intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng công nghệ blockchain theo nguyên tắc Pareto nhằm hạn chế các sai sót thường gặp trong kế toán kiểm toán

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Ứng dụng công nghệ blockchain theo nguyên tắc Pareto nhằm hạn chế các sai sót thường gặp trong kế toán kiểm toán" nhằm giúp bạn đọc tìm hiểu về sự cần thiết trong việc ứng dụng công nghệ Blockchain để giảm thiểu các sai sót thường gặp trong kế toán, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua chính sách đào tạo quốc gia tại các trường đào tạo liên quan đến ngành nghề kế toán kiểm toán nhằm hướng tới sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng công nghệ blockchain theo nguyên tắc Pareto nhằm hạn chế các sai sót thường gặp trong kế toán kiểm toán

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN THEO NGUYÊN TẮC PARETO NHẰM HẠN CHẾ CÁC SAI SÓT THƯỜNG GẶP TRONG KẾ TOÁN KIỂM TOÁN APPLYING BLOCKCHAIN TECHNOLOGY ACCORDING TO THE PARETO PRINCIPLE IN ACCOUNTING AND AUDITING WILL LIMIT COMMON ERRORS PGS.TS. Phan Đức Dũng Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Blockchain là công nghệ sổ sách công cộng sử dụng chữ ký số và sử dụng mật mã để cung cấp hồ sơ về các giao dịch phát sinh được xử lý an toàn trong lĩnh vực kế toán kiểm toán. Blockchain là một cuốn sổ cái kế toán hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật số, sở hữu tính năng đặc biệt, đó là truyền tải dữ liệu không đòi hỏi một trung gian để xác nhận thông tin. Công nghệ blockchain trong kế toán, kiểm toán làm giảm phần lớn khả năng xảy ra sai sót khi đối chiếu các thông tin phức tạp và khác biệt từ nhiều nguồn khác nhau. Nguyên tắc Pareto chỉ ra rằng có khoảng 80% hậu quả đến từ 20% nguyên nhân, chứng minh mối quan hệ chênh lệch giữa đầu vào và đầu ra, nên việc ứng dụng Blockchain trong kế toán – kiểm toán, giúp giảm thiểu khả năng xảy ra sai phạm trong kế toán, tối ưu hóa tính bảo mật, an toàn và minh bạch của các thông tin kế toán. Từ khóa: blockchain; kế toán, kiểm toán; sai sót; doanh nghiệp. ABSTRACT Blockchain is a public ledger technology that uses digital signatures and cryptography to provide records of transactions that are handled safely in the field of accounting and auditing. Blockchain is an accounting ledger operating in the digital field, possessing a special feature, that is, data transmission does not require an intermediary to confirm information. Blockchain technology in accounting and auditing greatly reduces the possibility of errors when comparing complex and different information from different sources. The Pareto principle indicates that about 80% of the consequences come from 20% of the causes, proving the difference between input and output, so the application of Blockchain in accounting - auditing, helps to minimize the possibility of errors in accounting, optimize security, The safety and transparency of accounting information. Keywords: blockchain; accounting and auditing; errors; enterprise. 1. Giới thiệu Blockchain là công nghệ sổ sách công cộng sử dụng chữ ký số và sử dụng mật mã để cung cấp hồ sơ về các giao dịch phát sinh được xử lý an toàn trong lĩnh vực kế toán kiểm toán. Lợi thế của blockchain là nó có thể cung cấp một sổ cái không thay đổi, mang lại sự minh bạch và toàn 229
