Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
U CƠ VÂN Ở TIM TRÊN BỆNH NHÂN XƠ HÓA CỦ:<br />
BÁO CÁO MỘT TRƯỜNG HỢP VÀ HỒI CỨU Y VĂN<br />
Phan Đặng Anh Thư*, Trần Thy Bảo Ngọc*, Ngô Quốc Đạt*, Hứa Thị Ngọc Hà*, Phan Kim Phương**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bệnh nhi nữ, 13 tháng tuổi, được chẩn đoán bệnh xơ hóa củ với nhiều u ở các buồng tim. Tế bào u hình đa<br />
diện, bào tương màu hồng có nhiều hạt mịn bắt màu eosin, và khá nhiều tế bào nhện – tế bào đặc trưng về mô<br />
bệnh học của u cơ vân của tim. Tế bào u có nhiều không bào lớn trong bào tương và dương tính mạnh với<br />
Desmin và Actin. Đây là một trường hợp u cơ vân lành tính của tim, hiếm gặp và thường kết hợp với bệnh xơ<br />
hóa củ.<br />
Từ khóa: U cơ vân của tim, tế bào nhện, bệnh xơ hóa củ.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CARDIAC RHABDOMYOMA ASSOCIATED WITH TUBEROUS SCLEROSIS:<br />
CASE REPORT AND REVIEW OF LITERATURE<br />
Phan Dang Anh Thu, Tran Thy Bao Ngoc, Ngo Quoc Dat, Hua Thi Ngoc Ha, Phan Kim Phương<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 184 - 188<br />
We reported a case of infantile cardiac tumor with tuberous sclerosis, which appeared large clear vacuolated<br />
cell, numerous typical spider cells - pathognomonic indication of cardiac Rhabdomyoma. Tumor cell also strongly<br />
expressed Desmin and Actin. Infantile cardiac Rhabdomyoma is a rare benign tumor of the heart, which often<br />
found in tuberous sclerosis.<br />
Key words: Cardiac rhabdomyoma, spider cell, tuberous sclerosis.<br />
MỞ ĐẦU<br />
trước sinh khi thai 20 tuần tuổi, sinh đủ tháng,<br />
khỏe mạnh. Kích thước u tim không tăng khi<br />
U cơ vân của tim là một u lành tính thường<br />
theo dõi bằng siêu âm tim mỗi tháng. Khối u lớn<br />
gặp nhất trong các u nguyên phát của tim ở trẻ<br />
nhất ở buồng tống thất (P) với đường kính<br />
nhũ nhi và trẻ em, có khả năng tự thoái triển và<br />
13,7x10,7 mm gây hẹp buồng tống thất (P),<br />
thường kết hợp với bệnh xơ hóa củ. Đây là một<br />
chênh áp ngang buồng tống thất (P) là 64<br />
u lành tính nhưng có thể gây tử vong do rối<br />
mmHg. Bệnh nhi được phẫu thuật cắt khối u ở<br />
loạn nhịp hoặc tắc nghẽn đường ra của thất.<br />
Viện Tim TP.HCM.<br />
Chúng tôi báo cáo một trường hợp u cơ vân của<br />
tim ở trẻ nhũ nhi chưa có hiện tượng rối loạn<br />
Tiền căn gia đình<br />
huyết động và đi kèm với bệnh xơ hóa củ, một<br />
Ba mẹ bình thường không mắc bệnh di<br />
bệnh di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường,<br />
truyền.<br />
biểu hiện dưới dạng các u lành tính ở nhiều cơ<br />
Tường trình phẫu thuật<br />
quan.<br />
Khảo sát qua đường mở động mạch phổi và<br />
CA BỆNH<br />
thất (P): không có thông liên thất. Tồn tại 2 khối<br />
Phan Nguyễn Phương V., 13 tháng tuổi<br />
u trong thất (P) ở vùng phễu và vách liên thất,<br />
Lý do nhập viện: U tim<br />
đường kính 1,2cm. Tiến hành cắt trọn 2 u qua<br />
đường mở động mạch phổi.<br />
Bệnh sử<br />
Bệnh nhi có u trong các buồng tim phát hiện<br />
<br />
Kết quả giải phẫu bệnh Mã số GPB: Y10-<br />
<br />
**Viện Tim TP. HCM<br />
Bộ môn Giải Phẫu Bệnh, Đại học Y Dược TP. HCM<br />
Tác giả liên lạc: Ths.BS. Phan Đặng Anh Thư<br />
