intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng công nghệ chuỗi khối (blockchain) trong quản lý thuế xuất nhập khẩu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam

Chia sẻ: Vân Hi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết này, các tác giả sẽ dựa trên nền tảng các kiến thức cơ bản về blockchain để phân tích những cơ hội và những hạn chế của việc ứng dụng công nghệ blockchain trong quản lý thuế xuất nhập khẩu theo hướng hỗ trợ cho các doanh nghiệp, đồng thời đưa ra các đề xuất mang tính định hướng và cách thức khả thi để thúc đẩy ứng dụng blockchain trong quản lý thuế xuất nhập khẩu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng công nghệ chuỗi khối (blockchain) trong quản lý thuế xuất nhập khẩu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam

  1. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CHUỖI KHỐI (BLOCKCHAIN) TRONG QUẢN LÝ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU NHẰM HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM PGS.TS. Lý Phương Duyên TS. Tôn Thu Hiền Khoa Thuế và Hải quan, Học viện Tài chính TÓM TẮT: Trong những năm gần đây, cơ quan hải quan được coi là một trong những ngành có đổi mới vượt bậc trong việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu suất quản lý. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của hoạt động xuất nhập khẩu nên các cơ chế và thủ tục áp dụng đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu vẫn còn khá phức tạp, gây tốn kém thời gian và chi phí cho cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý. Vì vậy, tìm kiếm những giải pháp công nghệ để cải thiện hiệu quả quản lý nhằm tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho doanh nghiệp luôn là mối quan tâm của các cơ quan quản lý. Với các ưu điểm nổi bật như minh bạch, có thể kiểm soát, có tính bảo mật cao và thông tin được lưu chuyển một cách kịp thời, nhanh chóng do hoạt động theo cơ chế thời gian thực thì công nghệ chuỗi khối (Blockchain) được coi là một công cụ hết sức hiệu quả không những có thể giúp các cơ quan quản lý nhà nước nói chung, cơ quan hải quan nói riêng giảm được chi phí quản lý, ngăn ngừa các gian lận thương mại, mà còn tạo sự thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong việc tuân thủ luật pháp và giúp gia tăng giá trị cũng như phát triển hoạt động của các doanh nghiệp. Trong bài viết này, các tác giả sẽ dựa trên nền tảng các kiến thức cơ bản về blockchain để phân tích những cơ hội và những hạn chế của việc ứng dụng công nghệ blockchain trong quản lý thuế xuất nhập khẩu theo hướng hỗ trợ cho các doanh nghiệp, đồng thời đưa ra các đề xuất mang tính định hướng và cách thức khả thi để thúc đẩy ứng dụng blockchain trong quản lý thuế xuất nhập khẩu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam trong thời gian tới. TỪ KHÓA: Công nghệ blockchain; hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; hóa đơn điện tử; logistic; quản lý thuế xuất nhập khẩu. 242
  2. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ CHUỖI KHỐI TRONG QUẢN LÝ THUẾ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU Blockchain là gì? Khái niệm về blockchain đã được đưa ra từ năm 1991 nhưng mới chính thức được ứng dụng từ năm 2008 và ngày càng phát triển ở nhiều lĩnh vực ở các quốc gia trên thế giới. Hiện nay, công nghệ này đã được ứng dụng ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau, đáng chú ý nhất là trong 6 lĩnh vực cơ bản: dịch vụ tài chính ngân hàng, các trò chơi điện tử, y tế và dịch vụ chăm sóc sức khỏe, logistic và chuỗi cung ứng; nông nghiệp và lĩnh vực năng lượng ở khắp mọi nơi trên thế giới. Blockchain được hiểu là nền tảng công nghệ mà ở đó thông tin được lưu trữ trong các khối (Block), các block được liên kết với nhau bằng “mã hóa” tạo thành một chuỗi (Chain). Mỗi khối trong hệ thống blockchain sẽ được liên kết với khối trước đó, chứa thông tin về thời gian khởi tạo khối kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Bản chất mô hình hoạt động của bockchain là cuốn sổ cái điện tử được phân phối trên hệ thống máy tính phi tập trung, lưu trữ mọi thông tin về các giao dịch và đảm bảo những thông tin đó gần như không thể bị thay đổi. Mọi dữ liệu được lưu trên sổ cái cần phải được xác nhận bởi hàng loạt máy tính trong mạng lưới chung. Ưu điểm vượt trội của blockchain Với bản chất nêu trên, blockchain có những ưu điểm vượt trội và độc đáo mà các lĩnh vực có thể khai thác, bao gồm: (Derya Yayman, 2021) • Khả năng bảo mật cao (Security): Dữ liệu blockchain được lưu trữ trên hàng ngàn thiết bị khác nhau và mỗi khối (block) được cấu thành bởi các khối dữ liệu liên kết bằng mã độc nhất được xác định như thông tin định danh . Vì vậy, rất khó hay có thể nói là không thể thay đổi hoặc giả mạo khi dữ liệu đã được lưu trữ vào hệ thống •Minh bạch (Transparency): Như đã nêu ở phần trên, mỗi khối sẽ có một mã duy nhất nên dễ dàng trong việc truy xuất nguồn gốc, xuất xứ, minh bạch trong các giao dịch • Kiểm soát (Control): không phải ai cũng có quyền tham gia truy cập, thu thập thông tin trong mạng lưới blockchain nên các thông tin trên hệ thống được kiểm soát chặt chẽ. •Thông tin theo thời gian thực (Real time information) nên các giao dịch được thực hiện nhanh hơn: khi giao dịch thành công, thông tin sẽ được cập nhật tức thời tới những đối tượng tham gia hệ thống nên không mất thời gian . •Loại bỏ sự can thiệp của các bên trung gian: Bằng việc sử dụng giao thức ngang hàng (Peer-to-peer) và khả năng xác minh bằng mạng lưới nút phân tán, các hoạt động và giao dịch trên Blockchain được thực hiện trực tiếp giữa các bên tham gia. Nhờ đó giúp 243
  3. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” tránh được sự can thiệp của các trung gian, gây tốn thời gian, chi phí và thậm chí có thể bị thao túng, kiểm soát. Ứng dụng của blockchain trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, công nghệ Blockchain có thể được ứng dụng thông qua các hình thức sau: Hợp đồng thông minh, sản phẩm của blockchain, mang đến giải pháp về sự minh bạch cho các doanh nghiệp, tổ chức. Các yếu tố của hợp đồng truyền thống được ghi lại toàn bộ trên hợp đồng thông minh, nhưng được viết bằng ngôn ngữ lập trình trong hệ thống máy tính áp dụng công nghệ blockchain. Yếu tố khác biệt của hợp đồng thông minh so với hợp đồng giấy là khả năng tự thực thi - tức là khi các điều kiện trong mã của các hợp đồng này được đáp ứng, chúng sẽ tự động được triển khai và hợp đồng sẽ tự có hiệu lực nên giảm thiểu được thời gian và chi phí xác minh cũng như độ trễ trong việc thực hiện hợp đồng. Với ứng dụng này, các hợp đồng truyền thống sẽ có thể dần được thay thế, giúp cho các thỏa thuận phức tạp được đảm bảo thực hiện hiệu quả. Nhờ vậy, người dùng sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí cũng như tránh sự can thiệp của các bên trung gian trong quá trình thực hiện các hợp đồng, đặc biệt là đối với các hợp đồng xuyên biên giới. Xác nhận giao dịch cơ bản : Theo công nghệ truyền thống, Ngân hàng với hệ thống cồng kềnh và phức tạp sẽ tốn hàng ngày/ giờ để xác nhận các giao dịch cơ bản. Ứng dụng blockchain vào tài chính sẽ giúp cắt giảm chi phí, rút ngắn thời gian thanh toán bù trừ giao dịch liên ngân hàng và tạo ra hệ thống giao dịch an toàn hơn . Xác minh nhận dạng số: Một hệ thống quản lý nhận dạng cá nhân là rất cần thiết ở thời điểm hiện tại. Công nghệ sổ cái phân tán được sử dụng trong blockchain cung cấp phương pháp mã hóa công khai tiên tiến bằng cách có thể chứng minh danh tính và số hóa tài liệu của mình. Việc