intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tương quan giữa axit dạ cỏ, bệnh chân móng và năng suất sữa ở bò lai HF

Chia sẻ: Sở Trí Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

21
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu nhằm đánh giá tương quan giữa axit dạ cỏ, chân móng và năng suất sữa của bò sữa tại Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Khoa học Công nghệ, Đại học Nông lâm TPHCM từ tháng 10 đến tháng 12/2017. Kết quả cho thấy năng suất sữa thấp là 14,01 kg/con/ngày, đặc biệt ở lần vắt buổi chiều là 4,99 kg/con. Tỷ lệ bò bị chân móng cao nhất ở nhóm vắt sữa so với nhóm cạn sữa, hậu bị và bê lần lượt là 61,67; 27,78; 9,26 và 2,78% (P = 0,001).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tương quan giữa axit dạ cỏ, bệnh chân móng và năng suất sữa ở bò lai HF

  1. TƢƠNG QUAN GIỮA AXIT DẠ CỎ, BỆNH CH N MÓNG VÀ NĂNG SUẤT SỮA Ở BÒ LAI HF Nguyễn Thanh Hải*, Nguyễn Văn Chánh, Chế Minh, Dƣơng Nguyên Khang Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh * Email: hai.nguyenthanh@hcmuaf.edu.vn TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm đánh giá tương quan giữa axit dạ cỏ, chân móng và năng suất sữa của bò sữa tại Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Khoa học Công nghệ, Đại học Nông lâm TPHCM từ tháng 10 đến tháng 12/2017. Kết quả cho thấy năng suất sữa thấp là 14,01 kg/con/ngày, đặc biệt ở lần vắt buổi chiều là 4,99 kg/con. Tỷ lệ bò bị chân móng cao nhất ở nhóm vắt sữa so với nhóm cạn sữa, hậu bị và bê lần lượt là 61,67; 27,78; 9,26 và 2,78% (P = 0,001). Bệnh chân móng và năng suất sữa có tương quan nghịch chặt chẽ với r = - 0,91. Nhóm bò vắt sữa bị chân móng có pH dạ cỏ thấp là 5,11; thấp hơn nhóm không đau chân là 6,09 (P = 0,001). Nhóm bò bị chân móng có pH trong khoảng 5 đến 5,5 chiếm 72,07% và dưới 5 chiếm 14,41%. Trong khi ở nhóm không đâu chân có pH cao hơn trong khoảng 5,5 đến 6 chiếm 60,87%; tương quan thuận chặt chẽ với năng suất sữa là r = 0,92. Bò sữa bị sốc nhiệt nguy hiểm từ 7 giờ đến 14 giờ, đặc biệt lúc 12 và 14 giờ có chỉ số nhiệt ẩm THI lần lượt là r = 82,28 và 81,38; tương quan nghịch chặt chẽ với năng suất sữa là r = - 0,92. Sử dụng thức ăn tinh cho bò vắt sữa ở mức cao đến 66,94% trong khẩu phần, tương quan nghịch và thuận chặt chẽ với pH dạ cỏ và bệnh chân móng lần lượt là r = - 0,99 và 0,95. Từ khóa: Năng suất sữa, chân móng, axit dạ cỏ, THI. ABSTRACT The aim of the study was to evaluate current status of rumimal pH, lameness and milk yield of cows and to determine the primary factors affecting them. The survey was conducted in Dairy farms, Research and Technology Transfer Center, Nong Lam University from October to December 2017. The result showed that average milk yield was low at 14.01 kg/cow/day, particularly with afternoon milking time at 4.99 kg/cow/day. Lameness prevalence was highest in milking cows compared with dry, heifer and calves with 61.67, 27.78, 9.26 and 2.78%, respectively (P = 0.001). Lameness and milk yield had strongly inverse correlation with r = - 0.91. Lactating cows with