Email: phandanganhthu@yahoo.com<br />
*<br />
<br />
184<br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
20022 (Đại học Y Dược TP. HCM).<br />
Đại thể: Khối u đặc, có đường kính từ 1x2<br />
cm, màu trắng, mềm, mặt cắt đồng nhất.<br />
Vi thể: Mô u giới hạn rõ với mô cơ tim bình<br />
thường xung quanh, nhưng không có vỏ bao,<br />
gồm các tế bào lớn, bào tương sáng (Hình 1).<br />
Phần lớn các tế bào u có hình đa diện, khá đồng<br />
nhất. Tế bào u có không bào lớn trong bào<br />
tương, chứa nhiều glycogen nên cho hình ảnh<br />
<br />
Hình 1: Vi thể u cơ vân tim: Tế bào u đa diện, lớn, bào<br />
tương sáng, u có các hạt ưa eosin mịn, nhân lệch tâm.<br />
(HEx200)<br />
Hóa mô miễn dịch: Ca bệnh dương tính với<br />
dấu ấn trung mô như Vimentin và dương tính<br />
với các dấu ấn của cơ vân như Actin, Desmin<br />
<br />
Hình 3: Tế bào u biểu hiện Actin MSGPB Y10-20022<br />
x100: Bào tương tế bào u dương tính với Actin<br />
Chẩn đoán giải phẫu bệnh: U cơ vân của<br />
tim.<br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
sáng trên tiêu bản nhuộm H&E. Phần lớn nhân<br />
tế bào u nằm lệch tâm, một số tế bào có nhân<br />
nằm ở trung tâm với các nhánh bào tương<br />
hướng về màng tế bào, là đặc điểm của tế bào<br />
nhện (Hình 2), một đặc trưng mô bệnh học của u<br />
cơ vân của tim. Có thể quan sát thấy vân ngang<br />
trong bào tương tế bào u và trong bào tương tế<br />
bào có các hạt mịn ưa eosin. Không thấy hình<br />
ảnh tăng sinh tế bào mạnh.<br />
<br />
Hình 2: Tế bào nhện MSGPB Y10-20022 (HEx400):<br />
Tế bào nhện với nhân và bào tương ở trung tâm, các<br />
nhánh bào tương tỏa ra màng tế bào<br />
(Hình 3, Hình 4). Tiêu bản nhuộm với dấu ấn<br />
tăng sinh tế bào là Ki-67 âm tính.<br />
<br />
Hình 4: Tế bào u biểu hiện Desmin MSGPB Y1020022 x200:. Bào tương tế bào u dương tính với<br />
Desmin<br />
Diễn tiến lâm sàng: Sau mổ 6 tháng (lúc<br />
bệnh nhi 11 tháng tuổi), bắt đầu có biểu hiện co<br />
giật, yếu nửa người, có nhiều dát giảm sắc tố ở<br />
<br />
185<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
tứ chi, vùng hông thắt lưng (Hình 5, Hình 6), CT<br />
scan não cho thấy hình ảnh giãn nhẹ hai não<br />
thất bên, có nhiều nốt tổn thương đóng vôi trên<br />
thành não thất bên, tổn thương giảm đậm độ rải<br />
rác lan tỏa trong chất trắng dưới vỏ hai bán cầu<br />
<br />
đại não. Và đang điều trị duy trì Deparkin<br />
chống co giật.<br />
Chẩn đoán cuối cùng: U cơ vân của tim/Bệnh<br />
xơ hóa củ<br />
<br />
Hình 5: Sang thương da trong bệnh xơ hóa củ. Nhiều dát giảm sắc tố ở da vùng hông lưng và đùi<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
U cơ vân của tim là u lành thường gặp nhất<br />
trong số các u nguyên phát của tim ở trẻ em, với<br />
tỉ lệ 60%(18). U cơ vân của tim được chẩn đoán<br />
trong thai kỳ bằng siêu âm. Ngoài ra, u cơ vân<br />
của tim thường đi kèm với bệnh xơ hóa củ, một<br />
bệnh di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường,<br />
dưới dạng hamartôm lan tỏa ở nhiều cơ quan<br />
như não, thận, tim, da…<br />
<br />
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh xơ hóa củ theo<br />
Gomez(10)<br />
Tiêu chuẩn chính<br />