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 vẹn, được gắn chặt bằng cách sử dụng mật mã. Như vậy, nó rất hữu ích cho các mục đích chống gian lận đồng thời đảm bảo sự liên tục trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên tắc Pareto được đặt theo tên của nhà kinh tế học người Ý Vilfredo Pareto (1848- 1923) - Nhà kinh tế học người Ý Khám phá ra năm 1897, hay còn gọi là Nguyên tắc 80/20, ông nhận thấy rằng, hầu hết lượng thu nhập của cải về tay một nhóm người thiểu số, điều này không khác gì chúng ta ngày nay, cụ thể hơn có 20% số người hưởng tới 80% lượng của cải, 10% hưởng tới 65% lượng của cải, 5% sẽ hưởng tới 50% của cải, cho thấy một hiện tượng không cân đối, chỉ ra rằng có khoảng 80% hậu quả đến từ 20% nguyên nhân, chứng minh mối quan hệ chênh lệch giữa đầu vào và đầu ra. Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa vào hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp, tương tự như cuốn sổ cái kế toán của một công ty. Trong trường hợp này, Blockchain là một cuốn sổ cái kế toán hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật số, sở hữu tính năng đặc biệt, đó là truyền tải dữ liệu không đòi hỏi một trung gian để xác nhận thông tin. Blockchain có thể được hiểu như là một cơ sở hạ tầng mà trên đó nhiều ứng dụng khác nhau có thể được xây dựng trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm tài chính và thanh toán, chuỗi cung ứng, quản lý hàng tồn kho và theo dõi tài sản, quản lý nhận dạng và quản trị doanh nghiệp,… Công nghệ blockchain được xem như một sổ cái mở và phân quyền, có khả năng ghi chép lại và xác minh các giao dịch mà không cần tín nhiệm cho một cơ quan trung gian nào. Nguyên tắc 80/20, và được coi như một quy định ngầm (không phải luật bắt buộc thực hiện) mang ý nghĩa đại đa số mọi thứ trong cuộc sống không được phân phối đều nhau: Khoảng 80% kết quả là do 20% nguyên nhân gây ra. Nguyên tắc này có thể bao hàm tất cả các nhận định sau: 20% công nhân tạo ra 80% kết quả; 20% khách hàng đóng góp vào 80% doanh thu; 20% khiếm khuyết gây ra 80% sự cố; 20% tính năng tạo ra 80% nhu cầu sử dụng; 20% doanh nghiệp hoạt động hiệu quả sẽ đóng góp 80% doanh thu trong cùng lĩnh vực hoạt động; 20% số giao dịch trong doanh nghiệp vận dụng công nghệ Blockchain sẽ hạn chế được 80% sai sót thường gặp trong kế toán … Điểm mấu chốt mà Nguyên tắc Pareto muốn đề cập là hầu hết mọi thứ trong cuộc sống (nỗ lực, phần thưởng, đầu ra,...) không được phân phối đồng đều - một số đóng góp nhiều hơn những thứ khác. Blockchain là một sổ cái duy nhất ghi lại các giao dịch giữa các tổ chức, nhà cung cấp và khách hàng. 2. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, bao gồm (i) Phương pháp tiếp cận hệ thống được sử dụng nhằm tìm hiểu các nghiên cứu trong và ngoài nước, các tài liệu …. có liên quan đến công nghệ Blockchain và các sai sót thường gặp trong kế toán. (ii) Phương pháp tổng hợp, phân tích, diễn giải, quy nạp và so sánh nhằm giúp tìm hiểu về sự cần thiết trong việc ứng dụng công nghệ Blockchain để giảm thiểu các sai sót thường gặp trong kế toán, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua chính sách đào tạo quốc gia tại các trường đào tạo liên quan đến ngành nghề kế toán kiểm toán nhằm hướng tới sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam. 3. Ứng dụng công nghệ blockchain theo nguyên tắc pareto tại sao là cần thiết 3.1. Các sai sót thường gặp nếu không sử dụng công nghệ blockchain Kế toán là bộ phận quan trọng của mỗi một công ty hay một doanh nghiệp. Kế toán đóng vai trò quản lý thu chi, kê khai thuế và làm các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Công việc kế toán đòi hỏi sự chính xác và tỉ mỷ nhưng đôi khi vì có quá nhiều việc cần phải tỉnh toán nên gặp 230
