Tuyến yên và các loại hoocmon
lượt xem 14
download
Tuyến yên và các loại hoocmôn Tuyến yên (hypophyse hay pituitary) có kích thước nhỏ, nằm trong hố yên của xương bướm ở nền (đáy) sọ não và có liên quan mật thiết với vùng dưới đồi (hypothalamus). Cấu tạo của tuyến yên Tuyến yên được chia làm hai thùy: thùy trước và sau. Về nguồn gốc phôi thai, thùy trước phát triển từ túi Rathke, có tổ chức tuyến điển hình, còn thùy sau hình thành từ lá ngoại phôi bì gồm những tế bào thần kinh và thần kinh đệm. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tuyến yên và các loại hoocmon
- Tuyến yên và các loại hoocmon Tuyến yên và các loại hoocmôn Tuyến yên (hypophyse hay pituitary) có kích thước nhỏ, nằm trong hố yên của xương bướm ở nền (đáy) sọ não và có liên quan mật thiết với vùng dưới đồi (hypothalamus). Cấu tạo của tuyến yên Tuyến yên được chia làm hai thùy: thùy trước và sau. Về nguồn gốc phôi thai, thùy trước phát triển từ túi Rathke, có tổ chức tuyến điển h ình, còn thùy sau hình thành từ lá ngoại phôi bì gồm những tế bào thần kinh và thần kinh đệm. (Thuỳ giữa được nhập vào cùng thuỳ trước) Tuyến yên và hypothalamus là một tổ chức thống nhất cả về hình thái và chức năng, không thể tách rời nhau, điều khiển toàn bộ cơ chế điều hoà thần kinh - thể dịch trong cơ thể. 1 Thuỳ trước tuyến yên
- Gồm nhiều loại tế bào. Chúng tiết ra nhiều loại hormon khác nhau như: 1.1 Kích tố phát triển (STH = Somato trophin hormone) STH là một protein, trọng lượng phân tử thay đổi theo loài, ở người là 21.500, gồm 191 acid amin (ở lợn là 42.250), cấu trúc phân tử có 2 cầu nối disulfua. Đã tổng hợp được từ năm 1971, có khả năng tạo kháng thể. Hormon này còn được gọi dưới tên là Hormon sinh trưởng (GH = Grow Hormon). Tác dụng chính của STH là thúc đẩy sự phát triển của cơ thể động vật. STH tác dụng chủ yếu vào sự phát triển sụn liên hợp, tăng sinh về khối lượng và phát triển về thể tích của hệ thống x ương. STH có tác dụng phối hợp với Thyroxin của tuyến giáp. Khi ưu năng tuyến yên trước tuổi dậy thì gây bệnh khổng lồ, ưu năng sau tuổi dậy thì gây bệnh to đầu ngón, còn nhược năng trước tuổi dậy thì gây bệnh lùn, nhưng cơ thể cân đối, nhược năng sau tuổi dậy thì thì gây bệnh Simmonds, rối loạn sinh dục. Bệnh simmonds có triệu chứng gầy đét, teo cơ quan sinh dục, thoái biến đặc điểm sinh dục phụ, rụng lông tóc, sút cân, giảm chuyển hoá c ơ sở, giảm thân nhiệt, nhịp tim chậm, giảm huyết áp, hạ đường huyết. Tham gia quá trình chuyển hóa protein, tăng tổng hợp protein ở cơ; chuyển hóa lipid, làm thoái biến lipid và kìm hãm quá trình chuyển glucid thành lipid; chuyển hóa glucid, nó ức chế enzym hexokinase làm cho glucose không chuyển hóa gây ra bệnh đái đường do tuyến yên.
