intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tỷ lệ kháng sinh được kê đơn phù hợp với hướng dẫn trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang năm 2020

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

45
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày việc xác định tỉ lệ kháng sinh phù hợp với chẩn đoán, xác định tỉ lệ kháng sinh được kê có liều dùng phù hợp, xác định tỉ lệ kháng sinh có thời gian điều trị phù hợp, tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tỷ lệ kháng sinh được kê đơn phù hợp với hướng dẫn trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang năm 2020

  1. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 TỶ LỆ KHÁNG SINH ĐƯỢC KÊ ĐƠN PHÙ HỢP VỚI HƯỚNG DẪN TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC TỈNH AN GIANG NĂM 2020 Nguyễn Thị Cẩm Tú, Nguyễn Thị Hồng Vân, Nguyễn Thị Bích Loan, Trần Thị Kim I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Kháng sinh đã được đưa vào sử dụng từ những năm đầu thế kỷ 20, nhưng cho đến nay, sử dụng kháng sinh hợp lý vẫn đang là một thách thức lớn của toàn thế giới [1]. Việc sử dụng kháng sinh không hiệu quả và hợp lý không chỉ là nguyên nhân làm tăng đáng kể chi phí cho người bệnh mà còn là nguyên nhân làm gia tăng kháng kháng sinh của vi khuẩn đối với các kháng sinh hiện có.Do đó, các nghiên cứu khoa học liên quan đến kháng sinh luôn là hướng nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực[2]. Với mong muốn đánh giá thực tế sử dụng kháng sinh tại bệnh viện, từ đó có biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng kháng sinh, chúng tôi tiến hành đề tài "Tỉ lệ kháng sinh được kê đơn phù hợp với hướng dẫn trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An giang năm 2020" với: Mục tiêu: - Xác định tỉ lệ kháng sinh phù hợp với chẩn đoán - Xác định tỉ lệ kháng sinh được kê có liều dùng phù hợp - Xác định tỉ lệ kháng sinh có thời gian điều trị phù hợp - Tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện. II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU: 2.1. Quy chế kê đơn trong điều trị ngoại trú [1]: 2.1.1.Quy định đối với người kê đơn thuốc: - Bác sỹ. - Y sỹ được kê đơn thuốc khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: + Có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và đang làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện của Nhà nước hoặc trạm y tế xã, phường, thị trấn, y tế cơ quan, trường học (sau đây gọi tắt là trạm y tế xã); + Phải có văn bản phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện phân công khám bệnh, chữa bệnh theo phân cấp quản lý y tế của địa phương. - Bác sỹ, y sỹ tại trạm y tế xã được phép kê đơn thuốc đối với các bệnh ở các chuyên khoa tương ứng với phạm vi khám bệnh, chữa bệnh đa khoa được quyết định trong phạm vi chuyên môn của trạm y tế xã và của bác sỹ, y sỹ. - Trong trường hợp cấp cứu người bệnh mà chưa kịp làm thủ tục nhập viện, người kê đơn thuốc của bất cứ chuyên khoa nào (kể cả y học cổ truyền) đều được kê đơn thuốc để xử trí cấp cứu phù hợp với tình trạng của bệnh cấp cứu. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 254