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 phải những sai sót. Công nghệ blockchain trong Kế toán – Kiểm toán làm giảm phần lớn khả năng xảy ra sai sót khi đối chiếu các thông tin phức tạp và khác biệt từ nhiều nguồn khác nhau. Hơn nữa, hồ sơ kế toán sẽ không thể chỉnh sửa và thay đổi một khi đã được lưu vào blockchain, ngay cả khi chủ sở hữu hệ thống kế toán yêu cầu. Bởi trên nền tảng blockchain, mọi giao dịch hàng ngày được ghi chép lại và xác thực, do đó tính vẹn toàn của các hồ sơ tài chính được đảm bảo. Bên cạnh những khả năng ấn tượng kể trên, công nghệ này còn có khả năng làm giảm hoặc thậm chí loại bỏ nhu cầu kiểm toán tài nguyên nguồn dữ liệu. Do vậy, theo nguyên lý Pareto, khi 20% giao dịch phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được áp dụng công nghệ Blockchain sẽ hạn chế được khoảng 80% các sai sót liên quan trong quá trình xử lý kế toán liên quan đến sai sót về hình thức, về hạch toán kế toán, sai sót về hoá đơn chứng từ, sai sót về kê khai thuế, quyết toán thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, sai sót về đăng ký thuế, người nộp thuế…. Sai sót về hình thức Luật kế toán, Luật số 88/2015/QH13 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 20/11/2015, hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2017. Thay thế Luật kế toán số 03/2003 do Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17/6/2003, hiệu lực thi hành từ 1/1/2004. Luật kế toán bao gồm 74 điều (bao gồm 3 điều khoản thi hành), quy định báo cáo tài chính của đơn vị kế toán phải được tính bằng đồng Việt Nam (VND), nhưng nhiều báo cáo tài chính sử dụng đơn vị tính là nghìn đồng, vừa không phù hợp với quy định tại Luật, vừa gây khó theo dõi cho người đọc. Thậm chí, nhiều báo cáo tài chính khi công bố vẫn thiếu chữ ký của giám đốc, kế toán trưởng, người lập biểu, thiếu thời gian lập. Một số báo cáo tài chính có bút toán điều chỉnh của kiểm toán, nhưng điều lạ là doanh nghiệp vẫn đề ngày lập là ngày kết thúc năm tài chính. Đối với hạch toán kế toán Các sai sót có thể xảy ra, ngay sau khi lập đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng, doanh nghiệp đã không hạch toán làm giảm số dư nợ, không hạch toán đồng thời vào tài khoản phải thu phải trả, mà vẫn để số thuế này được tiếp tục khấu trừ cho kỳ sau. Trong trường hợp khác, ngay sau khi nhận được quyết định xử lý, xử phạt… của cơ quan thuế, doanh nghiệp không thực hiện hạch toán ngay vào sổ sách kế toán hiện hành, làm số dư các tài khoản thanh toán với ngân sách khác biệt với số liệu của cơ quan thuế. Dù rằng, sổ sách kế toán áp dụng máy vi tính, nhưng định kỳ hàng tháng doanh nghiệp không in ra toàn bộ sổ sách phát sinh; hoặc sổ doanh nghiệp đã in ra không có số trang, không có giám đốc và kế toán trưởng ký; không tự đóng dấu giáp lai. Đối với hóa đơn Khi mua hàng, doanh nghiệp phải kiểm tra kỹ lưỡng khi mà không nhận hóa đơn tại nơi xuất hàng mà nhận hóa đơn do người bán đem tới, nếu không chú ý, doanh nghiệp có thể sẽ nhận phải hóa đơn sai sót hoặc hóa đơn giả. Trong trường hợp xuất hàng, doanh nghiệp hãy tránh những lỗi khi xuất hóa đơn như không xuất hóa đơn đối với doanh thu hàng ủy thác xuất khẩu, không xuất hoá đơn giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất khẩu, không lót giấy giữa các liên, thiếu chữ ký của người mua trên hóa đơn bán hàng. Doanh nghiệp cũng thường có các sai sót do không ghi thuế suất thuế giá trị gia tăng, không lập báo cáo sử dụng hóa đơn theo định kỳ, cột ngày chứng từ không theo đúng định dạng, bảng kê bán ra không ghi đúng thứ tự số hóa đơn đã sử dụng, không thống kê các hóa đơn bán hàng hủy, dễ kê khai nhiều lần cùng một hóa đơn, hay là kê bị trùng hóa đơn mà không biết, không lập bảng kê hoặc là trong bản kê không có cột của hàng hóa bán ra hoặc mua vào không chịu thuế giá trị gia tăng. 231