lame legs had low pH at 5.11 and lower than those without lame legs at pH 6.09 (P = 0.001). Lame legs cows with pH ranging from 5 to 5.5 accounted for 72.07% and less than 5 accounted for 14.41%. While in the none lame legs cows with higher pH ranging from 5.5 to 6 occupied 60.87%, strongly positive correlation with milk yield with r = 0.92. Dairy cows under severely alert heat stress were from 7:00 am to 14:00 pm, especially at 12:00 pm and 14:00 pm with THI of 82.28 and 81.38, respectively; strongly negative correlation with milk yield with r = - 0.92. Using concentrate for milking cows was very high at the average of 66.94% in diets, strongly negative and positive correlation with ruminal pH and lameness prevalence with r = - 0.99 and 0.95, respectively. Key words: Milk yield, lameness, ruminal pH, THI. 1146
  2. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghành chăn nuôi bò sữa ở nước ta đang phát triển khá mạnh, dự kiến đến năm 2020, sản lượng sữa sẽ đáp ứng được 35% nhu cầu tiêu dùng sữa tươi trong nước, đạt trung bình 27 lít/người/năm (Tổng cục thống kê, 2014). Tổng đàn tăng nhưng diện tích canh tác càng thu hẹp làm cho người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn trong việc chủ động thức ăn thô xanh càng trầm trọng hơn, nhất là vào mùa khô. Người chăn nuôi đã sử dụng thức ăn tinh để bù lượng thức ăn thô bị thiếu hụt làm mất cân đối tỷ lệ tinh:thô trong khẩu phần. Tình trạng này diễn ra lâu dẫn đến mất cân bằng VSV dạ cỏ, giữa nhóm vi khuẩn lên men thức ăn tinh và thô. Nguyễn Võ Thu Trúc và cs. (2016), khảo sát khẩu phần bò sữa được cho ăn riêng từng loại với tỷ lệ thức ăn thô/tinh ở thành phố HCM là 43/57; đã ảnh hưởng đến quá trình lên men và nguy cơ axit dạ cỏ. Khi bò bị axit dạ cỏ thì có xu hướng sinh nhiều axit béo bay hơi, đặc biệt axit lactic, đã làm pH giảm và mất khả năng đệm, giảm tiêu hóa xơ, tăng bệnh chân móng, giảm năng suất, tử vong. Theo RAGFAR (2007), đàn bò sữa của Úc có ít nhất 3% axit dạ cỏ cấp tính và 10% axit dạ cỏ bán cấp tính (trích dẫn bởi Lean và cs., 2013). Bệnh chân móng là một trong ba bệnh khá phổ biến, chiếm tỷ lệ cao trong chăn nuôi bò sữa. Tuy không biểu hiện nghiêm trọng như các bệnh truyền nhiễm, nhưng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sức sản xuất, sức đề kháng và tuổi thọ. Từ đó tạo điều kiện cho các bệnh truyền nhiễm khác phát triển làm thiệt hại kinh tế nặng nề hơn. Axit dạ cỏ đã được chứng minh là một yếu tố quan trọng hàng đầu gây bệnh chân móng (Sarel và Jan, 2006). Khi pH dạ cỏ giảm dưới 5, sản xuất axit lactic được nâng lên làm tăng độ chua dạ cỏ và gây giải phóng histamin. Histamin tăng cao sẽ làm tăng lưu lượng máu đến chân móng, làm giản mạch máu cũng như tăng tạo mao mạch, từ đó làm tăng áp lực máu tại khu vực này. Tăng áp lực sẽ gây xuất huyết bằng cách gia tăng tính thấm qua thành mạch máu. Khi chân móng bị xung huyết sẽ gây thiếu máu cục bộ làm oxy và dưỡng chất không đưa đến mô bào dẫn đến phát triển chân móng bị chậm lại. Quá trình này kéo dài, lập đi lập lại, gây bệnh lý hoặc suy dinh dưỡng của