intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng các phương pháp địa vật lý trong đánh giá hiện trạng đê hiện hữu phục vụ quản lý, duy tu đê điều

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo "Ứng dụng các phương pháp địa vật lý trong đánh giá hiện trạng đê hiện hữu phục vụ quản lý, duy tu đê điều" trình bày kết quả sử dụng các phương pháp địa vật lý như rađa đất, đa điện cực kết hợp với công tác thăm dò cho đoạn K48+500÷K48+900 đê Hữu Hồng, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. Kết quả cho thấy, việc sử dụng các phương pháp địa vật lý cho đã xác định được mức độ bất đồng nhất của nền đê và đặc điểm địa tầng khá tương đồng với công tác khoan khảo sát. Kinh phí và thời gian khảo sát tiết kiệm hơn. Đây là những phương pháp khá hiệu quả để đánh giá hiện trạng nên đê hiện hữu. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng các phương pháp địa vật lý trong đánh giá hiện trạng đê hiện hữu phục vụ quản lý, duy tu đê điều

  1. HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ TÀI NGUYÊN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (ERSD 2022) Ứng dụng các phương pháp địa vật lý trong đánh giá hiện trạng đê hiện hữu phục vụ quản lý, duy tu đê điều Nguyễn Thị Nụ1,*, Phan Văn Quang2, Bùi Trường Sơn1 1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất 2 Công ty Cổ phần P&Q Đầu tư Xây dựng và Thương mại TÓM TẮT Các công trình đê hiện hữu theo thời gian độ bền và độ ổn định thấm của nền đê sẽ thay đổi, nhằm duy tu và bảo dưỡng, cần thiết phải đánh giá hiện trạng nền đê. Thực tế hiện nay, có nhiều phương pháp nhằm đánh giá hiện trạng của nền đê, như khoan thăm dò cũng các thí nghiệm hiện trường khác. Tuy nhiên, với nền đê có chiều dài lớn, việc sử dụng công tác khoan thăm dò có những nhược điểm nhất định. Công tác vượt trội đó là sử dụng phương pháp thăm dò địa vật lý, là phương pháp gián tiếp để xác định mức độ đồng nhất, xác định các chỗ mềm yếu và thấm mất nước của nền đê. Bài báo trình bày kết quả sử dụng các phương pháp địa vật lý như rađa đất, đa điện cực kết hợp với công tác thăm dò cho đoạn K48+500÷K48+900 đê Hữu Hồng, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. Kết quả cho thấy, việc sử dụng các phương pháp địa vật lý cho đã xác định được mức độ bất đồng nhất của nền đê và đặc điểm địa tầng khá tương đồng với công tác khoan khảo sát. Kinh phí và thời gian khảo sát tiết kiệm hơn. Đây là những phương pháp khá hiệu quả để đánh giá hiện trạng nên đê hiện hữu. Từ khóa: Nền đê, rađa đất, đa điện cực, khoan thăm dò 1. Đặt vấn đề Các đê hiện hữu là các công trình đang tồn tại, theo thời gian dưới tác dụng của các tải trọng ngoài như áp lực nước, gió, bão, hoạt động công trình của con người, sẽ bị biến đổi, có thể theo chiều hướng xấu đi, không còn đảm bảo được chức năng ban đầu. Do vậy, theo chu kỳ bảo dưỡng, cần phải tiến hành đánh giá hiện trạng của chúng, nhằm kịp thời dự báo độ mất ổn định và duy tư bảo dưỡng những đoạn xung yếu. Các phương pháp địa vật lý được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau (Annan,1984, Ngô Trí Côi và nnk, 2001; Đặng Hoài Trung và nnk, 2014; Lê Hoàng Kim và nnk, 2014, Mai Thanh Tân, 2011), trong đó có lĩnh vực địa chất công trình. Đây là các phương pháp gián tiếp, dựa vào các thông số của trường địa vật lý để nghiên cứu đặc điểm cấu trúc địa chất, xác định các dị thường địa chất, cũng như các đặc điểm khác của môi trường địa chất (Vương Duy Thọ, 2015, Nguyên Thành Vấn, 2013,2014, Đỗ Anh Chung và nnk, 2019). Phương pháp địa vật lý có những ưu điểm như đánh giá được mức độ đồng nhất của các thể địa chất, các dị thường địa chất, với kinh phí rẻ và không ảnh hưởng đến đặc điểm của công trình hiện hữu – đây là ưu điểm vượt trội mà các phương pháp trực tiếp không có được. Tuy nhiên, phương pháp địa vật lý cũng có những nhược điểm như khó xác định chính xác ranh giới giữa các lớp đất gần tương đồng về điện trở suất và để đánh giá chính xác đặc điểm cấu trúc địa chất cần phải so sánh với công tác khoan thăm dò. Tuyến đê Hữu Hồng có thân đê và nền đê nhìn chung đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Tuy nhiên, đây là tuyến đê đắp qua nhiều thời kỳ nên đất đắp không đồng nhất. Mặt khác, do khí hậu nhiệt đới gió mùa là điều kiện thuận lợi cho mối phát triển. Từ năm 2013 đến nay tuyến đê trên địa bàn không được đầu tư để đào, bắt mối. Qua công tác quản lý và theo dõi nhiều năm thì nền đê tương đối ổn định. Tuy nhiên, một số đoạn đê thuộc quận Bắc Từ Liêm từ năm 1996 mực nước trên báo động 3 đến 1.0m trở về trước đã xuất hiện nhiều sự cố như mạch đùn, mạch sủi, thẩm lậu… Từ năm 2000 cho đến nay do trên tuyến đê này đã được đầu tư xây dựng hệ thống giếng giảm áp nên các sự cố trên đã giảm nhiều, năm 2002 mực nước sông trên báo động 3, năm 2004 mực nước sông trên báo động 2 mà đoạn đê này không xuất hiện các sự cố nói trên. Nền đê hiện hữu doạn K48+500 đến K48+900 đê Hữu Hồng, thành phố Hà Nội đang trong chu trình đánh giá hiện trạng để phục vụ việc duy tu, bảo dưỡng đê điều. Do nền đê hiện hữu, việc sử dụng công tác khoan khảo sát địa chất công trình hoặc các thí nghiệm ngoài trời rất hạn chế, do chi phí giá thành cũng như hạn chế về số lượng khảo sát. Trong thực tế hiện nay, có thể sử dụng các phương pháp địa vật lý như * Tác giả liên hệ Email: nguyenthinu@humg.edu.vn 155
  2. rađa đất, thăm dò điện để khảo sát hiện trạng nền đê. Chính vì vậy, bài báo đề cập đến cơ sở lý thuyết và thực tiễn ứng dụng của phương pháp này trên cơ sở khẳng định tính chính xác với công tác khoan thăm dò. 2. Cơ sở lý thuyết một số phương pháp thăm dò pháp địa vật lý Hiện nay, có nhiều phương pháp thăm dò địa vật lý. Trong nghiên cứu này, chỉ sử dụng hai phương phương pháp radar đất và phương pháp điện trở suất phục vụ đánh giá mức độ đồng nhất của nền đê. Do vậy, cơ sở lý thuyết chỉ đề cập đến hai phương pháp này. 2.1. Phương pháp rađa đất Phương pháp rađa đất là phương pháp địa vật lý nông dựa trên nguyên lý thu phát sóng điện từ ở tần số siêu cao tần (từ 15  2600 MHz). Khi đó, sóng điện từ được truyền theo tia phát ra từ các ăng ten phát và thu sóng phản xạ được tạo ra từ các đối tượng là những mặt ranh giới trong môi trường địa chất. Các bất thường về mặt địa chất (ranh giới giữa