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Đối với kê khai thuế Kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng, doanh nghiệp thường có các sai sót như ghi thiếu chỉ tiêu thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang, kê khai hóa đơn không hợp lệ như: sai mã số thuế, tên doanh nghiệp, địa chỉ, hóa đơn bị sửa, xóa…Hoặc trong trường hợp cấn trừ số thuế phát sinh âm kỳ này với nợ thuế giá trị gia tăng, tính vào số thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hóa nhập khẩu theo thông báo của Hải Quan, trong khi chưa nộp thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu đó. Có trường hợp, không ghi chú thời hạn thanh toán khi Hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào trên 20 triệu, không kê khai PL 01-3/GTGT đối với doanh nghiệp kinh doanh xe gắn máy, ô tô, không điền đầy đủ thông tin doanh nghiệp, không đóng dấu giáp lai tờ khai giá trị gia tăng hàng tháng. Hạch toán, kê khai không đúng thời gian, quá thời hạn kê khai 6 tháng nhưng vẫn kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng. Doanh nghiệp kê khai thuế thu nhập cá nhân, nhưng chưa xác định rõ ràng là khi nào khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng và khi nào thì theo quý. Không trừ các khoản nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp khi tính thuế thu nhập cá nhân. Có trường hợp, doanh nghiệp không trừ khoản phụ cấp tiền ăn mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động, không vượt quá 620.000 đồng, chẳng hạn khi tính thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp doanh nghiệp kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp, không thiết lập đầy đủ hồ sơ về tài sản cố định, mua sắm tài sản cố định không có hoá đơn hợp lệ. Trường hợp thiếu bảng đăng ký tiền lương, hạch toán chi phí tiền lương nhưng thiếu hợp đồng lao động; bảng lương không có người ký nhận. Thiếu bảng kê hồ sơ quyết toán thuế, do vậy, doanh nghiệp nên liệt kê danh sách hồ sơ đính kèm theo nhằm tránh thất lạc. Trường hợp doanh nghiệp được thụ hưởng chế độ miễn giảm do ưu đãi đầu tư nhưng quên hoặc không biết cách hạch toán và báo cáo quyết toán với cơ quan thuế; hoặc chờ cơ quan thuế đến kiểm tra để xác định số thuế được miễn giảm. Không chọn mục gia hạn nộp tiền thuế khi phát sinh thuế doanh nghiệp phải nộp khi có quyết định gia hạn nộp thuế của tổng cục thuế. Đối với quyết toán thuế giá trị gia tăng năm Doanh nghiệp phải chú ý dòng thuế phải nộp ghi tổng số thuế đầu ra, và dòng thuế đã nộp ghi tổng thuế giá trị gia tăng đầu vào. Đối với, dòng thuế đã nộp năm quyết toán, doanh nghiệp thường ghi sai là số đã nộp cho năm báo cáo, bao gồm cả thuế đã nộp vào tháng 1 năm sau nộp cho tháng 12 năm trước. Đúng ra là số đã thực nộp trong năm báo cáo bao gồm những chứng từ nộp từ ngày 1/1 đến 31/12 của năm báo cáo, không phân biệt nộp cho năm báo cáo hay truy nộp cho các năm trước. Đối với trường hợp nộp thuế Doanh nghi thường ghi nhầm tên người nộp là tên cá nhân đi nộp tiền, doanh nghiệp nên nhớ là phải ghi tên pháp nhân doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp không nắm rõ các quy định về thời hạn nộp thuế của từng sắc thuế để chủ động nộp trước ngày hết hạn, bị cơ quan thuế nhắc nộp và bị phạt nộp chậm. Đối với giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước, doanh nghiệp không ghi rõ tài khoản của cơ quan thuế trên giấy nộp tiền, thiếu quan tâm ý nghĩa của những mã hiệu mục lục ngân sách nhà nước có liên quan như cấp, chương, loại, khoản, muc, tiểu mục để ghi cho đúng. Khi phát sinh khoản phải nộp, không thuộc các loại thuế thông thường, đã không lập tờ khai nộp cho cơ quan thuế. 232
