THÔNG TIN EBOOK<br />
Tên sách: TUYỂN TẬP NAM CAO <br />
Tác giả: NAM CAO<br />
Nhà xuất bản: VĂN HỌC<br />
Năm xuất bản: 2002<br />
Đánh máy và tạo ebook: hiepsiga_TVE<br />
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br />
<br />
TIẾU SỬ<br />
Tên thật là Trần Hữu Trí. Sinh ngày 29-10-1917 tại làng Đại Hoàng, phủ Lý<br />
Nhân, tỉnh Hà Nam – nay là xã Nhân Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam<br />
Ninh. Gia đình làm ruộng và có một hiệu bán đồ gỗ ở Nam Định, sau bị phá<br />
sản.<br />
Thời kì Mặt trận Dân chủ, học xong bậc Cao đẳng Tiểu học, Nam Cao về<br />
làng, rồi theo một ông cậu họ vào Sài Gòn để kiếm việc làm ăn. Làm phóng<br />
viên báo Kịch bóng, viết quảng cáo, thư ký hiệu buôn, dạy học tư, chích<br />
thuốc ở bệnh viện….Lúc rỗi, thâm nhập đời sống thợ thuyền, đọc sách, học<br />
thêm và mơ ước một chuyến đi xa. Ốm nặng, trở về làng một thời gian, rồi ra<br />
Hà Nội dạy học tư, viết văn dưới bút danh Nam Cao (ghép hai chữ đầu tên<br />
huyện và tổng quê: Nam Sang, Cao Đà), cùng một số bút danh khác như<br />
Nguyệt, Thúy Rư, Xuân Du, Nhiêu Khê… Sự kiếm sống khá vất vả, vì vào<br />
nghề văn khá chật vật, và dạy học tư thu nhập bấp bênh. Vợ con và bố mẹ<br />
sống ở quê – làng Đại Hoàng, nơi nhà văn thường xuyên lui về để nghỉ ngơi,<br />
và khai thác chất liệu để viết.<br />
Hoạt động trong nhóm Văn hóa Cứu quốc bí mật ở Hà Nội từ 1943. Cách<br />
mạng tháng Tám về làng, tham gia cướp chính quyền ở xã, rồi làm báo thông<br />
tin, văn hóa tỉnh. Chuyển ra Hà Nội, công tác ở Hội văn hóa Cứu quốc và<br />
tham gia tòa soạn tạp chí Tiên Phong, cơ quan ngôn luận của Hội.<br />
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, trở về quê, hoạt động ở xã, rồi lên tỉnh tham<br />
gia công tác tuyên truyền, địch vận, công giáo vận…Giữa 1947, được điều<br />
lên Việt Bắc làm báo Cứu quốc Việt Bắc cùng Tô Hoài, Trần Đình Thọ.<br />
Thời gian này, được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương.<br />
Ở Việt Bắc, Nam Cao làm báo, viết văn, soạn sách giáo khoa, viết sách địa<br />
lý phổ thông. Sau chiến dịch Biên giới năm 1950, về công tác ở Hội Văn<br />
nghệ. Cuối năm 1951, sau khi cùng Nguyễn Huy Tưởng vào Khu Bốn trở ra,<br />
Nam Cao đi theo đoàn cán bộ Thuế nông nghiệp vào công tác ở vùng địch<br />
hậu Khu Ba. Bị địch phục kích và bắn chết ở quãng Miễu Giáp – Hoàng Đan<br />
(tỉnh Ninh Bình cũ) ngày 31-11-1951.<br />
- Tác phẩm Chí Phèo (tên cũ: Đôi lứa xứng đôi); NXB Đời mới: 1941.<br />
- Nửa đêm (tập truyện): NXB Cộng lực: 1943.<br />
- Truyện người hàng xóm (truyện dài): in trên Trung Bắc chủ nhật, từ tháng<br />
<br />
4 đến tháng 9 – 1944<br />
- Cười (tập truyện); NXB Minh Đức: 1946<br />
- Đôi mắt: đăng báo năm 1948; in thành tập cùng một số truyện kí khác viết<br />
trong khoảng 1947-1948; NXB Văn nghệ: 1954.<br />
- Chuyện biên giới (tập kí); NXB Văn nghệ: 1951.<br />
- Đóng góp (kịch); NXB Văn nghệ: 1951<br />
- Sống mòn (tiểu thuyết) viết 1944; NXB Văn nghệ: 1956<br />
Tái bản:<br />
- Chí Phèo (tập truyện); NXB Văn nghệ; 1957.<br />
- Truyện ngắn Nam Cao (tập truyện); NXB Văn hóa; 1960<br />
- Một đám cưới (tập truyện); NXB Văn học; 1963<br />
- Nam Cao – Tác phẩm (2 tập); NXB Văn học; 1976-1977.<br />
Truyện thiếu nhi (trước 1945):<br />
- Nụ cười. Hoa Mai số 20.<br />
- Người thợ rèn. Hoa Mai số 20.<br />
- Con mèo mắt ngọc. Hoa Mai; Tết 1942.<br />
- Ba người bạn. Hoa Xuân số 28; 1942.<br />
- Những kẻ khốn nạn. Hoa Mai số 17-18; 1942.<br />
- Phiêu lưu. Hoa Mai; 1943.<br />
- Bảy bông lúa lép. Hoa Mai; 1943.<br />
- v.v….<br />
Truyện dài, viết trước năm 1945, mất bản thảo:<br />
<br />
- Cái bát<br />
- Một đời người.<br />
- Cái miếu.<br />
- Ngày lụt.<br />
<br />