intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong đào tạo thiết kế bao bì tại đại học FPT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nghiên cứu ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong đào tạo thiết kế bao bì thông qua việc phân tích, tổng hợp các phương pháp giảng dạy đang được sử dụng tại Đại học FPT hiện nay, so sánh phương pháp truyền thống với phương pháp tích hợp công nghệ AI trong giáo dục.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong đào tạo thiết kế bao bì tại đại học FPT

  1. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG ĐÀO TẠO THIẾT KẾ BAO BÌ TẠI ĐẠI HỌC FPT Đỗ Thị Hồng Vy1, Lê Thị Bích Loan2 Tóm tắt: Trí tuệ nhân tạo (AI) không còn là thuật ngữ xa lạ với người dân Việt Nam và đã trở thành nhân tố tác động mạnh mẽ đến tất cả các khía cạnh của xã hội, bao gồm giáo dục. Sự phát triển mạnh mẽ của AI đã tạo ra cuộc cách mạng trong lĩnh vực đào tạo thiết kế bao bì, không chỉ nâng cao chất lượng giảng dạy mà còn tạo ra môi trường học tập phong phú và tương tác hơn. Bài viết nghiên cứu ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong đào tạo thiết kế bao bì thông qua việc phân tích, tổng hợp các phương pháp giảng dạy đang được sử dụng tại Đại học FPT hiện nay, so sánh phương pháp truyền thống với phương pháp tích hợp công nghệ AI trong giáo dục. Mục tiêu là khẳng định những lợi ích đáng kể mà AI mang lại cho đào tạo thiết kế bao bì, đồng thời xác định những ưu điểm cũng như hạn chế, từ đó tìm ra những giải pháp tốt hơn cho đào tạo nhằm đảm bảo cho sinh viên được trang bị những kỹ năng cần thiết để thành công trong thị trường cạnh tranh khốc liệt. Từ khóa: AI, bao bì AI, đào tạo thiết kế bao bì, trí tuệ nhân tạo APPLICATION OF ARTIFICIAL INTELLIGENCE TECHNOLOGY IN PACKAGING DESIGN TRAINING AT FPT UNIVERSITY Abstract: Artificial Intelligence (AI) is no longer an unfamiliar term to the people of Vietnam and has become a powerful factor impacting all aspects of society, including education. The rapid development of AI has revolutionized the field of packaging design training, not only improving the quality of teaching but also creating a richer and more interactive learning environment. This paper studies the application of AI technology in packaging design training by analyzing and synthesizing the teaching methods currently used at FPT University, comparing traditional methods with those integrating AI technology in education. The goal is to affirm the significant benefits that AI brings to packaging design training while also identifying the advantages and limitations. From these findings, the research aims to propose better solutions for training to ensure that students are equipped with the necessary skills to succeed in a highly competitive market. Keywords: artificial intelligence, AI packaging, packaging design education 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, từ sự bỡ ngỡ ban đầu trước những gì Trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại, đến nay, gần như AI đã trở thành nhân tố quan trọng trong tất cả lĩnh vực của cuộc sống con người. Đặc biệt là trong giáo dục, AI đang được đón nhận và áp dụng khá triệt để trong các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Tại Việt Nam, sau đại dịch COVID-19 và sự xuất hiện của ChatGPT, AI đã thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng giáo dục. Với khả năng tự thích nghi, tự học và tự phát triển, tự đưa ra các lập luận để giải quyết vấn đề, có thể giao tiếp như người (MOST, 2021), AI được nhận định có thể hỗ trợ rất nhiều phân mảng trong giáo dục như sáng tạo nội dung thông minh; cá nhân hóa việc học tập; tự động hóa các nhiệm vụ; tự động hóa việc dịch các tài liệu giúp mức độ phổ cập cao hơn; hỗ trợ duy trì học tập từ xa và học tập suốt đời; hỗ trợ 24/7 với AI chatbots; giúp cảnh báo, giám sát trong việc coi thi (Hồ Mạnh Tùng, Nguyễn Tô Việt Hà, 2023). Tổng Giám đốc UNESCO, Audrey Azoulay cho rằng: “Giáo dục sẽ được biến đổi sâu sắc nhờ AI”, 1. Giảng viên Khoa Công nghiệp Văn hóa, Trường Đại học Thủ Dầu Một (Thu Dau Mot University, Binh Duong, Vietnam). Corresponding email: vydth@tdmu.edu.vn 2. Giảng viên Ngành Thiết kế mỹ thuật số, Trường Đại học FPT – HCM (FPT University, Ho Chi Minh City, Vietnam). 487