nhận dạng này sẽ giúp người dùng yên tâm và tránh rủi ro khi giao dịch tài chính hay tương tác trực tuyến trong nền kinh tế chia sẻ. Hơn nữa, các cơ quan chính phủ và các tổ chức tư nhân khác nhau sẽ có mối liên hệ mật thiết với nhau hơn thông qua giải pháp nhận dạng trực tuyến mà Blockchain có thể cung cấp. 2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHIỆ BLOCKCHAIN TRONG QUẢN LÝ THUẾ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM Khả năng ứng dụng của blockchain trong quản lý thuế xuất nhập khẩu Với các ưu điểm của blockchain và các hình thức ứng dụng của Blockchain trong lĩnh vực tài chính nêu trên, giá trị ứng dụng của công nghệ Blockchain trong lĩnh vực quản lý thuế xuất nhập khẩu là khá lớn, bao gồm: 244
  4. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Thứ nhất, xác nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) một cách nhanh chóng, chính xác: Khi áp dụng công nghệ blockchain, có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc cũng như các thông tin liên quan đến hàng hóa nhập khẩu, từ đó có thể dễ dàng xác định được nguồn gốc, chất lượng, tỷ lệ nội địa và các thông tin liên quan khác để áp mức thuế phù hợp và chính xác tối đa. Thứ hai, rút ngắn thời gian thông quan : Blockchain có thể cải thiện quy trình xuất nhập khẩu bằng cách tạo ra một nguồn sự thật duy nhất cho tất cả các bên tham gia vào giao dịch thương mại. Thay vì dựa vào các tài liệu trên giấy hoặc điện tử có thể bị mất, giả mạo hoặc sao chép, blockchain có thể cung cấp hồ sơ kỹ thuật số về toàn bộ vòng đời giao dịch, từ đặt hàng đến giao hàng và thanh toán. Điều này có thể làm giảm thời gian, chi phí và rủi ro của các giao dịch thương mại, cũng như tăng cường sự tin tưởng và hiệu quả giữa các đối tác thương mại. Blockchain có thể cho phép các hợp đồng thông minh, là các thỏa thuận tự thực hiện kích hoạt các hành động dựa trên các điều kiện được xác định trước, chẳng hạn như giải phóng tiền hoặc hàng hóa khi các tiêu chí nhất định được đáp ứng. Vì vậy, ứng dụng công nghệ blockchain có thể giúp cung cấp thông tin để thực hiện thông quan một cách nhanh chóng. Thứ ba, ứng dụng hợp đồng thông minh (smart contract) để thay thế cho các thủ tục giấy tờ phức tạp, đẩy nhanh tiến độ vận chuyển hàng hóa. Blockchain có thể cải thiện chứng từ xuất nhập khẩu bằng cách loại bỏ nhu cầu xác minh thủ công và xác thực các tài liệu, chẳng hạn như vận đơn, giấy chứng nhận xuất xứ hoặc thư tín dụng. Blockchain có thể lưu trữ các tài liệu này một cách an toàn trên sổ cái và cho phép các bên được ủy quyền truy cập và chia sẻ chúng trong thời gian thực. Ứng dụng này giúp giảm các lỗi, gian lận và tranh chấp thường phát sinh từ tài liệu không nhất quán hoặc không đầy đủ, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuân thủ các yêu cầu hải quan và quy định. Bên cạnh đó, blockchain có thể cho phép chữ ký số thay thế chữ ký và tem trên giấy nên có thể xác minh danh tính một cách có căn cứ hơn, giảm thiểu việc chuyển phát bằng các phương thức truyền thống. Hành lang pháp lý Cùng với xu hướng chung của thế giới, Việt Nam cũng đang chủ trương xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và đang đẩy mạnh triển khai trong tất cả các lĩnh vực quản lý Nhà nước. Việc chuyển đổi này nhằm tạo ra một phương thức điều hành mới, thúc đẩy phát triển, ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin cho phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm sự phát triển nhanh, bền vững cho đất nước. Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” có nêu: 245
