intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

tướng navarre với trận Điện biên phủ: phần 2 - nxb công an nhân dân

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:131

46
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

phần 2 từ chương 6, bắt đầu từ "dĩ nhiên, việt minh chưa có những xe bọc thép, nhưng rõ ràng là nếu có thì cuộc hoảng loạn càng tăng lên gấp bội. trong khi thảo luận các biện pháp đề phòng, có người nào đó đã ra lệnh phá hủy chiếc cầu chủ yếu trên con đường từ thà khẹt đi sênô, nằm trên sông sêbang phai...". mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: tướng navarre với trận Điện biên phủ: phần 2 - nxb công an nhân dân

Jean Pouget<br /> Tướng NAVARRE Với Trận Điện Biên Phủ<br /> <br /> Chương 6<br /> Dĩ nhiên, Việt Minh chưa có những xe bọc thép, nhưng rõ ràng là nếu có thì<br /> cuộc hoảng loạn càng tăng lên gấp bội. Trong khi thảo luận các biện pháp đề<br /> phòng, có người nào đó đã ra lệnh phá hủy chiếc cầu chủ yếu trên con đường<br /> từ Thà Khẹt đi Sênô, nằm trên sông Sêbang Phai. Ở mặt Bắc đoạn cắt này có<br /> một đơn vị nhỏ công binh chốt giữa chúng tôi không biết điều gì sẽ xảy ra.<br /> Tiếp theo lời phát biểu của Berteil, đại úy Graillat cũng tham gia ý kiến. Ông<br /> vốn là một đại úy kỵ binh chắc nịch, nặng tới 95 kilô, hiện nay đang chỉ huy<br /> một đại đội xe bọc thép ở Lào. Đại đội này do ông tự thành lập, bằng cách<br /> thu thập hai mươi xe bọc thép có vũ trang cũ kỹ của Mỹ, một trăm năm mươi<br /> lính Lào hay cười, thông minh, nhẫn nại. Ông đã tổ chức được một đơn vị<br /> nghiêm chỉnh, vượt sự mong đợi. Một trung đội của ông đã được biệt phái<br /> tới Thà Khẹt, nhưng vẫn còn ở đâu đó trên đường đi và đang gọi điện về xin<br /> chi thị.<br /> Theo báo cáo của trung đội trưởng, thị xã nhỏ bé này vẫn rất yên tĩnh kể từ<br /> khi các cơ quan quân sự hấp tấp di tản. Dọc đường đi, trung đội phát hiện<br /> thấy có nhiều kho đạn hình như bị bỏ lại. Những tin tức do đại úy Graillat<br /> thông báo làm mọi người xôn xao bàn tán. Tướng Navarre hỏi:<br /> - Trong trường hợp trung đội xe thiết giáp của anh cũng phải rút về Sênô thì<br /> liệu có thể vượt qua sông Sêbang Phai được không?<br /> - Báo cáo Đại tướng, không thể được. Tôi biết rất rõ đây là một nhánh của<br /> sông Mêkông. Đoàn xe của chúng tôi không thể nào vượt qua được nếu<br /> không có cầu.<br /> Tướng Bourgund ngồi trên chiếc ghế gỗ mà như sụt xuống đất. Đây là một<br /> trường hợp thường thấy trong văn học nhưng hiếm thấy trong cuộc sổng đời<br /> <br /> thường. Tuy nhiên, khi gặp phải thì người ta vẫn cứ phải chấp nhận và hiểu<br /> ra ngay. Tướng Bourgund như một vị anh hùng trong truyện cổ tích bị các<br /> thế lực dưới âm ty đánh quỵ. Đám ma quỷ bé nhỏ trong rừng đã “ăn hết óc”<br /> của ông.