  2. “Các công cụ giảng dạy, cách học, khả năng tiếp cận kiến thức và đào tạo giáo viên sẽ được cách mạng hóa” (UNESCO, 2023). Thật vậy, AI không chỉ thay đổi cách dạy và học so với trước đây, mà còn tạo ra nhiều công cụ hỗ trợ, mở ra nhiều phương pháp mới, giúp tối ưu hóa quy trình giảng dạy và thúc đẩy sự sáng tạo cho sinh viên. Trong một cuộc hội thảo khoa học, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn có nhấn mạnh, AI “sẽ tác động một cách căn bản và toàn diện tới mọi mặt trong ngành giáo dục, từ chương trình giáo dục, cho tới vai trò người thầy, cách tổ chức dạy và học, cách tiếp cận học liệu, cách tiếp cận với tri thức của người học”. Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành Chiến lược Quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030, xác định rõ quan điểm coi AI là một lĩnh vực công nghệ nền tảng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, góp phần quan trọng tạo bước đột phá về năng lực sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế tăng trưởng bền vững (Chính phủ, 2021). Bao bì là một trong những ngành công nghiệp ở Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định nhờ sự phát triển kinh tế, đô thị hóa nhanh chóng và nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng. Theo ông Nguyễn Ngọc Sang, Chủ tịch Hiệp hội Bao bì Việt Nam: “Việt Nam có khoảng 14.000 doanh nghiệp bao bì, trong đó bao bì giấy 4.500, bao bì nhựa khoảng 9.200 doanh nghiệp. Tương lai công nghiệp bao bì sẽ còn phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế Việt Nam, chính vì vậy công nghiệp bao bì cũng là ngành hấp dẫn nguồn vốn đầu tư từ nhiều quốc gia” (Nhã An, 2023). Sự phát triển nhanh chóng và đầy hứa hẹn của ngành bao bì không chỉ đóng góp vào việc bảo vệ và vận chuyển hàng hóa mà còn thúc đẩy sự tiến bộ trong đào tạo thiết kế bao bì tại các cơ sở giáo dục. Để xây dựng nguồn nhân lực tương lai có thể đáp ứng thị trường, đòi hỏi các cơ sở đào tạo thiết kế bao bì phải không ngừng cập nhật chương trình giảng dạy và phương pháp đào tạo, đặc biệt là tích cực sử dụng AI trong đào tạo đang được lan tỏa khắp các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Trên thực tế, sự xuất hiện của AI trong các chương trình đào tạo đang ngày một tăng, phổ biến rộng rãi cho các ngành học. Tuy nhiên, đối với ngành nghệ thuật - thiết kế, việc sử dụng AI trong giảng dạy vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh cãi. Một số ý kiến cho rằng sinh viên theo học ngành nghệ thuật thiết kế thì phải tự sáng tạo, không nên sử dụng AI, nhưng cũng có một số ý kiến trái chiều xem AI như một công cụ hỗ trợ đắc lực trong mỗi công đoạn thiết kế. Từ sự mâu thuẫn trong định kiến này, dẫn đến sự thận trọng trong quá trình đào tạo khi quyết định áp dụng công nghệ trí tuệ vào giảng dạy ở một số trường đào tạo nghệ thuật. Tuy vậy, Trường Đại học FPT là một trong số những trường tiên phong về công nghệ đã mạnh dạn triển khai một số môn học ứng dụng AI, trong đó có thiết kế bao bì. Sau khi nghiên cứu, tổng hợp lại và so sánh các phương pháp giảng dạy đang ứng dụng hiện nay tại Trường Đại học FPT, kết quả cho thấy đã có sự tiến bộ vượt bậc trong công tác đào tạo, việc ứng dụng AI đã giúp nâng cao chất lượng giảng dạy, tiết kiệm nhiều thời gian và tạo ra một môi trường học tập phong phú, tương tác và hiện đại, giúp sinh viên trang bị những kỹ năng cần thiết để thành công hơn trong thị trường cạnh tranh sau này. 