  5. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” “Chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ điện tử, hướng đến Chính phủ số trong đó tập trung phát triển hạ tầng số phục vụ các cơ quan nhà nước một cách tập trung, thông suốt; tạo lập dữ liệu mở dễ dàng truy cập, sử dụng, tăng cường công khai, minh bạch, phòng, chống tham nhũng, thúc đẩy phát triển các dịch vụ số trong nền kinh tế; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên thiết bị di động thông minh để người dân, doanh nghiệp có trải nghiệm tốt nhất về dịch vụ, nhanh chóng, chính xác, không giấy tờ, giảm chi phí; cải thiện chỉ số xếp hạng quốc gia về Chính phủ điện tử”. Quan điểm phát triển ngành Hải quan đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại QĐ số 628/QĐ-TTg ngày 20/5/2022 cũng đã nêu : “Lấy cải cách, hiện đại hóa làm cơ sở, hiện đại hóa mô hình quản lý hải quan làm trọng tâm, đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong ngành hải quan làm nền tảng cho phát triển Hải quan trong thời kỳ mới”... Cũng trong quyết định này, nội dung về Quản lý thuế nói chung, quản lý thuế xuất khẩu nhập khẩu nói riêng cũng đã được đề cập cụ thể: “Tái thiết kế quy trình thủ tục quản lý thuế theo hướng đơn giản hóa, đồng bộ với quy trình thủ tục hải quan làm cơ sở để số hóa các quy trình quản lý thuế từ khâu thu thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, xử lý tiền thuế nộp thừa, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đối với hoạt động quản lý thuế trong triển khai mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh với mức độ tự động hóa cao”. Với tất cả các chủ trương và quan điểm nêu trên, việc chuyển đổi quản lý hải quan nói chung, quản lý thuế xuất khẩu nhập khẩu của ngành Hải quan nói riêng thực sự là một nhiệm vụ trọng tâm của ngành Hải quan trong thời gian tới. Đối với đối tượng quản lý của ngành Hải quan - mà cụ thể là các tổ chức/ doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động quản lý của cơ quan Hải quan có thể là nhân tố tạo thuận lợi hoặc cản trở hoạt động của doanh nghiệp. Cơ chế quản lý đơn giản, hiệu quả có thể giúp giảm thiểu chi phí, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu được dễ dàng và nhanh chóng hơn. Ngược lại, thủ tục cồng kềnh, rườm rà có thể làm mất tính kịp thời và vì vậy, ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp. Một số kết quả đạt được Ở Việt Nam, việc ứng dụng Blockchain trong quản lý Nhà nước nói chung, quản lý thuế nói riêng cũng đang ngày càng được chú trọng và phát triển. Trong lĩnh vực hải quan, việc kê khai nộp thuế điện tử, thông quan tự động hay phối kết hợp với các quốc gia trong việc xác nhận chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O); truy xuất nguồn gốc hàng hóa để áp 246
  6. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” dụng thuế một cách chính xác, nhanh chóng... là các ứng dụng blockchain đã được áp dụng trong quản lý thuế XNK và bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc áp dụng blockchain vào quản lý hải quan nói chung và quản lý thuế xuất nhập khẩu nói riêng vẫn còn một số rào cản. Thứ nhất,về chính sách của Chính phủ: Mặc dù đã có các định hướng lớn nhưng các quy định cụ thể hay hành lang pháp lý về vấn đề này chưa được rõ ràng nên sự công nhận của xã hội nói chung, của cơ quan quản lý thuế và kể cả doanh nghiệp cũng còn hạn chế, có thể làm chậm việc ứng dụng công nghệ Blockchain trong quản lý thuế xuất nhập khẩu. Các câu hỏi về rủi ro pháp lý, quyền riêng tư dữ liệu, quyền tài phán, trách nhiệm pháp lý, thuế và các biện pháp trừng phạt cũng chưa có quy định cụ thể. Hơn nữa, công nghệ blockchain đòi hỏi một sự thay đổi trong tư duy từ các cách kinh doanh truyền thống và tập trung sang các cách hợp tác và phi tập trung hơn. Nó cũng đòi hỏi mức độ phối hợp cao giữa nhiều bên liên quan, những người có thể có lợi ích, ưu đãi và sở thích khác nhau nên cũng cần phải có một hành lang pháp lý đủ rộng và chặt chẽ để giảm thiểu