intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

tuyentapket quanghiencuukhoahoc 2017_2018-trang-26-36

Chia sẻ: Nguyễn Thảo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đập chất thải, Khai thác quặng mỏ, Chiều cao đập thiết kế, Xử lý chất thải khô, Ngành khai khoáng

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: tuyentapket quanghiencuukhoahoc 2017_2018-trang-26-36

  1. TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018 Điều kiện biên cho dòng thấm trong mô hình phần tử hữu hạn được giả định là - không thấm ở cả hai biên trái và phải đập (đoạn AB và EF). Ranh giới phía dưới cũng được giả định là không thấm (đoạn AF). - Điều kiện biên cho ứng suất và biến dạng trong mô hình phần tử hữu hạn được giả định là bằng không ở cả hai biên trái và phải đập (đoạn AB và EF). Ranh giới phía dưới (đoạn AF) cũng được giả định là không chịu ảnh hưởng do kết cấu bên trên tác động. 2.3. Thông số mô hình Trong nghiên cứu này, mô hình Mohr Coulomb (MC) và Hardening Soil (HS) được sử dụng trong các mô phỏng. Bảng 1. Giá trị các thông số vật liệu mô hình MC cho nền đập và đập khởi. (Nguồn: Lovisa Hassellund, Roger Knutsson, Hans Mattsson and Sven Knutsson. (2016)) Thông số E Vật liệu kPa - kPa độ độ Nền đập chất thải 20000 0,33 1 37 0 Đập khởi 20000 0,33 1 35 0 Thông số γeinit unsat γ sat kx ky Vật liệu kN/m3 kN/m3 - m/day m/day Nền đập chất thải 20 22 0,5 0,00432 0,000864 Đập khởi 20 22 0,5 0,00864 0,00432 Bảng 2. Giá trị của các thông số mô hình HS cho các chất thải vật liệu A đến J trong cơ cấu đập (Nguồn: Lovisa Hassellund, Roger Knutsson, Hans Mattsson and Sven Knutsson. (2016)) Thông số E50ref ref Eoed Eurref m pref υur' Vật liệu kPa kPa kPa - kPa - kPa độ A 7500 8200 48000 0,5 250 0,30 15,00 17,50 B 7500 8200 48000 0,5 250 0,30 15,00 17,50 C 4200 3000 20000 0,6 100 0,30 13,70 26,70 D 4000 4200 20000 0,5 100 0,30 25,00 16,30 E 3800 5200 20000 0,7 100 0,30 14,00 17,00 F 3800 5200 20000 0,7 100 0,30 21,00 14,00 G 2700 2600 17000 0,5 100 0,30 4,00 19,40 H 3700 4800 20000 0,9 100 0,30 15,00 16,90 I (Đập dâng loại 2) 3800 5000 17000 0,6 100 0,30 10,00 26,00 J (Đập dâng loại 1) 3800 5000 17000 0,6 100 0,30 10,00 26,00 20 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM
  2. TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018 Thông số Rf Vật liệu độ - kN/m3 kN/m3 - m/day m/day A 0 0,48 14,30 19,30 1,00 0,00864 8,64E-04 B 0 0,48 14,30 19,30 1,00 0,04752 4,75E-03 C 0 0,60 15,45 20,00 0,83 0,00864 8,64E-03 D 0 0,58 16,20 20,50 0,75 0,04752 4,75E-03 E 0 0,68 15,70 20,10 0,81 0,04752 4,75E-03 F 0 0,68 15,70 20,10 0,81 0,04752 4,75E-03 G 0 0,80 12,30 18,00 1,30 0,0864 8,64E-03 H 0 0,75 14,90 19,50 0,90 0,04752 4,75E-03 I (Đập dâng loại 2) 0 0,90 16,00 19,00 0,50 0,4752 4,75E-02 J (Đập dâng loại 1) 0 0,90 16,00 19,00 0,50 0,0864 8,64E-03 2.4. Điều kiện ban đầu - Để đáp ứng nhu cầu tích trữ khi nhà