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Đối với hồ sơ báo cáo quyết toán thuế Doanh nghiệp không thiết lập đầy đủ hồ sơ về tài sản cố định, mua sắm tài sản cố định không có hoá đơn hợp lệ. Thiếu bảng đăng ký tiền lương; hạch toán chi phí tiền lương nhưng thiếu hợp đồng lao động; bảng lương không có người ký nhận. Thiếu bảng kê hồ sơ quyết toán thuế, nên liệt kê danh sách hồ sơ đính kèm theo nhằm tránh thất lạc. Trong trường hợp khác, doanh nghiệp được thụ hưởng chế độ miễn giảm do ưu đãi đầu tư nhưng quên hoặc không biết cách hạch toán và báo cáo quyết toán với cơ quan thuế; hoặc chờ cơ quan thuế đến kiểm tra để xác định số thuế được miễn giảm. Đối với việc đăng ký thuế Khi doanh nghiệp thay đổi kế toán trưởng, địa chỉ kinh doanh, tài khoản và ngân hàng, điện thoại, fax, e-mail…. mà không đăng ký với cơ quan thuế. Trường hợp đối với hồ sơ chứng minh hàng xuất khẩu, doanh nghiệp không thuyết minh sự sai biệt giữa hoá đơn và tờ khai Hải quan; giữa hoá đơn và chứng từ thanh toán. Doanh nghiệp thiếu chứng từ thanh toán hợp pháp đối với hàng xuất khẩu. Không có xác nhận của Hải quan tại ô 47 của tờ khai Hải quan. Văn thư đề nghị hoàn thuế (mẫu 10/GTGT) không xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng cụ thể nào được hoàn thuế theo quy định (xuất khẩu hay âm luỹ kế 3 tháng v.v…). Bảng kê khai tổng hợp số thuế phát sinh đề nghị hoàn không khớp với số thuế giá trị gia tăng đã kê khai hàng tháng, doanh nghiệp phải điều chỉnh lại số liệu đã kê khai nhầm trước khi lập hồ sơ hoàn thuế. Tài khoản của doanh nghiệp đề nghị chuyển số tiền thuế giá trị gia tăng được hoàn không đúng với số hiệu tài khoản và tên ngân hàng đã đăng ký thuế. 3.2. Ứng dụng công nghệ blockchain sẽ hạn chế được những sai sót Công nghệ Blockchain mang tầm ảnh hưởng lớn đến ngành kế toán, kiểm toán và chắc chắn là một xu hướng phát triển trong tương lai của kế toán, bởi vì, trước hết, ứng dụng Blockchain, được thiết kế để chống lại sự thay đổi dữ liệu, có thể giúp bảo mật thông tin kế toán. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các nút trong hệ thống. Ngay cả khi nếu một phần của hệ thống Blockchain bị trục trặc, những máy tính và nút khác sẽ tiếp tục hoạt động để bảo vệ thông tin. Bằng cách tạo ra một sổ cái duy nhất trên một mạng lưới máy tính; các công ty, khách hàng, ngân hàng và cơ quan thuế của họ ghi chép và chia sẻ thông tin. Khi bất kỳ kế toán viên nào trong số những người làm kế toán thêm thông tin, sổ cái sẽ tự động xác minh và điều chỉnh dữ liệu. Mỗi bên có liên quan không cần duy trì sổ cái riêng của họ, nhờ đó các kế toán viên sẽ không phải thực hiện tất cả việc xử lý và điều chỉnh giao dịch. Chuỗi khối tạo ra một hồ sơ truy nguyên theo thời gian thực, do vậy nếu công nghê Blockchain được chấp nhận rộng rãi, vai trò của các kiểm toán viên trong việc xác minh các giao dịch được thực hiện trong Blockchain sẽ không còn cần thiết. Thứ hai, ứng dụng Blockchain trong kế toán – kiểm toán, giúp giảm thiểu khả năng xảy ra sai phạm trong kế toán, làm giảm phần lớn khả năng xảy ra sai sót khi đối chiếu các thông tin phức tạp và khác biệt từ nhiều nguồn khác nhau như sai sót về hình thức