chân móng càng nặng. Các tế bào mô không đủ dinh dưỡng sẽ làm lớp sừng móng mỏng và chân móng bò dễ bị tổn thương sinh học bởi vi khuẩn hoặc cơ học (Green và cs., 2002). Ngoài ra mạch máu dễ bị tổn thương; thiếu vitamin, biotin hoặc khoáng sẽ dẫn đến bệnh chân móng (Lê Đăng Đảnh, 2015). Hơn nữa, Green và cs. (2002) cho thấy khi bò bị chân móng đã làm giảm đến 360 kg sữa trong chu kỳ. Khảo sát của Phan Việt Thành (2010) đã cho thấy tỷ lệ bò bệnh chân móng là 10,6% tại TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương; tại Đan Mạch là 24,25% (Thomsen, 2009); tại Canada là 28,5% (Ito và cs., 2010) và 30% (Kelton và cs., 1998). Mục tiêu nghiên cứu: nhằm xác định mối tương quan và một số yếu tố ảnh hưởng đến axit dạ cỏ, bệnh chân móng và năng suất sữa trên bò sữa. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Được thực hiện từ tháng 10 đến 12/2017 tại Trại bò, thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Khoa học Công nghệ, Đại học Nông Lâm TPHCM. 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành trong 6 đợt theo chu kỳ cách nhau 15 ngày. Tổng số gia súc được khảo sát là 133 bò lai HF ở mức F2; trong đó 30 bò đang vắt sữa, 12 bò cạn sữa, 63 bò hậu bị và 28 bê. Nghiên cứu sử dụng theo phương pháp cắt ngang, tiến hành lấy mẫu dịch dạ cỏ và đo lường các chỉ tiêu khảo sát trực tiếp. 1147
  3. Tất cả các loại thức ăn được cân trước khi cho ăn và lượng thức ăn thừa được cân lại cuối ngày. Mỗi loại thức ăn được thu 6 mẫu, với khối lượng 200 gram/mẫu để phân tích vật chất khô (tiêu chuẩn TCVN 4801- 89) tại phòng thí nghiệm Bộ môn Chăn nuôi, Trường Đại học Nông Lâm TPHCM. Chỉ tiêu theo dõi Năng suất sữa: Sữa được vắt bằng máy lúc 7 và 14 giờ hằng ngày, được cân ở từng cá thể tại thời điểm vắt bằng cân loại 30kg và được cộng lại. Tỷ lệ bò bị bệnh chân móng: Điểm đi lại của bò được xác định theo phương pháp chấm của Sprecher và cs. (1997) từ 1 đến 5, tương ứng từ mức nhẹ đến nặng. Bò có điểm ≥ 3 được xếp vào nhóm bệnh chân móng. Tất cả các nhóm bò được chấm theo chu kỳ 15 ngày. Tỷ lệ bò chân móng (%) = Số bò có điểm ≥ 3/tổng số lượng bò. Chỉ số pH: Tất cả bò vắt sữa được lấy dịch dạ cỏ theo chu kỳ 15 ngày trước khi cho ăn. Bò được lấy trực tiếp dịch dạ cỏ qua đường miệng bằng dụng cụ ống thông dạ cỏ qua thực quản (Geishauser, 1993). Mẫu được lấy 100 ml/lần lấy/con, sau đó đo bằng pH điện tử cầm tay. Chỉ số nhiệt ẩm (THI): Sử dụng máy đo tiểu khí hậu chuồng nuôi chuyên dụng để đo nhiệt và ẩm độ ở chiều cao 1,5m cách nền (ở thời điểm 7, 12 và 14 giờ). Chỉ số nhiệt ẩm được tính: THI = T (0F) - 0,55 * (100 - RH%)/100 * (T - 58) (Ingraham và cs., 1974). 2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu Số liệu được xử lý bằng phần mền Microsoft Excel (2013) và Minitab 16.2 (2013). Các giá trị trung bình được so sánh bằng trắc nghiệm Tukey, các tỷ lệ được so sánh bằng trắc nghiệm χ2, khác biệt có ý nghĩa khi P ≤ 0,05. Hệ số tương quan (r) được dùng để nói lên sự tương quan giữa hai biến số. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Năng suất sữa bò Năng suất sữa trung bình chỉ đạt 14,01 kg/con/ngày, trong đó, thời điểm vắt sữa buổi sáng 9,02 kg/con cao hơn thời điểm vắt sữa buổi chiều 4,99 kg/con (P = 0,001; Bảng 1). Theo tác giả Chung Anh Dũng (2014), năng suất sữa trung bình của bò sữa tại thành phố Hồ Chí Minh là 16,44 kg/con/ngày, trong khi ở báo cáo khác tại Củ Chi là 15,79 kg/con/ngày (Nguyễn Thanh Hải, 2014), ở huyện Bình Chánh là 22,15 kg/con/ngày (Diệp Tấn Toàn, 2014). Tương tự, Nguyễn Võ Thu Trúc và cs. (2016) cho thấy năng suất sữa bò trung bình ở nông hộ trên địa bàn thành phố HCM là 11,98 kg/con/ngày. 3.2 Tỷ lệ bò bệnh chân móng Tỷ lệ bò mắc bệnh chân móng ở nhóm bò đang vắt sữa đạt cao nhất (61,67%); tiếp theo bò cạn sữa, hậu bị và bê, lần lượt là 27,78; 9,26 và 2,78% (P = 0,001; Biểu đồ 1). Theo khảo sát của Nguyễn Công Thật (2017) tại trại bò sữa Hoàng Anh Gia Lai cho kết quả ở bò đang vắt sữa là 21,95%, bò cạn sữa, hậu bị và bê tương ứng là 14,09; 8,4 và 3,07%. Kết quả khảo sát của chúng tôi cũng cao hơn khi so sánh các kết quả khảo sát của Thomsen (2009) ở Đan Mạch là 24,5%; Phan Việt Thành (2010) tại Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương là 10,6%; Joao và cs. (2018) ở Brazil là 21,2% trên cùng đối tượng bò đang vắt sữa. Tỷ lệ bệnh chân móng của bò sữa bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố về điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và chuồng trại. 1148
  4. Bảng 1. Năng suất sữa trung bình Thời điểm n (lần vắt) X (kg/con) CV (%) SEM P Sáng 180 9,02a 15,19 0,08 0,001 Chiều 180 4,99b 16,45 Cả ngày 180 14,01 12,59 Qua phân tích tương quan giữa bệnh chân móng và năng suất sữa bò trong nghiên cứu này cho kết quả là tương quan nghịch và rất chặt chẽ với r = - 0,91 (Đồ thị 1). Điều này đồng nghĩa với việc bò mắc bệnh chân móng đã ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất sữa (P = 0,001). Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Green và cs. (2002) đã cho thấy rằng năng suất sữa bò giảm 360 kg sữa/chu kỳ 305 ngày khi bò bị bệnh chân móng. Randall và cs. (2016) cũng đã cho thấy rằng năng suất sữa bò giảm 2,68 kg/ngày khi bò bị bệnh chân móng. 3.3 Chỉ số pH dạ cỏ và tƣơng quan với năng suất sữa Giá trị pH ở nhóm bò bị bệnh chân móng (5,11) thấp hơn so với nhóm bò không bị chân móng (6,09) (P = 0,001; Bảng 2). Nhóm bò không bị chân móng có giá trị pH từ 5,5 – 6,0 chiếm 60,87%, ở nhóm > 6 là 39,13%, và không có mẫu nào pH dưới 5,5. Trong khi đó, nhóm bò bị chân móng có pH từ 5- 5,5 chiếm tỷ lệ cao là 72,07%, pH dưới 5 là 14,41%, pH từ 5,5 đến 6 là 13,51% và không có mẫu nào có pH trên 6. Theo kết quả nghiên cứu của Beauchemin và Penner (2009) và Garrett (2017) đã cho thấy khi pH dạ cỏ từ 5 đến 5,5 thì bò sẽ bị axit dạ cỏ ở mức bán cấp tính, làm bò đau chân nhẹ và vừa. Tương tự, Joshua và cs. (2018) đã cho thấy rằng bò sữa sẽ bị axit dạ cỏ hay axit lactic cấp tính khi pH dưới 5 và làm bò đau chân nặng. Theo RAGFAR (2007), bò sữa ở Úc có ít nhất 3% bò bị axit dạ cỏ cấp tính và 10% bò bị axit dạ cỏ mức bán cấp tính (trích dẫn bởi Lean và cs., 2013). r = - 0,91 P = 0,001 Biểu đồ 1. Tỷ lệ bò