- Hamartôm vùng dưới ống nội tủy và tổn<br />
thương nốt vùng vỏ não (chẩn đoán giải phẫu<br />
bệnh)<br />
- Nhiều hamartôm ở thận.<br />
- U tuyến bã- u sợi mạch ở da.<br />
- U sợi dưới móng và quanh móng (u Koenen).<br />
<br />
Tiêu chuẩn phụ<br />
- Co cứng người.<br />
- Dát da giảm sắc tố.<br />
- Mảng da thuộc giảm sắc tố (shagreen patch).<br />
- Hamartôm đơn độc ở thận.<br />
<br />
186<br />
<br />
- Canxi hóa dạng nốt ở vùng dưới ống nội<br />
tủy và trong não thất trên CT sọ não.<br />
- U cơ mỡ mạch máu ở hai thận (chẩn đoán<br />
bằng giải phẫu bệnh hoặc hình ảnh học).<br />
- U cơ vân của tim (chẩn đoán giải phẫu<br />
bệnh).<br />
- Tiền căn gia đình (bậc 1) đã được chẩn<br />
đoán xác định bệnh xơ hóa củ<br />
Bệnh xơ hóa củ được chẩn đoán với 1 tiêu<br />
chuẩn chính hoặc 2 tiêu chuẩn phụ.<br />
Với u cơ vân tim, đặc biệt thể nhiều u cùng<br />
với hình ảnh CT scan não đặc trưng và nhiều<br />
dát giảm sắc tố ở tứ chi, vùng hông lưng từ mới<br />
sinh thì bệnh nhi này thỏa tiêu chuẩn chẩn đoán<br />
bệnh xơ hóa củ (theo tiêu chuẩn của Gomez(10)).<br />
Bệnh xơ hóa củ là một bệnh di truyền hiếm<br />
gặp gây các sang thương lành tính ở nhiều cơ<br />
quan trong cơ thể. Triệu chứng đa dạng và tùy<br />
thuộc vào tổn thương ở cơ quan đích có thể từ<br />
rất nhẹ biểu hiện dưới dạng những dát mất sắc<br />
tố ở da, đến những biểu hiện nặng hơn như co<br />
giật, rối loạn hành vi do những tổn thương<br />
trong não bộ. Bệnh thường phát hiện ở trẻ sơ<br />
sinh và trẻ nhỏ, và hiện nay chưa có thuốc điều<br />
trị đặc hiệu cũng như dự phòng các biến chứng<br />
của bệnh. Bệnh do đột biến gen TSC1 và<br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
TSC2(5,17). U cơ vân của tim xuất hiện trên bệnh<br />
xơ hóa củ với xuất độ 51-86%(10), và trên những<br />
bệnh nhân xơ hóa củ, 43-72% các trường hợp có<br />
u cơ vân của tim(13,21).<br />
<br />
tăng sinh tế bào như Ki-67 hay PNCA(4).Vì thế<br />
u cơ vân không được xem là u tân sinh và<br />
nhiều tác giả cho rằng u là dạng hamartôm<br />
của cơ vân tim(7,15).<br />
<br />
Lâm sàng<br />
<br />
Tiên lượng và những yếu tố dự đoán<br />
<br />
U cơ vân của tim có thể từ không triệu<br />
chứng đến loạn nhịp tim(19), thai thoái hóa<br />
nước(1), suy hô hấp, suy tim sung huyết… tùy<br />
thuộc vào kích thước, vị trí và số lượng u ở<br />
tim. Vị trí u hay gặp ở cơ tâm thất nhưng<br />
cũng có thể ở tâm nhĩ(13). Nhiều u cơ vân cùng<br />
hiện diện ở tim thường hay gặp, chiếm tỉ lệ<br />
50% các trường hợp(18). Khi có nhiều u cơ vân<br />
ở tim hoặc có tiền căn gia đình có người bệnh<br />
xơ hóa củ thì khả năng mắc bệnh xơ hóa củ đi<br />
kèm cao(9).<br />
<br />
Với hình ảnh vi thể và kết quả nhuộm hóa<br />
mô miễn dịch cho thấy u có nguồn gốc cơ vân<br />
và phù hợp với u cơ vân của tim ở trẻ em, một u<br />
lành ở tim hiếm gặp nhưng là u thường gặp<br />
nhất trong các loại u lành tim.<br />
<br />
Đại thể<br />
U tròn, đặc, có mặt cắt đồng nhất và nhạt<br />
màu hơn mô cơ tim bình thường(18).<br />
<br />
Vi thể<br />
Tế bào u lớn với bào tương sáng nhiều<br />
không bào lớn với rất ít vi sợi cơ. Tế bào u loại<br />
“tế bào nhện” là hình ảnh đặc trưng về mô bệnh<br />
học của bệnh. Thuật ngữ này lần đầu tiên được<br />
mô tả bởi Caseris-Demel vào năm 1895(12). Tế bào<br />
nhện có bào tương và nhân ở trung tâm, với các<br />
nhánh bào tương tỏa đến màng tế bào.<br />
<br />
Hóa mô miễn dịch<br />
U biểu hiện dương tính với các dấu ấn<br />
desmin, actin, myoglobin, vimentin. Tế bào<br />
nhện có thể dương tính với ubiquitin. Con<br />
đường ubiquitin liên quan đến thoái hóa các<br />
siêu sợi cơ, thúc đẩy không bào hóa bào<br />
tương hình thành nên tế bào nhện, gây tăng<br />
kích thước các không bào chứa glycogen, liên<br />
quan đến chết chương trình, thoái hóa nhầy<br />
và cuối cùng thoái triển u cơ vân(18). Các<br />
nghiên cứu gần đây ghi nhận u mất biểu hiện<br />
với Tuberin (protein được mã hóa bởi gen<br />
TSC-2 trên nhiễm sắc thể 16) và Hamartin<br />
(protein mã hóa được mã hóa bởi gen TSC-1<br />
trên nhiễm sắc thể 9) là những protein ức chế<br />
u(20). U không phản ứng với những dấu ấn<br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh<br />
<br />
U cơ vân của tim có khuynh hướng thoái<br />
triển tự nhiên(8,16), vì vậy đa số trường hợp điều<br />
trị bảo tồn, theo dõi bằng siêu âm và điện tim<br />
đồ. Can thiệp ngoại khoa khi bệnh nhân có<br />
những triệu chứng tắc nghẽn với rối loạn huyết<br />
động đe dọa tính mạng hoặc rối loạn nhịp tim<br />
không đáp ứng với thuốc chống loạn nhịp(2,14).<br />
Riêng bệnh xơ hóa củ tiên lượng cho từng cá<br />
nhân tùy thuộc vào độ nặng của các triệu<br />
chứng, có thể từ những bất thường nhẹ ở da đến<br />
chậm phát triển tâm thần, co giật không kiểm<br />
soát và suy thận. Co cứng nhũ nhi và co giật là<br />
những dấu hiệu của tình trạng mất khả năng<br />
nhận thức và dự đoán chậm phát triển tâm<br />
thần(6). Nếu kiểm soát co giật hiệu quả có thể<br />
không dẫn đến trình trạng mất nhận thức(6). Do<br />
đó cần phát hiện sớm và điều trị phòng ngừa co<br />
giật trên bệnh nhân xơ hóa củ(6). Trường hợp<br />
bệnh nhân xơ hóa củ có triệu chứng nhẹ vẫn có<br />
một cuộc sống bình thường(5,17).<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Đây là một trường hợp u lành tim hiếm<br />
gặp ở trẻ nhủ nhi. U có biểu hiện điển hình<br />
của u cơ vân tim cả trên diễn tiến lâm sàng,<br />
hình ảnh mô bệnh học và hóa mô miễn dịch.<br />
Bệnh xuất hiện kèm với bệnh xơ hóa củ, một<br />
bệnh lý di truyền hiếm gặp gây tổn thương đa<br />
cơ quan. Tiên lượng bệnh nhi tùy thuộc vào<br />
biểu hiện và biến chứng từ những sang<br />
thương trên cơ quan đích và bệnh nhi cần<br />
được kiểm soát kỹ những cơn động kinh và<br />
theo dõi phát triển tâm thần vận động.<br />
<br />
187<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Lời cảm ơn: Xin chân thành cảm ơn Bác sĩ Nguyễn Minh Trí<br />
Viên, Viện Tim TP. HCM và gia đình bé V. đã cung cấp thông<br />
tin lâm sàng quý báu cho chúng tôi thực hiện bài báo cáo này.<br />
<br />
11.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
13.<br />
<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
188<br />
<br />
Abdel-Rahman U, Ozaslan F, Esmaeili A, Moritz A (2005). A<br />
giant rhabdomyoma with left ventricular inflow occlusion and<br />
univentricular physiology. Thorac Cardiovasc Surg;53:259–60.<br />
Black MD, Kadletz M, Smallhorn JF, Freedom RM (1998).<br />
