đầu ra”. Phải chăng chính những hội đồng nghệ thuật này đã góp phần tích cực vào “nạn” tượng đài xấu ở nước ta?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tượng đài - miếng giữa làng!

  1. Tượng đài - miếng giữa làng! Tượng đài VN có quá nhiều tác phẩm xấu, sao chép nhau và y chang các tượng đài ở Trung Quốc, Liên Xô cũ, phá vỡ cảnh quan, làm hỏng môi trường kiến trúc. Mỗi tượng đài đều có một hội đồng nghệ thuật kiểm nghiệm “đầu vào, đầu ra”. Phải chăng chính những hội đồng nghệ thuật này đã góp phần tích cực vào “nạn” tượng đài xấu ở nước ta? Quan chức nhiều hơn nhà chuyên môn Thông thường, mỗi hội đồng nghệ thuật xét duyệt một công trình tượng đài có ít nhất một thành viên là nhà điêu khắc, người có thẩm quyền về chuyên môn. Nhà điêu khắc cũng có thể được thay thế bằng một nhà quản lý, đại diện cho cơ quan quản lý Nhà nước về các hoạt động mỹ thuật, nghĩa là ít nhiều cũng có chuyên môn. Đối với các công trình tầm cỡ quốc gia, vấn đề này không có gì phải bàn, còn ở các công trình địa phương, việc có mặt nhà điêu khắc chắc chắn là khó khăn, bởi có tỉnh, điêu khắc gia chỉ đếm bằng con số từ... 0 đến 1 (như tỉnh Quảng Bình chỉ có một nhà điêu khắc Phan Đình Tiến là tốt nghiệp trường mỹ thuật hẳn hoi). Vậy nếu nhà điêu khắc này là tác giả của tượng đài thì không biết lấy đâu ra nhà điêu khắc khác tham gia hội đồng nghệ thuật, nếu không mời từ các tỉnh khác, từ Vụ Mỹ thuật, các trường mỹ thuật... Trong hội đồng nghệ thuật xét duyệt phác thảo tượng đài còn có đại diện chính quyền địa phương – tiếng nói chủ chốt vì là chủ đầu tư công trình - rồi đại diện của ngành tài chính, ngành quản lý môi trường... Số lượng những vị quan chức này thường nhiều gấp bội so với nhà chuyên môn.
  2. Kiến trúc sư Ngô Huy Giao từng kêu: “Các ông ấy biết gì về chuyên môn mà xét duyệt!”. Cho nên mới có tình trạng hai tượng đài giống nhau “như hai giọt nước”. Cũng vì thế mới có chuyện nếu đi từ Nam ra Bắc, sẽ thấy mỗi tỉnh lại có một cổng chào hay tượng đài “Nhiệt liệt chào đón quý khách tới tỉnh...” na ná nhau đến mức thuộc lòng. Thậm chí người ta còn tự hào là tượng đài của mình giống hệt tượng đài nào đó (nghe nói) ở bên Tàu, bên Nga! Tượng đài "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" - Hà Nội Tiêu chí xét duyệt: Nỗi buồn mênh mang Với việc đào tạo theo lối tư duy “hoành tráng” ở các trường mỹ thuật, quen chiêm ngưỡng và bái phục các tượng đài của Liên Xô cũ hay Trung Quốc, uy tín của các nhà điêu khắc “tên tuổi” về tính hoành tráng luôn được xem là tiêu chí quan trọng để phác thảo tượng đài “lọt lưới” khâu xét duyệt. Hệ quả là vô số tượng đài “cao to” ra đời mà cả người sáng tác lẫn người xét duyệt đều không nói được nó đẹp ở chỗ nào! Kiến trúc sư Nguyễn Trương Quý phát biểu: “Chúng ta có những phong trào mà khẩu hiệu thì khá ấn tượng như “Một giọt đồng đúc tượng danh nhân”, nhưng không đề ra được ý tưởng nào về tư duy sáng tác tượng đài”. Xét thuần về chuyên môn, hiện trạng của điêu khắc VN đã là một nỗi buồn mênh mông! Cái cũ ngày càng cũ, cái mới không có cửa ngõ nào để chào đời, tình trạng khó mà có thể một sớm một chiều thay đổi! Chưa kể, ngay chính các vị có chuyên môn trong các hội đồng, thường là những “cây đa
