intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

U lympho ác tính (Quy trình kỹ thuật khám chữa bệnh chuyên ngành Ung bướu)

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "U lympho ác tính" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về đại cương, chỉ định xạ trị - chống chỉ định, các bước chuẩn bị, các bước tiến hành, theo dõi và xử trí tai biến sau xạ trị u lympho ác tính. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: U lympho ác tính (Quy trình kỹ thuật khám chữa bệnh chuyên ngành Ung bướu)

  1. U LYMPHO ÁC TÍNH I. ĐẠI CƢƠNG U lympho ác tính là một nhóm bệnh lý ác tính của tổ chức lympho, bao gồm 2 loại bệnh chính: - Bệnh Hodgkin (Hodgkin disease). - U lympho ác tính không Hodgkin (Non- Hodgkin lymphomas). Hai nhóm bệnh này khác nhau về hình thái học và cũng khác nhau về lâm sàng, tiến triển, phác đồ điều trị và tiên lượng. II. CHỈ ĐỊNH XẠ TRỊ U lympho Hodgkin - Xạ trị bổ trợ cho mọi giai đoạn bệnh. - Xạ trị triệt căn đơn thuần cho giai đoạn I và II của bệnh Hodgkin với ưu thế tế bào lymphô hạt (lymphocyte-predominant) - Xạ trị giảm nhẹ với mục đích giảm đau, chống chèn ép, chống chảy máu (U lympho không Hodgkin) - Xạ trị đơn thuần triệt căn cho loại mô học độ ác tính thấp, giai đoạn khu trú. - Xạ trị trong điêu trị giảm nhẹ hoặc kiểm soát tại vùng III. CHUẨN BỊ 1. Phƣơng tiện - Hệ thống làm khuôn, cố định người bệnh - Hệ thống chụp CT mô phỏng lập kế hoạch xạ trị - Hệ thống tính liều TPS - Các máy xạ trị 2. Ngƣời bệnh - Phải được giải thích đầy đủ về bệnh, hướng điều trị và tiên lượng - Chấp nhận và tuân thủ chỉ định xạ trị 3. Ngƣời thực hiện Bác sĩ xạ trị, kĩ sư vật lý và kỹ thuật viên IV. XÁC ĐỊNH THỂ TÍCH TIA 733
  2. Dùng trường chiếu lớn như ―Mantle‖ và ―Y ngược‖ trong xạ trị triệt căn cho các u lympho mang lại kết quả cao nhưng lại có độc tính mạn, đặc biệt là tim, phổi và vú. Xạ trị bổ trợ sau hoá trị hạn chế tại vùng. Có ba cách tính thể tích tia: - Tính từ chặng hạch lân cận tổn thương ban đầu: CTV bao gồm GTV, tổn thương ban đầu và các hạch lân cận như CTV. - Thể tích khối u thô (GTV), hạch hoặc cơ quan ngoài hạch (xạ trị vào tổn thương ban đầu) được điều trị bằng tính mốc giữa GTV và CTV. - GTV còn lại sau hóa chất, được xác định bằng PET-CT, có thể là cơ sở để xác định thể tích bia. Chú ý: Trường hợp tổn thương xâm lấn vào các mô lân cận tại thời điểm chẩn đoán, vẫn phải xạ trị bao hết toàn bộ thể tích này. Khoảng cách giữa CTV và PTV được tính dựa vào sự chuyên động của cơ quan, sai số do lệch vị trí đặt người bệnh hàng ngày. Thể tích bia được dựa trên tổn thương đại thể trước khi hóa trị (GTV. Nếu hạch ban đầu tan hết sau khi đáp ứng hoàn toàn, CTV là vị trí hạch đầu tiên đó. Nếu sau hoá trị có đáp ứng một phần, xác định GTV dựa trên CT sau hóa trị. Từ đó, vẽ CTV cách biên GTV từ 10-15mm. Chưa đủ bằng chứng để có thể thay đổi trên thực hành khi xạ trị toàn bộ vòng bạch huyết quanh hầu, tuyến mang tai hoặc toàn não sau khi hóa trị và vẫn có thể chấp nhận tính toán với biên độ lớn (30mm theo chiều trên dưới) cho u lympho ở xương. Đối với xạ trị lách, dùng CT để xác định chi tiết thể tích bia (toàn bộ lách) và các cơ quan có nguy cơ bao gồm thận trái và dạ dày dù tổng liều dưới giới hạn của liều độc. V. XẠ TRỊ GIẢM NHẸ Xác định thể tích khối u thô (GTV) càng nhỏ càng tốt để giảm thiểu độc tính xạ trị. Rất hiếm khi mở rộng trường chiếu khi chỉ định xạ trị giảm nhẹ. Có thể chỉ định trường chiếu Mantle bao gồm tất cả các hạch trên cơ hoành và trường chiếu chữ Y ngược cho tất cả các hạch dưới cơ hoành. Chụp CT lập kế hoạch điều trị khi người bệnh ở tư thế cố định giống vị trí điều trị và hạch có thể sờ thấy được đánh dấu bằng vật liệu cản quang. Có thể vẽ các hạch nằm trong trường chiếu trên từng lát cắt hoặc sử dụng mô phỏng ảo để thiết kế trường chiếu bao hết tổn thương bệnh. Che khoang miệng, phổi, đầu xương cánh tay, tủy sống, vú, thận, bàng quang và ruột. Sử dụng trường trước và sau. VI. TỔNG LIỀU VÀ PHÂN LIỀU 734
  3. 1. U lympho Hodgkin - Giai đoạn sớm, đáp ứng hoàn toàn sau hoá trị: 20Gy trong 10 phân liều trong 2 tuần. - Giai đoạn tiến triển, còn tổn thương sau hoá trị: 30Gy trong 15 phân liều trong 3 tuần, thêm 6 Gy trong 3 phân liều với bulk of disease - Xạ trị giảm nhẹ: 20Gy trong 5 phân liều trong 1 tuần. 30Gy trong 10 phân liều trong 2 tuần Trường chiếu lớn, 30Gy trong 15 phân liều trong 3 tuần 8Gy trong 1 phân liều. 2. U lymho không Hodgkin - Xạ trị triệt căn cho giai đoạn I, IE, II, IIE độ ác tính thấp 24–30Gy trong 12–15 phân liều trong 2,5 –3 tuần (hoặc 4Gy trong 2 phân liều). - Xạ trị sau hoá trị cho các loại mô bệnh khác hoặc 30Gy trong 15 phân liều trong 3 tuần. - Xạ trị giảm nhẹ 20Gy trong 5 phân liều trong 1 tuần. 30Gy trong 10 phân liều trong 2 tuần. 4Gy trong 2 phân liều. VII. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ BIẾN CHỨNG Theo dõi tình trạng viêm tại chỗ Xử trí: chăm sóc giảm nhẹ, thuốc chống viêm, kháng sinh (nếu cần) 735
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2