intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tuyển tập tiểu phẩm báo chí - Nể và né (Xuất bản lần thứ ba): Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

6
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách "Nể và né - Tiểu phẩm báo chí" gồm 112 tiểu phẩm điển hình được miêu tả một cách dí dỏm, sâu sắc, chuyển tải tới người đọc những biểu hiện mới của những hiện tượng tiêu cực trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang hủy hoại uy tín của Đảng cần phải ngăn ngừa, loại bỏ. Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách là các bài đối thoại và bình luận, mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tuyển tập tiểu phẩm báo chí - Nể và né (Xuất bản lần thứ ba): Phần 2

  1. Phần thứ hai ĐỐI THOẠI, BÌNH LUẬN 205
  2. 206
  3. HƠN NHỮNG TẤM HUÂN CHƯƠNG Mỗi năm, vào dịp mùa thu Hà Nội, tôi lại hòa theo dòng người vào Lăng viếng Bác Hồ. Mỗi lần vào thăm Bác lại có những suy nghĩ mới mẻ thường gắn với cuộc sống ngoài đời. Chúng ta vừa qua dịp kỷ niệm năm chẵn Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công và thống nhất đất nước với việc tôn vinh rất xứng đáng những tập thể và cá nhân có công lao và cũng đang ồn ào tranh cãi chuyện giải thưởng, danh hiệu này nọ, lại nhìn Bác với bộ quần áo kaki giản dị đã từng theo Bác trong các chuyến đi công tác, thậm chí ngay cả những buổi lễ long trọng. Và trên ngực Người không một tấm huân chương, bỗng chợt nhớ tới hai lần trong đời, Người đã từ chối các vinh dự cao quý. Vào tuổi tôi, vẫn còn nhớ một sự kiện rất xúc động tại phiên họp thứ sáu Quốc hội khóa II, ngày 08/5/1963, vào dịp chuẩn bị kỷ niệm lần thứ 73 Ngày sinh của Bác, Quốc hội muốn tặng Người Huân chương Sao Vàng, là 207
  4. người đầu tiên được nhận huân chương cao quý nhất của đất nước. Bác tỏ lòng biết ơn nhưng xin phép chưa nhận. Người đã trình bày với Quốc hội “tự xét chưa có công huân xứng đáng với sự tặng thưởng cao quý của Quốc hội, vì Tổ quốc đang tạm chia cắt làm đôi, trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng, đồng bào miền Nam đang hằng ngày, hằng giờ hy sinh xương máu, anh dũng đấu tranh, kiên quyết chống bọn cướp nước hại dân để giành lấy quyền tự do, quyền sinh sống” cho nên Người đề nghị “Chờ đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc hòa bình thống nhất, Bắc - Nam sum họp một nhà, Quốc hội sẽ cho phép đồng bào miền Nam trao cho tôi Huân chương cao quý. Như vậy thì toàn dân ta sẽ sung sướng, vui mừng”. Rồi bốn năm sau, khi được tin Xôviết tối cao Liên Xô quyết định tặng thưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh Huân chương Lênin là Huân chương cao quý của Nhà nước Liên Xô, Người lại từ chối. Trong bức điện ngày 06/11/1967 gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Đoàn Chủ tịch Xôviết tối cao Liên Xô, Người trình bày lý do chưa nhận vinh dự đó. Bức điện viết: “Toàn quân và toàn dân Việt Nam chúng tôi đang phải hy sinh xương máu để đánh Mỹ, cứu nước. 208
