YOMEDIA
ADSENSE
Tỷ lệ nhiễm lao tiềm ẩn và nguy cơ mắc bệnh lao của người nhà tiếp xúc với bệnh nhân lao phổi AFB (+)
81
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Mục tiêu của bài viết nhằm xác định tỷ lệ nhiễm lao tiềm ẩn bằng test IGRAs và nguy cơ phát sinh bệnh lao của người nhà có IGRAs (+) tiếp xúc bệnh nhân lao phổi.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tỷ lệ nhiễm lao tiềm ẩn và nguy cơ mắc bệnh lao của người nhà tiếp xúc với bệnh nhân lao phổi AFB (+)
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
TỶ LỆ NHIỄM LAO TIỀM ẨN VÀ NGUY CƠ MẮC BỆNH LAO<br />
CỦA NGƯỜI NHÀ TIẾP XÚC VỚI BỆNH NHÂN LAO PHỔI AFB (+)<br />
Đỗ Phúc Thanh1, Nguyễn Phúc Như Hà2,<br />
3<br />
<br />
Trần Thị Minh Diễm , Hoàng Viết Thắng3, Trương Quang Đạt4<br />
1<br />
<br />
Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Bình Định,2Bệnh Viện Phong và Da liễu Trung ương Quy Hòa<br />
3<br />
Trường Đại học Y Dược Huế, 4Trường Cao đẳng Y tế Bình Định<br />
<br />
Nghiên cứu cắt ngang phân tích và theo dõi dọc nhằm xác định tỷ lệ nhiễm lao tiềm ẩn dựa vào kết quả<br />
của xét nghiệm IGRAs (Interferon - Gamma Release Assays) và nguy cơ phát sinh lao phổi hoạt động ở<br />
người nhà tiếp xúc với bệnh nhân lao phổi có AFB (+) tại bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Bình Định từ năm<br />
2011 đến năm 2013. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, sử dụng bộ hóa chất “Quanti FERON TB Gold in<br />
tube” (Cellestis Limited, Carnegie, Victoria, Australia) tại phòng xét nghiệm Trung tâm phòng chống HIV/<br />
AIDS tỉnh Bình Định để xét nghiệm IGRAs. Các biến số phụ thuộc là nhiễm lao tiềm ẩn và bệnh lao phổi.<br />
200 người trong gia đình tiếp xúc với bệnh nhân lao phổi được xét nghiệm và lấy ngẫu nhiên 50 người chưa<br />
từng mắc bệnh lao của mỗi nhóm có IGRAs (+) và (-) để theo dõi phát sinh bệnh lao phổi. Kết quả nghiên<br />
cứu cho thấy, nhiễm lao tiềm ẩn của nhóm người nhà tiếp xúc bệnh nhân lao phổi là 36,5%; phát sinh bệnh<br />
lao của 2 nhóm tiếp xúc có IGRAs (+) và (-) sau 12 tháng và 18 tháng lần lượt là 8% và 12%. Nguy cơ tương<br />
đối phát sinh bệnh lao ở nhóm có IGRAs (+) sau 12 tháng, 18 tháng lần lượt với RR = 5,0 (95% CI: 0,6 41,3) và 6,0 (95% C I: 0,7 - 48,0). Ở nhóm người nhà tiếp xúc với bệnh nhân lao phổi, tỷ lệ IGRAs (+) là<br />
36,5%; tỷ lệ phát sinh bệnh lao phổi sau 12 tháng và 18 tháng là 8% và 12%, cần được chú ý trong công tác<br />
phòng chống lao tại Bình Định.<br />
Từ khóa: bệnh lao, nhiễm lao tiềm ẩn, IGRAs, tiếp xúc hộ gia đình, nguy cơ<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Lao phổi là một bệnh truyền nhiễm gây tử<br />