bệnh chân móng ở các nhóm Đồ thị 1. Tương quan giữa bệnh chân móng và năng suất sữa Chỉ số pH dạ cỏ trung bình nên biến động từ 6,0 - 6,2. Nếu khẩu phần có tỷ lệ thức ăn tinh cao sẽ làm giảm pH dạ cỏ xuống dưới 6; sẽ làm giảm phát triển vi khuẩn tiêu hóa chất xơ từ đó giảm tiêu hóa xơ, dẫn đến toan huyết, tăng lượng nước vào ruột và gây tiêu chảy. Nếu pH dạ cỏ hạ thấp hơn 5,5 thì nhiều loài vi khuẩn dạ cỏ bắt đầu chết, nội độc tố vi khuẩn sản sinh trong môi trường axit dạ cỏ, từ đó hệ thống mạch máu nhỏ ở móng chân tăng tính thắm và gây viêm móng (Lê Đăng Đảnh, 2012). Điều này phù hợp với kết luận của McNamara và Gay (2002), cho rằng lượng axit lactic tăng đã trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến lưu lượng máu, làm tăng sinh quá mức áp lực các mô dẫn đến tổn thương, đặc biệt với các vùng chịu 1149
  5. áp lực cao như móng chân. Hiện trạng axit dạ cỏ cũng gây rối loạn tiểu tuần hoàn trong lớp màng đệm làm phá vỡ liên kết da biểu bì giữa móng và ngón thứ 3 gây sưng phù, xuất huyết, chết mô màng đệm của móng và hậu quả là bệnh chân móng. Do đó, pH dạ cỏ là yếu tố quan trọng trong việc xác định nguyên nhân gây bệnh chân móng trên bò sữa. Kết quả Đồ thị 2 cho thấy pH dạ cỏ và năng suất sữa có mối tương quan rất chặt chẽ (r = 0,92, P = 0,001) khi pH từ 4,5 - 6,5. Khi pH dạ cỏ trong khoảng từ 5,5 - 6,5 thì cho năng suất sữa tăng đáng kể. Theo Wales và cs. (2004), để cải thiện bệnh chân móng và năng suất sữa thì cần phải đảm bảo giá trị pH dạ cỏ luôn ổn định ở mức từ 6 - 6,5. Bảng 2. Giá trị pH dạ cỏ ở bò vắt sữa Nhóm bò X Tỷ lệ trị số pH theo khoảng (%) n (bò) P vắt sữa Dưới 5 5 - 5,5 5,5 - 6 Trên 6 Không đau chân 69 6,01a 0,00c 0,00c 60,87a 39,13b 0,001 Đau chân 111 5,11b 14,41b 72,07a 13,51b 0,00d 0,001 P 0,001 r = - 0,92 r = 0,92 P = 0,001 P = 0,001 Đồ thị 3. Tương quan giữa chỉ số THI với năng Đồ thị 2. Tương quan giữa pH dạ cỏ và năng suất sữa suất sữa 2.4 Chỉ số nhiệt ẩm (THI) và tƣơng quan với năng suất sữa Chỉ số THI đều cao và bò luôn trong tình trạng bị sốc nhiệt trạng thái nguy hiểm. Trong đó, cao nhất ở thời điểm 12 giờ là 82,28; kế đến ở 14 giờ là 81,38; và thấp nhất lúc 7 giờ là 77,98 (P = 0,001; Bảng 3). Kết quả nghiên cứu cho kết quả cao hơn kết quả của Nguyễn Công Thật (2017) tại trại bò sữa Hoàng Anh Gia Lai thuộc tỉnh Gia Lai, đàn bò sữa trong tình trạng sốc nhiệt ở thời điểm từ 10 đến 19 giờ với THI từ 73,9 - 80,3. Theo Ingraham và cs. (1974) cho rằng chỉ số THI nhỏ hơn 74 thì bò không bị sốc nhiệt, bò bắt đầu bị sốc nhiệt khi THI khoảng 75 - 78, bò bị sốc nhiệt nguy hiểm khi THI khoảng 79 - 83, và lớn hơn 84 thì bò bị sốc nhiệt nguy kịch có thể dẫn đến chết. Khi THI tăng từ 71 - 85 thì chất khô bò thu nhận giảm 0,4 kg/ngày hoặc tương ứng 0,02% so với lượng thức ăn thu nhận (Holter và cs., 1997). 1150