máy tăng công suất khai thác quặng, tính toán ổn định của đập với các mức cho một lần dâng đập là 3 m, 6 m, 9 m, 12 m trong cùng một khoảng thời gian là 6 tháng. Từ đó quyết định mức tăng hợp lý. - Giả sử mỏ khai thác quặng có đủ năng lực về máy móc và công nghệ để không làm thay đổi các chỉ tiêu cơ lý của chất thải và vật liệu xây dựng đập dâng khi công suất nhà máy tăng lên. - Số liệu tính toán được lấy theo Bảng 1 và Bảng 2. 2.5. Mô hình tính toán Hình 5. Mô hình tính toán đập chất thải Hình 6. Phát sinh áp lực nước lỗ rỗng ban đầu, P = -520,53 kN/m2 Hình 7. Phát sinh ứng suất ban đầu, σ= -588,12 kN/m2 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 21
  3. TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018 3. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN 3.1. Chuyển vị tổng thể (dUtot) của đập chất thải ứng với từng trường hợp TH2: Hdđ= 6 m; Hmax= 76 m; TH1: Hdđ= 3 m; Hmax= 85 m; dUtot = 3,26 m dUtot = 1,40 m TH3: Hdđ=9 m; Hmax= 73 m; TH4: Hdđ= 12 m; Hmax= 46 m; dUtot = 4,08 m dUtot = 2,40 m Hình 8. Chuyển vị của đập chất thải ứng với chiều cao tối đa của từng trường hợp TH1: Hdđ= 3 m; H= 46 m; TH2: Hdđ= 6 m; H= 46 m; dUtot = 0,689 m dUtot = 1,330 m TH3: Hdđ= 9 m; H= 46 m; TH4: Hdđ= 12 m; H= 46 m; dUtot = 1,880 m dUtot = 2,400 m Hình 9. Chuyển vị của đập chất thải ứng với chiều cao H = 46m của từng trường hợp. Nhận xét: Chiều cao mỗi lần dâng đập càng lớn thì chuyển vị của đập càng lớn. 3.2. Hệ số ổn định tổng thể (Σ Σ-Msf) của đập chất thải ứng với từng trường hợp TH1: Hdđ= 3 m; Hmax= 85 m; TH2: Hdđ= 6 m; Hmax= 76 m; Σ-Msf = 1,022 Σ-Msf = 0,992 TH3: Hdđ= 9 m; Hmax= 73 m; TH4: Hdđ= 12 m; Hmax= 46 m; Σ-Msf = 0,985 Σ-Msf = 1,016 Hình 10: Hệ số ổn định tổng thể của đập chất thải ứng với chiều cao tối đa của từng trường hợp TH1: Hdđ= 3 m; H= 46 m; TH2: Hdđ= 6 m; H= 46 m; Σ-Msf = 1,110 Σ-Msf = 1,091 TH3: Hdđ= 9 m; H= 46 m; TH4: Hdđ= 12 m; H= 46 m; Σ-Msf = 1,086 Σ-Msf = 1,016 Hình 11. Hệ số ổn định tổng thể của đập chất thải ứng với chiều cao H = 46m của từng trường hợp 22 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM
  4. TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018 3.2. Áp lực lỗ rỗng (Udyn) của đập chất thải ứng với từng trường hợp H= 85 m; Udyn= -42,90 kN/m2 H= 88 m; Udyn= -83,31 kN/m2 Hình 12. Áp lực lỗ rỗng ứng với từng chiều cao đập tính toán của trường hợp 1 Nhận xét: Tại chiều cao đập H = 88 m, giá trị áp lực nước lỗ rỗng tăng đột biến gấp 2 lần so giai đoạn H = 85 m. Chính điều này đã làm cho đập bị phá hoại. H= 76 m; Udyn= -59,64 kN/m2 H= 82 m; Udyn= -87,93 kN/m2 Hình 13. Áp lực lỗ rỗng ứng với từng chiều cao đập tính toán của trường hợp 2 Nhận xét: Tại chiều cao đập H = 82 m, giá trị áp lực nước lỗ rỗng tăng đột biến gấp 1,5 lần so giai đoạn H = 76 m. Chính điều này đã làm cho đập bị phá hoại. H= 73 m; Udyn= -68,20 kN/m2 H= 82 m; Udyn= -122,96 kN/m2 Hình 14. Áp lực lỗ rỗng ứng với từng chiều cao đập tính toán của trường hợp 3 Nhận xét: Tại chiều cao đập H = 82 m, giá trị áp lực nước lỗ rỗng tăng đột biến gấp 1,8 lần so giai đoạn H = 73 m. Chính điều này đã làm cho đập bị phá hoại. H= 46 m; Udyn= -42,31 kN/m2 H= 58 m; Udyn= -146,15 kN/m2 Hình 15. Áp lực lỗ rỗng ứng với từng chiều cao đập tính toán của trường hợp 4 Nhận xét: Tại chiều cao đập H = 58 m, giá trị áp lực nước lỗ rỗng tăng đột biến gấp 3,5 lần so giai đoạn H = 46 m. Chính điều này đã làm cho đập bị phá hoại. VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 23
  5. TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018 4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 4.1. Mối tương quan giữa của các yếu tố ứng với chiều cao mỗi lần dâng đập Hình 16. Biểu đồ thể hiện mối tương quan giữa chuyển vị tổng thể của đập ứng với chiều cao mỗi lần dâng đập Hình 17. Biểu đồ thể hiện mối tương quan giữa hệ số ổn định tổng thể của đập ứng với chiều cao mỗi lần dâng đập 4.2. Đánh giá kết quả tính toán Từ kết quả tính toán ta có thể thấy được sự ảnh hưởng của tốc độ xây dựng đối với chiều cao thiết kế cũng như sự ổn định của đập chất thải. Do hình thức xây dựng đập theo phương pháp thượng lưu nên kết cấu của chất thải nằm trong phạm vi sử dụng làm nền cho đập dâng rất quan trọng, quyết định rất nhiều đến kết quả ổn định đập. Đặc biệt trong trường hợp mà chỉ tiêu cơ lý của chất thải và vật liệu xây dựng đập dâng thay đổi theo chiều hướng bất lợi (giảm dần), chiều cao đập thiết kế giảm từ 85 m (đối với chiều cao cho mỗi lần dâng đập H = 3 m/6 tháng) xuống 34 m (đối với chiều cao cho mỗi lần dâng đập H = 12 m/6 tháng), giảm 60% chiều cao thiết kế. Sự phá vỡ kết cấu đập chịu ảnh hưởng rất nhiều từ sự thay đổi áp lực nước lỗ rỗng. Kết quả tính toán cho các trường hợp cho thấy áp lực nước lỗ rỗng tăng đột biến (gấp từ 1,40 đến 3,50 lần so thời cao độ trước đó) tại các cao độ đập bị phá hoại. Từ đó đặt ra vấn đề là phải khống chế được áp lực nước lỗ rỗng, không để cho áp lực lỗ rỗng tăng quá nhanh giữa cách lần đắp đập. 24 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM
  6. TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018 Vì vậy phải lựa chọn chiều cao mỗi lần dâng đập hợp lý vừa đáp ứng với yêu cầu về sản lượng khai thác vừa đảm bảo khả năng an toàn cho đập nhằm đạt chiều cao thiết kế là cao nhất. 5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XỬ LÝ 5.1. Đặt vấn đề Kết quả tính toán cho thấy tại vị trí mà mô hình chưa bị phá hoại trong các trường hợp chiều cao dâng đập thay đổi thì hệ số ổn định của đập cũng rất thấp, dao động từ 0,985 đến 1,022. Điều đó cho thấy khả năng rủi ro dẫn tới vỡ đập có thể xảy ra ngay tại các vị trí này. Vì vậy cần phải làm tăng tính ổn định của đập hơn bằng các biện pháp gia cố mái dốc cho đập chất thải. Trong phạm vi bài báo, lựa chọn phương án gia cố mái dốc bằng đá hộc để tính toán. 5.2. Mặt cắt tính toán Hình 18. Phương án gia cố mái đập bằng đá hộc Gia cố mái đập bằng đá đổ có tác dụng tạo phản áp chống lại áp lực gây trượt do chất thải trong hồ chứa gây ra. Đá hộc được thi công đồng thời với mỗi lần dâng đập. Từ cao trình +352,5 m đến cao trình +377,5 m mái đá đổ là 1:2.0, bề rộng mặt 40 m; từ cao trình +377,5 m đến cao trình +440,5 m mái đá đổ là 1:5.0, bề rộng mặt 30 m. 5.3. Thông số mô hình Tương tự như nền đập và đập khởi, vật liệu đá hộc ít có khả năng bị biến dạng lớn nên có thể lựa chọn mô hình MC để mô phỏng tính toán. VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 25
  7. TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018 Bảng 3. Giá trị các thông số vật liệu mô hình MC cho vật liệu đá hộc. (Nguồn: Lovisa Hassellund, Roger Knutsson, Hans Mattsson and Sven Knutsson. (2016)) Thông số E Vật liệu kPa - kPa độ độ Nền đập chất thải 40000 0,33 1 42 0 Thông số einit Vật liệu kN/m3 kN/m3 - m/day m/day Nền đập chất thải 18 20 0,5 0,1 0,1 5.4. Điều kiện ban đầu - Tính toán cho trường hợp thay đổi tốc độ xây dựng đập không xét đến sự thay đổi các chỉ tiêu cơ lý của chất thải và vật liệu xây dựng đập dâng với các mức cho một lần dâng đập là 3 m, 6 m, 9 m, 12 m trong cùng một khoảng thời gian là 6 tháng. - Giữ nguyên các điều kiện ban đầu của trường hợp thay đổi tốc độ xây dựng đập không xét đến sự thay đổi các chỉ tiêu cơ lý của chất thải và vật liệu xây dựng đập dâng. Giữ nguyên điều kiện biên của mô hình tính toán về dòng thấm, ứng suất và biến - dạng đã tính ở trên. - Căn cứ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công trình thủy lợi QCVN 04-05:2012, đối với công trình đập đất có chiều cao lớn hơn (35 ÷ 75) m trên nền đất thuộc nhóm B (đất cát, đất hòn thô, đất sét ở trạng thái cứng và nửa cứng) thì công trình thuộc cấp I, hệ số ổn định cho phép của công trình [K] = 1,20. Vì vậy khi phân tích tính toán phương án gia cố mái đập bằng đá hộc chỉ xét với các trường hợp có hệ số an toàn lớn hơn 1,20. - Số liệu tính toán được lấy theo bảng 1, bảng 2 và bảng 3. 5.5. Mô hình tính toán Hình 19. Mô hình tính toán đập chất thải phương án gia cố mái đập bằng đá hộc Hình 20. Phát sinh áp lực nước lỗ rỗng ban đầu, P = -520,53 kN/m2 26 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM
  8. TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018 Hình 21. Phát sinh ứng suất ban đầu, σ= -588,11 kN/m2 5.6. Kết quả tính toán Bảng 4. Kết quả tính toán cho trường hợp H = 3 m THTT Trường hợp H= 3 m Chiều cao đập Σ-Msf Udyn (kN/m2) 46 1,851 29,32 49 1,783 30,45 52 1,720 31,55 55 1,665 32,84 58 1,605 33,58 61 1,562 35,37 64 1,516 36,92 67 1,469 37,55 70 1,441 39,22 73 1,405 40,50 76 1,374 41,82 79 1,347 43,39 82 1,295 44,76 85 1,243 45,55 88 1,216 47,05 91 1,206 46,08 94 1,208 46,12 97 1,188 45,78 Bảng 5. Kết quả tính toán cho trường hợp H = 6 m THTT Trường hợp H= 6 m Chiều cao đập Σ-Msf Udyn (kN/m2) 46 1,823 42,36 52 1,699 45,79 58 1,575 48,72 64 1,479 53,85 70 1,407 57,89 76 1,341 62,65 82 1,250 67,23 88 1,184 72,16 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 27