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG ĐÀO TẠO THIẾT KẾ BAO BÌ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT HIỆN NAY Trước đây, phương pháp dạy thiết kế bao bì tại Trường Đại học FPT chủ yếu dựa vào học tập trực tiếp, giảng viên trình bày bài giảng, cung cấp tài liệu và hướng dẫn sinh viên thực hiện các bài tập thực hành ngay tại lớp. Để hiểu rõ về cấu trúc, hình dáng và tính năng của bao bì, sinh viên phải thực hiện một cách thủ công như tính toán, đo đạc, vẽ tay hoặc máy khuôn bế, sau đó in ra và gấp giả lập lại bao bì thật. Quá trình này có thể được lặp đi lặp lại nhiều lần nếu lỡ tính toán sai kích thước hay thông số kỹ thuật dẫn đến mất thời gian và tốn chi phí cho việc in ấn. Về việc sử dụng các phần mềm thiết kế, đa số giảng viên hướng dẫn hai phần mềm phổ biến là Adobe Photoshop, Illustrator để tạo ra các thiết kế cũng như vẽ die-cut (khuôn bế). Sinh viên gần như sẽ tiếp thu kiến thức trực tiếp từ các tài liệu học tập mà giảng viên cung cấp như giáo trình, slide bài giảng, tài liệu tham khảo,… Ở phương pháp dạy truyền thống này, các buổi đánh giá trực tiếp diễn ra khi sinh viên trình bày thuyết trình nghiên cứu dự án bao bì của mình, giảng viên góp ý, sau đó sẽ triển khai hoàn thiện thiết kế, in ấn bao bì trước lớp và chấm điểm. Bên cạnh đó, sinh viên ở Trường Đại học FPT cũng được trang bị kiến thức toàn diện về các yếu tố thiết kế bao bì, từ chất liệu, quy trình sản 488
  3. xuất đến xây dựng chiến lược thương hiệu thông qua việc giảng viên sẽ dẫn đi tham quan các nhà máy, công ty thiết kế, siêu thị và trải nghiệm thực tế. Nhìn chung, ở phương pháp truyền thống, hiệu quả đào tạo thiết kế bao bì ở Trường Đại học FPT cũng khá tốt, nhiều sản phẩm bài tập của sinh viên cũng khá thu hút và bắt mắt, có thể đáp ứng đủ tiêu chí của thị trường. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và AI, việc tích hợp AI trong đào tạo thiết kế bao bì gần như đang trở thành xu thế thời đại, với nhiều minh chứng cho rằng AI sẽ mang lại nhiều lợi ích vượt trội hơn trong giảng dạy. Đón đầu xu thế, Trường Đại học FPT cũng đã có những bước thay đổi trong đào tạo nhằm tạo ra nguồn nhân lực tương lai cho lĩnh vực thiết kế. Trước hết, FPT triển khai khá nhiều buổi Talkshow, Workshop về AI, nhằm nâng cao nhận thức cho giảng viên và sinh viên có cái nhìn đúng về AI trong hiện tại và tương lai. Kế đó, tổ chức các buổi đào tạo nội bộ cho giảng viên về những khả năng mà AI có thể làm được cũng như cung cấp những kiến thức sử dụng AI căn bản cho giảng viên. Sau những khóa học, giảng viên Trường Đại học FPT đã bắt đầu thực hiện cải cách, một số môn học lý thuyết khá nhiều như Lịch sử mỹ thuật, Mỹ học đang được các giảng viên áp dụng AI và hướng dẫn sinh viên dùng AI trong nghiên cứu bài tập. Một số môn vẽ tay được chuyển số hóa thành các khóa học trên Coursera (một trang web học trực tuyến). Đối với môn thiết kế bao bì, bên cạnh việc vẽ tay thể hiện ý tưởng, giảng viên còn hướng dẫn sinh viên cách tận dụng các thế mạnh của công nghệ AI như Adobe Sensei trong Photoshop và Illustrator, công cụ này giúp tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại như cắt ghép hình ảnh, tối ưu hóa màu sắc và nhận diện đối tượng, giúp sinh viên nhanh chóng tạo ra các mẫu bao bì chính xác, tiết kiệm thời gian và công sức cho việc đào tạo. Artboard Studio và ArtiosCAD, Structural Packaging Designer được cho phép sử dụng trong thiết kế thay cho những kỹ thuật thủ công truyền thống. Đây là những phần mềm thiết kế bao bì hàng đầu tích hợp AI, hỗ trợ thiết kế cấu trúc và đồ họa bao bì, mô phỏng 3D bao bì. Chỉ cần chọn mẫu bao bì cần vẽ khuôn bế, nhập thông số là sinh viên có sẵn một bản vẽ kỹ thuật chuẩn xác như mong đợi hoặc có