vong hàng đầu trên thế giới. Hàng năm có<br />
khoảng 9 triệu người mắc mới và 1,5 triệu<br />
người chết do bệnh lao [1]. Lịch sử tự nhiên<br />
của bệnh lao bắt đầu với việc hít phải Mycobacterium tuberculosis. Sau đó là thời kỳ nhân<br />
lên của vi khuẩn và đáp ứng miễn dịch. Nhiễm<br />
lao tiềm ẩn là một tình trạng đáp ứng miễn<br />
dịch dai dẳng với kích thích từ kháng nguyên<br />
của vi khuẩn lao nhưng không có bằng chứng<br />
lâm sàng lao đang hoạt động [2]. Hiện tại,<br />
<br />
Địa chỉ liên hệ: Đỗ Phúc Thanh, Bệnh viện Lao và Bệnh<br />
phổi Bình Định<br />
Email: dophucthanhbvl@gmail.com<br />
Ngày nhận: 25/10/2015<br />
Ngày được chấp thuận: 25/12/2015<br />
<br />
TCNCYH 98 (6) - 2015<br />
<br />
chưa có công cụ trực tiếp chẩn đoán nhiễm vi<br />
khuẩn lao ở người, vì thế, nhiễm lao tiềm ẩn<br />
được chẩn đoán bằng sự đáp ứng với kích<br />
thích in vivo hoặc in vitro bằng kháng nguyên<br />
vi khuẩn lao thông qua sử dụng test Tuberculin hoặc test IGRAs. Test IGRAs (+) chứng tỏ<br />
có sự đáp ứng miễn dịch đối với vi khuẩn lao<br />
[3]. Các nghiên cứu cho thấy có từ 5 đến 15%<br />
bệnh lao hoạt động sẽ phát triển ở những<br />
người nhiễm lao tiềm ẩn trong cuộc đời của<br />
mình [4] và cao hơn ở những người bị ức chế<br />
miễn dịch. Vì thế những người nhiễm lao tiềm<br />
ẩn, theo Osler, là “những mầm hạt<br />
lao” (seedbeds) trong cộng đồng [5]. Hiện tại<br />
chưa có công cụ để đo lường tỷ lệ lưu hành<br />
nhiễm lao tiềm ẩn trên toàn cầu. Cách đây 10<br />
năm người ta đã ước tính khoảng 1/3 dân số<br />
<br />
71<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
thế giới (> 2 tỷ người) bị nhiễm lao [6]. Hiện<br />
<br />
đình ≥ 2 tháng đến thời điểm nghiên cứu.<br />
<br />
tại, tỷ lệ phát sinh hàng năm nhiễm lao tiềm ẩn<br />
từ 4,2% ở Nam châu Phi [7] và 1,7% ở Việt<br />
<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ: Người có HIV (+)<br />
hoặc người mắc bệnh tự miễn điều trị Corti-<br />
<br />
Nam [8], 0,03% ở Mỹ [9]. Hiện nay, test Tuberculin được sử dụng ở các nước có thu<br />
thập thấp hoặc trung bình thấp, việc sử dụng<br />
IGRAs còn hạn chế ở Việt Nam do giá thành<br />
đắt và đòi hỏi có phòng xét nghiệm với các<br />
trang thiết bị cần thiết.<br />
Nguy cơ tiến triển đến thể lao hoạt động từ<br />
lao tiềm ẩn là tương đối cao ở nhóm có nguy<br />
cơ. Trong đó, đáng chú ý là người nhà tiếp<br />
xúc thường xuyên với bệnh nhân lao phổi như<br />
người chăm sóc và sống chung với người<br />
<br />
coid kéo dài.<br />
- Thời gian: 24 tháng (từ tháng 7/2011 đến<br />
tháng 7/2013).<br />
2. Phương pháp<br />
- Thiết kế nghiên cứu: cắt ngang phân<br />