- Nó cũng tham gia chuyển hóa phospho (P), cắt bỏ tuyến l àm giảm P huyết, nó huy động P và calci. 1.2 Kích tố tuyến giáp (TSH: Thyroid Stimulating Hormone) TSH là một glycoprotein, gồm hai chuỗi polypeptid a và b, trọng lượng phân tử 28.000 ở người, 1000 ở bò. Bị phân hủy khi đun nóng, và phân giải bởi protease. Tác dụng chính của TSH là kích thích tuyến giáp, cắt bỏ tuyến yên, tuyến giáp cũng teo lại. Ngược lại tiêm TSH gây ưu năng tuyến giáp, tăng chuyển hóa cơ sở. Trong bệnh ưu năng tuyến giáp thường kèm theo hiện tượng lồi mắt, chính TSH có tác dụng gây lồi mắt. Người ta đã tách được từ TSH một chất gây lồi mắt gọi là EPS (Exophithalmus Producing Substance), cũng là một glycoprotein, có tác dụng giữ nước ở tổ chức đệm sau cầu mắt, gây ra lồi mắt. 1.3 Kích tố tuyến trên thận (ACTH = Adrenocorticotrophic hormone) ACTH là một polypeptid gồm 39 acid amin, có trọng lượng phân tử khoảng 5.000, đã tổng hợp được năm 1963. Tác dụng chính của ACTH là kích thích phần vỏ của tuyến trên thận, cắt bỏ tuyến yên gây teo phần vỏ tuyến trên thận. ACTH làm tăng tiết hormon vỏ tuyến (corticoid đường, muối khoáng và sinh dục) ACTH cũng tham gia chuyển hóa glucid, lipid, protein, nước và muối khoáng. Với glucid làm tăng tổng hợp glucid do đó làm tăng đường huyết, dự trữ glycogen. Với lipid thì tăng huy động lipid và làm xuất hiện thể cetonic. Với protein gây thoái biến protein, tạo cân bằng nit ơ (N)
- âm. ACTH có tác dụng giữ nước và Natri (Na), tăng đào thải Kali (K). Khi giảm tiết ACTH thùy trước tuyến yên làm teo phần vỏ tuyến trên thận, gây bệnh Addison. Bệnh gây triệu chứng vô lực, sút cân, khát nước uống nhiều, da đổi màu xám đen từng đám ở mặt, cổ, tay, niêm mạc miệng, giảm Na, tăng K huyết, hạ đường huyết, giảm huyết áp, đái nhiều loãng. Ngược lại, khi tăng tiết ACTH cũng làm ưu năng vỏ tuyến trên thận gây bệnh Cushing (kể cả khi u vỏ tuyến trên thận ở trẻ em hay tăng sinh ở người lớn). Triệu chứng bệnh là đái đường vì tăng đồng hoá glucid (cần nhiều Insulin mới giảm), tăng huy động protein làm da nứt nẻ, cơ mềm yếu, béo dị dạng ở mặt ngực bụng nhưng các chi lại gày quắt. 1.4 Kích tố nang trứng (FSH = Follicule Stimulating Hormone) FSH là một glycoprotein có phân tử lượng ở người khoảng 31.000, ở cừu 67.000. Ở nữ giới và động vật cái gây kích thích sự phát triển của nang trứng, và kích thích nang trứng tiết ra oestrogen, tác dụng này cũng phối hợp với LH (kích tố thể vàng). Ở nam giới và động vật đực, kích thích sự phát triển ống sinh tinh, tăng trọng lượng tinh hoàn, duy trì sự sinh tinh trùng nhưng không kích thích làm tăng tiết hormon sinh dục đực. 1.5 Kích hoàng thể tố (LH =Luteinising Hormone) LH là một glycoprotein có trọng lượng phân tử 25.000. Ở nữ giới và động vật cái, LH cùng với FSH kích thích sự phát triển nang trứng và thúc đẩy sự chín của bao
- noãn de Graaf và làm rụng trứng. LH còn có tác dụng duy trì thể vàng khi trứng được thụ tinh, làm tăng tiết oestrogen (cùng với FSH). LH kích thích thể vàng gây tăng tiết progesteron. Ở nam giới và động vật đực nó kích thích sự phát triển ống sinh tinh và dinh dưỡng tinh hoàn, LH kích thích các tế bào kẽ tuyến (tế bào Leydig) phát triển làm tăng tiết testosteron. Vì vậy còn có tên kích kẽ tinh hoàn tố ICSH (Intestitial Cells Stimulating Hormone). 