  2. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 2.1.2. Nguyên tắc kê đơn thuốc: - Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh. - Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh. - Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế hoặc đủ sử dụng tối đa 30 (ba mươi) ngày, trừ trường hợp quy định tại các điều 7, 8 và 9 Thông tư này. - Y sỹ không được kê đơn thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất gây nghiện, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất hướng tâm thần và thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa tiền chất không thuộc danh mục thuốc không kê đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. - Không được kê vào đơn thuốc: + Các thuốc, chất không nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh; + Các thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam; + Thực phẩm chức năng; + Mỹ phẩm. 2.1.3.Hình thức kê đơn thuốc: - Kê đơn thuốc đối với người bệnh đến khám bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Người kê đơn thuốc thực hiện kê đơn thuốc cho người bệnh vào Đơn thuốc theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01 hoặc Sổ khám bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này và ghi tên thuốc, hàm lượng, số lượng, số ngày sử dụng vào Sổ khám bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. - Kê đơn thuốc đối với người bệnh điều trị ngoại trú: Người kê đơn thuốc ra chỉ định điều trị bằng thuốc vào bệnh án điều trị ngoại trú của người bệnh đồng thời kê đơn (sao chỉ định điều trị) vào Sổ khám bệnh của người bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02 hoặc Sổ điều trị bệnh cần chữa trị dài ngày của người bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này. - Kê đơn thuốc đối với người bệnh tiếp tục phải điều trị ngoại trú ngay sau khi kết thúc việc điều trị nội trú: + Trường hợp người kê đơn thuốc tiên lượng người bệnh chỉ cần tiếp tục sử dụng thuốc từ 01 (một) đến 07 (bảy) ngày thì kê đơn thuốc (chỉ định điều trị) tiếp vào Bệnh án điều trị nội trú đồng thời kê đơn (sao chỉ định điều trị) vào Sổ khám bệnh hoặc Sổ điều trị bệnh cần chữa trị dài ngày của người bệnh. + Trường hợp người kê đơn thuốc tiên lượng người bệnh cần tiếp tục điều trị trên 07 (bảy) ngày thì phải chuyển sang điều trị ngoại trú (làm bệnh án điều trị ngoại trú) ngay sau ngày kết thúc điều trị nội trú, việc kê đơn thuốc thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này. - Kê đơn thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất theo thực hiện theo quy định tại các điều 7, 8 và 9 Thông tư này. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 255
  3. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 2.2. Đại cương về kháng sinh: 2.2.1. Định nghĩa: “Kháng sinh (antibiotics) là những chất kháng khuẩn (antibacterial substances) được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, Actinomycetes), có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác”[2]. 2.2.2. Phân loại kháng sinh: - Theo cấu trúc hóa học: Bảng 1.1. Phân loại kháng sinh theo cấu trúc hóa học TT Tên Nhóm Phân Nhóm Các penicilin Các cephalosporin Các beta-lactam khác Carbapenem 1 Beta-lactam Monobactam Các chất ức chế beta-lactamase 2 Aminoglycosid 3 Macrolid 4 Lincosamid 5 Phenicol Thế hệ 1 6 Tetracyclin Thế hệ 2 Glycopeptid Polypetid 7 Peptid Lipopeptid Thế hệ 1 8 Quinolon Các fluoroquinolon: Thế hệ 2, 3, 4 Các nhóm kháng sinh 9 khác Sulfonamid Oxazolidinon 5-nitroimidazol Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 256
  4. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 - Theo tính nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh. + Tính nhạy cảm của kháng sinh được xác định dựa vào nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) và nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC) + Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC – Minimal Inhibitory Concentration) của một kháng sinh là nồng độ thấp nhất mà kháng sinh có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn sau 24 giờ nuôi cấy. + Nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC – Minimal Bactericidal Concentration) là nồng độ thấp nhất làm giảm 99,9 % lượng vi khuẩn. + Dựa vào tính nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh, người ta chia kháng sinh thành 2 nhóm chính: Kháng sinh kìm khuẩn và kháng sinh diệt khuẩn. + Kháng sinh kìm khuẩn (MBC/MIC >4): thường được sử dụng trong trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình, trên cơ địa người bệnh có đủ sức đề kháng, các nhóm kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn là macrolid, tetracyclin, phenicol, lincosamid.