các rủi ro và tranh chấp phát sinh. Thứ hai, về hạ tầng công nghệ: bao gồm phần cứng, phần mềm, hạ tầng cơ sở, dữ liệu số hóa và cả hệ thống cung cấp điện. Hiện tại, 100% hàng hóa xuất nhập khẩu trong hệ thống quản lý hải quan đã được mã hóa, 100% tờ khai hải quan được làm tự động. Quản lý Hải quan hiện đang dựa trên hệ thống thông quan tự động và Cơ chế một cửa quốc gia (VNACCS/VCIS) gồm 02 hệ thống (1) Hệ thống thông quan tự động gọi tắt là Hệ thống VNACCS (Viet Nam Automated Cargo Clearance System) sử dụng cho mục đích thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu; và (2) Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ (gọi tắt là Hệ thống VCIS). Hệ thống VNACCS/VCIS bao gồm các phần mềm chủ yếu như Khai báo điện tử (e-Declaration); Manifest điện tử (e-Manifest); Hóađơn điện tử (e-Invoice); Thanh toán điện tử (e-Payment); C/O điện tử (e-C/O); Phân luồng (selectivity); Quản lý hồ sơ rủi ro/tiêu chí rủi ro; Quản lý doanh nghiệp XNK; Thông quan và giải phóng hàng; Giám sát và kiểm soát. Hệ thống VNACCS kết nối với nhiều hệ thống công nghệ thông tin của các bên liên quan như: doanh nghiệp kinh doanh kho bãi, cảng, dịch vụ, giao nhận, vận chuyển, ngân hàng, các Bộ, Ngành liên quan.Về cơ bản, hệ thống VNACCS đã và đang hoạt động một cách hiệu quả, hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, với mục tiêu giảm thời gian thông quan nhằm tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp thì hoạt động của hệ thống VNACCS cần được cải thiện hơn nữa và việc ứng dụng công nghệ blockchain là cũng cần phải được nghiên cứu sâu hơn. Bản thân công nghệ blockchain vẫn đang được phát triển liên tục và các ứng dụng của nó chưa được hoàn hảo nên việc ứng dụng có thể gặp nhiều trở ngại. 247
  7. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Thứ ba, về nguồn nhân lực: Công nghệ blockchain là một công nghệ cao, vẫn còn khá mới mẻ, lại chưa có trong các chương trình đào tạo ở các trường, cơ sở giảng dạy, kể cả những đơn vị chuyên về công nghệ thông tin nên trong ngắn hạn, nguồn nhân lực vận hành hệ thống khó có thể đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. Đặc biệt, việc áp dụng công nghệ blockchain trong quản lý thuế xuất nhập khẩu đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa lĩnh vực công nghệ thông tin và hải quan, vì vậy nhân sự cần phải có chuyên môn trong cả hai lĩnh vực này và đây là một thách thức lớn đối với cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Ngoài ra, còn có nhiều nội dung quản lý có thể ứng dụng blockchain để đạt hiệu quả quản lý cao hơn, thuận tiện hơn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đặc biệt đối với các hoạt động thương mại quốc tế có sự liên kết của các nền kinh tế trên thế giới. Với những yêu cầu khắt khe trong việc kê khai xuất xứ, trị giá, chủng loại hàng hóa ... và các điều kiện thông quan hàng hóa...thì ứng dụng công nghệ blockchain trong quản lý thuế XNK nhằm tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp XNK ngày càng có tiềm năng cao. 3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ Không thể phủ nhận sự phát triển cũng như lợi ích mà công nghệ Blockchain mang lại cho các lĩnh vực trong nền kinh tế nói chung, lĩnh vực quản lý thuế xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu trong giai đoạn hiện nay thì cần có nghiên cứu và đẩy mạnh tốc độ ứng dụng công nghệ này trong quản lý. Cơ quan Hải quan sẽ là một nút mạng (node) trong chuỗi blockchain, các bên tham gia như các bộ, ngành, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp kinh doanh kho bãi cảng, đại lý hải quan sẽ tham gia như là các nút kết nối, trao đổi với cơ quan hải quan trên cơ sở ứng dụng công nghệ blockchain. Và để đảm bảo thực hiện được vai trò đó, có thể xem xét một số vấn đề sau: Thứ nhất, xây dựng hành lang pháp lý Một trong các điều kiện tiên quyết để có thể phát huy được các ứng dụng blockchain một cách hiệu quả trong quản lý thuế xuất nhập khẩu là cần phải có một hành lang pháp lý đầy đủ và minh bạch. Hành lang pháp lý này bao gồm các quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin của người nộp thuế và tính pháp lý của các thông tin được cung cấp trên hệ thống. Cụ thể, cần phải xây dựng và và ban hành các văn bản quy định về cách thức kết nối, thu thập, tổng hợp và xử lý dữ liệu thông qua việc kết nối giữa hệ thống công nghệ thông minh với các hệ thống trang thiết bị điện tử thông minh; có kế hoạch xây dựng và phân công cụ thể trách nhiệm của các bên trong xây dựng tổng kho dữ liệu (datawarehouse) của cơ quan Hải quan theo một mẫu biểu và tiêu chí thống nhất; hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan /ban/ngành trong quản lý dữ liệu cũng như quy chế quản lý, vận hành và khai thác 248
  8. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” sử dụng hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan một cách hiệu quả, đúng mục đích. Bên cạnh đó, việc công nhận tính hợp pháp của các thông tin trong hệ thống cũng cần phải được quy định trong các văn bản pháp luật có tính pháp lý cao. Điều đó giúp cho các doanh nghiệp có thể yên tâm và rút ngắn được thời gian, tiết kiệm các chi phí luân chuyển chứng từ để hoạt động xuất nhập khẩu được nhanh chóng. Thứ hai, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật Việc lưu trữ thông tin theo cơ chế ngang hàng và chuỗi khối đòi hỏi môt nguồn tài nguyên lớn về lưu trữ dữ liệu cũng như phần mềm xử lý dữ liệu. Nếu thiếu những nguồn lực này thì hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ cao nói chung, công nghệ Blockchain nói riêng sẽ bị giảm sút. Vì vậy, trước khi những quy định mang tính pháp lý được thực hiện thì cần thiết phải chuẩn bị đầy đủ cơ sở hạ tầng và thiết bị liên quan. Trong đó, cần chú trọng xây dựng nền tảng ứng dụng công nghệ blockchain để phục vụ trao đổi chứng từ thương mại giữa cơ quan Hải quan với các bên có liên quan; phục vụ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu; giám sát hải quan; và xây dựng nền tảng ứng dụng công nghệ blockchain phục vụ nộp thuế điện tử. Bên cạnh đó, nhằm phát huy tối đa tính năng của hệ thống VINACCS, cần xây dựng nền tảng blockchain phục vụ trao đổi thông tin giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan các nước thực hiện cơ chế một cửa ASEAN và Cơ chế một cửa quốc tế và Cơ chế một cửa quốc gia. Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực Nguồn lực con người trong vận hành và xử lý dữ liệu có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc áp dụng công nghệ blockchain vào thực tiễn quản lý. Nguồn nhân lực bao gồm cả trong cơ quan hải quan và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, phải đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực này là hết sức cần thiết và cần phải sớm được đẩy mạnh và thực hiện. 4. KẾT LUẬN: Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng các công nghệ hiện đại vào quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu, trong đó có ứng dụng công nghệ blockchain có vai trò rất quan trọng. Việt Nam đã tiến hành nhiều bước quan trọng và đã đạt được những kết quả quan trọng bước đầu trong ứng dụng công nghệ blockchain vào quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Tuy vậy, cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý cho áp dụng công nghệ này vào quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu; hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ blockchain. Bên cạnh đó, quy định về việc thực hiện thí điểm công nghệ blockchain, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào mạng lưới trao đổi thông tin qua ứng dụng công nghệ blockchain… cũng là các vấn đề cần được nghiên cứu và triển khai thực hiện nhằm đảm bảo sự thành công trong quản lý và hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. 249