đất và đá, các lớp đất chứa vật liệu sét, những hang hốc, hang rỗng, khối xâm thực cũng như các vật thể bị chôn vùi nhân tạo hoặc khối bê tông, lỗ rỗng liên quan đến vị trí hàm ếch, tổ mối) được xác định. Phương pháp đo các đại lượng như vận tốc truyền sóng (v), bước sóng (λ), hệ số suy giảm (α), hằng số điện môi tương đối hay độ điện thẩm tương đối (r), độ từ thẩm (μ), độ dẫn điện (σ)…Trong đó, giá trị hằng số điện môi dùng để đánh giá được đặc điểm của môi trường địa chất (Đỗ Anh Chung và nnk, 2019). Dựa vào đặc điểm hằng số điện môi mà phương pháp rađa đất sẽ phát hiện được các hang rỗng bất thường trong thân đê. Phương pháp có ưu điểm trong việc xác định độ hang hốc và dị thường trong đất đá, nền đê,…Tuy nhiên, giữa các loại đá đá thì khó xác định. Chiều sâu đo được phụ thuộc vào tần số của ăng ten phát thu và tính chất của môi trường địa chất trong đó giá trị hằng số điện môi tương đối (r) và độ dẫn điện (σ) là chủ yếu. Tần số càng cao, độ dẫn điện và hằng số điện môi càng lớn thì chiều sâu khảo sát càng nhỏ. 2.2. Phương pháp thăm dò điện đa cực Phương pháp thăm dò điện thông qua việc đo điện trở suất của môi trường đất đá sẽ xác định được các cấu trúc địa chất của đối tượng nghiên cứu. Mỗi loại đất đá có điện trở suất khác nhau do thành phần vật chất, tính chất lỗ rỗng và đặc điểm bão hòa nước của đất đá, khi đo điện sẽ phân chia được đặc điểm địa tầng. Phương pháp đa điện cực được phát triển từ phương pháp đo sâu điện (nghiên cứu sự thay đổi điện trở suất theo phương thẳng đứng) và mặt cắt điện (nghiên cứu sự thay đổi điện trở suất theo phương nằm ngang) với 4 cực - được sử dụng rộng rãi để giải quyết các bài toán địa chất 1D. Phương pháp ảnh điện đa cực 2D (Multi-electrode Resistivity Imaging - MRI) là phương pháp kết hợp cả phương pháp đo sâu và mặt cắt điện vì thế nghiên cứu được sự thay đổi điện trở suất của môi trường theo cả hai hướng thẳng đứng và nằm ngang, cho phép giải quyết các bài toán địa chất 2D và 3D phức tạp. Thiết bị của phương pháp MRI thường có nhiều điện cực được bố trí cách đều nhau trên tuyến. Chúng được nối với cuộn cáp nhiều lõi và khối chuyển mạch. Khối chuyển mạch được sử dụng để lựa chọn ra 4 cực nào đó cho từng phép đo theo file điều khiển lựa chọn và nạp vào bộ nhớ khối điều khiển. Khối điều khiển dùng để điều khiển các thông số khảo sát, lưu trữ số liệu và giao tiếp với máy tính để nạp file điều khiển và lấy số liệu đo đạc được. 3. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu nền đê, sử dụng các phương pháp địa vật lý và đối chứng với phương pháp khoan thăm dò để khẳng định tính chính xác đối tượng. Phương pháp rađa đất: Để thực hiện công tác khảo sát, xác định hang rỗng trong thân đê, sử dụng phương pháp sóng phản xạ. Khi ăngten kéo theo một tuyến trên bề mặt đê thì thu được một mặt cắt theo chiều thẳng đứng. Trong quá trình thực hiện phép đo, ăngten sẽ luôn phát và luôn thu, quá trình này dừng lại khi dừng tuyến đo. Do đối tượng cần khảo sát, xác định là hang rỗng, bất đồng nhất tiềm ẩn trong thân đê và ở độ sâu, kích thước khác nhau. Vì vậy bố trí 01 tuyến đo dọc trên mặt đê. Thiết bị