[2] + Kháng sinh diệt khuẩn (MBC/MIC =1): được dùng cho các bệnh nhiễm khuẩn nặng, trên những người bệnh yếu, suy giảm miễn dịch, các nhóm kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn là beta- lactam, aminoglycosid, fluoroquinolon, 5- nitroimidazol,co-trimoxazol.[2] - Theo cơ chế tác dụng của kháng sinh: Sau khi vào tế bào, kháng sinh được đưa tới đích tác động và phát huy tác dụng: kìm hãm sự sinh trưởng vàphát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn, đặc biệt có hiệu quả ở các vi khuẩn đang sinh trưởng và phát triển mạnh (giai đoạn 2/ log phase - phát triển theo cấp số nhân), bằng cách: + Ức chế sinh tổng hợp vách tế bào vi khuẩn: các kháng sinh nhóm beta-lactam, fosfomycin và vancomycin ngăn cản sinh tổng hợp lớp peptidoglycan nên không tạo được khung murein - tức là vách không được hình thành. Tế bào con sinh ra không có vách, vừa không sinh sản được vừa dễ bị tiêu diệt hoặc bị li giải, đặc biệt ở vi khuẩn Gram-dương. Như vậy, những kháng sinh này có tác dụng diệt khuẩn nhưng chỉ với những tế bào đang phát triển (degenerativebactericide). + Gây rối loạn chức năng màng bào tương: chức năng đặc biệt quan trọng của màng bào tương là thẩm thấu chọn lọc; khi bị rối loạn các thành phần (ion) bên trong tế bào bị thoát ra ngoài và nước từ bên ngoài ào ạt vào trong, dẫn tới chết, ví dụ polymyxin B, colistin. Với cơ chế tác động này, polymyxin có tác dụng diệt khuẩn tuyệt đối (absolute bactericide), tức là giết cả tế bào đang nhân lên và cả tế bào ở trạng thái nghỉ - không nhân lên. + Ức chế sinh tổng hợp protein: tham gia sinh tổng hợp protein ngoài ribosom còn có các ARN thông tin và các ARN vận chuyển. Điểm tác động là ribosom 70S của vi khuẩn: tại tiểu phần 30S ví dụ như aminoglycosid (nơi ARN thông tin trượt qua), tetracyclin (nơi ARN vận chuyển mang acid amin tới) hoặc tại tiểu phần 50S (nơi acid amin liên kết tạo polypeptid) như erythromycin, cloramphenicol,clindamycin. Kết quả là các phân tử protein không được hình Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 257
  5. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 thành hoặc được tổng hợp nhưng không có hoạt tính sinh học làm ngừng trệ quá trình sinh trưởng và phát triển. + Ức chế sinh tổng hợp acid nucleic: gồm ba cấp độ: .Ngăn cản sự sao chép của ADN mẹ tạo ADN con, ví dụ do kháng sinh gắn vào enzym gyrase làm ADN không mở được vòng xoắn, như nhóm quinolon. .Ngăn cản sinh tổng hợp ARN, ví dụ do gắn vào enzym ARN- polymerase như Rifampicin. + Ức chế sinh tổng hợp các chất chuyển hóa cần thiết cho tế bào: quá trình sinh tổng hợp acid folic – coenzym cần cho quá trình tổng hợp các purin và pyrimidin (và một số acid amin) bị ngăn cản bởi sulfamid và trimethoprim. Như vậy, mỗi kháng sinh chỉ tác động lên một vị trí nhất định trong thành phần cấu tạo, ảnh hưởng đến một khâu nhất định trong các phản ứng sinh học khác nhau của tế bào vi khuẩn, dẫn đến ngừng trệ sinh trưởng và phát triển của tế bào. Nếu vi khuẩn không bị li giải hoặc không bị nắm bắt (thực bào) và tiêu diệt, thì khi không còn tác động của kháng sinh (ngừng thuốc) vi khuẩn sẽ có thể hồi phục/ sống trở lại (reversible). Chỉ cần 1 tế bào sống sót, với tốc độ sinh sản nhanh chóng, sau vài giờ số lượng tế bào vi khuẩn đã không thể đếm được (ví dụ E. coli nếu 20 phút “đẻ 1 lứa” thì sau 5 giờ: từ 1 tế bào mẹ - ban đầu phát triển thành 215 tế bào và sau 10 giờ là 230 – hơn 1 tỷ); sẽ nguy hiểm hơn nữa nếu tế bào sống sót đó đề kháng kháng sinh.