thể xem trước mẫu bao bì được tái lập 3D sẵn thay vì phải in ấn, cấn bế mới hình dung được. Các ứng dụng chatbot AI như Google Gemini, Copilot, OpenAI và ChatGPT cũng được giảng viên phổ biến cho sinh viên nhằm hỗ trợ tìm kiếm thông tin và giải đáp câu hỏi một cách tức thời cho sinh viên. Giảng viên cũng giới thiệu cho sinh viên các trang web AI như Midjourney, Fotor, Canva Magic Studio và DALL-E 3 hỗ trợ tạo ý tưởng thiết kế bao bì nhanh chóng từ các câu lệnh “prompt” (hình 1, 2, 3, 4). Nhiệm vụ của giảng viên sẽ cung cấp, hướng dẫn sinh viên sử dụng các phần mềm trên hoặc cách tạo câu lệnh “prompt” cho AI thực hiện sao cho hiệu quả và tiết kiệm thời gian, chi phí nhất. Những công cụ và nền tảng này không chỉ hỗ trợ thiết kế mà còn là nguồn cảm hứng và học tập cho sinh viên trong thiết kế bao bì. Việc sử dụng các công cụ AI trong đào tạo cũng sẽ giúp tối ưu hóa quy trình giảng dạy, giảm bớt thời gian cho giảng viên trong việc soạn giáo án và giảng bài với lượng kiến thức khổng lồ. Từ đó, giảng viên cũng có thể tập trung hơn vào việc hướng dẫn, định hướng các ý tưởng thiết kế phù hợp thương hiệu và thị trường hơn thay vì mất thời gian cho việc chỉnh sửa các vấn đề kỹ thuật như khuôn bế hay dựng mô hình bao bì. Để có cái nhìn tổng quát hơn, tác giả đã thực hiện phương pháp liệt kê, phân tích và so sánh hai phương pháp đào tạo thiết kế bao bì truyền thống với phương pháp có tích hợp công nghệ AI cụ thể tại Trường Đại học FPT thông qua bảng mô tả tóm tắt dưới đây (bảng 1): Bảng 1. Bảng mô tả phương pháp đào tạo bao bì truyền thống và phương pháp ứng dụng AI trong đào tạo thiết kế bao bì tại Trường Đại học FPT (cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh) ĐÀO TẠO THIẾT PHƯƠNG PHÁP PHƯƠNG PHÁP KẾ BAO BÌ TRUYỀN THỐNG TÍCH HỢP AI Hình thức Giảng viên giảng bài và Giảng dạy trực tiếp kết hợp trực tuyến. Có thể hỗ trợ được tương tác trực tiếp tại lớp. cho Sinh viên vì lý do khách quan không đến lớp vẫn theo kịp việc học từ xa và tiếp cận tài liệu học tập mọi lúc mọi nơi. Thông qua các nền tảng như Zoom, Microsoft Teams, Google Meat, các bài giảng có thể được thu âm lại (record) 489
  4. để sinh viên dễ dàng xem lại bất cứ lúc nào và đảm bảo lượng kiến thức sẽ không bị quên trong quá trình làm bài. Tài liệu Sách giáo khoa, tài liệu in, Sinh viên được giảng viên gợi ý hoặc cung cấp thêm nhiều và bài giảng (slide) của bài học khác từ video trên link YouTube và từ các trang giảng viên. web. Ngoài ra sinh viên FPT còn được cấp tài khoản Coursera để tự do học thêm các kiến thức rộng mở từ nhiều nguồn trên thế giới. Tương tác thảo luận Sinh viên tham gia các buổi Bên cạnh tương tác thông qua các phần mềm LMS, thảo luận nhóm để trao đổi ý Edunext, giảng viên cũng cung cấp các kiến thức về tưởng và giải quyết bài tập Chatbot nhằm nâng cao học tập cá nhân hóa cho sinh viên. Nghiên cứu cấu trúc Sinh viên tạo các mẫu bao bì Sinh viên được hướng dẫn sử dụng các phần mềm có tính bao bì bằng cách tính toán, vẽ die- năng mô phỏng 3D như ArtiosCAD, Esko,… để tạo ra cấu cut một cách thủ công thủ trúc bao bì trực tuyến, giúp tiết kiệm thời gian và kinh phí công và sử dụng các vật liệu in ấn trong giai đoạn thử nghiệm nhiều loại cấu trúc khác đơn giản như giấy, bìa cứng nhau. để in ấn, cấn bế, thử nghiệm cấu trúc bao bì Các công cụ hỗ trợ Sử dụng các phần mềm thiết Sử dụng phần mềm thiết kế mới có tích hợp AI tận dụng thiết kế kế đồ họa cơ bản như Adobe các tính năng tự động hóa, tối ưu hóa thiết kế. Sử dụng các Illustrator, Photoshop để tạo trang web AI hỗ trợ ý tưởng thiết kế một cách nhanh ra các thiết kế bao bì chóng. Áp dụng công nghệ Machine Learning để phân tích xu hướng thị trường và dự đoán phản ứng của khách hàng đối với các thiết kế bao bì mới. Sử dụng công nghệ VR/AR để mô phỏng các môi trường thiết kế và thử nghiệm bao bì trong không gian ảo hoặc tăng tính tương tác cho người xem. Phản hồi, đánh giá, Giảng viên đánh giá bài tập Sử dụng AI hỗ trợ trong việc phân tích điểm mạnh và điểm chấm điểm và dự án của sinh viên thông yếu của bài tập sinh viên, có thể phản hồi ngay lập tức và qua các buổi trình bày. Tốn chi tiết, giúp sinh viên hiểu rõ hơn về những lỗi sai và cách nhiều thời gian cho việc chờ cải thiện. đợi sinh viên chỉnh sửa. 3. ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ AI TRONG ĐÀO TẠO THIẾT KẾ BAO BÌ TẠI ĐẠI HỌC FPT 3.1. Ưu điểm của việc ứng dụng công nghệ AI trong đào tạo thiết kế bao bì Matthew Lynch - một trong những tác giả hàng đầu về lợi ích của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục, đã khẳng định: “AI không làm giảm hiệu quả giảng dạy trong lớp học mà còn nâng cao nó theo nhiều cách” (University of San Diego). Đứng trước một số ý kiến cho rằng AI có thể thay thế con người, Bernard Marr - nhà tương lai học và cố vấn công nghệ nhấn mạnh rằng “AI không phải là mối đe dọa đối với giáo viên; nó không phải để thay thế giáo viên, mà là để mang lại một nền giáo dục tốt hơn cho con em chúng ta”. Đồng thời, Marr cũng đưa ra bốn lợi ích của AI đối với giáo dục như sau: Học tập khác biệt và cá nhân hóa; Tự động hóa các công việc hành chính; Dạy kèm và hỗ trợ bên ngoài lớp học; Truy cập phổ quát cho tất cả sinh viên (University of San Diego). Với những gì đã diễn ra, chúng ta không thể phủ nhận những tác động tích cực mà AI mang lại cho lĩnh vực đào tạo. Không nằm ngoài làn sóng tác động đó, trong lĩnh vực thiết kế bao bì, có thể nhận thấy rõ những lợi ích và hiệu quả khi tích hợp công nghệ AI trong quá trình đào tạo như: (1) Tối ưu hóa quy trình giảng dạy, nâng cao chất lượng học tập: AI giúp giảm bớt gánh nặng công việc cho giảng viên, như chấm điểm, quản lý hồ sơ sinh viên và đặc biệt là chuẩn bị bài giảng. Nhờ đó, giảng viên có thể tập trung vào việc hướng dẫn và định hướng các ý tưởng thiết kế. (2) Học tập cá nhân hóa: Với lượng kiến thức từ nhiều nguồn tham khảo đa dạng, cũng như những gợi ý thiết kế của AI, sinh viên được mở mang tầm mắt hơn, cũng như chủ động học tập hơn. Một số công nghệ AI có thể phân tích dữ liệu học tập của từng sinh viên để tạo ra lộ trình học tập cá 490
  5. nhân hóa giúp mỗi sinh viên có thể học theo tốc độ và phong cách phù hợp nhất với họ. AI đã tạo ra một môi trường học tập tương tác đầy thú vị, cho phép sinh viên tương tác với giảng viên và các bạn học một cách trực quan và sinh động hơn. (3) Phát triển kỹ năng thiết kế: Việc sử dụng các công cụ hoặc web AI giúp sinh viên tiếp cận với các công nghệ thiết kế hiện đại nhất, cho phép họ thực hiện các ý tưởng sáng tạo một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Các công cụ này có thể tự động hóa các quy trình phức tạp, giúp sinh viên tập trung vào phần sáng tạo hơn là các tác vụ thủ công, từ đó giúp sinh viên phát triển kỹ năng và khả năng sáng tạo. (4) Tăng cường tính hiệu quả và tiết kiệm thời gian: AI có thể tự động hóa các tác vụ thiết kế phức tạp như phân tích dữ liệu khách hàng, tạo mẫu thiết kế giúp giảng viên và sinh viên tiết kiệm thời gian. Ngoài ra, AI có thể tự động hóa các nhiệm vụ như chấm điểm, theo dõi tiến độ học tập, từ đó giảm bớt gánh nặng cho giảng viên và tăng cường hiệu quả công việc. Ví dụ, các hệ thống LMS (Learning Management System) sử dụng AI để quản lý và đánh giá tiến độ học tập của sinh viên. Ngoài ra, AI còn giúp giảm bớt gánh nặng công việc hành chính cho giảng viên, chẳng hạn như chấm điểm, quản lý hồ sơ sinh viên và chuẩn bị bài giảng. Nhờ đó, giảng viên có thể tập trung hơn vào việc hướng dẫn và định hướng các ý tưởng thiết kế, thay vì mất thời gian cho các công việc kỹ thuật như tạo khuôn bế hay dựng mô hình bao bì. (5) Mở rộng cơ hội học tập, hợp tác và giao lưu quốc tế: Các nền tảng học tập và thiết kế trực tuyến cho phép sinh viên kết nối và hợp tác với các bạn học và chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới, mở rộng kiến thức và cơ hội nghề nghiệp. Công nghệ số hóa giúp sinh viên tiếp cận với một lượng lớn tài liệu học tập từ khắp nơi trên thế giới, từ đó nâng cao chất lượng và đa dạng hóa kiến thức. 3.2. Hạn chế của việc ứng dụng công nghệ AI vào đào tạo thiết kế bao bì Mặc dù AI có tiềm năng to lớn giúp phát triển kinh tế, thúc đẩy tiến bộ khoa học và mang lại những lợi ích cho xã hội, song cũng đi kèm một số mặt hạn chế cũng như rủi ro tiềm tàng nếu không được sử dụng, phát triển một cách có đạo đức và có trách nhiệm. Dưới đây là một số mặt hạn chế khi áp dụng AI vào trong đào tạo thiết kế bao bì: - Lạm dụng AI làm giới hạn khả năng sáng tạo của sinh viên: Giảng viên cần kiểm soát sự lạm dụng AI trong thiết kế của sinh viên để tránh tình trạng, toàn bộ các tác phẩm không còn là sự sáng tạo mà là tác phẩm của AI. Điều này sẽ làm ảnh hưởng trầm trọng uy tín của cơ sở đào tạo nghệ thuật - thiết kế. Cần làm cho sinh viên hiểu rõ chỉ nên sử dụng AI như công cụ hỗ trợ, gợi ý ý tưởng, chứ không phải AI thay mình thực hiện hết các công đoạn thiết kế. Mặc dù AI có thể hỗ trợ sáng tạo nghệ thuật, nhưng nó vẫn dựa vào các thuật toán và dữ liệu quá khứ. AI có thể giới hạn sự sáng tạo đột phá của sinh viên bằng cách đưa ra các giải pháp an toàn và dựa trên xu hướng hiện có, thay vì khuyến khích những ý tưởng mới lạ và sáng tạo. Bên cạnh đó, lạm dụng AI có thể làm giảm khả năng tự phát triển kỹ năng thủ công và sáng tạo của sinh viên, khiến họ phụ thuộc quá nhiều vào các công cụ kỹ thuật số mà thiếu đi khả năng tư duy độc lập và sáng tạo. - Phải liên tục cập nhật kiến thức và nhận thức cho giảng viên: Mặc dù các giảng viên ở Trường Đại học FPT luôn được đào tạo các kiến thức về AI nhưng với tốc độ phát triển vũ bão của AI, đòi hỏi các giảng viên phải tự mình cập nhật thêm để sử dụng thành thạo cũng như có thể hướng dẫn sinh viên sử dụng các công nghệ và công cụ mới. Điều này có thể khá khó khăn đối với một số giảng viên ngành nghệ thuật thiết kế có ý kiến coi trọng sự sáng tạo con người hơn máy móc. Vì thế bản thân các giảng viên cũng như sinh viên cần thay đổi nhận thức và thích nghi với các phương pháp giảng dạy mới, từ đó đảm bảo chất lượng giảng dạy và hiệu quả học tập được đồng bộ và thống nhất hơn. - Vi phạm bản quyền thiết kế: AI có khả năng học hỏi và sao chép từ dữ liệu đã có sẵn trên internet, có thể dẫn đến nguy cơ vi phạm bản quyền khi các thiết kế được tạo ra dựa trên những ý tưởng đã có mà không có sự công nhận hoặc trả phí bản quyền cho tác giả gốc. Các mô hình AI được huấn luyện trên dữ liệu lớn từ nhiều nguồn khác nhau và không phải lúc nào cũng rõ ràng về nguồn gốc và quyền sở hữu của dữ liệu đó. Điều này gây khó khăn trong việc đảm bảo rằng các sản phẩm thiết kế không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác. Ví dụ, trong một trường hợp cụ 491
  6. thể, nếu một nhà thiết kế sử dụng một công cụ AI để tạo ra bao bì mới cho một sản phẩm và vô tình sử dụng một mẫu thiết kế tương tự đã được đăng ký bản quyền bởi một thương hiệu khác, điều này có thể dẫn đến các vấn đề pháp lý nghiêm trọng cho cả nhà thiết kế và doanh nghiệp của họ. Để giải quyết các vấn đề này, việc giáo dục và nâng cao nhận thức cho sinh viên về các vấn đề này cũng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo rằng họ có thể sử dụng AI một cách đúng đắn và hiệu quả. - Thiếu tương tác con người: Mặc dù AI có thể cung cấp phản hồi tức thì và hỗ trợ học tập, nhưng không thể thay thế hoàn toàn sự tương tác và hướng dẫn từ con người. Sự thiếu vắng tương tác con người có thể làm giảm đi tính nhân văn và cảm xúc trong quá trình học tập, ảnh hưởng đến động lực và trải nghiệm học tập của sinh viên. 