sổ sách kế toán, trong quá trình hạch toán kế toán, sai sót liên quan đến hoá đơn, quá trình kê khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, quyết toán thuế giá trị gia tăng năm, liên quan đến quá trình nộp thuế, hồ sơ báo cáo quyết toán thuế, và ngay cả việc đăng ký thuế. Hơn nữa, hồ sơ kế toán sẽ không thể chỉnh sửa và thay đổi một khi đã được lưu vào Blockchain, ngay cả khi chủ sở hữu hệ thống kế toán yêu cầu. Bởi trên nền tảng Blockchain, mọi giao dịch hàng ngày được ghi chép lại và xác thực, do đó tính vẹn toàn của các hồ sơ tài chính được đảm bảo, các thông tin lưu 233
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 giữ trên hệ thống chỉ cần nhập liệu lần đầu. Do vậy, Blockchain có thể làm giảm các sai sót và gian lận kế toán do chủ quan hoặc khách quan của người trực tiếp làm kế toán. Khi một khối dữ liệu được thêm vào chuỗi, phần còn lại của mạng lưới phải xác minh dữ liệu đó. Khi các kế toán viên thực hiện giao dịch trên chuỗi, tất cả các máy tính trong mạng lưới sẽ xác định người kế toán và kiểm tra xem người kế toán có quyền giao dịch hay không. Vì vậy, nếu cần phải trả một số tiền mà kế toán viên chỉ chuyển một số tiền khác, có thể do nhầm lẫn, các khối khác sẽ chỉ ra sai sót đó, và kế toán sẽ phát hiện kịp thời các sai sót đó trong khoảng thời gian nhanh nhất, nhờ vào tính đặc trưng trong kế toán khi ứng dụng công nghệ blockchain. 4. Các yêu cầu và khó khăn trong ứng dụng blockchain trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán Trước hết, Việt Nam cần có chính sách cập nhật công nghệ Blockchain cho các kế toán viên, kiểm toán viên thông qua các chương trình đào tạo nhằm phát huy ứng dụng của công nghệ này trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, các kế toán viên, kiểm toán viên là những người cần am hiểu về ứng dụng này. Tuy nhiên, để nắm bắt được những cơ hội do sự phát triển này mang lại, các kế toán viên, kiểm toán viên phải cập nhật xu hướng của những thay đổi này đối với ngành, làm quen với các khái niệm mới như dữ liệu lớn (Big Data), mật mã, hệ thống sổ cái (Blockchain), hệ thống thanh toán, thanh toán qua các thiết bị di động và các nền tảng mới kết nối giữa các nhà cung cấp và người sử dụng dịch vụ tài chính... Như vậy, để tạo lợi thế cạnh trạnh cho bản thân trong lĩnh vực kế toán- kiểm toán trong thị trường lao động tương lai, ngoài những kiến thức chuyên môn, cần cập nhật những thông tin về công nghệ cũng như những ứng dụng mới vào trong môi trường làm việc của ngành góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực kế toán kiểm toán ở Việt Nam. Thứ đến, Việt Nam nên xây dựng các công ty cung cấp ứng dụng công nghệ Blockchain trong kế toán, kiểm toán. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp bắt đầu quan tâm đến việc áp dụng Blockchain trong phạm vi nào, mang giá trị kinh doanh ra sao, bắt đầu từ đâu, và làm như thế nào. Thực tế cho thấy, công cụ lập trình của các dự án Blockchain còn hạn chế, gây khó khăn trong việc hiện thực hóa các ý tưởng ứng dụng công nghệ chuỗi khối. Các dự án Blockchain tiên tiến cần giải quyết vấn đề này, cần những công cụ lập trình hoàn chỉnh để hỗ trợ các nhà phát triển ứng dụng. Với mục tiêu phá vỡ các rào cản trong việc ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán cho các doanh nghiệp, cần có các tổ chức chuyên nghiệp để cung cấp các dịch vụ, nền tảng công nghệ và công cụ để hỗ trợ các doanh nghiệp truyền thống tại Việt Nam tiếp cận công nghệ Blockchain một cách an toàn, nhanh chóng và hiệu quả nhất. Đây là cơ hội cho