[2] 2.3. Các nguyên tắc sử dụng kháng sinh: 2.3.1. Lựa chọn kháng sinh và liều lượng: - Lựa chọn thuốc kháng sinh phụ thuộc hai yếu tố: người bệnh và vi khuẩn gây bệnh. Yếu tố liên quan đến người bệnh cần xem xét bao gồm: lứa tuổi, tiền sử dị ứng thuốc, chức năng gan - thận, tình trạng suy giảm miễn dịch, mức độ nặng của bệnh, bệnh mắc kèm, cơ địa dị ứng… Nếu là phụ nữ: cần lưu ý đối tượng phụ nữ có thai, đang cho con bú để cân nhắc lợi ích/nguy cơ. Về vi khuẩn: loại vi khuẩn, độ nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn. Cần cập nhật tình hình kháng kháng sinh để có lựa chọn phù hợp. Cần lưu ý các biện pháp phối hợp để làm giảm mật độ vi khuẩn và tăng nồng độ kháng sinh tại ổ nhiễm khuẩn như làm sạch ổ mủ, dẫn lưu, loại bỏ tổ chức hoại tử… khi cần. - Chính sách kê đơn kháng sinh nhằm giảm tỷ lệ phát sinh vi khuẩn kháng thuốc và đạt được tính kinh tế hợp lý trong điều trị. Với những kháng sinh mới, phổ rộng, chỉ định sẽ phải hạn chế cho những trường hợp có bằng chứng là các kháng sinh đang dùng đã bị kháng. - Liều dùng của kháng sinh phụ thuộc nhiều yếu tố: tuổi người bệnh, cân nặng, chức năng gan - thận, mức độ nặng của bệnh. Do đặc điểm khác biệt về dược động học, liều lượng cho trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và nhũ nhi có hướng dẫn riêng theo từng chuyên luận. Liều lượng trong các tài liệu hướng dẫn chỉ là gợi ý ban đầu. Không có liều chuẩn cho các trường hợp nhiễm khuẩn nặng. Kê đơn không đủ liều sẽ dẫn đến thất bại điều trị và tăng tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc. Ngược lại, với những Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 258
  6. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 kháng sinh có độc tính cao, phạm vi điều trị hẹp (ví dụ: các aminoglycosid, polypeptide), phải bảo đảm nồng độ thuốc trong máu theo khuyến cáo để tránh độc tính, do vậy, việc giám sát nồng độ thuốc trong máu nên được triển khai. 2.3.2. Sử dụng kháng sinh diều trị theo kinh nghiệm: - Điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm khi chưa có bằng chứng về vi khuẩn học do không có điều kiện nuôi cấy vi khuẩn (do không có Labo vi sinh, không thể lấy được bệnh phẩm), hoặc khi đã nuôi cấy mà không phát hiện được nhưng có bằng chứng lâm sàng rõ rệt về nhiễm khuẩn. - Phác đồ sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm là lựa chọn kháng sinh có phổ hẹp nhất gần với hầu hết các tác nhân gây bệnh hoặc với các vi khuẩn nguy hiểm có thể gặp trong từng loại nhiễm khuẩn. - Kháng sinh phải có khả năng đến được vị trí nhiễm khuẩn với nồng độ hiệu quả nhưng không gây độc. - Trước khi bắt đầu điều trị, cố gắng lấy mẫu bệnh phẩm để phân lập vi khuẩn trong những trường hợp có thể để điều chỉnh lại kháng sinh phù hợp hơn. - Nên áp dụng mọi biện pháp phát hiện nhanh vi khuẩn khi có thể để có được cơ sở đúng đắn trong lựa chọn kháng sinh ngay từ đầu. - Nếu không có bằng chứng về vi khuẩn sau 48 giờ điều trị, cần đánh giá lại lâm sàng trước khi quyết định tiếp tục sử dụng kháng sinh. - Cần thường xuyên cập nhật tình hình dịch tễ và độ nhạy cảm của vi khuẩn tại địa phương để lựa chọn được kháng sinh phù hợp. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đơn thuốc điều trị ngoại trú có kê kháng sinh từ tháng 01/01/2020 đến hết tháng 31/01/2020 tại Khoa khám bệnh - Bệnh viện ĐKKV Tỉnh An Giang. Tiêu chuẩn chọn mẫu: Các đơn thuốc có kê kháng sinh trong điều trị ngoại trú từ tháng 01/01/2020 đến hết tháng 31/01/2020 tại Khoa khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa Khu Vực Tỉnh An Giang. Tiêu chuẩn loại trừ: Đơn thuốc không có kê kháng sinh, đơn thuốc không có BHYT, đơn thuốc Đông Y 3.2. Cỡ mẫu Cỡ mẫu nghiên cứu được tính theo công thức Với: n: Cỡ mẫu cần cho nghiên cứu Z: trị số từ phân phối chuẩn (Z = 1,96) với độ tin cậy 95%) Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 259