tích có theo dõi dọc.<br />
- Cỡ mẫu: được thiết kế 2 giai đoạn.<br />
+ Áp dụng công thức nghiên cứu tỷ lệ<br />
nhiễm lao tiềm ẩn bằng test IGRAs:<br />
<br />
bệnh, mà thời gian tiếp xúc là một yếu tố nguy<br />
cơ quan trọng [10]. Tại Việt Nam, còn ít<br />
nghiên cứu về tỷ lệ IGRAs (+) ở nhóm người<br />
nhà tiếp xúc bệnh nhân lao phổi. Đề tài nhằm<br />
mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm lao tiềm ẩn<br />
<br />
p (1 - p)<br />
n = Z2(1 - α/2)<br />
(p . ε)2<br />
Trong đó:<br />
<br />
bằng test IGRAs và nguy cơ phát sinh bệnh<br />
lao của người nhà có IGRAs (+) tiếp xúc bệnh<br />
<br />
- n là cỡ mẫu nhỏ nhất cần phải đạt được;<br />
<br />
nhân lao phổi.<br />
<br />
- ε: độ chính xác tương đối, chọn 10%;<br />
<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
<br />
- p chọn 66,9% [11];<br />
Z(1-α/2) là hệ số tin cậy với a = 0,05, thì<br />
Z(1-α/2) = 1,96; thay vào công thức, ta có n =<br />
<br />
1. Đối tượng<br />
Người tiếp xúc trong gia đình với bệnh<br />
nhân lao phổi có AFB (+), đang sinh sống tại<br />
Bình Định, có thời gian chung sống trong gia<br />
<br />
190; thực tế chúng tôi đã điều tra được 200<br />
người; đảm bảo cỡ mẫu cần thiết.<br />
+ Áp dụng công thức so sánh 2 tỷ lệ cho<br />
mô tả nguy cơ phát triển bệnh lao:<br />
<br />
giá trị Z1-α/2 = 1,96; β: sai lầm loại II, chọn 0,1;<br />
<br />
- Kỹ thuật chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu<br />
nhiên qua 2 giai đoạn:<br />
<br />
p1: tỷ lệ phát triển bệnh lao ở nhóm IGRA (-),<br />
<br />
* Trong xác định tỷ lệ nhiễm lao tiềm ẩn với<br />
<br />
Trong đó: hệ số tin cậy 95% tương ứng có<br />
<br />
p1 = 0,1 [4]; p2: tỷ lệ phát triển bệnh lao ở<br />
<br />
test IGRAs (+):<br />
<br />
nhómIGRA (+), p2 = 0,4 (giả thiết gấp 4 lần<br />
<br />
+ Đơn vị mẫu: bệnh nhân lao có AFB (+);<br />
<br />
nhómIGRA (-)). Thay vào công thức ta có<br />
<br />
+ Đơn vị quan sát: người tiếp xúc trong gia<br />
đình với bệnh nhân lao phổi AFB (+).<br />
<br />
n = 42; thực tế chúng tôi đã theo dõi 50 người<br />
cho mỗi nhóm; đảm bảo cỡ mẫu cần thiết.<br />
72<br />
<br />
* Trong xác định tỷ lệ phát sinh bệnh lao:<br />
TCNCYH 98 (6) - 2015<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
Chọn ngẫu nhiên trong nhóm có IGRAs (+)<br />
và (-) sau khi loại trừ những đối tượng đã từng<br />
và đang bị lao phổi.<br />
<br />
3. Quy trình và kỹ thuật sử xét nghiệm<br />
IGRAs<br />
- Bộ hóa chất “QuantiFERON TB Gold in<br />
<br />
- Kỹ thuật thu thập thông tin<br />
<br />
tube”, hãng sản xuất Cellestis Limited, Carne-<br />
<br />
+ Xác định bệnh nhân lao phổi đang quản<br />
<br />