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong đào tạo thiết kế bao bì tại Trường Đại học FPT không chỉ chạy theo xu hướng hiện đại mà còn đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển kỹ năng sáng tạo cho sinh viên. Công nghệ AI mang đến những cơ hội to lớn, giúp giảng viên tiết kiệm thời gian và công sức, giúp sinh viên tiếp cận với các công cụ thiết kế tiên tiến, nâng cao khả năng sáng tạo, và tối ưu hóa quy trình học tập. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa các cơ hội này, Trường Đại học FPT cũng cần phải đối mặt và vượt qua nhiều thách thức. Đầu tiên, khuyến khích giảng viên thay đổi nhận thức về AI, xem AI như một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ thay vì một mối đe dọa đối với sự sáng tạo con người. Điều này có thể được thực hiện thông qua các buổi thảo luận mở và chia sẻ kinh nghiệm giữa giảng viên và các chuyên gia về AI. Thứ hai, chương trình giảng dạy cần được liên tục cập nhật để theo kịp với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và AI. Điều này đòi hỏi sự linh hoạt và nỗ lực từ cả giảng viên và nhà quản lý giáo dục. Các khóa đào tạo và hội thảo chuyên đề về công nghệ mới cần được tổ chức thường xuyên để giảng viên có thể nắm bắt và ứng dụng các công nghệ này vào giảng dạy. Ngoài ra, cần có các chương trình đào tạo liên tục để giảng viên nâng cao kỹ năng và cập nhật kiến thức về các xu hướng thiết kế bao bì mới nhất. Thứ ba, cần có sự sự thay đổi trong tư duy giảng dạy và phương pháp giảng dạy. Giảng viên cần phải mở rộng phạm vi giảng dạy của mình, từ việc chỉ truyền đạt kiến thức sang việc hỗ trợ sinh viên phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề. Công nghệ và AI có thể giúp giảng viên tập trung vào các hoạt động giảng dạy có giá trị cao hơn, như tư vấn và hỗ trợ sinh viên trong việc phát triển ý tưởng sáng tạo. Thứ tư, đảm bảo tương tác con người bằng cách kết hợp AI và giảng dạy truyền thống, sử dụng AI để hỗ trợ các công việc kỹ thuật và hành chính, nhưng vẫn duy trì các buổi học truyền thống với sự tham gia trực tiếp của giảng viên. Điều này giúp duy trì tương tác con người, tạo sự cân bằng giữa công nghệ và yếu tố nhân văn trong giảng dạy. Tăng cường hoạt động nhóm, thảo luận và phản biện, giúp sinh viên phát triển kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm, đồng thời đảm bảo rằng họ nhận được sự hướng dẫn và hỗ trợ từ giảng viên và bạn học. Mặc dù AI có thể cung cấp phản hồi tức thì, giảng viên nên đưa ra phản hồi cá nhân hóa và cụ thể cho từng sinh viên, dựa trên sự quan sát và đánh giá trực tiếp, giúp duy trì mối quan hệ giáo viên-học sinh và động lực học tập. Cuối cùng, để giải quyết các vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp và bản quyền khi sử dụng AI trong đào tạo thiết kế bao bì, cần có các biện pháp kiểm soát và quản lý hiệu quả như: - Giáo dục và nâng cao nhận thức sử dụng công cụ AI có trách nhiệm: giảng viên cần kiểm soát sự lạm dụng AI trong thiết kế của sinh viên để đảm bảo rằng AI chỉ là công cụ hỗ trợ, không thay thế hoàn toàn quá trình sáng tạo. Tổ chức các buổi hội thảo, workshop về vai trò và giới hạn của AI trong thiết kế. Sinh viên cần hiểu rằng AI nên được sử dụng như một công cụ hỗ trợ để tối ưu hóa quy trình làm việc, không phải là yếu tố chính thay thế khả năng sáng tạo con người. Đồng thời khuyến khích sinh viên sử dụng các nguồn dữ liệu và công cụ AI có bản quyền rõ ràng và hợp pháp, đồng thời trang bị 492