  7. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 Z(1-α/2) = 1,96 (Hệ số tin cậy với mức ý nghĩa α = 0,05) p: trị số mong muốn của tỉ lệ (P = 0,5) d: là khoảng sai lệch mong muốn giữa tỉ lệ từ mẫu so với tỉ lệ thực của quần thể, d = 0,05. 1,962x0,5x0,5 n = = 384 0,052 Cỡ mẫu được tính theo công thức trên là 384 mẫu. Do đó cỡ mẫu nghiên cứu thực tế là 384 mẫu (384 đơn thuốc có kê kháng sinh từ khoa Khám bệnh). 3.3. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên từ hệ thống Phần mềm quản lý bệnh án điện tử của Bệnh viện. Đơn thuốc thu thập tại khoa Khám bệnh ngoại trú - Bệnh viện ĐKKV Tỉnh. 3.4.Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 3.5. Phương pháp thu thập số liệu Hồi cứu dữ liệu lưu trong hệ thống phần mềm quản lý của Khoa Dược- Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang. 3.6. Phương pháp phân tích số liệu Đơn thuốc có kê đơn kháng sinh cho bệnh nhân ngoại trú, được lĩnh tại Khoa Dược. Thông tin được ghi nhận dựa vào phần mềm quản lý bệnh án điện tử của Bệnh viện. 3.7. Xử lý số liệu - Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2010. - Trình bày số liệu dưới hình thức mô tả, lập bảng. IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Với các trường hợp được khảo sát, ghi nhận kết quả như sau: 4.1. Tỉ lệ đơn kê kháng sinh đơn trị liệu, phối hợp Bảng 4.1. Tỉ lệ đơn kê kháng sinh đơn trị liệu, phối hợp Đơn thuốc Tỉ lệ (%) Đơn kê kháng sinh Đơn trị liệu 370 96,35% Đơn phối hợp 14 3,65% Tổng số 384 100% Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 260
  8. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 Nhận xét:tỉ lệ đơn trị liệu kháng sinh chiếm tỉ lệ cao 96,35%, tỉ lệ đơn phối hợp kháng sinh chiếm tỉ lệ thấp 3,65 %. 4.2. Các loại kháng sinh sử dụng Bảng 4.2. Các loại kháng sinh chiếm tỉ lệ cao sử dụng Số lần xuất STT Kháng sinh hiện trong Tỉ lệ (%) đơn được kê 1 Cefaclor 94 23,44% 2 Cefuroxim 60 14,96% 3 Clarithromycin 58 14,46% 4 Amoxicilin + acid clavulanic 56 13,97% 5 Cefdinir 28 6,98% 6 Kháng sinh khác 105 26,19% Tổng số: 401 100% Nhận xét: tỉ lệ kháng sinh Cefaclor được kê nhiều nhất chiếm tỉ lệ cao là 23,44%, kế đến là Cefuroxim chiếm tỉ lệ 14,96%. 4.3. Tỉ lệ các nhóm kháng sinh được sử dụng Bảng 4.3. Tỉ lệ các nhóm kháng sinh được sử dụng Số lần xuất hiện STT Nhóm kháng sinh Tỉ lệ (%) trong đơn được kê 1 Beta-lactam 278 69,33% 2 Macrolid 59 14,71% 3 Quinolon 39 9,73% 4 Aminoglycosid 22 5,49% 5 Nitroimidazol 3 0,74% Tổng số: 401 100% Nhận xét: nhóm Beta-lactam là nhóm kháng sinh được kê đơn nhiều nhất chiếm tỉ lệ cao với 69,33%, nhóm Nitroimidazol là nhóm ít được kê đơn đơn nhất chiếm tỉ lệ thấp nhất với 0,74%. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 261
  9. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 4.4. Kháng sinh phù hợp với chẩn đoán Bảng 4.4. Kháng sinh phù hợp với chẩn đoán Kháng sinh phù Đơn thuốc hợp với chẩn đoán Tỉ lệ (%) Có 381 99,22% Không 3 0,78% Tổng số: 384 100% Nhận xét: có 381 đơn thuốc có chẩn đoán phù hợp chiếm tỉ lệ 99,22 %và có 03 đơn thuốc chưa có chẩn đoán phù hợp chiếm tỉ lệ 0,78 %. 4.5. Sự phù hợp về liều dùng của kháng sinh Bảng 4.5. Sự phù hợp về liều dùng của kháng sinh Sự phù hợp về liều dùng của Đơn thuốc kháng sinh Tỉ lệ (%) Có 352 91,67% Không 32 8,33% Tổng số: 384 100% Nhận xét:kháng sinh phù hợp về liều dùng chiếm tỉ lệ cao 91,67% với 352 đơn và không phù hợp chiếm tỉ lệ thấp 8,33% với 32 đơn. 4.6. Sự phù hợp về thời gian điều trị của kháng sinh Bảng 4.6. Sự phù hợp về thời gian điều trị của kháng sinh Sự phù hợp về thời gian điều trị của Đơn thuốc Tỉ lệ (%) kháng sinh Có 360 93,75% Không 24 6,25% Tổng số: 384 100% Nhận xét: Trong 384 đơn thuốc khảo sát thì có 360 đơncó thời gian điều trị phù hợp chiếm 93,75% và có 24 đơn thuốc chưa phù hợp về thời gian điều trị chiếm 6,25%. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 262
  10. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 4.7. Phân bố đơn thuốc có kê kháng sinh theo tuổi bệnh nhân Bảng 4.7. Phân bố đơn thuốc có kê kháng sinh theo tuổi bệnh nhân Tuổi bệnh nhân Đơn thuốc Tỉ lệ (%) Người lớn 260 67,71% Trẻ em( ≤ 6 tuổi) 124 32,29% Tổng số 384 100% Nhận xét:Trong 384 đơn, thì có 260 đơn thuốc người lớn có kê kháng sinh chiếm tỉ lệ 67,71% và có 124 đơn thuốc trẻ em có kê kháng sinh chiếm tỉ lệ 32,29%. 4.8. Phân bố đơn thuốc có kê kháng sinh theo giới tính bệnh nhân Bảng 4.8 Phân bố đơn thuốc có kê kháng sinh theo giới tính bệnh nhân Giới tính Đơn thuốc Tỉ lệ (%) Nam 204 53,13% Nữ 180 46,87% Tổng số 384 100% Nhận xét: đơn thuốc có kê kháng sinh ở bệnh nhân Nam là 204 đơn chiếm 53,13% và ở bệnh nhân Nữ 180 đơn chiếm là 46,87 % V. BÀN LUẬN: Qua khảo sát 384 đơn thuốc có kê kháng sinh cho bệnh nhân ngoại trú có BHYT của Bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/01/2020, chúng tôi thấy hầu hết các kháng sinh được chỉ định phù hợp với chẩn đoán, thời gian điều trị và liều dùng đúng với khuyến cáo của thuốc sử dụng, tuy nhiên còn một số ít trường hợp kê đơn kháng sinh chưa phù hợp với thời gian điều trị. Tỷ lệ kháng sinh phù hợp với chẩn đoán: 99,22%. Tỷ lệ kháng sinh có liều dùng phù hợp: 91,67%. Tỷ lệ kháng sinh phù hợp về thời gian điều trị: 93,75%. Trong đó, Beta –lactam là nhóm kháng sinh được kê nhiều nhất, chủ yếu là Cefaclor với tỉ lệ 23,44%. VI. KẾT LUẬN: Tăng cường công tác quản lý sử dụng kháng sinh, tổ chức các buổi đào tạo, tập huấn về việc sử dụng kháng sinh. Cập nhật các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, hướng dẫn sử dụng kháng sinh, kê đơn kháng sinh hợp lý. Đội ngũ Bác sĩ, Điều dưỡng làm công tác khám bệnh và kê đơn thuốc nói chung, Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 263
  11. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 đơn thuốc có kháng sinh nói riêng phối hợp chặt chẻ hơn nửa từ các khâu kê đơn thuốc trên sổ khám bệnh - nhập máy - Bác sĩ kê đơn kiểm tra lại - ký tên, nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất tình trạng kê đơn thuốc thiếu chẩn đoán đặt biệt là kháng sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1.http://canhgiacduoc.org.vn/SiteData/3/UserFiles/Nghien%20Cuu%20Khoa%20 Hoc/KL2012%20-%20NTHLuong.pdf 2.http://yhth.vn/upload/news/84-88-878-13.pdf 3. Phác đồ điềutrịcủa Bệnh viện ĐKKV Tỉnh năm 2017 4. Bộ Y Tế - Hướng dẫn sử dụng kháng sinh (ban hành kèm theo quyết định số 708/QĐ- BYT ngày02/03/2015) 5. Dược Thư Quốc Gia Việt Nam 2018. 6. Lê Hồng Nguyên (2017): “Tỉ lệ kháng sinh được kê đơn phù hợp với hướng dẫn trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Phú Tân năm 2017” - Bệnh viện Đa Khoa Phú Tân. 7. Thông tư số 52/2017/TT-BYTngày 29 tháng 12 năm 2017 “Quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú”. 8. Thông tư số 18/2018/TT-BYT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2017/TT-BYT. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 264
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0