  5. Trong lúc đó, riêng tôi lại được hưởng vinh dự đặc biệt to lớn và nhận Huân chương Lênin thì lòng tôi không yên chút nào. Vì lẽ đó, tôi vô cùng cảm ơn các đồng chí, nhưng xin các đồng chí hãy tạm hoãn việc trao tặng phần thưởng cực kỳ cao quý ấy. Đến ngày nhân dân chúng tôi đánh đuổi được bọn đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng hoàn toàn đất nước Việt Nam, tôi sẽ đại biểu cho toàn thể đồng bào tôi, trân trọng và vui mừng lãnh lấy Huân chương mang tên Lênin vĩ đại”1. ... Được biết, khi hoàn thành sự nghiệp thống nhất nước nhà, trong một cuộc họp quan trọng chuẩn bị Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội thống nhất, có đồng chí nêu ý kiến đề nghị Quốc hội thống nhất truy tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh Huân chương Sao Vàng. Nghe kể lại, sau ý kiến đó, không đồng chí nào có ý kiến gì nhưng nhiều đồng chí thấy không nên làm việc đó, vì tấm lòng khiêm tốn của Người có công lớn nhất vẫn cho rằng “chưa có công huân xứng đáng”, khi thấy toàn dân còn hy sinh gian khổ mà nhận vinh dự thì thấy lòng “không yên chút nào” đã để lại những bài học quý giá và sâu sắc cho muôn đời sau. _______________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.15, tr.400-401. 209
  6. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bác Hồ của chúng ta, nhân dân ta và bạn bè trên thế giới có nhiều cách đánh giá: Là lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc, là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất, là một tâm hồn lớn, một trí tuệ lớn... Dưới tấm áo vải kaki đơn giản không có một tấm huân chương là trái tim của một người yêu nước vĩ đại, một nhân cách lớn sống mãi trong lòng người dân Việt Nam và bạn bè thế giới, vẻ vang hơn những tấm huân chương cao quý nhất. 210
  7. CHÂN THẬT, ĐA DẠNG, KỊP THỜI “Chân thật, đa dạng, kịp thời phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” là tiêu chí cơ bản và lâu dài cho truyền thông đại chúng Việt Nam, đã ghi trong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011). Trên cơ sở tổng kết công tác truyền thông trong thời kỳ đổi mới, Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) đã bổ sung và phát triển nội dung mà Cương lĩnh năm 1991 đã nêu về sự “đa dạng, nhiều chiều, kịp thời, chân thật, bổ ích” của báo chí Việt Nam. Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI nêu chức năng của báo chí là thông tin, giáo dục, tổ chức, phản biện “vì lợi ích của nhân dân và đất nước” cũng nhằm hướng tới thực hiện các tiêu chí mà Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) đã chỉ ra với báo chí. Tìm hiểu để hiểu rõ nội dung quan trọng nêu trên là vấn đề rất lớn trong việc hoạch định chính sách, cũng như định hướng hoạt động của các cơ quan báo chí và người làm báo nước nhà. 211
  8. Tìm đến và thông tin sự thật là nội dung quan trọng hàng đầu với cơ quan báo chí. Nhiều nhà báo đã phải vượt qua khó khăn, nguy hiểm để tìm đến sự thật đáp ứng yêu cầu và quyền được thông tin sự thật của nhân dân. Đảng và Nhà nước ta cũng rất quan tâm đến việc tiếp cận và thông tin sự thật của báo chí cách mạng, không “che giấu”, “thổi phồng”, “bóp méo” như Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên khuyên bảo các nhà báo, vì sự thật luôn luôn đồng hành cùng chính nghĩa, cùng lẽ phải... Đảng ta luôn hướng dẫn báo chí tôn trọng sự thật khách quan nhưng đều nhấn mạnh tính chân thật trong thông tin... Vậy sự thật khác gì với chân thật? Theo từ điển tiếng Việt, thì sự thật là “cái có thật”, “có xảy ra” chứ không phải là phỏng đoán. Còn chân thật có hai nghĩa: một là, “phản ánh đúng bản chất hiện thực khách quan” vì “cái có thật có thể nhìn thấy, nghe thấy, nhưng có khi lại ẩn dấu bên trong những bản chất khác nhau, thậm chí trái ngược nhau; hai là, thái độ “thật thà, không dối trá, lòng dạ thế nào thì thể hiện ra như thế”. Như vậy, tôi nghĩ, sự “chân thật” mà Đảng yêu cầu trong thông tin là phải thông tin, phân tích tới bản chất của sự thật với tấm lòng chân thành, trung thực với nhân dân và đất nước của người cầm bút, gõ máy. 212