gie, Victoria, Australia). Nhà cung cấp: Công<br />
<br />
lý tại bệnh viện Lao và Bệnh phổi Bình Định,<br />
chọn đối tượng nghiên cứu có đủ tiêu chuẩn;<br />
<br />
ty TNHH TEKMAX - Hà Nội.<br />
- Thiết bị cơ bản: máy li tâm, tủ ấm, hệ<br />
<br />
+ Tư vấn người tiếp xúc đồng ý tham gia<br />
<br />
thống ELISA (bao gồm máy ủ, máy đọc quang<br />
<br />
nghiên cứu;<br />
+ Lấy máu làm test IGRAs, làm hồ sơ bệnh<br />
<br />
phổ); bộ Pipette vi lượng, dụng cụ cơ bản<br />
<br />
án theo dõi dọc.<br />
+ Người nhà tiếp xúc được phân làm 2<br />
<br />
phòng thí nghiệm.<br />
- Kỹ thuật IGRAs (nuôi tế bào và ELISA<br />
<br />
nhóm, nhóm có IGRAs (+) và (-). 2 nhóm này<br />
được theo dõi phát triển bệnh chủ động định<br />
<br />
định lượng IFN-γ (theo quy trình nhà sản xuất<br />
<br />
kỳ 6, 12 và 18 tháng bằng khám lâm sàng,<br />
<br />
QFT - GIT) và cách đánh giá kết quả như sau<br />
<br />
Xquang và xét nghiệm BK đờm.<br />
<br />
[12].<br />
<br />
Nil (UI/ml)<br />
<br />
< 8,0<br />
<br />
bộ hóa chất The Gold QuantiFERON ®-TB,<br />
<br />
OD - A - OD - N (UI/ml)<br />
<br />
OD - M - OD - N (UI/ml)<br />
<br />
< 0,35<br />
<br />
≥ 0,5<br />
<br />
≥ 0,35 và < 25% OD - N<br />
<br />
≥ 0,5<br />
<br />
≥ 0,35 và ≥ 25% OD - N<br />
<br />
Giá trị bất kỳ<br />
<br />
< 0,35<br />
<br />
< 0,5<br />
<br />
≥ 0,35 và < 25% OD - N<br />
<br />
< 0,5<br />
<br />
Giá trị bất kỳ<br />
<br />
Giá trị bất kỳ<br />
<br />
≥ 8,0<br />
<br />
- Địa điểm thực hiện: Phòng xét nghiệm<br />
của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh<br />
Bình Định.<br />
4. Các biến số<br />
- Các biến số độc lập: tuổi; giới; nghề<br />
nghiệp; học vấn; thời gian chung sống trong<br />
gia đình có bệnh nhân lao phổi (tháng); quan<br />
hệ với bệnh nhân lao phổi.<br />
- Các biến số phụ thuộc: kết quả IGRA,<br />
bệnh lao phổi với AFP (+).<br />
<br />
Nồng độ INF - γ (UI/ml)<br />
Âm tính<br />
<br />
Dương tính<br />
<br />
Trung gian<br />
<br />
ước lượng khoảng với 95% khoảng tin cậy;<br />
và so sánh ước lượng khoảng với 95% CI của<br />
RR để tính mức ý nghĩa thống kê. Sử dụng Z<br />
test để so sánh tỷ lệ.<br />
6. Đạo đức nghiên cứu<br />
Nghiên cứu tuân thủ nghiêm ngặt các quy<br />
định, nguyên tắc, chuẩn mực về đạo đức<br />
nghiên cứu y sinh học của Việt Nam, phù hợp<br />
với các chuẩn mực chung của quốc tế. Tất cả<br />
các đối tượng đều tự nguyện tham gia. Các số<br />
liệu thu thập được đều được giữ bí mật. Trong<br />
<br />
5. Xử lý số liệu<br />
<br />
quá trình thu thập mẫu nghiên cứu nếu phát<br />
<br />
Sử dụng phần mềm Stata 12.0. Tính tỷ lệ %;<br />
<br />
hiện mắc lao thì điều trị ngay.<br />