Cardiac rhabdomyomas and onstructive left heart disease:<br />
histologically but not functionally benign. Ann Thorac<br />
Surg;65:1388-1390.<br />
Burke A, Virmani R. (2008) Pediatric heart tumors. Cardiovasc<br />
Pathol. Jul-Aug;17(4):193-8.<br />
Burke AP, Gatto-Weis C, Griego JE, et al (2002). Adult cellular<br />
rhabdomyoma of the heart: a report of 3 cases. Hum<br />
Pathol; 33:1092.<br />
Crino PB, Nathanson KL, and Henske EP (20069). The tuberous<br />
sclerosis complex. N Engl J Med, 355:1345-1356.<br />
Datta AN, Hahn CD and Sahin M (2008). Clinical Presentation<br />
and Diagnosis of Tuberous Sclerosis Complex in Infancy. J Child<br />
Neurol, 23: 268.<br />
Fenoglio JJ, McAllister HA, Ferrans VJ (1976). Cardiac<br />
rhabdomyoma: a clinicopathologic and electron microscopic<br />
study. Am J Cardiol;38(2):241-251.<br />
Fesslova V, Villa L, Rizzuti T, et al (2004). Natural history and<br />
long-term outcome of cardiac rhabdomyomas detected<br />
prenatally. Prenat Diagn; 24:241.<br />
Gamzu R, Achiron R, Hegesh J, et al: Evaluating the risk of<br />
tuberous sclerosis in cases with prenatal diagnosis of cardiac<br />
rhabdomyoma (2002). Prenat Diagn; 22:1044-1047.<br />
Harding CO, Pagon RA (1990). Incidence of tuberous sclerosis in<br />
patients with cardiac rhabdomyoma. Am J Med Genet.<br />
Dec;37(4):443-6.<br />
<br />
12.<br />
<br />
14.<br />
<br />
15.<br />
<br />
16.<br />
<br />
17.<br />
18.<br />
19.<br />
<br />
20.<br />
<br />
21.<br />
<br />
Isaacs H Jr. Fetal and neonatal cardiac tumors (2004). Pediatr<br />
Cardiol. May-Jun;25(3):252-73.<br />
Labate JS (1939). Congenital rhabdomyoma of the heart. Am J<br />
Pathol.January; 15(1): 137-150.<br />
Nir A, Tajik AJ, Freeman WK, Seward JB, Offord KP, Edwards<br />
WD, Mair DD, Gomez MR (1995). Tuberous sclerosis and<br />
cardiac rhabdomyoma. Am J Cardiol;76:419-421.<br />
Padalino MA, Basso C, Milanesi O, et al (2005). Surgically treated<br />
primary cardiac tumors in early infancy and childhood. J Thorac<br />
Cardiovasc Surg; 129:1358.<br />
Smith HC, Watson GH, Patel RG, Super M (1989). Cardiac<br />
rhabdomyomata in tuberous sclerosis: their course and<br />
diagnostic value. Arch Dis Child;64:196-200.<br />
Smythe JF, Dyck JD, Smallhorn JF, Freedom RM (1990). Natural<br />
history of cardiac rhabdomyoma in infancy and childhood. Am J<br />
Cardiol;66:1247-1249.<br />
Tuberous Sclerosis Fact Sheet, NINDS. NIH Publication No. 071846.<br />
Uzun O, Wislon DG, Vujanic GM (2007). Cardiac tumors in<br />
children. Orphanet J Rare Dis. March;2:11.<br />
Venugopalan P, Babu JS, Al-Bulushi A (2005). Right atrial<br />
rhabdomyoma acting as the substrate for Wolff–Parkinson–<br />
White syndrome in a3-month-old infant. Acta Cardiol;60:543–5.<br />
Vinaitheerthan M, Wei J, Mizuguchi M, et al (2004). Tuberous<br />
sclerosis: immunohistochemistry expression of tuberin and<br />
hamartin in a 31-week gestational fetus. Fetal Pediatr<br />
Pathol; 23:241.<br />
Webb DW, Thomas RD, Osborne JP (1993). Cardiac<br />
rhabdomyomas and their association with tuberous sclerosis.<br />
Arch Dis Child;68:367-370.<br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh<br />
<br />