  6. Bảng 3. Chỉ số nhiệt ẩm THI ở bò khảo sát Thời gian (giờ) n (lần đo) X Min - Max SEM P a 7 6 77,98 76,94 - 79,00 b 12 6 82,28 81,02 - 83,51 0,34 0,001 b 14 6 81,38 80,13 - 83,37 Tương quan giữa giá trị THI và năng suất sữa bò rất chặt chẽ với r = - 0,92 (Đồ thị 3), khi THI tăng đã ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất sữa của bò (P = 0,001). Kết quả này phù hợp với nhận định của Ravagnolo và Misztal (2000) cho thấy mỗi đơn vị THI tăng lên khi chỉ số THI lớn hơn 72 thì năng suất sữa giảm 0,2 kg. 2.5 Tỷ lệ thức ăn tinh/thô trong khẩu phần và tƣơng quan với năng suất sữa Tỷ lệ thức ăn tinh/thô trong khẩu phần bò (VCK) trên đàn bò đang vắt sữa là cao nhất 66,94%; tiếp theo bò cạn sữa, hậu bị và bê lần lượt là 50,96; 40,84 và 39,24% (Bảng 4). Theo khuyến cáo của Lê Đăng Đảnh (2015), tỷ lệ TĂ tinh/thô trong khẩu phần bò vắt sữa nên duy trì ở mức 40 - 50%. Tuy nhiên, thực tế khảo sát cho thấy tỷ lệ này đã và đang thay đổi theo xu hướng giảm thức ăn thô và tăng thức ăn tinh trong khẩu phần. Nhận định này phù hợp với kết quả công bố của Nguyễn Võ Thu Trúc và cs. (2016), cho thấy tỷ lệ thức ăn tinh/thô khẩu phần bò sữa ở nông hộ ở thành phố Hồ Chí Minh biến thiên từ 55,75 đến 57,56%. Đây có thể là một trong những nguyên nhân gây axit dạ cỏ, bệnh chân móng và làm giảm tỷ lệ mỡ sữa. McNamara và Gay (2002) cũng đã khuyến cáo để làm giảm nguy cơ axit dạ cỏ cần lưu ý điều chỉnh các yếu tố cho bò ăn làm nhiều bữa trong ngày, tỷ lệ thức ăn tinh không quá 60%, cung đủ thức ăn thô để kích thích tiết nước bọt nhằm duy trì pH dạ cỏ, kích thước thức ăn thô đảm bảo dài từ 2,5 - 5 cm, cung cấp cỏ khô để duy trì độ xốp dạ cỏ và tạo thuận lợi cho chức năng sinh lý nhai lại, ổn định pH dạ cỏ. Bảng 4. Tỷ lệ thức ăn tinh/thô trong khẩu phần ở các nhóm bò Nhóm bò n (lần) X Min - Max (%) SEM P Vắt sữa 6 66,94a 66,15 - 67,30 Cạn sữa 6 50,96b 48,49 - 53,27 0,49 0,001 Hậu bị 6 40,84c 38,75 - 42,33 Bê 6 39,24c 35,80 - 40,97 Có mối tương quan nghịch giữa tỷ lệ thức ăn tinh khẩu phần với pH dạ cỏ (r = - 0,99; Đồ thị 4). Do đó, khi tăng tỷ lệ thức ăn tinh làm giá trị pH dạ cỏ giảm, gây axit dạ cỏ. Kết quả này phù hợp với công bố của Đoàn Đức Vũ và cs. (2001), khi tỷ lệ tinh trong khẩu phần tăng từ 25, 40, 60 đến 77% thì pH dạ cỏ giảm tương ứng là 6,58; 6,42; 6,25 và 5,98. Tương tự, hệ số tương quan của tỷ lệ thức ăn tinh và bệnh chân móng là thuận và rất chặt chẽ với r = 0,95. Theo Chenost và Kayouli (1997), cho thấy tỷ lệ thức ăn tinh quá cao trong khẩu phần sẽ làm sản sinh nhanh axit béo bay hơi, giảm pH dạ cỏ, làm giảm tiêu hóa xơ, axit vào máu gây bệnh chân móng. Khi tỷ lệ thức ăn tinh cao kết hợp với các yếu tố khác như nhiệt độ, ẩm độ cao đã làm tình trạng chân móng bò sữa nặng hơn (Đoàn Đức Vũ và cs., 2001). 1151
  7. r = - 0,99 r = 0,95 P = 0,001 P = 0,001 Đồ thị 4. Tương quan giữa tỷ lệ tinh/thô trong khẩu phần với pH dạ cỏ và bệnh chân móng 3. KẾT LUẬN Năng suất sữa trung bình trên đàn bò khảo sát còn thấp và chịu ảnh hưởng bởi bệnh chân móng, axit dạ cỏ, chỉ số nhiệt ẩm cao, tăng thân nhiệt và điểm thở của bò. Năng suất sữa có tương quan nghịch chặt chẽ với bệnh chân móng và rất chặt chẽ với THI. Tỷ lệ bò bệnh chân móng rất cao ở nhóm bò đang vắt sữa và bò cạn sữa, chịu ảnh hưởng bởi pH dạ cỏ và tỷ lệ TĂ tinh trong khẩu phần, tương quan nghịch với tỷ lệ TĂ tinh/thô. Giá trị pH ở nhóm bò bị bệnh chân móng thấp và chịu ảnh hưởng bởi tỷ lệ thức ăn tinh trong khẩu phần, tương quan nghịch với tỷ lệ thức ăn tinh/thô. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt [1] Chung Anh Dũng, 2014. Phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam - Một số khó khăn về kỹ thuật và giải pháp. Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam. [2] Lê Đăng Đảnh, 2012. Bệnh viêm móng trên bò sữa. Tạp chí khoa học kỹ thuật công ty UV Việt Nam, số UVTY-007, tr. 1-10. [3] Lê Đăng Đảnh, 2015. Giáo trình về những sự tiến bộ trong chăn nuôi thú nhai lại. Trường Đại Học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh. [4] Nguyễn Thanh Hải, 2014. Khảo sát khả năng sản xuất sữa của các nhóm bò sữa tại xí nghiệp chăn nuôi An Phú - công ty TNHH MTV bò sữa TP. Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp đại học, trường Đại học Nông Lâm TP. HCM. [5] Nguyễn Công Thật, 2017. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chứng đau chân móng và thử nghiệm cấc biện pháp phòng trị đau chân móng trên bò sữa Hoàng Anh Gia Lai. Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh. [6] Diệp Tấn Toàn, 2014. Báo cáo tổng kết hoạt động trại trình diễn và thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao năm 2014. Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Tp. Hồ Chí Minh (BC- TTQLKĐG). [7] Nguyễn Võ Thu Trúc, Nguyễn Thanh Hải và Nguyễn Quang Thiệu, 2016. Khảo sát hiện trạng chăn nuôi bò sữa và tình hình nhiễm aflatoxin B1 trong thức ăn và aflatoxin M1 trong sữa bò tại nông hộ ở Thành phố Hồ Chí Minh. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Toàn Quốc Chăn nuôi Thú y 2017 Việt Nam, ISBN: 978-604-60-2492-7, [573], tr. 276-282. 1152
  8. [8] Phan Việt Thành, 2010. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng và thử nghiệm một số biện pháp phòng trị bệnh chân móng cho bò sữa khu vực Đông Nam Bộ. Luận văn thạc sĩ Trường đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh. [9] Tổng cục thống kê, 2014. Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2014, ngày 27 tháng 06 năm 2014. [10] Đoàn Đức Vũ, Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn, Phùng Thị Lâm Dung và Trần Thị Kim Anh, 2001. Ảnh hưởng của thức ăn khẩu phần đến môi trường dạ cỏ và tỷ lệ tiêu hóa thức ăn của bò sữa. Khoa học nông nghiệp số 2 – 2001, tr. 226 – 234. Tiếng nƣớc ngoài [11] Beauchemin K. and Penner G., 2009. New developments in understanding ruminal acidosis in dairy cows. In: Proceedings of Tri-State Dairy Nutrition Conference, Ohio State University, Ohio, pp. 1– 12. [12] Chenost M. and Kayouli C., 1997. Roughage utilization in warm climates. FAO Animal Production and Health Papers 135. FAO (Food Agriculture Organisation and the United Nations), Rome, Italy, pp.1-226. [13] Garrett RO., 2017. Diagnosis and Management of Subacute Ruminal Acidosis in Dairy Herds. In press, Vet Clin Food Anim (2017). http://dx.doi.org/10.1016/j.cvfa.2017.06.004. [14] Geishauser T., 1993. An instrument for the collection and transfer of ruminal fluid and for the administration of water soluble drugs in adult cattle. Bovine Pract. 