  9. Đảng ta từ trước đến sau đều mong hoạt động báo chí phản ánh đúng như thực tiễn đang diễn ra sôi động, phong phú. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phê phán báo chí “dập khuôn”, đọc chán ngắt. Trong Báo cáo Chính trị trình bày tại Đại hội VI mở đầu thời kỳ đổi mới đã phê phán báo chí “một chiều”. Thực tiễn cuộc sống rất đa dạng, do đó phản ánh thực tế khách quan cuộc sống là phải phản ánh đa dạng, nhiều chiều. Trong xã hội dân chủ có nhiều ý kiến khác nhau cho nên phản ánh dư luận, tâm lý, tư tưởng không thể phản ánh một chiều. Báo chí có điều kiện phát triển đa dạng vì mỗi tờ báo có tôn chỉ, mục đích, có đối tượng bạn đọc, do đó thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, phục vụ đúng đối tượng sẽ có nền báo chí đa dạng; mỗi người làm báo cùng chung mục đích nhưng lại có phong cách riêng, tôn trọng phong cách của các nhà báo, chúng ta sẽ có những tác phẩm báo chí đa dạng về đề tài và phong cách. Do đó, sự đa dạng của hoạt động báo chí là thực tế khách quan, là điều mong muốn của người làm báo cũng như bạn đọc. Tuy nhiên, báo chí có vai trò quan trọng trong định hướng tư tưởng, dư luận, trong khi đó chỉ có sự thống nhất tư tưởng mới có sức mạnh trong hành động. Chính vì vậy, tôi hiểu rằng, nền báo chí chúng 213
  10. ta cần phát triển phong phú nhưng tạo sự thống nhất trong đa dạng. Cùng chung mục đích cao cả là vì nhân dân, vì đất nước là điều kiện cơ bản để báo chí phản ánh đa dạng, nhiều chiều nhưng tạo ra sự đồng thuận xã hội. Không vì đa dạng mà làm phân tâm, chia rẽ làm yếu sức mạnh quốc gia trong một thế giới đầy biến động và cạnh tranh quyết liệt. Trong việc chỉ đạo báo chí, Đảng và Nhà nuớc ta luôn coi trọng việc thông tin, bình luận kịp thời, coi đó là tiêu chí quan trọng để báo chí đạt hiệu quả xã hội cao. Chậm trễ, không kịp thời sẽ bị động trong đấu tranh tư tưởng. Báo chí nước nào cũng quan tâm chuyện thông tin nhanh. Chúng ta đều biết “Nhanh” và “Mới” luôn luôn là tiêu chuẩn hàng đầu của thông tin, rồi cũng đã từng tranh luận giữa “Nhanh” và “Đúng”, nhấn mạnh yêu cầu hàng đầu là “Đúng” nhưng không vì thế lại chậm chạp, bị động. Khi nói về tốc độ, chúng ta nhấn mạnh sự “Kịp thời”. Thông tin kịp thời là phải nhanh để khỏi bị động trong cuộc đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc của một số cá nhân, một số thế lực nhưng phải đúng, không vì nhanh mà thông tin, bình luận vội vàng dẫn tới thiếu sót, sơ hở làm mất đi sự tin cậy. Tôi hiểu sự “kịp thời” trong thông tin thì không chỉ nhanh mà quan 214
  11. trọng là phải đúng và đúng lúc để có hiệu quả xã hội cao... Phát hiện kịp thời các nhân tố mới, phát hiện kịp thời các sai sót không để ngày một nghiêm trọng... giải quyết kịp thời các bức xúc không để xảy ra rối loạn xã hội, phản bác kịp thời các luận điệu xuyên tạc... Đấu tranh chính trị là hoạt động rất phức tạp, nhiều khi rất tế nhị cần có sự phối hợp nhịp nhàng các bộ phận trong đó có báo chí. Tìm hiểu nội dung Văn kiện Đại hội Đảng về công tác truyền thông đại chúng là vấn đề rất lớn, đồng thời trong hoạt động thực tiễn theo phương hướng đó lại không đơn giản, cho nên mỗi nội dung trong ba nội dung nêu ở trên đều nên có các cuộc thảo luận để cùng nhau hiểu sâu sắc nội dung tư tưởng của Đảng vận dụng trong thực tiễn đổi mới. Tạp chí Tuyên giáo, tháng 10/2011 215