<br /> Tướng Navarre kéo riêng tôi ra một nơi, nói với tôi bằng một giọng trầm<br /> tĩnh, chính xác như thói quen vốn có:<br /> - Mình hơi lo ngại về tình hình sức khỏe của tướng Bourgund. Cậu có thể<br /> dùng máy bay của tôi đưa ông ấy về Huế được không?<br /> Thế là tướng Bourgund bị cách chức tư lệnh miền Trung Đông Dương một<br /> cách bí mật. Tướng Franqui được cử tới thay thế. Thật là bất hạnh.<br /> Đây là một người bạn nữa cùng khoá với tướng Navarre.<br /> Sư đoàn 325 Việt Minh hoàn toàn không biết câu chuyện này vì không có<br /> một nhà báo nào được chứng kiến để sau đó tiết lộ. Mãi bốn mươi tám giờ<br /> sau các nhà báo mới tới Thà Khẹt. Đó là thời gian vừa đủ để chúng tôi bắc<br /> lại cây cầu qua sông Sêbang Phai gọi các đoàn xe bọc thép quay trở lại đưa<br /> máy bay đi đón nhưng tiểu đoàn dù đã di tản về đồng bằng quay trở lại Sênô.<br /> Trong khi đó Bréchignac và Bigeard hoạt động rất khôn khéo trong rừng để<br /> nhử quân Việt tiến vào tầm pháo của Pháp. Mũi nhọn đã bị đánh tòe, cuộc<br /> tiến công của Việt Minh vào Trung Lào cùng giảm bớt sức thâm nhập. Ngày<br /> 20 tháng 1 Thà Khẹt được chiếm lại. Nhưng từ ngày 11, một vài dòng tít nổi<br /> bật trên báo chí “Đông Dương đã bị cắt đôi” đã gây xúc động trong công<br /> chúng Pháp.<br /> Tướng Navarre mở cuộc họp báo. Ông vẫn còn có vẻ hơi lạnh nhạt với giới<br /> báo chí, nhưng bản thuyết trình của ông rất rõ ràng và có tính thuyết phục.<br /> Buổi họp báo kết thúc với quang cảnh mọi người đều cầm cốc rượu trong<br /> tay. Nhưng khi viết sách, Bodard đã ghi lại câu nói của hai nhà báo mà ông<br /> nghe được khi ra khỏi Tổng hành dinh: “Bây giờ thì có vẻ như ông ấy thắng.<br /> Nhưng ta hãy chờ xem…” và “tình hình Đông Dương vẫn còn những nhằng<br /> như thếđó”..<br /> Tướng Navarre đã tỏ ra thắng thắn, cởi mở.<br /> <br /> Ông không hề nói với các nhà báo trong cuộc họp ngày 2 tháng 1 là ông chờ<br /> đợi Việt Minh tiến đánh Điện Biên Phủ. Và ông đã quyết định mở cuộc tiến<br /> công giành lại Liên khu 5 trong vòng chín ngày.<br /> Đinh Văn Sung<br /> Chiến dịch Atlante, nhằm đánh chiếm Liên khu 5 là vùng tự do của Việt<br /> Minh từ ngày bắt đầu cuộc chiến tranh Việt-Pháp đã được ghi trong kế hoạch<br /> Navarre cũng như trong tất cả các phương án tiến công từ bay năm nay.<br /> Trong khoảng thời gian đó, khu vực được coi là cái chốt của Việt Minh kéo<br /> dài từ nam Đà Nẵng đến tận sát Nha Trang đã được tổ chức lại: vùng đồng<br /> bằng ven biên tương đối trù phú; những ruộng lúa nước sản xuất hai vụ một<br /> năm, khá đủ để cùng với nguồn hải sản nuôi sống hai triệu dân. Những<br /> thuyền buồm viễn dương từ đảo Hải Nam của Trung Quốc thường chọc<br /> thủng vòng vây phong toả của hải quân và không quân Pháp, mang đến cho<br /> Việt Minh những vũ khí đạn dược viện trợ. Trên lãnh thổ Liên khu 5 mà<br /> không một địa điểm nào có thể thoát khỏi tầm pháo từ tàu chiến bắn lên, Việt<br /> Minh vẫn thành lập, trang bị, huấn luyện được bốn trung đoàn chủ lực, mỗi<br /> trung đoàn có một đại đội pháo đi kèm.