27:38–42. [15] Green LE., Hedges VJ., Schukken YH., Blowey RW. and Packington AJ., 2002. The Impact of Clinical Lameness on the Milk Yield of Dairy Cows. J. Dairy Sci. 85:2250-2256. [16] Holter JB., West W. and McGilliard ML., 1997. Predicting ad libitum dry matter and yield of Holstein cows. J. Dairy Sci. 80:2188-2199. [17] Ingraham RH., Gillette DD. and Wagner WD., 1974. Relation of temperature and humidity to conception rate of Holstein cows in subtropical climate. Jour. Dairy Science 57: 476-481. [18] Ito K., Keyserlingk MAG., LeBlanc JS. and Weary MD., 2010. Lying behavior as an in dicator of lameness in dairy cows. Journal of Dairy Science, 93: 3553-3560. [19] Joao HC. Costa, Tracy A. Burnett, Marina A. G. von Keyserlingk, and Maria J. Hötzel., 2018. Prevalence of lameness and leg lesions of lactating dairy cows housed in southern Brazil: Effects of housing systems. J. Dairy Sci. 101:1–11. https://doi.org/10.3168/jds.2017-13462. [20] Joshua Patrick Fanning, Philip Ian Hynd, Peter Denys Cockcroft, 2018. The relative roles of the ruminal fluid and epithelium in the aetiology of ruminal acidosis. In press, Small Ruminant Research (2018), https://doi.org/10.1016/j.smallrumres.2018.03.005. [21] Kelton DF., Lissemore KD. and Rochelle EM., 1998. Recommendations for Recording and Calculating the Incidence of Selected Clinical Diseases of Dairy Cattle. Journal of Dairy Science, 81, pp. 2502-2509. [22] Lean IJ., Westwood CT., Golder HM. and Vermunt JJ., 2013. Impact of nutrition on lameness and claw health in cattle. Livestock Science 156 (2013), pp. 71–87. 1153
  9. [23] McNamara FJ. and Gay JM., 2002. Diseases of dairy animals, noninfectious/ acidosis/ laminitis. Washington State, University, Pullman, WA, USA. [24] Ravagnolo O. and Misztal I., 2000. Genetic component of heat stress in dairy cattle, parameter estimation. J. Dairy Sci. 83, pp. 2126–2130. [25] Randall LV., Green MJ., Chagunda MGG., Mason C., Green LE. and Huxley JN., 2016. Lameness in dairy heifers; impacts of hoof lesions present around first calving on future lameness, milk yield and culling risk. Preventive Veterinary Medicine 133 (2016), pp. 52–63. [26] Rinehart D., 2006. Heat load in feedlot cattle. MLA Meat & Livestock Australia. ISBN 1740365054. ABN 39081678364. [27] Sarel VA. and Jan S., 2006. Manual for treatment and control of Lameness in Cattle. Blackwell publishing, 1-121. [28] Sprecher DJ., Hostetler DE. and Kaneene JB., 1997. A lameness scoring system that uses posture and gait to predict dairy cattle reproductive performance. Theriogenology 47, pp. 1179–1187. [29] Thomsen PT., 2009. Rapid Screening method for lameness in dairy cows. Veterinsry Record. 164, pp. 689-690. [30] Wales WJ., Kolver ES., Thorne PL. and Egan AR., 2004. Diurnal variation in ruminal pH on the digestibility of highly digestible perennial ryegrass during continuous culture fermentation. Journal of Dairy Science 87, pp. 1864–1871. 1154
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2