  12. TRÁCH NHIỆM CÀNG CAO, PHẢI CÀNG XỬ LÝ NGHIÊM Trao đổi về những vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay, Nhà báo Hữu Thọ, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, đã khẳng định vai trò to lớn của người đứng đầu. Theo ông, người đứng đầu có trách nhiệm càng cao, thì khi sai phạm, phải xử lý càng nặng và nghiêm túc, bất kể họ ở vị trí nào. - Phóng viên: Thưa ông, Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI đã đề cập ba vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng, trong đó có nhắc tới vai trò của người đứng đầu. Nên hiểu điều này thế nào? - Nhà báo Hữu Thọ: Người đứng đầu ở một cơ quan bao giờ cũng rất quan trọng. Đặc biệt, trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực, chống tham nhũng, nếu người đứng đầu gương mẫu, thì cơ quan ít xảy ra tham nhũng. Nhưng gương mẫu thôi chưa đủ, người đứng đầu còn phải có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, 216
  13. để đảm bảo rằng, mình tốt và toàn thể cơ quan tốt, trong sạch và vững mạnh. Cách đây 13 năm, tại Hội nghị Trung ương 6 lần 2 (khóa VIII), trách nhiệm người đứng đầu lần đầu tiên đã được đề cập. Sau đó, chuyện này cũng đã được nhấn mạnh nhiều lần trong các văn kiện của Đảng. Nhưng tại sao bây giờ, chúng ta phải nhắc lại? Đó là vì trong 13 năm qua, chúng ta mới nói mà chưa quy được trách nhiệm của người đứng đầu, dẫn tới không xử lý được, hoặc mới chỉ xử lý được trách nhiệm của người đứng đầu cấp thấp, chứ không xử lý được trách nhiệm người đứng đầu cấp cao. - Vì sao dẫn tới tình trạng này, thưa ông? Theo tôi, đó là vì người đứng đầu không được giao đầy đủ, cụ thể quyền và trách nhiệm của mình. Chính vì thế, khi có sai phạm, không quy được rõ ràng trách nhiệm cho họ. Một nguyên nhân nữa là vì thông thường, người đứng đầu đều là cán bộ có chức vụ nhất định và họ đều có công, thậm chí có công lớn, cho nên dễ nhập nhằng công - tội. Họ cũng có những mối quan hệ tình nghĩa, giằng buộc với cấp trên, cấp dưới, cho nên trong quy trách nhiệm cho họ thường có sự che chắn nhất định. Theo tôi, đây là những nguyên nhân khiến cho mặc dù văn kiện của 217
  14. Đảng rất quan tâm đến trách nhiệm của người đứng đầu, nhưng lâu nay chúng ta không quy được, không xử lý được, đến bây giờ phải nhắc lại. Lần này, Nghị quyết Trung ương 4 nhấn mạnh chuyện xử lý người đứng đầu là hết sức đúng đắn. - Vậy theo ông, đâu là điểm mấu chốt nhất để lần này, chúng ta có thể quy và xử lý trách nhiệm người đứng đầu? Nghị quyết đã nêu rất rõ rằng, phải xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị. Điều này là hoàn toàn đúng đắn. Chúng ta phải xác định và trao đầy đủ quyền và trách nhiệm của họ, đặc biệt là trách nhiệm giữa người đứng đầu của Đảng và người đứng đầu chính quyền. Từng có chuyện rằng, người đứng đầu chính quyền ký quyết định sai, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, nhưng còn trách nhiệm của tập thể cấp ủy Đảng khi ra nghị quyết, dẫn đến quyết định sai ấy thì không được làm rõ. Vì thế, lần này, cần quy định rõ ràng về quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong các mối quan hệ đó. Trách nhiệm Đảng thế nào, chính quyền ra sao, trách nhiệm của từng vị trí cụ thể như thế nào. 218
  15. Đảng lãnh đạo xã hội thì Đảng phải có trách nhiệm với xã hội. - Đó là về luật pháp, còn góc độ ý thức, đạo đức người đảng viên đứng đầu thì sao, thưa ông? Điều quan trọng là, chúng ta phải thẳng thắn, trung thực với nhau. Đã là người đứng đầu, họ đều có vị trí trong xã hội, cấp thấp thì vị trí thấp, cấp cao thì vị trí cao, nhưng đã sai phạm thì đều phải xử lý, bất kể anh ở vị trí nào. Khi đánh giá công - tội cũng vậy, phải rõ ràng. Có công thì được thưởng, được đề bạt, nhưng có tội thì phải phạt, phải xử lý, công - tội phải phân minh, sòng phẳng. Phải xóa bỏ được các mối quan hệ giằng buộc, chiến hữu. Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn, nhưng không thể lấy nghĩa tình thay cho phải trái được. Người đứng đầu có trách nhiệm càng cao, thì khi sai phạm, phải xử lý càng nặng. Phải làm như vậy thì mới quy và xử lý được trách nhiệm người đứng đầu. Quy và xử lý được trách nhiệm người đứng đầu, thì cơ quan sẽ tốt, mà từng cơ quan tốt, thì chắc chắn cuộc đấu tranh chống tiêu cực sẽ tốt. Hà Nguyễn thực hiện, Báo Đầu tư, ngày 12/3/2012 219
  16. NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU Trong hệ thống chính trị của nước ta có tổ chức được lãnh đạo theo cơ chế thủ trưởng, có tổ chức được lãnh đạo theo cơ chế tập thể, nhưng dù ở cơ chế nào thì người đứng đầu (là người lãnh đạo, quản lý) đều rất quan trọng. Người đứng đầu có trách nhiệm dẫn dắt tập thể, nhưng trước hết là người biết phát huy trí tuệ và năng lực của tập thể để có thể sáng suốt, đúng đắn khi đưa ra quyết sách và có sức mạnh to lớn từ sự đồng thuận, đồng tâm trong thực hiện. Chỉ có thực hành thực sự dân chủ mới có thể phát huy được sức mạnh tập thể, do đó họ không những chỉ giỏi truyền đạt mà còn biết chân thành lắng nghe, có lòng bao dung để tôn trọng những ý kiến khác nhau, bao gồm cả phát biểu, kiến nghị trái với ý kiến mình để phát huy trí tuệ tập thể vì lợi ích chung. Thực thi dân chủ rộng rãi chắc chắn sẽ có những ý kiến khác nhau, nhưng người đứng đầu lại cần có khả năng kết luận có sức thuyết phục để trở thành ý chí chung mà hành động. Trong công 220
  17. việc không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, lúc thuận lợi thì biết động viên mọi người chớp thời cơ tiến lên, khi khó khăn vẫn vững vàng mục tiêu lý tưởng, có hiểu biết rộng và tầm nhìn xa để nhận ra thời cơ trong thách thức, đoàn kết mọi người dẫn dắt đơn vị vượt qua khó khăn, tiến bước theo định hướng. Đảng ta đã nêu những yêu cầu cần có của người lãnh đạo, có tác giả đã nói gọn lại trong ba từ Tâm, Tầm, Tín. Có tâm trong sáng, một lòng vì nước vì dân; có tầm nhìn xa, có khả năng nhạy bén, xử lý đúng đắn các tình huống phức tạp và khả năng tập hợp sức mạnh của tổ chức hoàn thành nhiệm vụ; nhưng lại phải có tín, được nhân dân và đồng nghiệp tin cậy. Uy tín của người lãnh đạo trước đồng bào, đồng chí do cái Tâm, cái Tầm nhưng quan trọng, có khi quan trọng hàng đầu do đạo đức và lối sống trong sáng, gương mẫu của họ. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tư (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” nhấn mạnh sự gương mẫu của đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) ghi rõ: “Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, 221
  18. thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên”1. Như vậy, sự gương mẫu của người đứng đầu lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng... Nếu người đứng đầu tổ chức hết lòng vì dân, vì nước, vì Đảng, thực hiện cần kiệm, liêm chính theo gương Chủ tịch Hồ Chí Minh, không sa vào ích kỷ, cơ hội, thực dụng, vụ lợi, hám danh, tham nhũng, hết lòng gắn bó với nhân dân, sống giản dị không phô trương lãng phí... thì sẽ làm gương cho cả đơn vị. Người đứng đầu trong sạch, không “dính bùn” thì có điều kiện kiểm tra nghiêm túc cán bộ, nhân viên trong đơn vị, sẽ có điều kiện công tâm, công bằng trong đánh giá, bổ nhiệm cán bộ, là điều kiện để đoàn kết cơ quan, tổ chức. Ngược lại, người đứng đầu nào tư túi, vụ lợi thì không bảo được ai trong tổ chức. Nếu họ lợi dụng quyền lực để thu vén lợi quyền cho vợ con, họ hàng, người thân thì chắc chắn không thể công tâm trong việc xem xét các quyết sách cũng như bổ nhiệm cán bộ, dễ sa vào việc cất nhắc cán bộ theo “cánh hẩu”, phe nhóm, lợi ích, gây họa lớn cho Đảng và xã hội. _______________ 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.32. 222
  19. Trong việc tự phê bình và phê bình thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tư, sự gương mẫu lần này được nhấn mạnh bắt đầu từ cấp cao nhất, khi đồng chí Tổng Bí thư truyền đạt Nghị quyết Trung ương tại Hội nghị cán bộ toàn quốc nói: “Sự tự phê bình và phê bình, sự gương mẫu của cấp trên, của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, trước hết là cấp trung ương và người đứng đầu các ngành, các cấp, các đơn vị... Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp ủy đảng, cán bộ chủ chốt, nhất là ở cấp trung ương, người đứng đầu làm trước và thật sự gương mẫu để cho các cấp noi theo”. Sự gương mẫu về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của người đứng đầu rất quan trọng như phần trên đã nêu, những người đứng đầu còn có trách nhiệm với tập thể của mình. Từ 13 năm trước (năm 1999), Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), khóa VIII đã chỉ rõ: “Các cấp ủy đảng và người đứng đầu các cấp, các ngành từ trung ương tới cơ sở phải chịu trách nhiệm chống tham nhũng ở nơi mình phụ trách”. Nghị quyết còn nêu rõ: “Khi xảy ra tham nhũng, lãng phí và các hiện tượng tiêu cực ở địa phương, ngành, cơ quan, đơn vị mình phụ trách thì tùy theo mức độ và tính chất vi phạm của vụ việc mà xem xét 223
  20. hình thức kỷ luật đối với cấp ủy và người đứng đầu về chế độ trách nhiệm”. Từ trước đến nay, Đảng đã có nhiều nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chống sự suy thoái của cán bộ, đảng viên, nhưng thực hiện không đến nơi đến chốn. Nghị quyết Trung ương 4 lần này, một lần nữa nêu trách nhiệm cụ thể của người đứng đầu trong việc tổ chức thực hiện, nhấn mạnh: “Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị ở các cấp chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch thực hiện nghị quyết giải quyết từng vấn đề cấp bách, xác định rõ những việc cần làm ngay, làm quyết liệt, có hiệu quả, thời gian hoàn thành và phân công người chịu trách nhiệm cụ thể”. Trong quá trình nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tư, xin phép nêu một số thu hoạch để cùng trao đổi ý kiến về vai trò rất quan trọng và trách nhiệm nặng nề, cụ thể của người đứng đầu trong việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tư về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” gắn với việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ ba về tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững, khi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm. Tạp chí Tuyên giáo, tháng 4/2012 224
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2