1.6 Kích nhũ tố (Prolactin) Prolactin là một polypeptid gồm 198 acid amin có trọng lượng phân tử là 242.000. Chức năng chính của prolactin là kích thích sự phát triển của tuyến vú và làm tăng tiết sữa (trước đây gọi LTH vì cho rằng nó hướng về thể vàng, có tác dụng duy trì thể vàng và tăng tiết progesteron, nhưng không phải như vậy). Ở nam giới, hormon này có tác dụng kích thích sự phát triển tuyến tiền liệt (prostate). 1.7 Kích hắc tố (MSH) Kích hắc tố (MSH = Melanocytes stimulating hormone) là một peptid chứa 18 acid amin (cũng còn gọi intermedin). Ở động vật có xương sống bậc thấp như cá, lưỡng cư, bò sát, MSH có tác dụng kích thích sự phát triển tế bào sắc tố non thành tế bào sắc tố trưởng thành. Rồi kích thích tế bào này tổng hợp sắc tố (melanine) và phân bố đều sắc tố trên bề mặt da khiến cho da thường có màu tối thích nghi với môi trường. Khi ở môi trường sáng
- các hạt sắc tố tập trung quanh nhân tế bào, làm da động vật sáng hơn. Tế bào sắc tố có nhiều loại màu đen, màu đỏ, mầu vàng... Thí nghiệm cắt bỏ tuyến yên ở ếch, rồi nuôi chúng, thấy da trở nên vàng nhạt. Tiêm MSH da lại sẫm trở lại. Ở động vật có vú bậc cao và người, MSH không có tác dụng r õ ràng. Tuy nhiên, khi nhược năng tuyến yên ở người (bệnh Simmonds), hàm lượng MSH giảm và da trở nên nhợt nhạt. Còn trong bệnh Addison (thiểu năng vỏ tuyến trên thận) thì hàm lượng MSH lại tăng, do các hormon vỏ tuyến giảm, không còn yếu tố ức chế bài tiết MSH nữa, làm da đen sẫm từng mảng. 1.8 Một số chất khác Gần đây người ta còn tách chiết được từ tuyến yên một polypeptid tác dụng đến chuyển hóa mỡ, đó là a và b - lipotropin có 91 acid amin. Và cũng tách chiết được 3 peptid có tác dụng giảm đau là endorphin (hay morphin n ội sinh) ở 3 dạng: a có 16 acid amin, b có 31 acid amin, g có 17 acid amin. Hiện vẫn còn được tiếp tục nghiên cứu. 2 Thuỳ sau tuyến yên (neurohypophysis) Thùy sau tuyến yên còn gọi là thùy thần kinh (neurohypophysis), là nơi tích trữ và giải phóng hai hormon do các tế bào thần kinh tiết của hypothalamus tiết ra và dẫn xuống là vasopressin và oxytocin. Vasopressin còn được gọi là ADH (Antidiuretic hormone hay là hormon chống bài niệu).
- 2.1 Vasopressin Vasopressin có tác dụng chủ yếu là chống bài xuất nước tiểu, làm tăng huyết áp, co cơ trơn. Tác dụng của vasopressin là thông qua AMP vòng. Người ta thấy rằng khi tiêm vasopressin làm tăng hàm lượng AMP vòng ở tổ chức ống thận, còn nếu tiêm thêm AMP vòng vào tổ chức thận thì gây tác dụng chống bài niệu như vasopressin. Cơ chế chống bài niệu cơ thể là làm tăng cường tái hấp thu nước ở ống thận nhỏ. Thiếu vasopressin làm giảm huyết áp, tăng bài niệu gây đái tháo nhạt (20 lít/ngày). 2.2 Oxytocin Hormon oxytocin có tác dụng kích thích sự co bóp của các ống tuyến sữa làm tăng bài tiết sữa. Oxytocin cũng gây co bóp cơ trơn tử cung làm cơ trơn tử cung tăng cường co bóp gây hiện tượng thúc đẻ. Trong máu có enzym oxytocinase phân giải oxytocin, sau khi thụ thai 20 ngày xuất hiện enzym này và hàm lượng của nó tăng đến 80 lần trong thời kỳ mang thai. Trước khi đẻ hàm lượng enzym này giảm đột ngột và phát huy tác dụng của oxytocin, sau đẻ 10-14 ngày hàm lượng enzym này giảm hẳn trong máu. Trường hợp tử cung co bóp yếu khi đẻ có thể tiêm thêm oxytocin (chú ý liều lượng, quá liều sẽ gây thắt tử cung). Sau đẻ tiêm oxytocin để tăng tiết sữa. Cả hai hormon oxytocin và vasopressin có cấu trúc hóa học giống nhau, chúng đều là một peptid có 9 acid amin và có một cầu nối disulfua. Phân tử lượng oxytocin là 1,025; vasopessin là 1,102.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn