Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
TỶ LỆ GIẢM ĐỘ LỌC CẦU THẬN<br />
Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP CÓ RỐI LOẠN LIPID MÁU<br />
Đinh Thị Phương Thảo*, Nguyễn Thị Lệ**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Giới thiệu: bệnh tăng huyết áp rất phổ biến trong cộng đồng. Chẩn đoán bệnh THA đơn giản, nhưng<br />
chẩn đoán biến chứng sớm gây tổn thương cơ quan đích còn phức tạp. Bệnh nhân khi vào viện thường đã có biến<br />
chứng do ý thức hiểu biết về bệnh THA còn hạn chế. Họ không được quản lý và hướng dẫn điều trị thường<br />
xuyên ngay trong tại cộng đồng, vì thế có thể làm gia tăng các biến chứng của bệnh. Trong nghiên cứu này,<br />
chúng tôi khảo sát mối liên hệ giữa độ lọc cầu thận với các mức độ THA và rối loạn lipid máu nhằm góp phần<br />
phát hiện sớm, kiểm soát, theo dõi, ngăn ngừa và hạn chế các tổn thương thận để làm giảm nguy cơ suy thận dẫn<br />
đến tử vong.<br />
Mục tiêu: Khảo sát mối tương quan giữa độ lọc cầu thận và huyết áp ở nhóm người trưởng thành bình<br />
thường và các nhóm bệnh nhân tăng huyết áp, khảo sát mối tương quan giữa độ lọc cầu thận và huyết áp ở các<br />
nhóm bệnh nhân tăng huyết áp không hoặc có rối loạn lipid máu. Qua đó xác định tỷ lệ giảm độ lọc cầu thận ở<br />
bệnh nhân tăng huyết áp có rối loạn lipid máu.<br />
Phương pháp: tiền cứu, mô tả, cắt ngang. Nghiên cứu trên 335 người đến khám sức khỏe tại Bệnh Viện<br />
Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh từ 2008-2009.<br />
Kết quả: Trên nhóm người trưởng thành bình thường, giữa huyết áp (HATT, HATTr) và ĐLCT-ƯĐ<br />
không có mối tương quan với nhau. Trên nhóm người THA (theo phân độ JNC VII), giữa huyết áp (HATT,<br />
HATTr) ĐLCT-ƯĐ có mối tương quan nghịch, cụ thể nhóm tiền THA: HATT và ĐLCT-ƯĐ tương quan rất<br />
thấp (r=-0,19; p