  9. TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018 Bảng 6. Kết quả tính toán cho trường hợp H = 9 m THTT Trường hợp H = 9 m Chiều cao đập Σ-Msf Udyn (kN/m2) 46 1,805 48,80 55 1,620 56,04 64 1,462 63,76 73 1,345 71,31 82 1,217 80,28 91 1,154 88,02 Bảng 7. Kết quả tính toán cho trường hợp H = 12 m THTT Trường hợp H = 12 m Chiều cao đập Σ-Msf Udyn (kN/m2) 46 1,801 52,29 58 1,543 63,12 70 1,363 74,98 82 1,216 88,78 94 1,120 98,49 TH1: Hdđ= 3 m; Hmax= 94 m; TH2: Hdđ= 6 m; Hmax= 82 m; Σ-Msf = 1,208 Σ-Msf = 1,250 TH3: Hdđ= 9m; Hmax= 82m; TH4: Hdđ= 12m; Hmax= 82m; Σ-Msf = 1,217 Σ-Msf = 1,216 Hình 22. Hệ số ổn định tổng thể của đập chất thải. TH1: Hdđ= 3 m; Hmax= 94 m; TH2: Hdđ= 6 m; Hmax= 82 m; Udyn= -46,12 kN/m2 Udyn= -67,23 kN/m2 TH3: Hdđ= 9 m; Hmax= 82 m; TH4: Hdđ= 12 m; Hmax= 82 m; Udyn= -80,28 kN/m2 Udyn= -88,78 kN/m2 Hình 23. Áp lực lỗ rỗng của đập chất thải 5.7. Đánh giá kết quả tính toán Kết quả tính toán cho ta thấy việc gia cố mái đập bằng đá hộc có ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định của đập. 28 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM
  10. TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018 Với điều kiện hệ số ổn định phải lớn hơn 1,20, trường hợp các chỉ tiêu cơ lý của chất thải và vật liệu xây dựng đập dâng không đổi khi thay đổi chiều cao dâng đập thì đối với H = 3 m (chiều cao mỗi lần dâng đập) thì đập có thể đạt tới chiều cao 94 m, còn đối với H = 6 m, H = 9 m và H = 12 m đều đạt tới chiều cao 82 m. Ngoài ra, việc gia cố đá hộc còn giảm sự thay đổi đột ngột của áp lực nước lỗ rỗng trong lòng đập chất thải. Điều đó làm giảm nguy cơ gây ra hiện tượng đập bị phá hoại trong quá trình vận hành, khai thác. Vì vậy phải lựa chọn kích thước, chiều cao và phạm vi gia cố mái đập bằng đá hộc hợp lý vừa đảm bảo an toàn cho đập vừa đáp ứng yêu cầu về chiều cao thiết kế lớn nhất là điều cần phải nghiên cứu kỹ hơn. 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận Một số kết quả nghiên cứu đã đạt được bao gồm: - Kết quả tính toán cho ta thấy được những thay đổi trong kết cấu đập khi thay đổi chiều cao mỗi lần dâng đập. Bằng việc tăng dần chiều cao mỗi lần đắp, từ H = 3 m, H = 6 m, H = 9 m cho tới H = 12 m với trường hợp được đặt ra là thay đổi tốc độ xây dựng đập không xét đến sự thay đổi các chỉ tiêu cơ lý của chất thải và vật liệu xây dựng đập dâng, thông qua các bảng số liệu và biểu đồ so sánh, nghiên cứu đã thể hiện một cách khá đầy đủ các khía cạnh, các yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định của đập. - Nghiên cứu đã đề suất một giải pháp để tăng sự ổn định cho đập chất thải bằng cách gia cố mái hạ lưu bằng đá hộc. Tuy