  9. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Phương An, “Điểm nhấn trong chuyển đổi số ngành Tài chính” https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttncdtbh/pages_r/l/chi-tiet- tin?dDocName=MOFUCM228971 2. Nguyễn Thị Hải Hà, Lê Minh Anh, Lê Ngọc Ánh (2020). Công nghệ Blockchain thành tựu và khả năng ứng dụng tại Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học - ĐH kinh tế, ĐHQG https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/132357/1/KY_20211014072815.pdf 3. Đỗ Thị Thảo Hiền, Ứng dụng của công nghệ chuỗi khối Blockchain trong ngành thuế, https://aita.gov.vn/ung-dung-cua-cong-nghe-chuoi-khoi-blockchain-trong-nganh- thue# 4. Anh Minh, “Hải quan sẽ dùng Blockchain để quản lý, thông quan hàng hóa” https://vnexpress.net/hai-quan-se-dung-blockchain-de-quan-ly-thong-quan-hang- hoa-3806740.html 5. Sẽ thí điểm ứng dụng công nghệ blockchain trong trao đổi C/O điện tử với Hải quan Hàn Quốc https://binhphuoc.gov.vn/vi/haiquan/hai-quan-binh-phuoc/se-thi-diem-ung-dung- cong-nghe-blockchain-trong-trao-doi-c-o-dien-tu-voi-hai-quan-han-quoc-139.html 6. Trần Thị Thu Trang, Bùi Thị Thu ( 2019), Triển vọng ứng dụng công nghệ blockchain kế toán kiểm toán ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học https://www.researchgate.net/profile/Bui-Thi- Thu/publication/351361463_Trien_vong_ung_dung_cong_nghe_Blockchain_trong_ke_t oan_kiem_toan_o_Viet_Nam_hien_nay/links/6093febda6fdccaebd1004ce/Trien-vong- ung-dung-cong-nghe-Blockchain-trong-ke-toan-kiem-toan-o-Viet-Nam-hien-nay.pdf 7. QĐ số 628/QĐ-TTg ngày 20/5/2022 Quyết định về việc phê duyệt chiến lược cải cách Hải quan đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ. Tài liệu tiếng Anh 1. Dmitriy I. Ryakhovsky; Tatiana Ukhina,. Irina Albertovna Duborkina; Nadezhda Nikolaevna Kozhukhove; Vitaly V. Goncharov; Andrey Nikolaevich Zharov, Applications of Blockchain in Taxation: New Administrative Opportunities. ISSN: 1735-188X DOI: 10.14704/WEB/V18SI04/WEB18139 2. Derya Yayman, (2021), Blockchain in Taxation, Akdeniz University, Journal of Accounting and Finance Vol. 21(4) 2021 3. Juan Wang, 2021, Application of Blockchain Technology in Tax Collection and Management 250
  10. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” 4. Milla Sepliana Setyowati, Niken Desila Utami , Arfah Habib Saragih and Adang Hendrawan, 2020, Blockchain Technology Application for Value-Added Tax Systems 5. PricewaterhouseCoopers LLP, (2016), How blockchain technology could improve the tax system 6. Svetlana Igorevna Ashmarina • Valentina Vyacheslavovna Mantulenko (Editors), Current Achievements, Challenges, and Digital Chances of a Knowledge-Based Economy 7. Samuel Martin Fernando Saragih, Milla Sepliana Setyowati, E-Readiness of Blockchain Technology in Modernization of Tax Administration in Indonesia 8. Umit Hacioglu (Editor), (2019), Blockchain Economics and Financial Market Innovation -Financial Innovations in the Digital Age, Springer Public House 9. Zheng Xu • Reza M. Parizi • Mohammad Hammoudeh • Octavio Loyola- González, (Editors), (2020), Cyber Security Intelligence and Analytics, Proceedings of 2020, International Conference on Cyber Security Intelligence and Analytics (CSIA 2020), Volume 2, Springer Public House 10. Webology, Volume 18, Special Issue on Computing Technology and Information Management, September 2021, Applications of Blockchain in Taxation: New Administrative Opportunities 251
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2