rađa đất (hình 1a) và vị trí tuyến đo bằng rađa đất được thể hiện trên hình 2. Số liệu thu thập ở thực địa được chuyển vào máy tính và được xử lý bằng phần mềm chuyên dụng Radan for Windows 7. Qua phần mềm xử lý sẽ loại bỏ nhiễu bằng các bộ lọc và các phép biến đổi như bộ lọc đáp ứng xung hữu hạn, đáp ứng xung vô hạn, bộ lọc ngược, phép biến đổi Hilbert, phép biến đổi các hàm mũ, hàm Logarit.... vv. Kết quả sau xử lý được biểu diễn dưới dạng Linescan (dạng ảnh). Phương pháp rađa đất để đánh giá độ hang hốc và tính bất dị thường cao của đoạn đê nghiên cứu. 156
  3. Hình 1. a,Thiết bị rađa đất; b, Thiết bị đa điện cực SUPERSTING R1/IP + 56 cực. Tuyến đo điện : 3 tuyến đo wenner và 2 tuyến đo Dipole-Dipole rìa đê Tuyến đo rada đất : 1 tuyến đo Hình 2. Vị trí tuyến đo đê Hữu Hồng. 157
  4. Phương pháp đa điện cực: Phương pháp thăm dò đa điện cực còn gọi là phương pháp ảnh điện đa cực (Vũ Đức Minh, 2010). Trong thực tế thăm dò điện, thường sử dụng hệ 4 điện cực. Nguyên tắc chung của phương pháp thăm dò điện là sử dụng bốn điện cực phát dòng qua hai điện cực dòng C1 và C2 (dương và âm) và đo hiệu điện thế qua hai cực thu P1 và P2. Có rất nhiều cách bố trí 4 điện cực để tạo ra các hệ cực khác nhau và có đến 92 loại hệ cực. Tuy nhiên, với thiết bị đa cực, các điện cực được bố trí đều nhau trên tuyến nên thường sử dụng 5 loại hệ cực phổ biến đó là: Pole - Pole (PP), Pole - Dipole (PD), Dipole - Dipole (DD), Wenner (WN) và Schlumberger (SC). Hệ cực Wenner là hệ thống 28 điện cực. Khoảng cách giữa hai điện cực liền kề nhau là “a”. Kết quả đo đạc được biểu diễn dưới dạng giả mặt cắt điện trở suất 2D: trục nằm ngang là khoảng cách các điện cực trên tuyến; trục thẳng đứng là độ sâu khảo sát tương ứng với khoảng cách “a” và loại hệ cực được sử dụng. Trong đó, các tuyến số liệu (loại hệ cực, vị trí các cực trên tuyến, giá trị điện trở suất biểu kiến đo đạc) cùng với thông tin về địa hình của tuyến được đưa vào xử lý bằng phần mềm EarthImager 2D. Đây là phần mềm đi kèm với thiết bị SuperSting R1/IP và được sử dụng nhiều để xử lý số liệu ảnh điện đa cực. Phương pháp đa điện cực có ưu điểm như không phải dịch chuyển cực phát và thu trên tuyến nhiều lần, quá trình đo liên tục và thu được các số liệu trên cả tuyến chứ không phải chỉ thu được các số liệu trên từng điểm đo, phần mềm xử lý số liệu đã có sẵn và kết quả biểu diễn cho ngay các mặt cắt điện trở suất hay độ phân cực. Phương pháp đa điện cực có khả năng xác định được ranh giới giữa các lớp đất đá khác nhau về điện trở suất, từ đó có thể phân chia tương đối địa tầng đoạn tuyến nghiên cứu (hình 2). Phương pháp khoan thăm dò: Để làm sáng tỏ các đặc điểm cấu trúc địa chất tại các vị trí bất thường sau khi đo điện đa cực, tiến hành khoan khảo sát tại các vị trí bất thường về điện trở suất. Tại đoạn đê nghiên cứu đã tiến hành 1 mặt cắt với 2 hố khoan, 1 hố khoan phía rìa đống và một hố khoan phía rìa sông, với chiều sâu mỗi hố khoan là 24m. Trong quá trình khoan tiến hành thí nghiệm SPT và lấy mẫu thí nghiệm để xác định các chỉ tiêu cơ lý trong phòng thí nghiệm. 