rằng phương pháp này không mới nhưng việc nghiên cứu để đưa ra được kích thước và phạm vi gia cố một cách tối ưu, đáp ứng yêu cầu về chiều cao thiết kế lớn nhất trong khoảng thời gian nhanh nhất lại là một điều hoàn toàn khác. Trong phạm vi của bài báo, nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá ứng xử của đập khi mái đập được gia cố bằng đá hộc trên 2 phương diện là hệ số ổn định và áp lực nước lỗ rỗng trong thân đập. Kết quả nghiên cứu có thể trở thành 1 tài liệu tham khảo hữu ích giúp có giải pháp tốt hơn từ đó đưa ra các quyết định hợp lý trong việc xây dựng đập chất thải. 6.2. Hạn chế và kiến nghị Vì số liệu được lấy từ các nghiên cứu trên thế giới và khu vực nghiên cứu cũng nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam, do đó việc so sánh kết quả tính toán với thực tế hiện trạng công trình là hết sức khó khăn. Trong khi đó, số liệu thiết kế cụ thể về những đập chất thải ở Việt Nam lại rất khó thu thập, thậm chí việc tham quan, khảo sát cũng bị các đơn vị chủ quản ngăn cản, cấm đoán. Trong thời gian gần đây, các vụ việc vỡ đập chất thải liên tục xảy ra, gây hậu quả nghiêm trọng về người, tài sản và đặc biệt là môi trường. Điều đó gióng lên một hồi chuông cảnh báo cho công tác quản lý cũng như việc đưa ra các quy định cụ thể trong việc thiết kế, thẩm tra phê duyệt các dự án đập chất thải. Bên cạnh đó cần có một kho dữ liệu về các đập chất thải đã và đang xây dựng nhằm phục vụ công tác nghiên cứu cũng như xử lý các hồ chứa chất thải đã hết thời gian sử dụng. VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 29
  11. TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] The U.S. Environmental Protection Agency. (1994). Design and Evaluation of Tailings Dams. Office of Solid Waste Special Waste Branch, 401 M Street, SW Washington, USA. [2] B.A. Chukin and R.B. Chukin. (2014). “Assessment of Static and Seismic Stability of Kumtor’s Gold Mine Tailings Dam in Kyrgyz Republic”. International symposium on dams in a global environmental challenges, pages 1–9. [3] Anton D. Tzenkov. (2008). “Stability Analysis of a Tailings Dam: Existing State and Planned Heightening”. Sixth International Conference on Case Histories in Geotechnical Engineering, No. 2.57, pages 1–8. [4] Lovisa Hassellund, Roger Knutsson, Hans Mattsson and Sven Knutsson. (2016). “Numerical Simulations of Stability of a Gradually Raised Upstream Tailings Dam in Northern Sweden”. Electronic Journal of Geotechnical Engineering, 2016 (21.12), pages 4699-4720. [5] Muhammad Auchar Zardari, Linda Ormann, Hans Mattsson and Sven Knutsson. (2014). “Numerical Analysis of Staged Construction of an Upstream Tailings Dam”. Proceedings of 1st National Conference on Civil Engineering, 2014, pages 150-160. Phản biện: Chuyên gia Tạp chí Khoa học công nghệ Thủy lợi – Viện KHTL Việt Nam 30 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2