<br /> Liên khu 5, bị lãng quên hoặc được thoát khỏi một cách kỳ lạ khi Pháp quay<br /> trở lại Đông Dương năm 1945, nay trở thành một đầu cầu chiến lược rất có<br /> giá trị của tướng Giáp. Từ căn cứ này tướng Giáp đã cổ vũ cuộc kháng chiến<br /> Nam Bộ và tuần tự đưa cán bộ và vũ khí tới miền Nam. Đoạn đường xe lửa<br /> từ Nha Trang đi Sài Gòn, nằm một phần trong hệ thống đường sắt xuyên<br /> Đông Dương, được coi như ống kim tiêm bơm thuốc trợ lực. Từng đoàn xe<br /> lửa gồm ba hoặc bốn toa, tùng đợt ra vào, được Pháp kiểm soát rất kỹ và<br /> Việt Minh bảo vệ rất đều. Các lực lượng vũ trang Liên khu 5 dĩ nhiên, giữ<br /> một vị trí trong các kế hoạch tổng phản công của tướng Giáp. Từ cuối tháng<br /> 1 năm 1954, lực lượng này đã tiến theo hướng Bắc đánh lên Tây Nguyên,<br /> tiêu diệt hệ thống phòng thủ yếu ớt bằng các đồn bốt nhỏ của chúng ta. Cùng<br /> phối hợp với cuộc tiến công ở Trung Lào, những lực lượng này có thể đánh<br /> chiếm vùng Ba biên giới chỉ trong vòng vài tuần. Từ đó, sẽ uy hiếp Hạ Lào,<br /> <br /> Đông Campuchia, cũng như Nam Kỳ và Sài Gòn.<br /> Bộ Tổng tham mưu của tướng Navarre hiểu rõ các ý đồ của Việt Minh và đã<br /> chuẩn bị các phương tiện cần thiết để đối phó. Nếu tôi không nhầm thì các<br /> lực lượng được bố trí để phòng thủ Tây Nguyên còn ngang bằng hoặc lớn<br /> hơn lực lượng sử dụng trong chiến dịch Atlante. Những kết quả dự tính sẽ<br /> đạt được trong phòng ngự cũng như trong tiến công đều giống nhau. Những<br /> lực lượng dự tính huy động trong chiến dịch Atlante sẽ có thể tiến công<br /> trước nhằm dập tắt hoặc vô hiệu hoá cuộc tiến công của Việt Minh, hoặc có<br /> thể chờ Việt Minh đánh lên Tây Nguyên sẽ chống lại bằng chiến thuật phòng<br /> ngự. Tướng Navarre chọn chiến thuật phòng ngự vì có nhiều lợi thế hơn.<br /> Trong văn bản ngày 25 tháng 1 năm 1954 liên quan đến vấn đề này có ghi<br /> rõ: “Những hoạt động quân sự này được tiến hành dưới hình thức tiến quân<br /> theo hướng Nam-Bắc bằng các lực lượng phối hợp giữa cánh quân từ nam<br /> Đà Nẵng tiến xuống và cánh quân tham gia chiến dịch Atlante từ Bình Định<br /> tiến lên. Cuộc hành quân phối hợp tác chiến sẽ phải kết thúc trong tháng 7<br /> năm 1954.<br /> Giai đoạn đầu, cuộc hành quân Arethuse gồm hai mươi nhăm tiểu đoàn,<br /> trong đó có hai tiểu đoàn dù, ba cụm pháo, hai đại đội xe bọc thép, bốn đại<br /> đội công binh. Mục đích là đánh chiếm Phú Yên, giao tỉnh lỵ cho chính<br /> quyền Bảo Đại cai trị…”<br /> Căn cứ vào số lượng binh lực tham gia chiến dịch Atlante thì đây không phải<br /> là một cuộc hành quân qui mô lớn. Những cuộc hành quân càn quét ở Bắc<br /> kỳ, như chiến dịch Brochet còn có nhiều phương tiện hơn, có chất lượng hơn<br /> và thường cũng chỉ thu được những kết quả rất mỏng manh. Tầm quan trọng<br /> của Atlante nằm trong giá trị của mục tiêu. Nếu hủy bỏ được cái lò lửa nuôi<br /> dưỡng cuộc kháng chiến toàn miền Nam và giao cho chính quyền Bảo Đại<br /> quản lý, thì có thể coi như đẩy lùi được cuộc chiến tranh ra tận cửa ngõ<br /> Quảng Bình.