4. Kết quả và thảo luận 4.1. Kết quả khảo sát đê bằng radar đất Trên đoạn đê từ K48+500÷K48+900 đê Hữu Hồng, duận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội có tổng chiều dài của tuyến đê khảo sát là 400m, với đoạn đê này bố trí 08 tuyến đo có chiều dài là 50m. Kết quả khảo sát trên đoạn đê bằng rada đất cho thấy các tuyến đo không phát hiện dị thường liên quan đến hang rỗng, bất đồng nhất tiềm ẩn trong thân đê. Ngoài các ẩn họa trên, đã xác định được vị trí của 02 đường ống nước sinh hoạt cắt qua tuyến đê và sâu khoảng 0.75m (với hằng số điện môi là ɛ = 20). Với các kết quả khảo sát trên cho thấy đoạn từ K48+500 đến K48+900 đê Hữu Hồng, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội an toàn về độ ổn định thân đê. Kết quả khảo sát bằng rađa được thể hiện từ hình số 3 đến hình số 10. Ống Ống Hình 3. Kết quả khảo sát hang rỗng bằng radar đất đoạn từ K48+500 ÷ K48+550 đê Hữu Hồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. 158
  5. Hình 5. Đoạn từ K48+600 ÷ K48+650 Hình 4. Đoạn từ K48+550 ÷ K48+600 Hình 6. Đoạn từ K48+650 ÷ K48+700 Hình 7. Đoạn từ K48+700 ÷ K48+750 Hình 8. Đoạn từ K48 + 750 ÷ K48+800 Hình 9. Đoạn từ K48+800 ÷ K48+850 Hình 10. Đoạn từ K48+850 ÷ K48+900 159
  6. 4.2. Kết quả khảo sát đê bằng điện đa cực Kết quả khảo sát đê bằng phương pháp điện đa cực theo cách bố trí hệ cực wenner được trình bày ở hình 11 đến hình 13. Hình 11. Kết quả khảo sát tuyến rìa phía sông đoạn K48+500-K48+900. Hình 12. Kết quả khảo sát tuyến rìa phía đồng đoạn K48+500-K48+900. Hình 13. Kết quả khảo sát tuyến cơ phía đồng đoạn K48+500-K48+900. Từ các kết quả cho một số nhận xét sau: - Hình 11và 12 là kết quả của hai tuyến khảo sát rìa đê phía sông và phía đồng. Lớp thứ nhất là lớp đấp phủ thân đê có điện trở suất từ 35 đến 40 Ωm, chiều dày của lớp thứ nhất từ 0m đến 3m. Lớp thứ 2 là lớp đất sét có điện trở suất thấp từ 10 đến 20 Ωm, nằm ở độ sâu từ 3m đến 15m. Lớp thứ 3 là lớp cát có điện trở suất cao lớn hơn 40Ωm, nằm ở độ sâu từ 15m đến 22m. - Trên hình 13 là kết quả của tuyến khảo sát tại cơ đê phía đồng: Lớp 1 là lớp đất có điện trở suất từ 35 đến 40 Ωm, chiều dày từ 0m đến 2m. Lớp thứ 2 là lớp đất sét có điện trở suất thấp từ 10 đến 20Ωm, nằm ở độ sâu từ 2m đến 11m. Riêng đoạn từ K48+700-K48+900, thì chiều dày của lớp này lớn hơn, lên đến 18m. 160
  7. Lớp 3 là lớp cát có điện trở suất từ 35 đến 100 Ωm; trên mặt cắt điện từ K48+600 đến K48+700 xuất hiện dị thường có điện trở suất cao lên đến 100 Ωm và nằm ở độ sâu dao động từ 9m đến 23m, đây là thấu kính cát hạt thô nằm xen kẹp với lớp cát pha hạt, thấu kính cát này nằm sâu về phía đồng và không qua đê nên không gây ra thấm nền đê. Sử dụng phương pháp đa điện cực theo hệ điện cực Dipole – Dipole để khảo sát nứt trên thân đê được trình bày ở hình 14 và hình 15. Hình 14. Kết quả khảo sát tuyến rìa phía sông đê Hữu Hồng đoạn K48+500-K48+900. Hình 15. Kết quả khảo sát tuyến rìa phía đồng đê Hữu Hồng đoạn K48+500-K48+900. Hình 14 và 15 là kết quả mặt cắt điện của hai tuyến đo rìa đê phía sông và đồng trên đoạn từ K48+500 đến K48+900 đê Hữu Hồng, trên kết quả cho thấy không phát hiện vết nứt trên đoạn đê. 4.3. So sánh với kết quả khoan thăm dò Theo tài liệu khoan khảo sát thì địa tầng gồm 05 lớp cụ thể gồm: Lớp 1 gồm sét, sét pha lẫn dăm sạn màu xám nâu, nâu vàng, trạng thái dẻo cứng. Lớp thân đê có bề dày khoảng 2-4m, phân bố liên tục, đều khắp dưới nền đường và thân đê. Lớp 2, 3 và 4 với thành phần chủ yếu là sét, á sét trạng thái dẻo mềm đến dẻo cứng. Lớp 2 là á sét màu nâu vàng, trạng thái dẻo mềm – dẻo cứng. Lớp 3 phân bố cục bộ dưới nền đê và chỉ gặp ở lỗ khoan phía sông. Lớp 4 là á cát – á sét, trạng thái dẻo mềm đến dẻo cứng phân bố liên tục từ sông vào đồng. Lớp 5 là cát hạt mịn màu xám ghi, xám đen, kết cấu chặt vừa. Kết quả cho thấy với đoạn đê Hữu Hồng đoạn qua Thượng Cát, Km48+500 – Km48+900 địa tầng tương đối đồng nhất và không có sự biến đổi nhiều dưới nền đê. Các lớp đất loại sét trạng thái dẻo mềm đến dẻo cứng. Thân đê đã đắp trong khoảng thời gian dài. Theo phạm vi áp dụng của phương pháp, trong nội dung này chỉ so sánh kết quả khoan thăm dò với đặc điểm về điện trở suất khi sử dụng phương pháp đa điện cực, kết quả thể hiện ở hình 16. . 161
  8. Hnh 16. So sánh phương pháp địa vật lý đa điện cực và công tác khoan thăm dò Kết quả phân lớp theo tài liệu địa điện và tài liệu lỗ khoan cho thấy khá tương đồng nhau về chiều sâu giữa các lớp, nên hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp địa điện để xác định phân tầng trong thân và nền đê, giảm thiểu công tác khoan địa chất. Tuy nhiên với phương pháp điện đa cực thì không thể tách giữa các đất loại sét (sét pha, á sét, sét…) với nhau hoặc đất loại cát vì giữa các lớp cùng loại này không có sự chênh lệch đáng kể về độ dẫn điện. 5. Kết luận Qua kết quả nghiên cứu rút ra một số kết luận sau: Sử dụng phương pháp radar đất đã xác định được không phát hiện dị thường liên quan đến hang rỗng, bất đồng nhất tiềm ẩn trong thân đê và chỉ thấy xuất hiện hai vị trí có ống nước đi qua. Theo kết quả khảo sát bằng phương pháp đa điện cực cho thấy có lớp cát nằm ở độ sâu khoảng 15m, ngoài ra không thấy có dấu hiệu bất thường nào dưới nền đê. Qua kết quả so sánh với công tác khoan thăm dò, việc phân lớp theo tài liệu địa vật lý và khoan khảo sát khá tương đồng về chiều sâu giữa các lớp, tuy nhiên, phương pháp địa vật lý không thể tách ra thành các lớp nhỏ khi các lớp đất có độ tương đồng về độ dẫn điện. Tài liệu tham khảo Annan. A.P (1984). Radar mapping of buried pipes and cable. Đặng Hoài Trung, Nguyễn Thành Vấn, Võ Minh Triết, Nguyễn Văn Thuận, Võ Nguyễn Như Liễu, 2014. Ra đa xuyên đất trong khảo sát công trình ngầm tại thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Địa chất, loại A, số 341-345, 3-8/2014, tr 299-308. Đỗ Anh Chung, Vũ Đức Minh, Áp dụng phương pháp thăm dò điện đa cực 2D cải tiến khảo sát hiện trạng, góp phần đánh giá độ ổn định của nền đê. VNU Journal of Science: Natural Sciences and Technology, Vol. 35, No. 1 (2019) 104-118 Đỗ Anh Chung, Nguyễn Văn Lợi,Phạm Lê Hoàng Linh, Dương Văn Sáu, Vũ Hoàng Hiệp, Trần Thế Việt. Đánh giá hiện trạng đê bằng tổ hợp các phương pháp địa vật lý: điện đa cực và ra đa xuyên đất. Tạp chí Địa kỹ thuật. Số 1+2.2019. Mai Thanh Tân, 2011, Thăm dò Địa chấn. NXB Giao thông vận tải, Hà Nội. Lê Hoàng Kim, Nguyễn Thành Vấn, Đặng Hoài Trung, 2014. Áp dụng phương pháp dịch chuyển dời pha nội suy tuyến tính vào xử lý tài liệu radar xuyên đất để xác định kích thước và vị trí dị vật. Tạp chí Địa chất, loại A, số 341-345, 3-8/2014, tr 230- 236. 162
  9. Nguyễn Thành Vấn, Võ Minh Triết, Đặng Hoài Trung, Lê Văn Anh Cường, Nguyễn Văn Giảng, 2013. Xác định vận tốc truyền sóng điện từ trong radar xuyên đất bằng hiệu chỉnh động. Tạp chí Các Khoa Học Về Trái Đất. Số 2 tập 35, 6-2013, tr 137-145. Nguyễn Thành Vấn, Nguyễn Văn Thuận, Đặng Hoài Trung, 2014. Dịch chuyển F-K và Entropy cực tiểu trong xử tài liệu Rađa xuyên đất. Tạp chí Địa chất, loại A, số 341-345, 3-8/2014, tr 273-282. Nguyễn Thành Vấn, Nguyễn Văn Giảng, 2013. Ra đa xuyên đất phương pháp và ứng dụng. NXB Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh Ngô Trí Côi và nnk, 2001. Ứng dụng công nghệ mới dò tìm và xử lý mối trong đê. Thư viện Cục phòng chống lụt bão và quản lý đê điều Ngô Trí Côi và nnk, 2001. Nghiên cứu ứng dụng chương trình phần mềm Rađa xuyên đất dò tìm khuyết tật lỗ rỗng (lưu ý tổ mối) trong đê đập. Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp bộ. Thư viện Viện Phòng trừ mối và bảo vệ công trình. Radan For Windows, 2014. Manual of Geophysical Survey Systems, Inc Vương Duy Thọ, 2015. Nghiên cứu khả năng áp dụng phương pháp rađa đất để phát hiện hang rỗng, trong thân đê, đập ở Việt Nam. Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Vũ Đức Minh. Phương pháp Thăm dò điện đa cực cải tiến. VNU Journal of Science: Natural Sciences and Technology, v. 26, n. 4, dec. 2010. ABSTRACT Assesment the dike foundation by geophysical methods for dyke manager and maintainance Nguyen Thi Nu1, Phan Van Quang2, Bui Truong Son1 1 Hanoi University of Mining and Geology 2 Limited company P&Q construction Investiment and Service trading The durability and permeability of the dike foundation will change because of many factors such as water pressure, load,…, so, it is necessary to evaluate the properties of dike foundation. In fact, there are many methods to assess the current status of the dike foundation, such as exploratory drilling and other field experiments. However, the use of exploratory drilling has disadvantages for long dike. This paper introduced the use of geophysical methods to determine homogeneity, spots and water loss of the dike foundation. The geophysical methods (ground penetrating radar, Multi-electrode Resistivity Imaging - MRS) and the boreholes are used for investigating the foudation of the section 48+500 to K48+900 of Huu Hong dike, Ha Noi City. The results show that, the use of geophysical methods has determined the heterogeneity of the dike foundation and the stratigraphic characteristics are similar to the boreholes. The geophysical methods is the effective method to assess the current status of existing dikes. Keywords: Dike foundation, ground- penetrating radar, Multi-electrode Resistivity Sounding Method – MRS, boreholes. 163
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2