  7. kiến thức cho sinh viên về cách xác minh nguồn gốc và quyền sở hữu của dữ liệu. - Khuyến khích sáng tạo: Giảng viên cần đánh giá bài tập dựa trên các tiêu chí rõ ràng, ưu tiên sự sáng tạo cá nhân và khả năng tư duy độc lập của sinh viên, hơn là kết quả từ các công cụ AI. Tóm lại, việc ứng dụng công nghệ và AI trong đào tạo thiết kế bao bì mang lại nhiều hiệu quả nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển kỹ năng sáng tạo cho người học. AI mang đến cơ hội tuyệt vời cho sinh viên tiếp cận các công cụ thiết kế phức tạp và giúp giảng viên tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa những cơ hội này, một số trở ngại phải được loại bỏ, chẳng hạn như giảng viên cần thay đổi nhận thức, xem AI như công cụ hỗ trợ thay vì mối đe dọa của mình. Chương trình giảng dạy cần cập nhật liên tục để theo kịp công nghệ mới. Phương pháp giảng dạy phải chuyển từ truyền đạt kiến thức sang hỗ trợ phát triển tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề. Tương tác con người cần được duy trì bằng cách kết hợp AI và giảng dạy truyền thống. Cuối cùng, cần biện pháp kiểm soát và quản lý hiệu quả các vấn đề về đạo đức và bản quyền, giáo dục và nâng cao nhận thức về sử dụng AI có trách nhiệm và khuyến khích sáng tạo cá nhân. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể đạt được mục tiêu tối ưu hóa hiệu quả đào tạo và phát triển bền vững trong ngành thiết kế bao bì tại Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nhã An (2023), “TP HCM: Khai mạc Triển lãm quốc tế lần thứ 16 về công nghệ xử lý, chế biến và đóng gói bao bì”, Báo điện tử Pháp luật Việt Nam, https://baophapluat.vn/tp-hcm-khai-mac-trien-lam-quoc-te- lan-thu-16-ve-cong-nghe-xu-ly-che-bien-va-dong-goi-bao-bi-post494618.html. Bộ Khoa học và Công nghệ (MOST) (2021), “Công nghệ AI của hiện tại và tương lai”, https://www.most.gov.vn/vn/tin-tuc/20614/cong-nghe-ai-cua-hien-tai-va-tuong-lai.aspx Phương Liên (2023), “Trí tuệ nhân tạo và tương lai giáo dục - Nhìn từ ứng dụng ChatGPT”, Báo điện tử Chính phủ, https://baochinhphu.vn/tri-tue-nhan-tao-va-tuong-lai-giao-duc-nhin-tu-ung-dung-chatgpt- 102230213162027137.htm. NDO (2023), “Những cột mốc đánh dấu sự hình thành và phát triển của trí tuệ nhân tạo”, https://nhandan.vn/nhung-cot-moc-danh-dau-su-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-tri-tue-nhan-tao- post742632.html. Chính phủ (2021). Quyết định số 127/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030. TS Hồ Mạnh Tùng, ThS Nguyễn Tô Việt Hà (2023), “Công bằng trong giáo dục trước ảnh hưởng của trí tuệ nhân tạo”, Tạp chí điện tử Thông tin và Truyền thông, https://ictvietnam.vn/cong-bang-trong-giao-duc- truoc-anh-huong-cua-tri-tue-nhan-tao-60343.html. Ben Dickson (2017), “How Artificial Intelligence enhances education”, https://thenextweb.com/news/ how-artificial-intelligence-enhances-education. John McCarthy (2007), “What Is Artificial Intelligence?”, Computer Science Department, Stanford University Stanford, CA 94305, link: http://jmc.stanford.edu/artificial-intelligence/what-is- ai/index.html University of San Diego. “43 Examples of Artificial Intelligence in Education”. www.onlinedegrees. sandiego.edu/artificial-intelligence-education/ Mitch Webster, Andrew Hurley (2024), “Top AI Tools for Packaging Design”, https://packagingschool.com/ lessons/top-ai-tools-for-packaging-design UNESCO (2023). “How can artificial intelligence enhance education?”. www.unesco.org/en/articles/ how-can-artificial-intelligence-enhance-education 493
  8. HÌNH ẢNH MINH HỌA Hình 1. Mẫu bao bì nước cam được tạo ra từ Midjourney (Nguồn: https://packagingschool.com/lessons/top-ai-tools-for-packaging-design) Hình 2. Mẫu bao bì nước cam được tạo ra từ fotor (Nguồn: https://packagingschool.com/lessons/top-ai-tools-for-packaging-design) Hình 3. Mẫu bao bì nước cam được tạo ra từ Canva (Nguồn: https://packagingschool.com/lessons/top-ai-tools-for-packaging-design) 494
  9. Hình 4. Mẫu bao bì nước cam được tạo ra từ DALL-E 3 (Nguồn: https://packagingschool.com/lessons/top-ai-tools-for-packaging-design) 495
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2