Việt Nam đón đầu ứng dụng công nghệ Blockchain, nhằm cắt giảm các chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động, giúp các doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Cuối cùng, việc kết hợp công nghệ Blockchain trên các phần mềm kế toán sẽ giúp công tác kế toán tại các doanh nghiệp tối ưu hóa tính bảo mật, an toàn và minh bạch của các thông tin kế toán. Trong dịch vụ phát triển giải pháp và ứng dụng công nghệ Blockchain trên phần mềm hóa đơn điện tử là MISA. MISA phát triển MeInvoice.vn – Giải pháp hóa đơn điện tử đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ Blockchain, việc ứng dụng của công nghệ Blockchain đã được triển khai trên phần mềm hóa đơn điện tử, giúp gia tăng tính bảo mật, an toàn và minh bạch của hóa đơn cho doanh nghiệp. Công nghệ Blockchain trên MeInvoice được hiểu như một cuốn sổ cái, ghi nhận toàn bộ trạng thái và cập nhật đầy đủ thông tin về hóa đơn cho các bên tham gia đều có thể kiểm tra và xác thực thông tin. Trong thời gian tới, các công ty phần mềm kế toán nên khai thác sâu hơn các ứng dụng của Blockchain không chỉ trên phần mềm hóa đơn điện tử mà trên các phần 234
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 mềm kế toán. Do vậy, để ứng dụng công nghệ blockchain trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán thì mỗi kế toán viên, kiểm toán viên là những người cần am hiểu về ứng dụng này. Để nắm bắt được những cơ hội do sự phát triển của công nghệ này mang lại, các kế toán viên, kiểm toán viên phải cập nhật xu hướng của những thay đổi này đối với ngành, làm quen với các khái niệm mới như dữ liệu lớn (Big Data), mật mã, hệ thống sổ cái (Blockchain), hệ thống thanh toán, thanh toán qua các thiết bị di động và các nền tảng mới kết nối giữa các nhà cung cấp và người sử dụng dịch vụ tài chính... Như vậy, trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán,người lao động có những kiến thức chuyên môn, cần cập nhật thêm những thông tin về công nghệ, cũng như những ứng dụng mới vào trong môi trường làm việc của ngành trong tương lai. Về phía doanh nghiệp, cần phát triển đội ngũ nhân viên lành nghề, am hiểu sâu về chuyên môn và có khả năng hội nhập; Tăng cường công tác đào tạo phát triển các kỹ năng mềm hiệu quả, hoạt động nhóm tích cực và sử dụng thành thạo công nghệ số theo nhu cầu thị trường…Tóm lại, công nghệ blockchain sẽ sớm hiện diện trong nghề kế toán, kiểm toán, vì vậy cần có sự chuẩn bị ban đầu bằng việc xây dựng nhận thức về blockchain là gì và theo kịp cách thức công nghệ phát triển. Khi phát triển blockchain thâm nhập vào nghề kế toán, kiểm toán, các nhà quản lý, nhà cung cấp công nghệ và các nhà lãnh đạo phải làm việc cùng nhau và tìm cách làm cho việc chuyển đổi có lợi cho tất cả các bên. Những lợi thế blockchain cung cấp cho ngành kế toán là không không nhỏ. Mặc dù vậy cũng có rất nhiều khó khăn trong quá trình ứng dụng, trước hết: (i) Về mặt kỹ thuật, hầu hết các phần mềm kế toán không tương thích với công nghệ blockchain. Vì vậy, ngay cả khi đã sẵn sàng đưa công ty của mình ứng dụng blockchain trong kế toán, phần mềm lưu giữ hồ sơ của công ty có thể không thích ứng. Việc áp dụng sẽ yêu cầu mua các dịch vụ kế toán dựa trên đám mây khi chúng có sẵn và có thể thuê một nhà phát triển blockchain để tạo giao diện người dùng tùy chỉnh cho công ty của bạn. Khi ngày càng có nhiều nền tảng kế toán blockchain xuất hiện, các giải pháp hiệu quả về chi phí sẽ giúp giảm nhu cầu về các blockchain được thiết kế tùy chỉnh. (ii) Tác động phi kỹ thuật sẽ giảm đối với các công ty