<br /> Sự thất bại của chiến dịch Atlante bắt nguồn từ một công thức cổ điển đối<br /> lập với chiến dịch Điện Biên Phủ. Như tờ Nước Pháp buổi chiều bình luận:<br /> <br /> “Tướng Navarre lao vào phía Nam, tướng Giáp tiến công ở mặt Bắc”. Phải<br /> chăng Atlante là một sai lầm về chiến lược?<br /> Tướng Giáp đã tập trung chung quanh Điện Biên Phủ bộ phận thiện chiến<br /> nhất, đông đảo nhất của lực lượng chủ lực tác chiến và định mở cuộc tiến<br /> công vào ngày 25 tháng 1 năm 1954. Tướng Navarre biết rõ điều đó nhưng<br /> lại lơ đễnh tới mức, năm ngày trước khi chiến dịch Điện Biên Phủ có thể xảy<br /> ra, lại điều động một bộ phận lực lượng của mình tới một nơi cách xa mặt<br /> trận chính hàng ngàn kilômét. Chỉ cần nêu lên con số các tiểu đoàn đã tham<br /> gia chiến dịch Atlante, bất cứ một học viên năm thứ nhất nào của trường Cao<br /> đẳng quân sự cũng có thể đễ dàng chứng minh Tổng tư lệnh của mình đã vi<br /> phạm nguyên tắc tiết kiệm lực lượng. Sự chứng minh này không cần một<br /> chứng cứ nào bởi vì sự thật là các nguyên tắc đã bị vi phạm rất rõ ràng. Chỉ<br /> cần không kể đến các nguyên tắc đó, như người ta vẫn thường lý giải một<br /> cách trừu tượng khi bàn đến vấn đề chiến lược, rồi vin vào các điều kiện đặc<br /> biệt của cuộc chiến tranh Đông Dương.<br /> Mục tiêu đánh chiếm của chiến dịch Atlante là quan trọng. Nhưng rõ ràng<br /> không phải đây là chuyện hy sinh để giữ Hà Nội hoặc Điện Biên Phủ. Càng<br /> không phải là chuyện hy sinh toàn bộ lãnh thổ Đông Dương để cứu Hà Nội.<br /> Bộ chỉ huy Pháp đã quyết định mở chiến dịch Atlante ngày 20 tháng 1 trong<br /> khi đang chờ Việt Minh đánh Điện Biên Phủ ngày 25 tháng 1. Chính vì lẽ<br /> đó, các tiểu đoàn tham gia chiến dịch ở miền Nam đã không thể có mặt ở<br /> Bắc kỳ và càng không thể tới được Điện Biên Phủ nếu Việt Minh tiến đánh.<br /> Những đơn vị đặt dưới quyền chỉ huy của Tổng tư lệnh Navarre trên toàn cõi<br /> Đông Dương không thể thay đổi dễ dàng được như các quân cờ trên bản đồ<br /> diễn tập của Học viện chiến tranh. Các lực lượng vũ trang của tướng Navarre<br /> như những mảnh vải không đều nhau, chắp vá cho vừa khít với nhau trong<br /> bộ quần áo của vai hề. Còn quân đội của các quốc gia liên kết ở Đông<br /> Dương thì như những mảnh sành mảnh sứ gắn chặt vào nhau như bộ đồ<br /> trang trí ghép mảnh cổ truyền. Các tiểu đoàn của Campuchia đã không thể<br /> điều động ứng cứu cho Trung Kỳ hoặc Bắc Lào. Nhưng, việc các đơn vị của<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2