  3. cây đề” đồng thời kiêm quản lý về chuyên ngành mỹ thuật, cũng là những người được đào tạo theo tư duy cũ, sau đó đào tạo lại học trò cũng theo tư duy đó, không cần biết là lối tư duy ấy đã lạc hậu bao nhiêu thập kỷ! Tương quan của tượng đài với kiến trúc và cảnh quan môi trường xung quanh cũng còn là một yếu tố chưa bao giờ được các đơn vị chủ đầu tư quan tâm thực sự. Bởi lẽ, trong hầu hết các hội đồng từ xét duyệt tới nghiệm thu, rất hiếm hội đồng có sự hiện diện và tiếng nói chuyên môn thực sự của kiến trúc sư. Nhưng khi có một tượng đài phản cảm, những lời kêu ca thường được nhằm vào các nhà thiết kế kiến trúc cảnh quan và quy hoạch. Những con ngựa trên cổng chào khu Ciputra nhìn từ phía cầu Thăng Long trông như bầy châu chấu – một công trình điêu khắc của trào lưu kiến trúc mới - là một minh chứng cho việc thiếu sự phối hợp giữa tượng đài với kiến trúc, cảnh quan. Có nhiều ý kiến cho rằng trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, tượng đài không còn mang ý nghĩa chính trị thuần túy như trước mà trở thành “mỏ vàng” cho một số người, thành “miếng giữa làng” béo bở cho không ít các vị chức sắc và cả tác giả của nó nữa. Tiêu cực trong các thủ đoạn rút ruột công trình, đánh tráo vật liệu, ăn chia tiền tác quyền và ăn chia kinh phí xét duyệt, kinh phí thi công tượng đài... đều là những chuyện đã trở thành “thường ngày ở huyện”. Bức xúc về vấn đề này, họa sĩ Trần Lương nói: “Việc các hội đồng không độc lập được với các thiết chế hành chính quan liêu sẽ khó đảm bảo được về chất lượng tác phẩm cũng như mức độ công minh trong lựa chọn, hay giảm thiểu được nạn tham nhũng, bởi hiện nay vẫn tồn tại tình trạng cả nghệ sĩ và hội đồng nghệ thuật cùng lo “kiếm ăn” trên thân xác các tượng đài...”.
  4. Tượng Nguyễn Trung Trực - Kiên Giang Truy cứu trách nhiệm: Ngửa mặt kêu trời Trên thực tế, trách nhiệm của hội đồng nghệ thuật đối với một công trình tượng đài chỉ gói gọn trong phạm vi xét duyệt phác thảo. Họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Vụ phó Vụ Văn nghệ Trung ương Đảng, cho biết ông đã nhiều lần đặt vấn đề phải kéo dài trách nhiệm của hội đồng đến khi khánh thành tượng đài, song ý kiến của ông đến nay vẫn rơi vào im lặng. Xong phác thảo là... xong! Sau đó, tượng đài xấu hay đẹp, có phá vỡ cảnh quan hay hư hỏng... cũng không có một tiếng nói nào của hội đồng nghệ thuật chịu trách nhiệm về công trình đó nữa! Một ví dụ điển hình về sự bất cập từ phía hội đồng nghệ thuật, ở cả hai khâu xét duyệt phác thảo và nghiệm thu công trình, đó là công trình lập kỷ lục về độ lớn tượng đài ở nước ta: tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ. Đúng ra, công trình được phóng lớn từ bức tượng nguyên mẫu cao 1,2m của tác giả Nguyễn Hải làm năm 1960 thành một tượng đài kích thước 12,6m ở một vị trí lộng gió tại Điện Biên Phủ là chuyện khó có thể chấp nhận. Đó là một công trình trị giá 37 tỉ đồng, chưa kể 4 tỉ đồng phụ thêm để xử lý chống sập với sự cố sụt lở phần bờ kè chân đế. Theo dự báo của một số người có chuyên môn, việc sụt lở bờ kè chân đế tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ tuy đã được khắc phục nhưng rồi sẽ tiếp tục tái diễn. Khi đó, mọi lỗi lầm sẽ được đổ cho thời gian, mưa nắng... nghĩa là đổ cho ông trời, mà có “ngửa
  5. mặt kêu trời” thì hàng tỉ đồng tiền thuế của dân cũng đã trôi vào hư vô từ bao giờ! Lê M ỹ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2