ứng dụng công nghệ blockchain muộn. Mặc dù các giải pháp blockchain sẵn sàng cho doanh nghiệp trong ngành kế toán vẫn chưa có sẵn, điều đó sẽ sớm được khắc phục khi các nhà cung cấp và nhà đầu tư chuyển sang đáp ứng thị trường mới nổi này. Đối với sự gián đoạn, chắc chắn nó sẽ xảy ra, do khả năng của công nghệ sổ cái phân tán chắc chắn sẽ buộc các kế toán viên thay đổi cách làm việc, và theo những cách phù hợp hơn mà trước đây các kế toán viên chưa từng biết đến các bước được thực hiện như thế nào. 5. Kết luận Tóm lại, để có được nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước phải được xây dựng trên nền tảng của một xã hội dân sự, thượng tôn pháp luật và hệ thống giáo dục phải đào tạo ra những con người có năng lực sáng tạo, phải có sự kết nối giữa doanh nghiệp với các trường Đại học nhằm thường xuyên hoàn thiện kỹ năng cứng lẫn kỹ năng mềm cho người lao động, trong đó, ứng dụng công nghệ Blockchain có thể mở ra rất nhiều cánh cửa cơ hội cho ngành Kế toán – Kiểm toán trong tương lai, trước hết là hạn chế được các sai sót thường gặp trong kế toán. 235
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trương Thị Hoài, Đào Thị Loan (2019): “Ứng dụng blockchain vào lĩnh vực kế toán, kiểm toán trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0” [2] Phùng Thị Hiền (2019): “Ứng dụng công nghệ Blockchain vào ngành Kế toán – Kiểm toán” [3] Anh Thư (2019): Blockchain – “Cánh cửa cơ hội” trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. [4] Trung ương Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (2018). Tìm hiểu về công nghệ Blockchain và ảnh hưởng của nó đến lĩnh vực kế toán - Tài chính - Ngân hàng Vaa.net.vn (23/11/2018). [5] “Blockchain-future-record-keeping”- Tạp chí Intheblack.com (22/03/2018) [6] Trương Thị Hoài, Đào Thị Loan (2019), Ứng dụng Blockchain vào lĩnh vự kế toán, kiểm toán trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Tạp chí Tài chính, kỳ 2 tháng 5/2019. [7] Trần Nam (2018): “Cú hích tạo việc làm, cản thiện nguồn nhân lực”. http://baodauthau.vn/dau- tu/fdi-cu-hich-tao-viec-lam-cai-thien-nguon-nhan-luc-80678.html. [8] Thanh Hương (2018): https://baodautu.vn/doanh-nghiep-fdi-gop-phan-nang-cao-chat-luong- lao-dong-viet-nam-d90385.html [9] Hermann, Pentek, Otto, (2016), Design Principles for Industrie 4.0 Scenarios, Accessed on ngày 4 tháng 5 năm 2016 [10] Jürgen Jasperneite (2012), Was hinter Begriffen wie Industrie 4.0, Computer & Automation, 19 Dezember 2012 accessed on ngày 23 tháng 12 năm 2012 [11] Kagermann, H., W. Wahlster and J. Helbig (2013), Recommendations for implementing the strategic initiative Industrie 4.0, Final report of the Industrie 4.0 Working Group. [12] Nguyễn Ngọc Hà (2016), Phát triển doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Tài chính kỳ II tháng 10 năm 2016. [13] Schwab, Klaus. (2016), The Fourth Industrial Revolution: what it means, how to respond, World Economic Forum. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2016. [14] “2018 - Năm đỉnh cao của ứng dụng công nghệ Blockchain trong hoạt động kiểm toán”, Báo Kiểm toán số 26+27 tháng 8/2018; [15] Công nghệ Blockchain đằng sau bitcoin là gì và nó được ứng dụng như thế nào?. Cafef.vn(10/07/2018); [16] “Tìm hiểu về hóa đơn điện tử đầu tiên ứng dụng công nghệ Blockchain”- Báo Dantri.com.vn (13/04/2019); [17] “Blockchain: How does it work?” Tạp chí Intheblack.com (09/11/2017); [18] “Blockchain-future-record-keeping”- Tạp chí Intheblack.com (22/03/2018); 236
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2