<br />
TCNCYH 98 (6) - 2015<br />
<br />
73<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
III. KẾT QUẢ<br />
1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu<br />
Bảng 1. Đặc điểm của người nhà tiếp xúc với bệnh nhân lao phổi<br />
Biến số<br />
<br />
Nhóm tuổi<br />
<br />
Giới<br />
<br />
Học vấn<br />
<br />
Nghề nghiệp<br />
<br />
Đã từng mắc lao<br />
<br />
Quan hệ với bệnh<br />
nhân lao phổi<br />
<br />
n = 200<br />
<br />
%<br />
<br />
95% CI<br />
<br />
≤ 20<br />
<br />
33<br />
<br />
16,5<br />
<br />
11,4 - 21,6<br />
<br />
21 - 30<br />
<br />
22<br />
<br />
11,0<br />
<br />
6,7 - 15,3<br />
<br />
31 - 40<br />
<br />
36<br />
<br />
18,0<br />
<br />
12,7 - 23,3<br />
<br />
41 - 50<br />
<br />
45<br />
<br />
22,5<br />
<br />
16,7 - 28,3<br />
<br />
51 - 60<br />
<br />
33<br />
<br />
16,5<br />
<br />
11,4 - 21,6<br />
<br />
> 60<br />
<br />
31<br />
<br />
15,5<br />
<br />
10,5 - 20,5<br />
<br />
Nam<br />
<br />
74<br />
<br />
37,0<br />
<br />
30,3 - 43,7<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
126<br />
<br />
63,0<br />
<br />
56,3 - 69,7<br />
<br />
Mù chữ<br />
<br />
17<br />
<br />
8,5<br />
<br />
4,6 - 12,4<br />
<br />
Tiểu học<br />
<br />
51<br />
<br />
25,5<br />
<br />
19,5 - 31,5<br />
<br />
Trung học cơ sở<br />
<br />
94<br />
<br />
47,0<br />
<br />
40,1 - 53,9<br />
<br />
≥ Trung học phổ thông<br />
<br />
38<br />
<br />
19,0<br />
<br />
13,6 - 24,4<br />
<br />
Học sinh - sinh viên<br />
<br />
30<br />
<br />
15,0<br />
<br />
10,1 - 19,9<br />
<br />
Cán bộ viên chức<br />
<br />
8<br />
<br />
4,0<br />
<br />
1,3 - 6,7<br />
<br />
Lao động chân tay<br />
<br />
22<br />
<br />
11,0<br />
<br />
6,7 - 15,3<br />
<br />
Hưu trí, già<br />
<br />
25<br />
<br />
12,5<br />
<br />
7,9 - 17,1<br />
<br />
Nông dân<br />
<br />
115<br />
<br />
57,5<br />
<br />
50,6 - 64,4<br />
<br />
Có<br />
<br />
3<br />
<br />
1,5<br />
<br />
(-0,2) - 3,2<br />
<br />
Không<br />
<br />
197<br />
<br />
98,5<br />
<br />
96,8 - 100,0<br />
<br />
Bố mẹ<br />
<br />
21<br />
<br />
10,5<br />
<br />
6,3 - 14,7<br />
<br />
Anh, chị, em<br />
<br />
12<br />
<br />
6,0<br />
<br />
2,7 - 9,3<br />
<br />
Vợ, chồng<br />
<br />
69<br />
<br />
34,5<br />
<br />
27,9 - 41,1<br />
<br />
Con cháu<br />
<br />
96<br />
<br />
48,0<br />
<br />
41,1 - 54,9<br />
<br />
Khác<br />
<br />
2<br />
<br />
1,0<br />
<br />
(-0,4) - 2,4<br />
<br />
Nhóm người nhà tiếp xúc ở độ tuổi 41 - 50 chiếm cao nhất: 22,5%; nữ chiếm 63%; học vấn<br />
trung học cơ sở chiếm cao nhất: 47,0%; nông dân chiếm cao nhất: 57,5%; đã từng mắc lao:<br />
1,5%.<br />
74<br />
<br />
TCNCYH 98 (6) - 2015<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
2. Tỷ lệ và nguy cơ phát sinh bệnh lao của người nhà tiếp xúc có IGRAs (+)<br />
Bảng 2. Tỷ lệ IGRAs của người nhà tiếp xúc<br />
IGRAs<br />
<br />
n = 200<br />
<br />
%<br />
<br />
95% CI<br />
<br />
Âm tính: (-)<br />
<br />
127<br />
<br />
63,5<br />
<br />
56,8 - 70,2<br />
<br />
Dương tính: (+)<br />
<br />
73<br />
<br />
36,5<br />
<br />
29,8 - 43,2<br />
<br />
Có 73 người nhà tiếp xúc có IGRAs (+) chiếm 36,5%.<br />
Bảng 3. Tỷ lệ phát sinh bệnh lao sau 6, 12 và 18 tháng của người nhà tiếp xúc<br />
Sau 6 tháng<br />
<br />
Sau 12 tháng<br />
<br />
Sau 18 tháng<br />
<br />
n1<br />
<br />
%<br />
<br />
n2<br />
<br />
%<br />
<br />
n3<br />
<br />
%<br />
<br />
IGRAs (+) = 50<br />
<br />
1<br />
<br />
2,0<br />
<br />
4<br />
<br />
8,0<br />
<br />
6<br />
<br />
12,0<br />
<br />
IGRAs (-) = 50<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
1<br />
<br />
2,0<br />
<br />
1<br />
<br />
2,0<br />
<br />
Tổng = 100<br />
<br />
1<br />
<br />
1,0<br />
<br />
5<br />
<br />
5,0<br />
<br />
7<br />
<br />
7,0<br />
<br />
Trong 100 trường hợp người nhà tiếp xúc, sau 18 tháng có 7% phát sinh bệnh lao, trong đó ở<br />
nhóm IGRAs (+) là 12% và nhóm IGRAs (-) là 2%.<br />
Bảng 4. Nguy cơ bệnh lao của người nhà có IGRAs (+) tiếp xúc sau 12 tháng<br />
Lao<br />
<br />
Không lao<br />
<br />
IGRAs<br />
<br />
n1<br />
<br />
%<br />
<br />
n2<br />
<br />
%<br />
<br />
(+)<br />
<br />
5<br />
<br />
10,0<br />
<br />
46<br />
<br />
90,0<br />
<br />
0,09<br />
<br />
96,0<br />
<br />
0,20(*)<br />
<br />
(-)<br />
<br />
1<br />
<br />
4,0<br />
<br />
49<br />
<br />
p<br />
<br />
RR<br />
<br />
95% CI<br />
<br />
5,0<br />
<br />
0,6 - 41,3<br />
<br />
(*): giá trị p trong Fisher’s exact test.<br />
Nhóm có IGRAs (+) có nguy cơ phát sinh bệnh lao là 5,0, (p = 0,2).<br />
Bảng 5. Nguy cơ bệnh lao của người nhà có IGRA (+) tiếp xúc sau 18 tháng<br />
Lao<br />
<br />
Không lao<br />
<br />
IGRA<br />
<br />
n1<br />
<br />
%<br />
<br />
n2<br />
<br />
%<br />
<br />
+<br />
<br />
6<br />
<br />
12,0<br />
<br />
44<br />
<br />
88,0<br />
<br />
0,05<br />
<br />
98,0<br />
<br />
0,11(*)<br />
<br />
-<br />
<br />
1<br />
<br />
2,0<br />
<br />
49<br />
<br />
p<br />
<br />
RR<br />
<br />
95% CI<br />
<br />
6,0<br />
<br />
0,7 - 48,0<br />
<br />
(*): giá trị p trong Fisher’s exact test.<br />
Nhóm có IGRAs (+) có nguy cơ phát sinh bệnh lao là 5,0, (p = 0,11).<br />
TCNCYH 98 (6) - 2015<br />
<br />
75<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn